Kinh Nghiệm đi Lễ đền Bà Chúa Kho “vay – Trả” Cần Biết

Mục lục bài viết

  • Thời gian lí tưởng đi lễ đền bà chúa kho
  • Phương tiện di chuyển đi lễ đền bà Chúa kho từ Hà Nội
    • Đi lễ Đền bà chúa kho bằng xe BUS từ Hà Nội
    • Đi lễ đền bà chúa kho bằng phương tiện cá nhân
  • Kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật đi đền Bà Chúa Kho
    • Trình tự đặt lễ tại đền Bà Chúa kho
    • Dâng lễ khi đi đền bà Chúa kho
    • Nên tự cầu nguyện và lễ bái đền Bà Chúa Kho
    • Hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho
  • Lưu ý về trang phục khi đi lễ đền Bà Chúa Kho
  • Đề phòng những trường hợp xấu đi lễ đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là địa danh được nhiều du khách lựa chọn để viếng thăm chiêm bái, đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán. Dưới đây là những kinh nghiệm đi lễ đền Bà Chúa Kho để vay trả mà bạn cần biết để chuyến đi thêm suôn sẻ nhất nhé.

Thời gian lí tưởng đi lễ đền bà chúa kho

Hàng năm, ngày 14 tháng Giêng mới là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, nhưng ngay từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người đã đổ về đây nườm nượp. Và kéo dài trong cả tháng Giêng

Với nghi thức “vay vốn” rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và hẹn bao lâu sẽ trả. Với quan niệm đã vay là phải trả, nên dù làm ăn có xấu hay tốt, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.

Còn nếu bạn đi vãn cảnh đền bà chúa kho thì đi vào thời gian nào cũng được hết nhé.

Phương tiện di chuyển đi lễ đền bà Chúa kho từ Hà Nội

Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại ngọn núi Kho, khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 45km về hướng Đông Bắc

Đi lễ Đền bà chúa kho bằng xe BUS từ Hà Nội

Xe bus 10A: Bến xe Long Biên – Bến xe từ sơn và ngược lại

Xe bus 54: Bến xe Long Biện – Bến xe TP Bắc Ninh Và Ngược lại

Quý khách có nhu cầu thuê xe đi đền bà chúa kho xin liên hệ 085 234 2525

Đi lễ đền bà chúa kho bằng phương tiện cá nhân

Có 2 lộ trình từ Hà Nội đi đền bà Chúa kho.

Lộ trình 1:  Hà Nội – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Trần Phú – Minh Khai – Nguyễn Văn Cừ – DT295B

Lộ trinh 2: Hà Nội – cầu Thanh Trì – Quốc lộ 1A ( Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang) – Nút giao quốc lộ 38 rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi – đến vòng xoay đồng hồ rẽ phải Lý Thái Tổ – Rẽ Trái vào đường Kinh Dương Vương – DT295B

dich-vu-cho-thue-xe-du-lich-di-den-ba-chua-kho-bac-ninh-tai-ha-noi

Kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật đi đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm bày bán phong phú rất nhiều đồ lễ dọc theo lối đi. bên cạnh những món đồ lễ mặn thì những đồ lễ khác như: vàng mã, cây tiền, cành vàng, cành bạc…được nhiều người lựa chọn.

Việc sắm sửa vàng mã bạn nên chuẩn bị trước ở nhà để có sự chủ động cũng như không bị các cửa hàng chặt chém. Bạn cũng nên chuẩn bị một lượng vàng mã vừa phải để tránh lãng phí. Lượng tiền mặt cũng nên bỏ vào hòm công đức không nên đặt lên bàn thờ các ban.

Trình tự đặt lễ tại đền Bà Chúa kho

Các bạn đi theo trình tự: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu). Đây là 4 ban chính cần đặt lễ khi đến ngôi đến này. Sau đó sẽ là các ban khác như ban Cô, ban Cậu, ban Sơn Trang…

Lưu ý trong các ban ở đền Bà Chúa Kho chỉ có ban Tứ Phủ Công Đồng là có thể sử dụng đồ lễ mặn. 

Dâng lễ khi đi đền bà Chúa kho

–  Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ mặn: Nếu muốn dùng lễ mặn thì nên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả. Hoặc có thể dùng đồ mặn là thịt lợn, thịt gà…

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà mà  đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Cỗ Sơn Trang: Gồm những đồ đặc sản chay. Không được dùng  cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban Cô, ban Cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Nên tự cầu nguyện và lễ bái đền Bà Chúa Kho

Tại đền bà chúa kho có nhiều tình trạng cúng, khấn thuê gây nên sự lộn xộn, xô bồ dù cho ban quản lý đền đã cảnh báo tới các du khách. Bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân. Đặc biệt, xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn. Bạn nên tự cầu nguyện và cúng bái để thể hiện lòng thành tâm của mình.

Dưới đây là bài văn khấn bà Chúa kho

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:…………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………

Ngày hôm nay là ngày……………………………………………………………..

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho

Sau khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban, bạn có thể vãn cảnh nơi thờ tự để đợi hết một tuần nhang. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác.

Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn Cô, ban Cậu thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này mà không đem về.

Lưu ý về trang phục khi đi lễ đền Bà Chúa Kho

Khi đến đền Bà Chúa Kho thì bạn nên mặc những bộ trang phục với các đặc điểm chung như sau:

– Đồ có màu sắc nhã nhặn không quá chói lóa và nổi bật

-Trang phục kín đáo, không nên mặc váy nếu mặc thì nên dài quá đầu gối

– Nên mặc những bộ đơn giản không quá thướt tha, dây rợ gây vướng víu bất tiện trong quá trình đi lại làm lễ.

– Bên cạnh đó bạn nên đi những loại giày dép lịch sự, gọn gàng. Do khi lễ đền thường phải đi bộ khá nhiều nên bạn hãy hạn chế đi những kiểu giày cao gót.

Đề phòng những trường hợp xấu đi lễ đền Bà Chúa Kho

– Ở những nơi đông người hoặc khi bị chen lấn xô đẩy trong đền, bạn nhớ luôn giữ túi đeo trước ngực mình. Đối với trường hợp bạn đeo ba lô đằng sau thì không nên để vật có giá trị ở bên trong.

– Chú ý không đếm tiền ở nơi công cộng vì sẽ rất dễ bị trộm giật hoặc để ý.

– Khi nghỉ ngơi tại những quán ăn ven đường, bạn hãy mang túi ba lô và túi xách của mình khi đi vệ sinh.

– Người đi lễ đền Bà Chúa Kho cần phải có thái độ và cách hành xử văn minh hơn để duy trì nét đẹp đầu xuân của người Việt Nam, vừa phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích.

Trên đây, Today Travel đã tổng hợp các Kinh nghiệm đi lễ đền Bà Chúa Kho “vay – trả” cần biết giúp các bạn có được một hành trình đến được được suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.

Từ khóa » đi Lễ Bà Chúa Kho Cần Chuẩn Bị Gì