Kinh Nghiệm đi Du Lịch Đà Lạt Tết âm Lịch 2022

Nếu có dịp đặt chân đến thành phố Đà lạt (thành phố tình yêu, thành phố ngàn hoa, thành phố mùa xuân...) vào dịp tết thì còn hạnh phúc nào hơn?

Đi Tour Đà Lạt Tết 2024 như thế nào?

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển. Khoảng cách từ Đà Lạt tới thành phố Hồ Chí Minh là 300km. Du khách có thể chọn một trong hai phương tiện di chuyển sau cho hành trình du lịch Đà Lạt tết âm lịch 2020.

Phương tiện đi và di chuyển ở Đà Lạt

Có 2 phương tiện cơ bản để bạn du lịch Đà Lạt là: Máy bay và ô-tô.

– Máy bay: Hiện nay ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đều có chuyến bay thẳng đến sân bay Liên Khương của Đà Lạt của Vietnam Airline và Vietjetair. Giá vé thường dao động từ 990.000VNĐ đến 2.500.000VNĐ tùy thuộc vào loại vé và hãng vé mà bạn lựa chọn. Đặc biệt, những hãng máy bay này đều có những chương trình khuyến mại vé giá rẻ, cho nên hãy follow họ hoặc đăng ký email trên trang chủ để “săn vé” nhé.

– Ô-tô: Đà Lạt cách trung tâm Sài Gòn khoảng 300km nên bạn có thể đi ô-tô, với giá vé là 250.000VNĐ/vé thường/chuyến và 290.000VNĐ/vé giường nằm/chuyến. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn giá rẻ thì bạn nên đến Đà Lạt bằng xe ô-tô của hãng Phương Trang (028.38375570) hoặc Thành Bưởi ((028) 38308090 – 38397747 – 38353123).

Ngoài 2 phương tiện du lịch Đà Lạt này bạn cũng có thể đi bằng Open bus của các hãng Phương Trang, Kim Travel, Hạnh Cafe, Sinh Tourist,…với giá vé dao động từ 110.000 đến 130.000VNĐ/người/chuyến. Hoặc có thể lên Đà Lạt bằng phương tiện cá nhân của mình, nhưng nhớ mang đầy đủ giấy tờ và đi đúng tốc độ quy định, nếu không muốn phải nộp phạt và giữ giấy tờ.

Khách sạn ở Đà Lạt

Ở Đà Lạt có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và biệt thự cho thuê, bạn có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích và mục đích chuyến đi. Tuy nhiên, theo hướng dẫn và kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tự túccủa chúng tôi thì bạn nên thuê những khách sạn, nhà nghỉ ở gần trung tâm, không cách chợ quá xa, tiện đường cho việc đi lại và thăm quan, nhất là giá cả phù hợp (bởi bạn sẽ ở ngoài nhiều hơn là ở khách sạn)….

Vì Đà Lạt là thành phố du lịch, cho nên lượng khách lúc nào cũng đông, nhất là và mùa cao điểm. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng cháy phòng, “bóp” giá,…bạn nên đặt phòng trước chuyến đi khoảng 1-2 tháng. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin bonus thêm cho bạn một kinh nghiệm du lịch Đà Lạt giá rẻ, tiết kiệm khi đặt phòng khách sạn là bạn nên đặt phòng trực tuyến tại các trang web uy tín như agoda.com để có giá tốt, nhiều sự lựa chọn, chắc chắn có phòng. Tuy nhiên, sau khi web báo đặt phòng thành công thì bạn vẫn nên gọi điện trực tiếp đến khách sạn để check lại nhé.

Khách sạn ở Đà Lạt có rất nhiều, nhưng nên book phòng trước để tránh tình trạng cháy phòng, “bóp” giá

Thuê xe máy ở Đà Lạt

Nếu du khách đi Tour Du Lịch Đà Lạt tết âm lịch 2024 theo hình thức tự túc thì nên thuê xe máy để khám phá các điểm tham quan ở trung tâm và ngoại ô Đà Lạt. Hầu như khách sạn nào cũng có dịch vụ cho thuê xe máy, du khách lưu ý khi đặt phòng thì yêu cầu thuê xe luôn để lên đến nơi đã có sẵn xe. Giá thuê dao động từ 120-150k/ngày/xe.

Ẩm thực Đà Lạt

  • Cơm niêu Hương Trà: Đường Nguyễn Thái Học. Quán được đánh ra là ngon, rẻ và sạch sẽ.

  • Cơm Vĩnh Lợi: Đường 3 tháng 2 cạnh vòng xuyến trung tâm. Quán bán cả ngày, có khi đến đêm nên bạn có thể ghé qua bất kỳ lúc nào.

  • Cơm niêu, cơm đập Nam Đô: Số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, gần chợ Đà Lạt.

  • Cơm tấm: Nằm ở cuối đường Hai Bà Trưng cách ngã tư La Sơn Phu Tử 300m bên tay phải. Quán bán cả ngày.

  • Lẩu bò Thanh Tân: Nằm trên đường Nguyễn Thị Định. Bán cả ngày, giá cả phải chăng.

  • Lẩu bò Hạnh: Đường Bùi Thị Xuân, quán hơi nhỏ nhưng ngon, sạch và chỉ phục vụ nửa ngày từ chiều đến tối.

  • Lẩu cá hồi và bò: Trong khu Ba Toa, đường 2 tháng 2. Đừng vào quán hơi khó, hỏi người dân để biết đường đi. Được cái ăn ngon, và lạ miệng. Quán bán buổi chiều tối

  • Miến Gà Nga: Nằm cuối đường Nguyễn Chí Thanh, gần khách sạn Ngọc Lan. Quán bán ăn đêm, khua.

  • Hải sản tươi sống Anh Đức: Đường 3 tháng 2, đi qua cầu Nhà đèn một đoạn thì quán nằm phía bên phải. Quán phục vụ chiều tối.

Còn rất nhiều món ăn và điểm du lịch thú vị mà chúng tôi không thể liệt kê hết trong cẩm nang hướng dẫn và kinh nghiệm du lịch Đà Lạt này. Các bạn đã từng đi Đà Lạt hãy giúp chúng tôi bổ sung bằng cách góp ý dưới phần comment nhé. Hy vọng những hướng dẫn và kinh nghiệm bổ ích khi du lịch Đà Lạt trên đây sẽ giúp các bạn có một chuyến đi ngon, bổ, rẻ và hoàn hảo nhất.

Gợi ý điểm tham quan nổi tiếng cho hành trình

Thiền viện Trúc Lâm

Đây là thiền viện thuộc phái thiền Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc tại khu vực đồi Phượng Hoàng, cách trung tâm thành phố chừng 5km. Thiền viện được xây dựng vào năm 1993 bởi hòa thượng Thích Thanh Từ. Không gian của khu vực này chia thành nhiều khu vực khác nhau như khu chánh điện, khu nhà nghỉ, khu vườn hoa và được bao bọc bởi rừng thông xanh mát rất đẹp.

Khu du lịch Langbiang

Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 12km thuộc địa phận xã Lát của huyện Lạc Dương, núi Langbiang là nơi lưu truyền những câu chuyện tình đầy bi thương giữa chàng Lang và nàng Biang, du khách sẽ lên xe jeep chinh phục đỉnh núi. Từ trên đỉnh núi có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của thung lũng Dankia và một phần thành phố Đà Lạt.

Thung lũng tình yêu

Đây là điểm tham quan nhất định du khách phải ghé thăm trong chuyến du lịch Đà Lạt tết âm lịch 2016. Điểm nhấn của khu du lịch này chính là hồ Đa Thiện ở vị trí trung tâm và những cánh rừng thông trải dài theo triền đồi tạo nên một không gian tuyệt đẹp và lãng mạn.

Đường hầm điêu khắc

Đây là điểm du lịch mới nhất tại thành phố Đà Lạt nằm sâu trong khu vực của hồ Tuyền Lâm, đường hầm điêu khắc tái hiện lại lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt từ thuở sơ khai cho tới ngày nay. Những công trình ở đây đều được làm bằng đất nung với kích thước to lớn và ấn tượng.

Cung hoàng hậu Nam Phương: Tour Du lịch Đà Lạt Tết 2024

Hoàn thành năm 1934, cung Nam Phương hoàng hậu là công trình kiến trúc nổi bật trên ngọn đồi, từ đây người ta có thể ngắm được toàn cảnh Đà Lạt.

Cung Nam Phương hoàng hậu nằm trên ngọn đồi thoáng đãng ở đường Hùng Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km. Nơi đây hiện nay thuộc khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng, gần Dinh I và II của vua Bảo Đại. Dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào, đại điền chủ giàu có xứ Gò Công (Tiền Giang), xây dựng vào năm 1932, hai năm sau thì hoàn thành.

Ban đầu, tòa nhà gọi là dinh Nguyễn Hữu Hào, được xây dựng kiên cố, mái lợp ngói, tường gạch, đá dày 40 cm để đảm bảo được khả năng giữ ấm những ngày trời lạnh và mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng. Toàn bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng đều bằng gỗ. Tòa nhà được thiết kế xây dựng theo phong cách cổ điển Pháp, kết hợp với họa tiết mang đậm phong cách Á Đông.

Được người đời gọi là cung, nhưng tòa nhà không đồ sộ, nguy nga như các tòa dinh thự khác tại Đà Lạt như Dinh I, Dinh II, Dinh III, Dinh Tỉnh trưởng. Công trình liền khối với diện tích xây dựng khoảng 500 m2, bên trong tòa nhà được thiết kế khá thoáng với nhiều dãy hành lang xuyên suốt, cùng hệ thống cửa vòm, kính màu khiến cho tòa nhà toát lên vẻ sang trọng.

Hầu hết các phòng đều có ban công để ngắm cảnh, cầu kỳ nhất có lẽ là hệ thống lò sưởi được ốp bằng đá hoa cương nhập từ Italy, điểm nhấn này càng khiến tòa nhà toát lên vẻ tráng lệ, giống như các dinh thự khác xây theo phong cách châu Âu. Với 10 căn phòng, tòa nhà còn có cả phòng cho khách ở lại.

Tháng 3/1934, con gái ông Nguyễn Hữu Hào là Nguyễn Hữu Thị Lan kết hôn với vua Bảo Đại, rồi được phong làm hoàng hậu Nam Phương. Tòa nhà này sau đó được đại điền chủ tặng lại cho con gái, tên cung Nam Phương hoàng hậu cũng xuất hiện từ đó.

Nhưng, sau khi cưới vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương không thường xuyên sử dụng ngôi nhà này. Bà chỉ lui tới cung trong số ít những lần cùng các con lên Đà Lạt nghỉ dưỡng.

Năm 1937, Quận công Nguyễn Hữu Hào qua đời. Những ngày hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam ở lại Đà Lạt còn được nhắc nhiều đến việc xây lăng mộ cho cha mình, bà tự tay đề hai cặp câu đối ngay lối vào nhất chính đạo (lăng Nguyễn Hữu Hào tọa lạc trên một đồi thông gần thác Cam Ly, thuộc phường 5, TP Đà Lạt)

Theo chị Đào Thị Hoa, thuyết minh viên của Bảo tàng Lâm Đồng, sau này, người ta chỉ thấy hoàng hậu Nam Phương ở liên tục tại tòa dinh thự 3 tháng trước khi sang Pháp vào năm 1947. Từ đó trở về sau, người ta không thấy bà quay trở lại cung.

Tòa dinh thự sau khi vắng chủ bị bỏ hoang một thời gian dài trước khi được người Pháp sử dụng vào một số mục đích. Sau năm 1975, cung được chính quyền mới tiếp quản.

Những năm gần đây, trong quá trình tu sửa tòa nhà, người ta phát hiện phía dưới tầng ngầm có dấu hiệu đường hầm từng tồn tại khiến nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghi vấn có lối đi "bí mật" từ bên trong cung nối với Dinh I và Dinh II, hoặc ít nhất là đường hầm đi ra xa khỏi khuôn viên đề phòng khi gặp sự cố bất ngờ.

Giả thiết được đưa ra bởi, xét về địa lý, cung Nam Phương hoàng hậu cách Dinh I khoảng hơn một km, cách Dinh II khoảng 1,3 km. Cả ba dinh thự này đều năm trên một đường thẳng và khoảng cách không quá xa.

Đặc biệt, người ta đã phát hiện ra một hệ thống đường hầm bí mật xuất phát từ phòng ngủ của vua Bảo Đại tại Dinh I (sau này Tổng thống Ngô Đình Diệm sử dụng) xuyên xuống lòng đất rồi rẽ đến bãi đáp máy bay trực thăng gần đó. Ngoài ra cũng có vết tích về một nhánh khác xuyên qua nhiều quả đồi để đến Dinh II (cách Dinh I khoảng 3 km).

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lâm Đồng, những nghi vấn trên cần rất nhiều thời gian nghiên cứu nên chưa thể có nhận định chính xác.

Hiện nay, cung Nam Phương hoàng hậu được khôi phục để đón khách tham quan khi đến với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu được xây dựng đầu tiên tại Đà Lạt còn tồn tại đến ngày nay.

Dinh III

Dinh III là một trong ba dinh thự lớn ở Đà Lạt dùng cho việc nghỉ ngơi, tịnh dưỡng của vua Bảo Đại khi ông đến với Đà Lạt. Dinh III với lối kiến trúc theo kiểu Châu Âu những năm đầu thế kỉ XX. Hiện nay di tích này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, bên trong chia thành nhiều phòng chức năng khác nhau và có cả phòng trưng bày các bảo vật quý giá của vua Bảo Đại.

King Place – Cung Vua: Tour Sài Gòn Đà Lạt Tết 2024

Dinh thự của vị vua cuối cùng triều Nguyễn tại Đà Lạt nay đã được trùng tu, sửa chữa và đón khách tham quan sau một năm đóng cửa.

Toạ lạc trên độ cao 1.550 m, có rừng thông bao quanh, King Palace 1 (còn được biết đến với tên gọi Dinh 1) được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây năm 1929. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh. Ngày 19/9, Dinh 1 chính thức được mở cửa trở lại đón khách tham quan sau một năm trùng tu. Nơi đây được gọi với tên thứ hai là King Palace.

Căn biệt thự cổ kính được sơn sửa lại đúng màu nguyên bản thời kỳ vua Bảo Đại sử dụng. Phía trước là một vườn hoa lớn. Căn phòng quan trọng nhất tại Dinh 1 nằm ở lầu 2 của tòa nhà. Phòng Nội Các là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc trưởng Bảo Đại thời kỷ 1949-1954. Tại đây cũng diễn ra các cuộc họp bàn về chiến sự từ năm 1955-1963. Phòng làm việc của vua Bảo Đại nằm bên trái của lầu 2. Tường phía trên lò sưởi còn treo súng săn và những tấm hình ghi lại thú chơi xa hoa nức tiếng thời bấy giờ của cựu hoàng. Giữa căn phòng có một cây đàn piano. Sau hàng chục năm bị xuống cấp, tháng 12/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định trùng tu nâng cấp Dinh 1 và tới giữa tháng 9 đã hoàn thành giai đoạn 1. Lầu 2 có 3 phòng ngủ là phòng của bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua, phòng của Nam Phương hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang. Sau này, Ngô Đình Diệm cũng sử dụng căn phòng ngủ của vị vua cuối cùng, cho sửa sang và xây dựng lại đường hầm bí mật. Cánh cửa đi xuống hầm được nguỵ trang bằng một giá sách bên tay phải giường ngủ. Cửa thoát dẫn thẳng ra bãi đậu trực thăng phía sau đồi.

Những vật dụng trước đây như máy nghe nhạc đĩa than, kệ lò sưởi, giá sách, bàn ghế... đều được tu sửa và đặt lại nguyên vẹn như xưa. Một chiếc điện thoại khác với tai nghe và mic nói riêng biệt được đặt trong phòng làm việc của Nguyễn Đệ - bí thư của Bảo Đại - ở lầu 1.

Tại lầu 1, ngoài sảnh chính để đón tiếp, hai bên tòa nhà là hai phòng khách. Phía sau còn bốn căn phòng là phòng văn thư, phòng chuyển tiếp, vệ sinh và bếp. Cuối lầu 1 bên phải còn có một studio (phòng chụp hình) được trang hoàng ngai vàng, võng lọng sơn son thiết vàng để phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách. Phía sau lưng đồi là bãi đậu trực thăng. Lối đi ngầm nơi đây được thông vào phòng ngủ của vua Bảo Đại, đi qua các phòng điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính, có đường tỏa ra các trạm gác xung quanh dinh thự.

Tham khảo thêm: Tour Đà Lạt 3 Ngày 3 Đêm Tết 2024 giá rẻ nhất, dịch vụ tốt nhất.

Từ khóa » Du Lịch Tết đà Lạt 2022