Kinh Nghiệm đi Lễ đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh đầy đủ Từ A - Digiticket

Mỗi dịp đầu năm mới, nhiều chị em đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán lại nô nức đi lễ đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh - Ngôi đền nổi tiếng về "vay vốn" làm ăn. Vậy bạn đã biết gì về ngôi đền này? Và nếu như bạn đang có dự định dâng lễ đầu năm, vay Bà tiền âm, được lộc tiền dương thì tham khảo bài viết của Digiticket nhé. 

1. Đôi nét về đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho nằm ở ngọn núi Kho tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh. Đây không chỉ là một điểm đến mang ý nghĩa tâm linh mà còn có giá trị lịch sử nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ gồm Đình - Chùa - Đền.

Hàng năm, lễ hội đền Bà Chúa Kho thường diễn ra 14 tháng giêng Âm lịch. Vào dịp này, người dân từ nhiều nơi đổ về dâng hương, hành lễ rất đông đúc với mong muốn xin Bà phủ hộ vay vốn đầu năm, làm ăn may mắn, kinh doanh thuận lợi.

den ba chua kho bac ninh 1

Ảnh: Sưu tầm

2. Hướng dẫn đường đi đến Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Di chuyển từ thành phố Hà Nội đến đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh khoảng 1h đồng hồ. Bạn có thể đi bằng xe bus, hoặc xe riêng:

  • Đi bằng xe bus, bắt chuyến số 54, từ Long Biên đến Bắc Ninh. Hoặc xe bus số 203, từ Giáp Bát đến Bắc Ninh. Đi xe bus khá thụ động nên bạn hãy chú ý thời gian để không bị chậm trễ nhé.
  • Đi bằng xe cá nhân, từ Hà Nội di chuyển sang cầu Long Biên. Tiếp tục đi qua cầu Đuống - qua thị xã Từ Sơn là tới trung tâm thành phố Bắc Ninh. Từ trung tâm TP. Bắc Ninh bạn đi theo đường quốc lội 295B một đoạn, rồi rẽ trái theo đường Cổ Mễ là tới Đền Bà Chúa Kho.

den ba chua kho bac ninh 2

Ảnh: Sưu tầm

3. Đền Bà chúa Kho thờ ai? Sự tích Bà Chúa Kho

Nhắc đến đền Bà Chúa Kho phải kể rằng thời Lý có một người con gái vừa xinh đẹp, nết na, lại giỏi giang biết sắp xếp các công việc sản xuất và tích trữ thực phẩm giúp dân chống đói, giúp quân chống giặc.

Ngày 12 tháng Giêng năm 1077 nước ta bị quân Tống kéo sang xâm lược. Trong một lần tiếp tế cho dân, bà bị quân giặc giết chết. Vua sau khi biết tin phong cho bà danh hiệu Phúc Thần. Còn người dân, lập đền thờ tại chính kho lương thực để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn dành cho bà Chúa Kho.

den ba chua kho bac ninh 3

Ảnh: Sưu tầm

4. Kiến trúc đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng vào thời Lý và đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Vào những năm kháng chiến chống Pháp đền Bà Chúa Kho bị thiệt hại nặng nề. Mãi cho đến những năm 1978 - 1980 đền được người dân chung tay xây dựng cũng như tu sửa lại những chỗ bị hư hại.

den ba chua kho bac ninh 4

Ảnh: Sưu tầm

Hiện nay, đền Bà Chúa Kho mang nét đặc trưng của lối kiến trúc thời Nguyễn gồm gian Tiền Tế và Hậu cung, mỗi nơi đều 3 gian. Một số công trình dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi đến lưng chừng núi như: Cung đệ tam, cung đệ nhị, cổng tam môn, tiền tế,...

Bên cạnh đó, đền còn ấn tượng với kiến trúc mái vòm, hình rồng thể hiện sự trang nghiêm, độc đáo.

5. Các nghi lễ vay vốn đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Ngày 14 - 15 hàng năm vào đầu tháng Giêng chính là hội của đền Bà Chúa Kho. Những ngày này người dân từ mọi miền đất nước bắt đầu đổ về Bắc Ninh để làm lễ. Khi đến dâng lễ vay vốn bà Chúa Kho ngoài các lễ chay lễ mặn chuẩn bị trên mâm bạn cần phải ghi sớ. Trong sớ nên ghi rõ vay bao nhiêu, vay làm gì và khi nào sẽ tạ lễ. Bạn đến dâng lễ cúng bái phải thành tâm và giữ đúng lời hứa của mình.

Việc trả lễ là tùy thuộc vào lòng thành của mỗi người và không có sự bắt buộc. Tuy nhiên, bạn đã có "vay" cần phải có "trả" đúng như lời hứa. Dù bạn có làm ăn được hay không việc tạ lễ này thể hiện rõ lòng thành kính của mình.

Hướng dẫn sắm lễ đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Mâm lễ rất quan trọng thể hiện sự thành tâm của mỗi người, ngoài tiền vàng mã, bạn cần chuẩn bị lễ mặn, lễ chay đặt vào các ban thờ. Mỗi ban thờ cần có các lễ lạc riêng. Để không bị nhầm bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau nhé.

den ba chua kho bac ninh 5

Ảnh: Sưu tầm

  • Lễ chay bao gồm: Hương, trà, bánh, hoa, trái cây, oản,... cúng ban Thánh Mẫu, ban Phật và Bồ Tát.
  • Lễ mặn: Sẽ có đa dạng các món như: Gà, lợn, chả, giò, xôi... và lễ mặn này bạn chỉ được đặt duy nhất ở ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Lễ đồ sống: Trứng, gạo, muối, thịt... đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Cỗ sơn trang: Đặc sản chay ở Việt Nam như gạo nếp cẩm, đậu phụ nướng...
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Oản, quả, gương, lược, trang sức, quần áo và một số món đồ chơi dành cho cậu...
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Các món lễ phải là đồ chay.

Gợi ý trình tự dâng lễ tại đền

Đến với đền bạn phải biết được các ban thờ và trình tự dâng lễ cho đúng. Đền có 8 ban thờ trong đó có 4 gian chính là Tiền tế - Phủ Công Đồng - Đệ Nhất cung - Đệ nhị Cung. Cụ thể quá trình như sau:

  • Xem thêm: Bí kíp tham quan chùa Hàm Long
den ba chua kho bac ninh 6

Ảnh: Sưu tầm

  • Đầu tiên là đền Trình, bạn sẽ khấn với thổ công, các vị quan cai quản, xin phép đến đền hành lễ dâng hương.
  • Tiếp theo là dâng lễ đền Bà Chúa Kho: Bạn sẽ bày trí mâm lễ gọn gàng đẹp mắt, chọn vị trí để lễ rồi ra phía cửa thắp hương, nên thắp hương số lẻ như 1,3,5,7 que. Bạn nên đọc văn khấn trong quá trình thắp hương.
  • Trong quá trình đợi cháy hết một nén hương bạn có thể đi các ban khác đặt lễ, dâng hương. Khi hương đã cháy hết, bạn thắp thêm 1 nén nhang nữa, vái lạy 3 vái trước ban thờ rồi hạ lễ lấy vàng mã ra đốt.

Luư ý là phải lấy lễ từ ban chính trước hóa sớ xong mới được hạ lễ tại các ban khác trong đền mà mình đặt lễ. Những đồ lễ bạn cúng ở ban cô, cậu như lược, gương,... hãy để nguyên hoặc hỏi xem để những đồ vật này ở đâu và không nên mang về nhà sử dụng.

Văn khấn cúng đền Bà Chúa Kho 

Ngoài dâng lễ lạc đúng các ban, văn khấn cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng bạn cần lưu ý. Dưới đây là phần văn khấn để bạn tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật – Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng. – Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh. – Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu. – Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh. – Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần. – Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương. – Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh Hương tử con là:......................................................... Ngụ tại:..................................................................... Hôm nay là ngày.........................................................

Con sắm sửa kim ngân, lễ vật một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì. Sau đó bạn đọc thêm 3 lần câu Nam mô A Di Đà Phật là xong.

den ba chua kho bac ninh 5

Ảnh: Sưu tầm

6. Các lưu ý khi đi đền Bà Chúa Kho

Khi đi Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh để mọi việc được chu toàn, hoàn hảo bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Đền là nơi linh thiêng và thanh tịnh, bạn cần ăn mặc gòn gàng, lịch sự, không được ăn mặc những đồ quá hở hang gây mất thiện cảm.
  • Khi đi đền Bà Chúa Kho, sẽ phải di chuyển nhiều, không nên đi giày cao gót mà đi giày thể thao để dễ dàng di chuyển hơn.

den ba chua kho bac ninh 8

Ảnh: Sưu tầm

  • Vì đây là nơi đông người có thể sẽ có kẻ gian lợi dụng móc túi, bạn không nên mang quá nhiều tiền mặt trong người.
  • Hãy chuẩn bị trước những lễ lạc, nên mua sẵn từ nhà sẽ không bị đắt như khi mua ở đền.
  • Bạn không nên sử dụng tiền ở các ban thờ để tránh bị kẻ gian lấy mất. Hãy để vào hòm công đức để lấy số tiền đó sửa sang khi đền bị hư.
  • Ở đây ngoài dâng các lễ thì bạn còn có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian mang bản sắc văn hoá dân tộc.

Trên đây là những thông tin về đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh mà Digiticket muốn giới thiệu đến bạn. Nếu như bạn có ý định đến đền vào đầu xuân năm mới này hãy lưu lại những thông tin trên đây để có chuyến đi hoàn hảo nhé.

Ảnh đại diện: Sưu tầm

Xem thêm bài viết:
  • Kinh nghiệm tham quan chùa Phật Tích Bắc Ninh
  • Review Chùa Bút Tháp Bắc Ninh

Từ khóa » đi Lễ Bà Chúa Kho đầu Năm