Kinh Nghiệm đi Chùa Tam Chúc - Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế ... - Tràng An

Giới thiệu chùa Tam Chúc Hà Nam

Khu Du lịch Tâm linh Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngôi chùa tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

  • Xem thêm: Hành trình khám phá du lịch Ninh Bình 2021
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc Ba Sao Kim Bảng Hà Nam – Hình ảnh chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu? chùa Tam Chúc ở tỉnh nào?

Địa chỉ chùa Tam Chúc, chùa Tam Chúc thuộc tỉnh nào?

Quần thể chùa Tam Chúc Ba Sao Hà Nam thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.

Hành trình từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc theo đường bộ mất khoảng từ 1 đến 1,5 giờ. 

Lịch sử chùa Tam Chúc Hà Nam? Ngôi Chùa lớn nhất Việt Nam

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh vào khoảng 1000 năm trước. Khu chùa mới được xây trên nền móng ngôi chùa cũ, là sự kết hợp tuyệt vời của những công trình kiến trúc ấn tượng giữa bao la cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục.

Năm 2019, chùa Tam Chúc được chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc. Sự kiện này được tổ chức vào tháng 5/2019 với sự tham gia của hàng ngàn các vị chức sắc, tín đồ Phật giáo và các nhà nghiên cứu quốc tế. 

Vườn kinh cột đá
Vườn kinh cột đá – Hình ảnh chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc thờ ai? Chùa Tam Chúc thờ gì?

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Chùa Tam Chúc thờ gì? Chùa Tam Chúc thờ phật. Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Điện Tam Thế: Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát.

Trụ trì chùa Tam Chúc Hà Nam là ai?

Trụ trì chùa Tam Chúc là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Phó trụ trì chủa Tam Chúc là Thượng tọa Thích Minh Quang – Phó Chánh văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, thượng tọa Thích Minh Quang cũng là phó trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).

  • Xem thêm: Vãn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình cần lưu ý những thông tin này

Đặt phòng khách sạn gần chùa Tam Chúc trên: Agoda

Khai hội chùa Tam Chúc ở Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Lễ khại hội chùa Tam Chúc ở Hà Nam được ấn định vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm. Từ khi đi vào hoạt động, quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc mới tổ chức khai hội 1 lần vào 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019. Lễ hội chùa Tam Chúc năm 2020 và 2021 không thực hiện bởi đại dịch Covid-19.

Chùa Tam Chúc có mở cửa đón khách không?

Lễ hội chùa Tam Chúc 2021 không thực hiện bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chùa vẫn mở cửa cho du khách và người dân đến vãn cảnh. Trong quá trình tham quan, mọi du khách đều phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid 19 của Chính phủ và Bộ y tế.

Chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách chưa?

Chùa Tam Chúc mở cửa ngày nào?

Cập nhật: Đến ngày 13/12/2021 chùa Tam Chúc đã chính thức đón khách. Trước đó, ngày 29/4/2021, chùa Tam Chúc ra thông báo tạm dừng đón khách thập phương và các phật tử để phóng chống dịch Covid 19.

Cập nhật lúc 20h ngày 29/04/2021: Chùa Tam Chúc tạm thời đóng cửa, dừng đón du khách để để phòng, chống, ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng. Bài viết sẽ cập nhật thông tin mới nhất khi chùa Tam Chúc được cơ quan chưc năng cho phép mở cửa trở lại. 
  • Chi tiết: Chùa Tam Chúc có mở cửa không

Như vậy, trả lời câu hỏi: “Chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách chưa?” thì hiện tại chùa Tam Chúc chưa mở cửa.

Khi được hỏi trong diễn biến của dịch bệnh Covid 19, những ngày Rằm, mùng Một hay Lễ, Tết không được đến chùa chiêm bái thì các Phật tử nên làm như thế nào, Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ: “Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các quý Phật tử nên ở nhà, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền, thực hiện nghi lễ để tu tâm sửa tính, cầu nguyện cho Quốc thái Dân an, dịch bệnh tiêu tan.

Đối với những ai trong không có dịp để về thăm gia đình được thì hãy liên hệ, gọi điện hỏi thăm bố mẹ, người thân. Trong dịch bệnh khó khăn thì những lời động viên khích lệ đó mang ý nghĩa rất lớn”.

Sau cùng, Thượng tọa cũng không quên cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 sớm được bình phục, mạnh khỏe để trở về với người thân, đồng thời gửi lời chúc các quý Phật tử, du khách thập phương bình an, mọi sự cát tường như ý.

Chùa Tam Chúc trong mùa COvid 19
Chùa Tam Chúc trong mùa Covid 19

Đại lễ Phật Đản chùa Tam Chúc ở Hà Nam (Phật lịch 2565 – Dương lịch 2021)

“Bảy đoá sen vàng nâng gót ngọc

Đón mừng Bồ tát xuống trần gian

Vườn Lâm chợt thấy hoa đàm nở

Muôn vạn tin vui trỗi nhịp đàn”

Đại lễ Phật Đản Chùa Tam Chúc được diễn ra trang nghiêm, lắng đọng nhưng tràn đầy hỷ lạc trong tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.

Lễ phật đản Chùa Tam Chúc
Lễ phật đản Chùa Tam Chúc diễn ra nội bộ, trang nghiêm

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Diện tích chùa Tam Chúc?

Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…, cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi.

Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng tới 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm Hội nghị quốc tế…

Đi du lịch chùa Tam Chúc mùa nào đẹp nhất?

Rõ ràng du lịch chùa Tam Chúc hay đi vãn cảnh chùa Tam Chúc đẹp nhất là vào mùa thu và mùa xuân, khí hậu mát mẻ. Do đó, bạn có thể lựa chọn ghé thăm chùa Tam Chúc nhất vào khoảng tháng 9 – tháng 11 và tháng 1 – tháng 3.

Bởi lẽ tháng 9 – tháng 11 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Cây cối đang ngả dần sang màu vàng, tiết trời dễ chịu, đi xe điện hay, du thuyền ngắm hồ đều rất tuyệt.

Tháng 1 – tháng 3 là mùa lễ hội với vô số các hoạt động thú vị để bạn tham gia.

Khi đến chùa Tam Chúc và mùa hè và mùa đông bạn cần chuẩn bị kỹ trang phục. Mùa hè cần thêm mũ nón, áo chống nắng, chai nước cá nhân. Mùa Đông mặc ấm, nên có mũ, khăn, áo dày vì chùa Tam Chúc có hồ và khi lên núi cao nhiệt độ sẽ lạnh hơn ở đồng bằng.

Bạn cũng có thể lựa chọn những ngày lễ quan trọng của Phật giáo để đến chùa Tam Chúc làm lễ như: Ngày Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch), lễ Trung Thu (15/8 âm lịch), lễ Phật thành đạo (8/12 âm lịch).

Chi phí đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Chi phí đi chùa Tam Chúc sẽ bao gồm:

  • Xe khách, tàu hỏa, máy bay, xăng xe máy… tùy vị trí bạn xuất phát
  • Vé gửi xe
  • Đi xe điện hoặc vãn cảnh trên tàu
  • Chi phí ăn uống
  • Công đức tùy tâm

Như vậy, Chi phí đi chùa Tam Chúc tiết kiệm nhất sẽ khoảng 500.000 đ – 1.500.000 đ.

Giá vé thuyền, xe điện ở chùa Tam Chúc

Vé vào chùa Tam Chúc

Vé vào chùa Tam Chúc hoàn toàn miễn phí, nhưng du khách sẽ lựa chọn một trong những dịch vụ dưới đấy để vãn cảnh chùa.

Gói dịch vụGiá
Gửi xe máy5.000 vnđ – 10.000 vnđ/ 1 lượt
Đi thuyền200.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt
Xe điện90.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt

Lưu ý:

  • Trẻ em dưới 1m miễn phí dịch vụ
  • Trẻ em cao trên 1m tính giá như người lớn

Gửi xe máy : 5k/xe ( bãi xe ở cổng khu du lịch )

 Vé Chùa Tam Chúc 2 lựa chọn

  •  Đi thuyền: 200k/người/ lượt
  •  Đi xe điện: 90k/người/ lượt

Ngay cạnh bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ ( nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo… giá cũng vừa phải, mn tốt nhất nên lên đây rồi mua ăn ko phải mang theo đâu, xách theo lỉnh kỉnh mà ko rẻ hơn được mấy, nước lọc 10.000 vnđ/chai, kem 15.000 vnđ/cái …).

Đi du thuyền tại khu du lịch Tam Chúc
Đi du thuyền tại khu du lịch Tam Chúc – Hình ảnh chùa Tam Chúc

Buổi trưa bạn có thể lên tầng 3 trung tâm họi nghị Quốc tế Vesak – Nhà hàng Thủy Đình để dùng bữa. Tại đây sẽ có cơm suất, cơm theo mâm với mức giá từ thấp đến cao, tùy nhu cầu mỗi người. Cuối tuần, nhà hàng sẽ phục vụ Buffet chỉ 125.000 vnđ.

Đặt phòng khách sạn gần chùa Tam Chúc trên: Agoda

Di chuyển đến Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A (Phủ Lý) – thị trấn Ba Sao.

Ngoài ra bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.

Đường đi chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam

Đi chùa Tam Chúc từ Hà Nội

Từ Hà Nội có 3 hướng để bạn đi đến chùa Tam Chúc:
  • Hướng 1: Bạn đi theo hướng đường như xe máy nêu trên 
  • Hướng 2. Bạn chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ . Sau khi đến Cầu Giẽ bạn quẹo vào đường 1 cũ rồi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Hướng 3 : Bạn đi theo hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tuy nhiên, khi lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Sau đó, bạn chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là đến nơi.

Cách tiện lợi nhất để đi chùa Tam Chúc

– Với những tỉnh/thành phố lân cận hoặc có tuyến xe khách đến Hà Nam: Đi xe khách đến Hà Nam, hoặc xe limousine đến Hà Nam là nhanh và thuận tiện nhất. Sau khi đến Hà Nam, bắt taxi đến chùa Tam Chúc. Với các bạn yêu thích phượt thì thuê xe máy và dựa vào bản đồ di chuyển đến Hà Nam.

Xe Limousine đi chùa Tam Chúc

– Với những tỉnh/ thành phố không có tuyến xe khách đến Hà Nam: Ở phía Bắc, bạn nên qua 1 trạm trung chuyển tại Hà Nội, từ Hà Nội xe khách lẫn limousine về Hà Nam rất nhiều. Ở các tỉnh phía Nam, nên mua vé máy bay đến sân bay Nội Bài rồi bắt đầu hành trình như trên.

Bản đồ hướng đi đến chùa Tam Chúc

Một số lưu ý khi du lịch chùa Tam Chúc

Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.

Để phòng tránh virus corona, ban trị sự chùa Tam Chúc dừng tổ chức lễ khai hội đầu năm (dự kiến 12 tháng Giêng), tuy nhiên vẫn mở cửa tham quan. Du khách lưu ý nên sử dụng khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe.

Có 2 phương tiện giúp bạn tham quan chùa Tam Chúc (đến cổng Tam Quan nội):

– Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, chim muông bay rợp trời, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Ngồi trên thuyền cảm giác sẽ khá thi vị.

– Trong khi đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.

Để tiết kiệm chi phí những vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền và về bằng xe điện. 

Ý nghĩa hình ảnh chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới sở hữu cảnh quan vô cùng ngoạn mục, với một hồ nước lung linh trải rộng phía trước mặt và những dãy núi đá vôi che chắn phía sau lưng.

Truyền thuyết kể rằng 7 ngọn núi phía sau chùa chính là 7 nàng tiên trên trời xuống dạo chơi dưới nhân gian và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của vùng núi non Tam Chúc đến quên lối về.

Nhà trời đã sáu lần mang chuông xuống rung gọi các nàng về trời, nhưng lần nào tiếng chuông cũng rơi xuống lòng hồ, thấm vào đá núi, vào mênh mang hạ giới.

Sự tích “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh” khởi nguồn từ đó, với 6 mỏm núi trên mặt hồ trước mặt chùa tượng trưng cho 6 quả chuông của Nhà trời, và phía sau chùa là 7 ngọn núi đẹp toả sáng như 7 nàng tiên kiều diễm. 

Hình ảnh chùa Tam Chúc
Hình ảnh chùa Tam Chúc

Kiến trúc tượng phật chùa Tam Chúc

Một trong những công trình chủ đạo của Chùa Tam Chúc – Hà Nam là Điện Tam Thế. Trong sảnh chính của điện là ba pho tượng Phật – Tam Thế bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Mỗi pho tượng có trọng lượng khoảng hơn 80 tấn và phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng.

Điện Tam Thế có diện tích lên tới hơn 5.400m2, giúp cho khoảng 1.500 Phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc.

Dạo quanh chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, du khách có thể thoả sức ngắm nhìn 12.000 bức tranh đá về cuộc đời Đức Phật do người những người thợ Indonesia tạc từ đá núi lửa sau đó chuyển sang Việt Nam. 

Một công trình thu hút khách du lịch khác tại đây là Chùa Ngọc, một trong những hạng mục chính của Chùa Tam Chúc. Chùa có kiến trúc ba tầng, cao 13 mét, được ghép từ những tảng đá granite đỏ nguyên khối trên đỉnh ngọn núi Thất Tinh, cao hơn mực nước biển 468m.

Trong chùa thờ một pho tượng Phật A Di Đà nặng trên 4 tấn được làm từ đá Hồng ngọc quý nhập khẩu từ Myanmar. 

Trong khuôn viên Chùa Tam Chúc, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng 99 cột bằng đá có khắc những bài kinh Phật tại khu Vườn Kinh. Mỗi cột đá có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. 

Vườn kinh trong khuôn viên quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc
Vườn kinh trong khuôn viên quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc

Quần thể chùa Tam Chúc là sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi Giáo, Thiên chúa giáo thi công.

Quần thể chùa Tam Chúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TT ngày 22/01/2013. 

Sơ đồ chùa Tam Chúc

Sơ đồ chùa Tam Chúc
Sơ đồ chùa Tam Chúc

Dựa vào sơ đồ chùa Tam Chúc, khi đi du lịch chùa Tam Chúc, du khách có 2 lựa chọn để vãn cảnh chùa: Đi theo đường bộ (xe điện) hoặc ngắm cảnh hồ trên du thuyền, tất cả đều dẫn đến cổng Tam quan nội và bắt đầu hành trình đến các điện thờ phật.

Khu du lịch Chùa Tam Chúc

Khu du lịch Chùa Tam Chúc – Hà Nam vẫn đang tiếp tục được xây dựng, sẽ phát triển 6 khu chức năng bao gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao. Toàn bộ các công trình xây dựng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2048.

Góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường chung, Khu du lịch Chùa Tam Chúc – Ba Sao cung cấp dịch vụ xe điện cho du khách tham quan chùa. Tại đây dự kiến cũng sẽ có các hoạt động giải trí thú vị khác dành cho khách du lịch như chèo thuyền kayak hay du thuyền thưởng ngoạn cảnh chùa tại bến thuyền Tam Chúc. 

Chùa Tam Chúc nằm trên con đường di sản dài 100 km của miền bắc Việt Nam, bao gồm: Chùa Vàng – Di sản Tràng An – Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính – Vân Long (Ninh Bình) – Chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Chùa Hương Sơn – Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

  • Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tràng An Ninh Bình 2021 chi tiết từ A đến Z
  • Xem thêm: Khám phá kinh đô xưa của Việt Nam – Cố đô Hoa Lư 2021
  • Xem thêm: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập nước – đầm Vân Long Ninh Bình 2021
Toàn cảnh khu du lịch tâm linh chủa Tam Chúc
Toàn cảnh khu du lịch tâm linh chủa Tam Chúc

Thuyết minh toàn cảnh chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan ngoại (Cổng chùa Tam Chúc)

Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc
Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc

Công vào chùa Tam Chúc chính là cổng Tam Quan ngoại. Đúng như tên gọi, công trình này mang kiến trúc tam quan ( 3 cửa) nhằm đón tiếp các phật tử, khách du lịch ngay khi vừa đến với quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc. Cổng Tam Quan khá đồ sộ, kiên cố với nhưng hoa văn mang đặc trưng của chùa Tam Chúc.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc

Tương truyền, đây là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt. Trước kia, trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây dựng công trình này.

Đình Tam Chúc là một hòn đảo tương đối biệt lập nằm giữa hồ, do đó để tham quan Đình Tam Chúc, du khách buộc phải đi tham quan bằng du thuyền.

Cổng Tam Quan nội

Sau khi du khách đi thuyền từ Nhà Đón Tiếp theo hồ Tam Chúc với điểm đến sẽ là khu tâm linh, bước lên bến thuyền là Cổng Tam Quan. Cổng Tam Quan nằm ở trên trục thần đạo, có ba lối vào thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Cổng Tam Quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Cổng Tam Quan được xây dựng trên hệ thống cọc khoan nhồi vững chắc, có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam.

Cổng Tam Quan Nội
Cổng Tam Quan Nội

Cổng Tam Quan có kết cấu khung cột, mái cong toàn bộ bằng bê tông cốt thép được sơn giả gỗ, với chiều cao 28,8m, diện tích sàn tầng 1: 1.958m2, diện tích sàn tầng 2: 1.200m2, diện tích sàn tầng 3: 400m2.

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển với chiều cao 13m, nặng tới 2.000 tấn, có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, được xây dựng hoàn toàn bằng đá Granit đỏ do các nghệ nhân Hindu giáo đến từ Ấn Độ chế tác và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam mà không cần bê tông kết dính – đúc kết kinh nghiệm hàng nghìn đời của người Ấn Độ.

Chùa Ngọc
Chùa Ngọc Tam Chúc

Chùa Ngọc Tam Chúc thờ ai?

Chỉ có một con đường duy nhất để lên tới Chùa Ngọc khi leo qua 299 bậc đá, trong chùa thờ một pho tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Nơi đây có thể bao quát được toàn cảnh chùa Tam Chúc.

  • Xem thêm: Chinh phục 500 bậc tại hang Múa – núi Ngọa Long Ninh Bình dễ hay khó

Điện Tam thế

Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển trên trục thần đạo; Điện Tam Thế có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Điện Tam Thế xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Với chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2, diện tích tầng hầm: 2.200m2, tại điện Tam Thế có thể giúp cho 5.000 Phật Tử có thể hành lễ cùng một lúc.

Bước qua hàng cửa gỗ trạm lộng tinh xảo của tòa Điện Tam Thế, hòa mình vào một không gian vô cùng rộng lớn, phía trước là ba pho Tam Thế hiện thị cho Quá khứ, hiện tại và vị lai.

Điện Tam thế
Điện Tam thế

Bất kỳ ai cũng cảm thấy không khí bình yên, tĩnh lặng. Nét tinh tế với kiến trúc tại điện Tam Thế là 12 ngàn bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo. Mỗi bức tranh đá ở đây đều là sự gửi gắm một câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật do những người thợ người hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia đưa sang.

Đó là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn – chốn bồng lai tiên cảnh– nơi ẩn chứa tất cả những vẻ đẹp chân – thiện – mỹ mà con người hằng mong ước.

Mỗi bức tường của điện Tam Thế thể hiện một chủ điểm, và các chủ điểm được sắp đặt theo trình tự rất khoa học. Bước vào cửa điện, bạn đi một vòng từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ, và logic câu chuyện cũng được sắp đặt theo chiều quay đó, như một quy luật của tự nhiên.

Điện Pháp chủ

Trước Điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ nằm trên trục thần đạo, có 02 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Điện Pháp Chủ xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Pháp Chủ có chiều cao 31m, diện tích sàn 3.000m2. Tại đây thờ 01 pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ

Nơi đây tập hợp các bức phù điêu kể về cuộc đời Đức Phật Thích ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn. Đến đây, bạn sẽ được thấy một vị Phật lịch sử, điều mà chắc hẳn không phải ai trong chúng ta cũng am tường.

Điểm nhấn đặc biệt trong điện Pháp chủ là bốn bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ 4 bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời của Đức Phật: Phật Sinh, Phật Thành Đạo, Phật Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn.

Ngắm nhìn những bức phù điêu, cảm nhận như Đức Phật lịch sử đã thực sự hiển linh, hoà quyện với cảnh sắc nơi đây, gắn với hồn thiêng sông núi của đất nước này.

Điện Quán Âm chùa Tam Chúc (Quan Âm)

Điện Quan Âm chùa Tam Chúc nằm sau Cổng Tam Quan qua vườn cột kinh, và phía sau là Điện Pháp Chủ trên trục thần đạo có 02 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam.

Điện Quan Âm xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Quan Âm
Điện Quan Âm

Điện Quan Âm với chiều cao 30.5m, diện tích sàn 3.000m2, diện tích tầng hầm: 1.800m2. Điện Quan Âm thờ 01 pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 8.500 bức tranh về các câu chuyện về Đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Trung tâm của các bức tranh là tượng khắc nổi của Phật Quan Âm với hình ảnh quen thuộc trong các ngôi chùa Cổ như Chùa Phật Tích, Chùa Hương: Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Quá Hải và Quan Âm Tống Tử. Đây là 4 bức tranh đặc biệt trên nền phong cảnh thiên nhiên đẹp như thơ của Tràng An và Tam Chúc.

Nơi đây là một kho tàng phong phú với những tích chuyện cổ vô cùng sâu sắc về tấm lòng từ bi, nhân hậu của Bồ Tát, cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các ứng thân của Đức Phật, khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi.

Trạm khắc chùa Tam Chúc

Ngài đã hiện thân thành những nhân vật của cuộc sống đời thường, khi là một chú voi, chú thỏ, chú khỉ, khi là một vị vua, lúc khác lại là một người bình thường nhưng luôn vì người khác và cứu độ chúng sinh.

Những câu chuyện trên các bức phù điêu đá trong điện Quan Âm ngắn gọn, dễ hiểu, chẳng khác nào những câu chuyện ngụ ngôn, chuyển tải thông điệp về vẻ đẹp chân – thiện – mỹ, về đạo lý tốt đẹp của con người, Bồ Tát đã hiện thân thành chú voi, hi sinh thân mình nhảy xuống vách núi để làm thức ăn cứu dân làng đói.

Bồ Tát có khi hiện thân thành chú thỏ sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu người Bà-la-môn khỏi chết đói trong rừng. Khi là một vị vua từ bi, Bồ Tát đã sẵn sàng xẻ thịt cánh tay mình để cho quạ ăn thịt, và cứu chim sẻ khỏi bị quạ ăn thịt.

Vạc phổ minh
Vạc phổ minh

Vạc Phổ Minh

Gọi là Vạc Phổ Minh vì vạc được đặt trong chùa Phổ Minh (tỉnh Nam Định nay). Tích lưu truyền, vạc đúc bằng đồng, nặng ba vạn cân, ngoài chạm khắc tinh vi hình rồng uốn lượn, trên chim lạc tung bay, dưới non sông cẩm tú.

Trên thành để trăm lỗ tròn hình trứng, trong mỗi lỗ đặt một tượng rồng bằng vàng, tượng trưng cho con rồng cháu tiên nhằm tích tụ linh khí dòng dõi Bách Việt. Bệ vạc khắc tên các vị Vua của dân tộc từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân,.. đến vua Lý Thánh Tông tỏ rõ sự vững bền.

Tương truyền, ngay sau khi vạc được an trí, từ trời cao thánh thót nhạc vang lừng, nơi xa hàng vạn con vạc bay về vũ hội trên không trung, hào quang trong vạc phát ra sáng cả một vùng. Thấy vậy thiền sư Minh Không đã nói: Bảo khí linh nghiệm, linh khí tụ nhanh.

Trăm năm sau tất có giặc phương Bắc đến đây, thế giặc mạnh thiên hạ khó ai địch nổi, nhưng nước Nam sẽ xuất hiện Thánh nhân giáng trần phá tan giặc giữ mà giúp dân cứu nước.

Quả nhiên vùng đất ấy là nơi phát tích nhà Trần, và trong thời gian như Thiền sư đã nói giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, thế giặc mạnh tính bạo tàn “vó ngựa Nguyên Mông tới đâu chết cỏ ở đó”. Trước vận nước “ngàn cân treo sợi tóc” đã xuất hiện vị tướng lừng danh đã có công ba lần phò vua giẹp giặc, đó là Đại Thánh Triều Trần – Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn.

Điển tích Vạc Phổ Minh

Vạc ban đầu chỉ là vật dụng được đúc bằng đồng dùng nấu ăn, vạc lớn hơn sanh ( sanh hai quai, vạc bốn hoặc sáu hoặc tám quai tuỳ độ lớn). Do độ lớn vạc được dùng trong quân để nấu ăn cho nhiều người, từ nấu cháo, nấu canh, đến nấu món dê, ngựa, bò cừu khao quân khi chiến thắng.

Ý nghĩa tâm linh, dùng làm đồ nấu ăn vạc nấu từ cây cỏ tới con vật, khi không dùng nấu ăn, vạc được dùng đựng nước, tối đến trời trong, lòng vạc trăng sao in bóng lồng lộng trông như khoảng trời bị nhốt, bởi thế theo quan niệm xưa vạc thu được cả đất trời.

Vạc biểu tượng cho sức mạnh: Trong quá trình phát triển, kích thước của vạc lớn dần theo sự lớn mạnh của các bậc vua chúa hay các đạo quân, vạc trở thành biểu tượng của uy quyền và sức mạnh đối với chủ nhân của những chiếc vạc lớn. Và vì độ lớn chức năng đun nấu trở thành công cụ để thị uy, thực thi công pháp đối với những tội đồ vi phạm luật lệ bằng việc xử phạt cho vào vạc nước sôi, vạc dầu sôi.

Vạc phổ minh
Vạc Phổ Minh

Hình ảnh vạc dầu từ xưa đến nay đã đi vào trong cổ tích, trong dân gian, đó là việc răn dạy con người về nhân quả: “Ở hiền gặp lành, làm việc xấu phải chịu quả báo”, những tội đồ, những việc làm xấu ác trong xã hội bị xử tội cho vào vạc dầu sôi, nếu thoát được ở dương gian thì “lưới trời thưa mà khí lọt”, chết rồi xuống âm phủ Diêm Vương cũng không tha tội bỏ vạc dầu.

Trong Phật giáo, vạc dầu là hình ảnh răn dạy con người phải tu tâm hướng thiện. Trong khuôn viên thờ Phật thanh tịnh nhưng để vạc là nhắc người đến cửa Phật phải biết thành tâm, đi theo điều tốt lành, bỏ điều xấu ác, đi theo điều thiện phúc bỏ điều tà vạy tránh tội vạc dầu.

Trong tâm linh, đặt vạc to là nhằm trừ tà ma, chiêu tài lộc, cầu hiền đức, thể hiện lòng thành mong muốn bốn phương hội tụ vì nghiệp lớn sánh cùng trời đất.

Tương truyền người chủ đúc được vạc lớn vạc thiêng bao giờ cũng phải mất một phần gì đó rất trân quý thì nguyện mới thành để tỏ tâm lành dâng Trời Đất, tạo đức lớn báo trọng ân, cầu cho Quốc thái dân an xã tắc vững bền.

Trung tâm hội nghị quốc tế
Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak

Trung tâm hội nghị quốc tế  Vesak – Thủy Đình chùa Tam Chúc

Trung tâm Hội nghị Quốc tế được xây dựng nổi trên mặt hồ – trông như một Thủy đình khổng lộ, có diện tích sàn 10.000 m2, phục vụ 3.500 chỗ ngồi sự kiện… Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính của Đại lễ phật đản Vesak 2019.

Thơ về chùa Tam Chúc

Chúa Trịnh Sâm từng đến đây và cất bút đề thơ: “Sông dài vượt sóng cánh buồm reo/ Núi Quyển phương nam nhẹ lướt chèo/ Vách đá chen mây xòe cánh phượng/ Rồng nằm uốn khúc ngậm trăng treo“.

 Anh Quang (cán bộ tỉnh đoàn Hà Nam): “Cảnh đẹp từ đất Thi Sơn/ Núi đền vẫn đó còn vương vấn người/ Núi cao hang rộng ngời ngời/ Mái đền cổ kính ngất trời trúc xanh/ Dòng sông uốn lượn vòng quanh…”.

Câu thơ thiền được khắc ghi trong dân gian: “Tuyết bay tuyết nở nụ cười/ Trong hoa có tuyết trong người có hoa/ Tuyết mênh mông tuyết bao la/ Tuyết, người, hoa, mộng chỉ là tuyết bay“.

“Định chốn Long-Xà ta trú ngụ/ Thác reo vượn hót suốt ngày vui/ Chợt lúc trèo đầu non đỉnh núi/ Hét lên một tiếng lạnh thấu trời” (Ngôn Hoài – Khổng Lộ thiền sư) 

Bài thơ về chùa Tam Chúc

Ai về qua đất Hà Nam Dừng chân chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt vời…

Sông dài vượt sóng cánh buồm reo Núi Quyển phương nam nhẹ lướt chèo Vách đá chen mây xòe cánh phượng Rồng nằm uốn khúc ngậm trăng treo

Cảnh đẹp từ đất Thi Sơn Núi đền vẫn đó còn vương vấn người Núi cao hang rộng ngời ngời Mái đền cổ kính ngất trời trúc xanh Dòng sông uốn lượn vòng quanh…

Sông Đáy ơi chiều nay tôi trở lại Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi Em đã mang đôi môi mầu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước Tôi chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa

Tuyết bay tuyết nở nụ cười Trong hoa có tuyết trong người có hoa Tuyết mênh mông tuyết bao la Tuyết, người, hoa, mộng chỉ là tuyết bay

Định chốn Long-Xà ta trú ngụ Thác reo vượn hót suốt ngày vui Chợt lúc trèo đầu non đỉnh núi Hét lên một tiếng lạnh thấu trời

Review đi chùa Tam Chúc

Các bạn nên tham quan bằng du thuyền, như vậy có thể ngắm được cảnh sông nước và vào đình Tam Chúc ở giữa hồ. Sau đó đi vào cổng Tam Quan và có thể check-in ở vườn kinh gồm 99 cột đá trông khung cảnh rất kỳ vĩ.

Vườn kinh cột đá tại chàu Tam Chúc
Vườn kinh cột đá tại chùa Tam Chúc

Vượt qua vườn kinh, các bạn bắt đầu hành lễ tại điện Quan Âm, điện Pháp Chủ và cuối cùng là điện Tam Thế.

Làm lễ xong có thể quay về trung tâm hội nghị quốc tế dùng bữa hoặc vãn cảnh trong khuôn viên chùa rất rộng lớn. Các bạn chú ý các biển chỉ dẫn để đến được các địa điểm theo mong muốn.

Lễ khi đi chùa Tam Chúc

Vào chùa, dâng cúng bằng những hình thức lễ nghi phẩm vật, mục đích là nhằm biểu lộ tấm lòng thành kính của chúng ta. Tuy đó là hình thức lễ nghi bề ngoài nhưng chúng ta cũng phải giữ gìn cho trang nghiêm tinh khiết. Lễ chay gồm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát. 

Tour chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc có vị trí nằm giữa Hà Nội và Ninh Bình – 2 địa điểm có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Đầu năm, nếu bạn muốn hành hương đất Phật có thể lựa chọn hành trình tour du lịch chùa Tam Chúc 2 ngày 1 đêm như sau:

Chùa Hương (Hà Nội) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Hoặc tour khám phá di sản: Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình)

Đặt phòng khách sạn gần chùa Tam Chúc trên: Agoda

  • Xem thêm: Du lịch tâm linh là gì? Hiểu sao cho đúng
  • Xem thêm: Khám phá di sản thế giới – Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Đặc sản Hà Nam – Các món ăn ngon ở Hà Nam

Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý 

Bánh cuốn chả là món ăn phổ biến đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là bánh cuốn chả nướng Phủ Lý.

Nhắc thấy đã thèm rồi, hương vị bánh cuốn chả ở đây độc đáo khác biệt. Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gu ẩm thực tinh tế của bạn.

Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng.

Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm. Đây được xem như món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nam, bạn có ghé qua Hà Nam nhớ dừng chân thưởng thức nhé.

Bánh cuốn chả nướng Phủ lLys - Đặc sản Hà Nam
Bánh cuốn chả nướng Phủ lLys – Đặc sản Hà Nam

Cá kho niêu đất Vũ Đại

Cá kho là món ăn ngon và hấp dẫn trong mỗi bữa cơm gia đình rồi nhưng bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi ăn món cá kho niêu đất Vũ Đại ( Vũ Đại tên làng nổi tiếng gắn với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn tên tuổi Nam Cao).

Cá mang kho thường là cá trắm đen được làm sạch, moi hết ruột rồi tẩm ướp gia vị cầu kì trước khi lót một lớp giềng phía dưới nồi đất rồi mang kho suốt 12 tiếng cho cá ngon đúng vị.

Thịt cá thơm ngọt, đậm vị, xương cũng mềm mà khúc cá không bị nát. Món ăn này được xem là đặc sản cá kho Hà Nam được chế biến kì công này luôn là lựa chọn số 1 cho du khách mỗi lần đi du lịch Hà Nam.

Cá kho làng Vũ Đại - đặc sản Hà Nam
Cá kho làng Vũ Đại – đặc sản Hà Nam

Chuối ngự Đại Hoàng 

Ở làng Đại Hoàng có trồng được loại chuối ngự ngon ngọt lọt vào top những trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Loại chuối này mập đều, có màu vàng óng, sai quả, đầu có 3 chiếc râu rất đẹp mắt.

Nếu trồng chuối ở những vùng khác cũng cho ra những trái hao hao giống chuối được trồng Đại Hoàng nhưng vị ngon thơm lại không được như chuối ngự Đại Hoàng chính gốc. Tên của loại chuối này xuất phát từ việc loại trái cây này từng được tiến cung dâng vua.

Những ngày lễ quan trọng của đạo Phật theo tháng

Tháng 1: 

1/1: Ngày vía Đức Di Lặc 

15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên

Tháng 2: 

8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia 

15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 

19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh

21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh

Tháng 3: 

6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả 

16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề 

Tháng 4:

4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát

8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh ( thống nhất lại ngày 15) 

20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân 

23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo 

28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh

Tháng 5: 

13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng 

Tháng 6: 

03/6: Ngày vía Hộ Pháp 

19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo

Tháng 7: 

13/7: Ngày vía Đại Thế Chí 

15/7: Ngày Vu Lan Bồn ( Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát) 

30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát  

Tháng 8: 

6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông 

8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà

Tháng 9: 

19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia 

29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo 

Tháng 10:

5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư

8/10: Ngày Phóng sanh 

15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên 

Tháng 11: 

17/11: Ngày vía Phật A Di Đà

Tháng 12: 

8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo

Hình ảnh check in, review chùa Tam Chúc

Review, check in chùa Tam Chúc
Review, check in chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc

check in tam chuc 6

Check in chùa Tam Chúc
Check in chùa Tam Chúc
Check in chùa Tam Chúc
Check in chùa Tam Chúc
Hình ảnh chùa Tam Chúc
Hình ảnh chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc
Review chùa Tam Chúc

  • Xem thêm: Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình – chốn tiên cảnh nhân gian?
  • Xem thêm: Tam Cốc Bích Động 2021 có gì mới hấp dẫn du khách

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Từ khóa » Toàn Cảnh Chùa Tam Chúc Lớn Nhất Thế Giới