Kinh Nghiệm đi Chùa Hương | Sông Hồng Tourist

Kinh nghiệm đi chùa HươngSông Hồng Tourist đã trải nghiệm và rút ra để giúp các bạn có thể thuận tiện và trải nghiệm địa danh này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm đi chùa Hương để các bạn chuẩn bị hành trình trước khi đi du lịch chùa Hương được tốt hơn.

Kinh nghiệm đi chùa Hương

Thông tin về chùa Hương

Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là một trong những điểm đến tâm linh hấp dẫn, nhất là dịp đầu xuân năm sớm. Đi chùa Hương không chỉ là đi lễ cầu an mà còn được ngắm vãn cảnh non nước hữu tình, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên núi non trùng điệp

Thời gian lý tưởng khám phá tour du lịch chùa Hương thường là 1 ngày.

Đi chùa Hương cần chuẩn bị gì?

Ngoài thông tin cơ bản trên thì trước khi đi bạn cần chuẩn bị đồ đạc như sau:

  • Trang phục đi chùa: Chùa Hương là nơi linh thiêng, do đó bạn nên mặc quần áo kín dài. Tránh ăn mặc hở hang, váy ngắn, quần short, mũ, 1 bộ quần áo, khăn ướt, giầy bệt (tránh đi giày cao gót vì bạn sẽ phải di chuyển nhiều và leo núi)
  • Thức ăn nhẹ: Bánh mỳ, kẹo chống say xe, thuốc phòng nhức đầu mỏi mệt, chai nước nhỏ dành cho lúc leo núi.

Đi chùa Hương Cầu gì?

Nhiều người thắc mắc là đi chùa Hương cầu gì. Thì nhiều người thường đồn thổi đi chùa Hương cầu con. Rất nhiều ngời tới đây cầu con và được như ý, cầu con tại lầu cô lầu cậu chỉ cần thành tâm là được chứ không cần sắm lễ cầu kỳ.

Nếu muốn cầu con gái thì cầu tại lầu cô, nếu muốn cầu con trai thì cầu tại lầu cậu.

Khi đến cửa Phật nên cầu Phật che chở, bảo vệ bình an. Phật không phù hộ và đường công danh và tài lộc nên bạn có cầu cũng không linh nghiệm. Khi đến đình và đền thì bạn nên cầu về đường công danh và sự nghiệp.

Cách hành lễ khi đi chùa Hương: Đầu tiên thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước. Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang tiếp đến đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

* Chú ý: Khi vào chùa nên vào cửa phải và ra bằng cửa trái tránh đi ra vào cửa giữa.

Đi chùa Hương thì nên chuẩn bị lễ gì?

Khi đi chùa Hương thì các bạn cũng lưu ý một số lễ có thể chuẩn bị như:

  • Lễ chay: Hương, quả (trái cây) chín, hoa tươi (Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn), phẩm oản, chè, xôi. Lễ chay dâng ở khu vực chính điện.
  • Lễ mặn: Thường là thịt gà, thịt lợn, thịt dê, hoặc giò, chả. Lễ mặn dâng ở khu vực thờ các vị Thánh, Mẫu, Đức Ông đặt tại điện thờ hoặc ban thờ.

Chú ý: Không sắm vàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật. Tiền thật không nên đặt ở ban chính điện nên cho vào hòm công đức.

Đường đi chùa Hương

Từ những kinh nghiệm đi chùa Hương mà Sông Hồng đã trải qua thì chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đường đi chùa Hương thuận tiện nhât.

Có nhiều đường đi đến chùa Hương. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn đường đi chùa Hương từ Hà Nội. Bạn có thể đi xe máy hoặc xe ô tô, xe bus.

Đi chùa Hương bằng xe bus

Đi chùa Hương bằng xe bus các tuyến xe bus đi Chùa Hương: xe bus 211, xe bus 215, xe bus 78, xe bus 75

Xe bus 75

Xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa - điểm đến Tế Tiêu (20 - 30p/chuyến); Giá 25.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h

  • Chiều đi: Yên Nghĩa – Ba La – Chuông – Vác – Vân Đình – Hòa Nam - Đặng Giang - Dốc Bồ - bến xe Hương Sơn.
  • Chiều về: Bến xe Hương Sơn - Dốc Bồ - Đặng Giang – Hòa Nam – Vân Đình – Vác – Chuông – Ba La - Bến xe Yên Nghĩa.

Xe bus 78

Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình - Điểm đến Tế Tiêu (20 - 30p/chuyến); Giá 20.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-18h

  • Chiều đi: BX Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiên – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Ngã ba Ba La – QL 21B – Thạch Bích – Bình Đà – Kim Bài – Chuông – Vác – Quán Tròn – Vân Đình – Hoà Xá – Thị trấn Đại Nghĩa – BX Tế Tiêu.
  • Chiều về: BX Tế Tiêu – Thị trấn Đại Nghĩa – Hoà Xá – Vân Đình – Quán Tròn – Vác – Chuông – Kim Bài – Bình Đà – Thạch Bích – QL 21B – Ngã ba Ba La – Quang Trung – Trần Phú – Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – BX Mỹ Đình.

Xe bus 211

Xe xuất phát tại bến xe Mỹ Đình - Tế Tiêu(20-30p/chuyến); Giá 12.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h

  • BX Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – QL6 – Ngã ba Ba La – QL21 – Tế Tiêu.

Xe bus 215

Bến xe Giáp Bát - BX Hương Sơn (20-30p/chuyến); Giá 12.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h

  • BX Giáp Bát - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - KĐT Linh Đàm - Cầu Tó - Kim Giang - Khương Trung - Nguyễn Trãi - Trần phú ( Hà Đông ) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 21B - Bình Đà - Kim Bài - Quán Tròn - Thị trấn Vân Đình - Tỉnh lộ 424 - Tỉnh lộ 419 - Bến xe Hương Sơn.

Đi chùa Hương bằng xe máy

Đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái là đến chùa Hương.

Đi chùa Hương bằng Ô Tô

Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân- Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương Hà Nội bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Đi chùa Hương vào dịp lễ hội bạn sẽ được khám phá nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.

Kinh nghiệm đi chùa Hương

Sau đây Sông Hồng Tourist sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm đi chùa Hương về đò, giá vé, các điểm thăm quan, đi chùa hương ăn uống gì,... Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi trải nghiệm du lịch tại địa điểm này.

Từ khóa » đi Chùa Hương Cần Chuẩn Bị Những Gì