KINH NGHIỆM ĐI DU LỊCH ANH QUỐC TỰ TÚC
Có thể bạn quan tâm
Không phải Hàn Quốc, không phải Nhật Bản hay một nước Châu Á nào khác mà điểm đến tiếp theo của bạn là xứ sở sương mù Anh quốc xinh đẹp? Bạn mong muốn được khám phá vẻ đẹp như tranh của những ngôi biệt thự cổ, những tòa nhà thờ cổ và dòng sông thơ mộng mê hoặc bao lữ khách của nơi đây?? Nếu vậy thì bạn không nên bỏ qua những kinh nghiệm di du lịch Anh quốc tự túc trong bài viết dưới đây, có thể có nhiều điều hữu ích cho chuyến đi tới của bạn đấy.
Vẻ đẹp như trong tranh vẽ của làng Cotsworld - Ngôi làng đẹp nhất Anh quốc
1. Lên lịch trìnhBạn có thể tham khảo lịch trình tham quan từ các công ty lữ hành, các quyển sách hướng dẫn du lịch, hoặc website hỗ trợ như http://visa.anphuquoc.com/ để thiết kế lịch trình cho riêng mình. Đơn vị duyệt visa luôn muốn biết chắc rằng bạn phải có kế hoạch cụ thể cho chuyến đi. Vì vậy, lịch trình phải ghi rõ và cụ thể thời gian, các điểm tham quan, nơi ở, phương tiện vận chuyển… Đặc biệt, nơi lưu trú phải có người liên hệ, địa chỉ, số điện thoại và email.
2. Cách di chuyểnHiện nay ở Việt Nam có rất nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước cung cấp các chuyến bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đến London. Tùy vào thời điểm du lịch, sân bay bạn hạ cánh, dịch vụ ưu đãi và chương trình khuyến mại của từng hãng bay mà giá vé có sự khác nhau. Nhưng dựa trên kinh nghiệm, An Phú Quốc vẫn khuyên bạn nên đặt vé máy bay càng sớm càng tốt (ít nhất là trước chuyến đi khoảng 2 tháng), đồng thời luôn theo dõi những thông tin ưu đãi, khuyến mại, giờ vàng của các hàng hàng không để săn được tấm vé đến London rẻ nhất.
Những hãng hàng không hiện đang khai thác chuyến bay từ Việt Nam đến London, gồm: Vietnam Airlines, Thai Airways, Singapore Airlines, Asiana Airlines, Cathay Pacific, Air France, Qatar Airways…
3. Phương tiện đi lại ở Anh+ Tàu hỏa: Tàu hỏa là phương tiện giao thông khá phổ biến ở vương quốc Anh. Tàu hỏa có thể đưa bạn đến hầu hết tất cả các điểm du lịch nổi tiếng tại Anh. Giá vé tàu tùy thuộc vào thời gian bạn mua. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tàu đi lại của tàu hỏa tại anh trên trang web The Trainline.
+ Xe bus và xe khách: Là phương tiện di chuyển giá rẻ dành cho du khách. Tiền vé tùy thuộc vào hành trình của bạn, trung bình cứ 10 phút lại có một chuyến xe bus xuất bến. Và bạn phải mua vé xe bus ở các điểm bán vé tự động trước khi lên xe.
+ Đi bộ: Đây là một cách khá thú vị để bạn tự do thoải mái tham quan các điểm ở trung tâm thành phố. Hầu hết các điểm nằm trung thành phố đều dành cho người đi bộ. Vì thế đi bộ cũng sẽ là một gợi ý nữa dành cho bạn khi muốn khám phá được nhiều cảnh đẹp ở các điểm du lịch ở nước Anh.
Khách sạn giá tốt:Ở London đầy rẫy những khách sạn, nhà nghỉ, Guest house, Homestay…từ bình dân đến cao cấp cho bạn lựa chọn. Tùy vào mục đích chuyến đi và kinh phí mà bạn lựa chọn cho mình một hình thức lưu trú thích hợp. Thông thường, những du khách có kinh nghiệm du lịch bụi, phượt London tự túc ăn ở và đi lại đều khuyên các bạn nên ở Guest house, Homestay hoặc nhà nghỉ KTX. Vừa rẻ, tiết kiệm, lại quen được nhiều bạn từ các nước khác nhau trên thế giới. Hơn thế nữa, đa phần thời gian các bạn đều lang thang trên đường nên những hình thức lưu trú này là lựa chọn tốt nhất. Đặc biệt, một số nhà nghỉ KTX còn có thể miễn phí tiền ở cho bạn nếu bạn giúp họ lau dọn phòng KTX bạn đã ở
Ngoài ra, các bạn đi du lịch Anh quốc lần đầu, nếu không có người quen bên đó thì các bạn nên book phòng trực tuyến trước tại các trang như agoda.com, booking.com…để tránh được trường hợp không có nơi lưu trú hoặc ép giá.
4. Những trang web đặt phòng khách sạn không cần thẻ visa hoặc thanh toán quốc tế
+ Agoda hiện là một trong hai dịch vụ đặt phòng khách sạn được dùng nhiều nhất ở Việt Nam thì không chấp nhận hình thức đặt phòng mà không có thẻ thanh toán quốc tế. Bạn chỉ đặt được phòng ở Agoda nếu bạn có các loại thẻ Visa/Master/JCB…hỗ trợ thanh toán quốc tế. Agoda không thành lập công ty ở Việt Nam. Vì vậy, họ không thể nhận tiền qua các hình thức thanh toán chuyển khoản/ internet banking hay ATM.
+ Booking.com: Ngược lại với Agoda, Booking hiện là Website đặt khách sạn lớn nhất thế giới và là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ đặt phòng mà không cần thẻ tín dụng, không cần thẻ thanh toán quốc tế. Khi tìm kiếm các phòng khách sạn ở Booking, bạn sẽ thấy rất nhiều khách sạn có ghi chú rõ ràng như dưới đây. Đó là “Đặt phòng không cần thẻ tín dụng”.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức đặt phòng này ở Booking là nếu sau khi bạn đã đặt mà bạn không đến nhận phòng thì khách sạn và Booking.com cũng không làm gì bạn cả. Họ chấp nhận rủi ro một số khách hàng có thể tự ý hủy đặt phòng, đổi lại hình thức này sẽ thu hút được những khách hàng không có thẻ tín dụng đặt phòng nhiều hơn.
Ngoài ưu điểm trên thì hình thức này cũng phù hợp nếu kế hoạch du lịch/công tác của bạn có nhiều rủi ro sẽ phải đổi ngày/hoặc hủy không đi nữa. Với các trường hợp đặt khách sạn qua thẻ tín dụng thì bạn thường sẽ bị tính phí nếu hủy đặt phòng sát ngày nhận phòng. Trường hợp đặt phòng không có thẻ tín dụng thì bạn có thể hủy đặt phòng thoải mái mà không bị tính phí.
Ví dụ như trường hợp chuyến bay của bạn bị hoãn/hủy chuyến vì thời tiết chẳng hạn. Trong trường hợp đó nếu bạn đặt khách sạn với thẻ tín dụng và lúc đó bạn mới hủy phòng thì gần như chắc chắn bị tính phí ít nhất 1 ngày lưu trú. Ngược lại, nếu đặt phòng không cung cấp thông tin thẻ tín dụng thì Booking.com và khách sạn sẽ không thể tính tiền hay thu tiền của bạn (mặc dù chính sách họ có thể nói là sẽ thu tiền nếu hủy phòng sát ngày).
Nhược điểm là giá phòng thường cao hơn một chút: Vì hình thức đặt phòng này có rủi ro nhiều hơn cho khách sạn cũng như dịch vụ đặt phòng, giá phòng đặt theo hình thức không cần thẻ tín dụng thường bị đẩy lên cao hơn so với khi bạn thanh toán ngay hoặc đặt với thẻ tín dụng. Hình ảnh dưới đây là ví dụ về một phòng khách sạn ở Booking.com cho phép đặt cả hai hình thức (dùng thẻ hoặc không dùng thẻ).
Trong trường hợp này, việc đặt phòng khách sạn không cần thẻ tín dụng có giá là 250.677đ, cao hơn hình thức đặt phòng với thẻ tín dụng khoảng 17% giá phòng. Nếu đây là khách sạn có giá phòng khoảng vài triệu thì số tiền chênh lệch này có thể rất đáng kể đấy. Có thể coi đây cũng là một dịch vụ đặt khách sạn mà không cần thẻ tín dụng. Chỉ cần Paypal là đủ.
+ Mytour.vn: Mytour là dịch vụ đặt khách sạn không cần thẻ tín dụng tiêu biểu ở Việt Nam. Khi đặt phòng qua Mytour, bạn có thể chọn rất nhiều hình thức thanh toán như thanh toán qua Internet Banking, Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản…Đồng thời, Mytour cũng có dịch vụ thu tiền mặt tại nhà với các đơn đặt phòng mà khách hàng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Ưu điểm của việc thanh toán ngay cho đơn đặt phòng là giá bạn phải trả sẽ thấp hơn một chút so với khi đặt phòng không dùng thẻ tín dụng ở Booking.com. Cái này hoàn toàn tùy thuộc vào cân nhắc của bạn. Nếu giá trị đơn phòng không lớn thì phần chênh lệch này có thể cũng khá ít thôi. Và khi đó hình thức đặt phòng trả sau có thể sẽ vẫn thuận tiền và phù hợp hơn nếu bạn không thích thanh toán ngay.
+ Traveloka: Traveloka không phải là dịch vụ đặt khách sạn của Việt Nam. Traveloka là một công ty của Indonesia và đang phát triển rất nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Dịch vụ của Traveloka khá đặc biệt là tuy họ không thành lập Công ty ở Việt Nam nhưng họ vẫn hỗ trợ đủ các hình thức thanh toán phổ biến là thẻ ATM, Internet Banking cho khách hàng ở Việt Nam. Đây là một dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn không cần thẻ tín dụng mà bạn cũng có thể sử dụng khi cần. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn là một dịch vụ trả trước. Có nghĩa là bạn sẽ vẫn phải thanh toán tiền khách sạn, vé máy bay sau một khoảng thời gian nhất định sau khi đặt phòng.
+ HotelQuickly: Một trong số rất ít các dịch vụ đặt phòng khách sạn chấp nhận hình thức thanh toán qua Paypal là HotelQuickly. Với ứng dụng này, nếu bạn có tiền trong tài khoản Paypal thì có thể sử dụng để đặt phòng mà không cần rút VNĐ về. Ưu điểm thì rõ ràng là tỷ giá USD – VND ở Paypal khi bạn thanh toán cho HotelQuickly (bằng USD) sẽ không bị lỗ như khi rút VNĐ về ngân hàng (thiệt 4-5% vì tỷ giá USD – VND của Paypal cực thấp).
5. Những địa điểm tham quan miễn phí+ Viện Phim Anh: Nằm ngay dưới chân cầu Waterloo, du khách đam mê phim ảnh có thể tới khu Mediatheque để mượn đĩa phim, tài liệu và xem miễn phí ngay tại chỗ.
+ Bảo tàng Anh: Nơi bạn có cơ hội tận mắt chứng kiến hơn 7 triệu hiện vật đại diện cho lịch sử phát triển của Anh quốc mà không mất một đồng hào nào.
+ Bảo tàng hàng hải nước Anh: Kiến trúc độc đáo, lưu giữ lịch sử hàng hải của nước Anh chính là điểm thu hút của bảo tàng hàng hải Anh quốc.
+ Nhà thờ St.Paul: Chú ý nhé, đừng nhầm lẫn với nhà thờ chính tòa St.Paul đấy. Nhà thờ St.Paul này nằm ở quảng trường Covent Garden còn nhà thờ chính tòa St.Paul thì tọa lạc trên đồi Ludgate.
+ Bảo tàng chân dung quốc gia: Nơi lưu giữ hình ảnh chân dung của tất cả những nhân vật có ảnh hưởng đến lịch sử Anh Quốc.
+ Nhà thờ Temple: Bạn là fan của tiểu thuyết Mật mã Da Vinci? Vậy thì đừng bỏ qua nhà thờ bí ẩn, nắm giữ mọi bí ẩn chủ chốt trong cuốn tiểu thuyết này nhé.
+ Các cụm công viên: Hyde, Regent, Saint James, Richmond….
Fish And Chips và thịt bỏ lò là 2 món ăn bạn nhất định phải thưởng thức khi du lịch London, Anh quốc. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội trải nghiệm văn hóa trà chiều độc đáo, hay nếm thử những món ngon như: Yorkshire pudding, Herring (Cá Trích), Cottage pie, Sandwich bò, Bánh táo, bánh Brownie…
Theo kinh nghiệm du lịch London, nếu tự túc ăn uống thì bạn nên đến con phố Brick Lane để thưởng thức ẩm thực London giá rẻ. Con phố này chuyên phục vụ những món ăn truyền thống tuyệt vời với giá cả phải chăng, các tiệm cá và-khoai tây chiên là khá rẻ và đặc biệt giá đồ ăn mang đi sẽ rẻ hơn việc dùng bữa trong quán ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên thưởng thức ẩm thực đường phố London tại những quán ăn di động (xe đẩy)
6. Hướng dẫn xin visa du lịch Anh đơn giảnVisa Anh quốc được chia thành 4 loại chính và mỗi loại lại có những yêu cầu khác nhau về thủ tục và các loại giấy tờ. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về mỗi loại visa và cách làm nó bạn có thể tìm hiểu qua các công ty chuyên làm dịch vụ visa chuyên nghiệp, uy tín. Bởi nhân viên bộ phận visa của Đại sứ quán không được phép hướng dẫn người nộp hồ sơ chọn hãy điền thông tin xin visa.
+ Visa dành cho người du lịch Anh ngắn hạn.
+ Visa dành cho người đi công tác hoặc làm việc tại Anh.
+ Visa dành cho người định cư.
+ Visa dành cho người đi thăm người thân ở Anh. (Cái này có thể làm theo kiểu đi du lịch).
Một vài giấy tờ và thủ tục cần thiết để làm visa du lịch Anh
Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả các loại giấy tờ và thủ tục cần thiết theo quy định Đại sứ quán Anh tại Việt Nam. Về cơ bản sẽ có những loại giấy tờ sau:
+ Phiếu hẹn phỏng vấn visa. Để có được phiếu hẹn này bạn phải vào trang web (www.visa4uk.fco.gov.uk) của Tổng lãnh sự Anh để điền thông tin theo mẫu có sẵn và nhận lịch hẹn phỏng vấn visa.
+ Đơn xin visa có chữ ký và ảnh 3,5 x 4,5 cm. Chụp không quá 6 tháng.
+ Hộ chiếu còn hiệu lực trong ít nhất 6 tháng và có 2 trang trống để gắn visa. Mang theo cả hộ chiếu cũ (nếu có).
+ Chứng minh thư.
+ Hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)…
+ Bằng chứng chứng minh được khả năng tài chính.
+ Bằng chứng về tài sản như sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà…
+ Bằng chứng về công việc: Hợp đồng lao động và đơn xin nghỉ phép du lịch.
+ Giấy xác nhận đặt khách sạn hoặc thư bảo lãnh của người thân, bạn bè nếu cư trú tại nhà của họ trong thời gian bạn ở Anh.
Một lưu ý hướng dẫn xin visa khi du lịch Anh quốc bạn bắt buộc phải nhớ là những loại giấy tờ không có tiếng anh như chứng minh thư, hộ khẩu, bằng chứng khả năng tài chính, bằng chứng tài sản, bằng chứng công việc,…đều phải có một bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và phải có công chứng và dấu xác nhận. Đồng thời khi nộp thì phải kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Địa điểm, thời gian và lệ phí nộp hồ sơ xin visa du lịch Anh quốc
+ Tại Hà Nội: Bạn cần trực tiếp đến nộp hồ sơ tại: Đại sứ quán Anh tại Tòa nhà trung tâm, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào lúc 8h30 đến 11h30, thứ 2 đến thứ 6.
+ Tại TP.Hồ Chí Minh: Bạn đến nộp hồ sơ tại Công ty VFS Toàn cầu tại Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Nguyễn Du, Quận 1, TP HCM. Vào lúc 8h30 đến 15h, thứ 2 đến thứ 6.
Thời gian làm visa sẽ kéo dài khoảng 7-15 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể sẽ kéo dài hơn nếu bạn nộp hồ sơ xin visa du lịch Anh vào mùa cao điểm du lịch. Do đó, thêm một hướng dẫn xin visa du lịch Anh quốc quan trọng là làm visa sớm và không gọi điện hỏi visa của mình khi chưa quá 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu nộp hồ sơ.
Lệ phí làm visa du lịch Anh sẽ tùy thuộc vào số lần và số năm bạn muốn đi lại ở nước Anh:
+ Ra vào (1 lần hoặc nhiều lần) trong thời gian dưới 6 tháng: 2.660.000VND
+ Ra vào nhiều lần trong thời gian 1-2 năm: 9.275.000 VND.
+ Ra vào nhiều lần trong thời gian 5 năm: 17.010.000 VND.
+ Ra vào nhiều lần trong thời gian 10 năm: 24.570.000 VND.
Những lưu ý khi làm visa du lịch Anh Quốc
+ Trước khi làm visa bạn phải kiểm tra lại xe hộ chiếu của mình còn hạn hay không. Nếu không thì phải làm lại hộ chiếu trước rồi mới làm visa. Hộ chiếu phải có chữ ký, không được nhàu nát, mất trang…
+ Ảnh phải chụp theo size mà quốc gia bạn định đến yêu cầu. Thông thường, khi đến Đại sứ quán để làm thủ tục xin visa bạn sẽ phải chụp lại.
+ Phải chọn đúng loại visa cần xin là visa đi du lịch, chọn nhầm là bạn không đi được đâu. Nên điền chi tiết các thông tin cá nhân trong tờ khai điện tử. Hãy nhớ một kinh nghiệm làm visa du lịch Anh cần thiết là thông tin càng chi tiết, thời gian làm visa càng được rút ngắn.
+ Sau khi nộp bản khai qua mạng, bạn sẽ nhận được mail có ghi mã hồ sơ bắt đầu bằng GWF, bạn phải lưu trữ lại mã này để truy cứu khi có sự cố xảy ra.
+ In toàn bộ bản khai ra giấy chất lượng tốt để nộp kèm với bộ hồ sơ xin visa du lịch Anh.
+ Bạn cũng cần đặt lịch hẹn nộp hồ sơ tại bước cuối cùng khi điền bản khai xin visa. Hãy nhớ thời gian lịch hẹn nộp không được quá 60 ngày kể từ ngày bạn hẹn trên bản khai trực tuyến. Ngoài ra, nếu bạn hẹn nộp hồ sơ theo nhóm thì tùy vào số lượng thành viên trong nhóm mà đặt bấy nhiêu cuộc hẹn. Bởi khi nộp hồ sơ bạn sẽ phải trực tiếp ký, chụp ảnh và lấy dấu vân tay.
+ Nếu muốn đổi lịch hẹn nộp hồ sơ bạn phải hủy cuộc hẹn cũ. Nếu không bạn sẽ bị cho là đang đặt lịch hẹn ảo và visa của bạn sẽ không bao giờ được làm xong.
+ Đại sứ quán Anh ở Việt Nam không có quyền cấp visa mà chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa. Cho nên toàn bộ hồ sơ của bạn sẽ được gửi sang trung tâm xét duyệt visa của Cục Biên giới Anh (UKBA) tại Đại sứ quán Anh ở Bangkok để xử lý. Vì vậy bạn không nên gọi điện hỏi về visa của mình, nếu thời gian hẹn nhận chưa quá 15 ngày kể từ ngày đầu tiên nộp hồ sơ.
+ Bạn sẽ phải trải qua một cuộc phỏng vấn xin visa vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt nếu không muốn ở nhà nhé.
Để được hướng dẫn những thủ tục xin visa Anh, hãy tìm đến An Phú Quốc và nhận được sự tư vấn từ đội ngũ nhân viên chúng tôi!
Từ khóa » Xin Visa Uk Tự Túc
-
Hướng Dẫn Làm Visa Du Lịch Anh Quốc Chuẩn Xác Và đầy đủ Nhất
-
Bí Kíp Xin Visa Anh Du Lịch Tự Túc - VISANA
-
Trọn Bộ Thủ Tục Và Kinh Nghiệm Xin Visa Anh Quốc Từ A-Z
-
Thủ Tục Xin Visa Du Lịch Anh Quốc Dễ Dàng Và Chi Tiết Nhất
-
Kinh Nghiệm Xin Visa Anh Tự Túc
-
Toàn Tập Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Anh Quốc Cực Chi Tiết
-
5 BƯỚC ĐƠN GIẢN XIN VISA DU LỊCH ANH TỰ TÚC - Facebook
-
Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Anh Tự Túc: Hồ Sơ, Lệ Phí A-Z
-
Kinh Nghiệm Xin Visa Anh Tự Túc - Du Lịch
-
Quy Trình Nộp Hồ Sơ Xin Visa Anh - Visanhanh
-
Làm Sao để Xin được Visa đi Anh Nếu Bạn Du Lịch Tự Túc? | VISATA
-
[Giải đáp Thắc Mắc] Xin Visa Anh Có Khó Không? - Umove Travel
-
Hướng Dẫn Xin Visa Du Học Anh, Hồ Sơ Và Thủ Tục | ISC-Intake
-
Xin Visa Du Lịch Anh Tự Túc