Kinh Nghiệm đi Lễ, Viếng Mộ Chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo - Tàu Cao Tốc

Côn Đảo còn nổi tiếng với câu chuyện về vị nữ anh hùng gan dạ Võ Thị Sáu, là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, dấu tích của lịch sử. Không có gì khó hiểu khi nhiều người chọn hòn đảo này làm điểm đến cho dịp cuối năm.

Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để đi lễ, đừng bỏ qua những kinh nghiệm dưới đây.

Viếng nghĩa trang Hàng Dương là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam yêu nước trong khoảng thời gian 1862-1975. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D; trong đó mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu (hay còn gọi là mộ cô Sáu) nằm ở khu C. Mộ cô Sáu nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện, nên thu hút đông đảo du khách đến dâng lễ.

Toggle
  • Thời gian đi lễ
  • Trình tự đi lễ
  • Chuẩn bị đồ lễ
  • Trang phục, thái độ đi lễ

Thời gian đi lễ

Du khách có thể đi lễ tại nghĩa trang Hàng Dương vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, theo những khách thập phương đã từng đi lễ đồn rằng, nên viếng mộ cô Sáu vào đúng nửa đêm, tức chính giờ Tý tức là 12 giờ đêm (0h sáng). Theo họ, đó là giờ thiêng nhất. Lúc này, Hàng Dương đặc biệt đông đúc, đặc biệt là khu vực phần mộ cô Sáu.

Mộ chị Võ Thị Sáu tại Khu B2, Nghĩa trang Hàng Dương.

Tuy nhiên, thời điểm này Nghĩa trang Hàng Dương chỉ mở cửa từ 6:00 sáng đến 22:00 tối, nên bạn cần xem kỹ thời gian để thăm viếng mộ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. Hàng Dương về đêm không hề khiến du khách thấy sợ hãi, mà rất yên bình và tạo cảm giác linh thiêng huyền thoại.

Trình tự đi lễ

Đầu tiên du khách đi vào lễ đài tượng niệm (cột cao nhất ở Hàng Dương). Tại đây, du khách sẽ làm lễ chính cho các chiến sỹ cách mạng. Sau khi làm lễ tại đài tưởng niệm, du khách bắt đầu đi vào viếng mộ các chiến sỹ cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu như mộ nhà yêu nước Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh nằm tại khu A nghĩa trang Hàng Dương. Du khách đi lễ lần lượt từ khu A,đến khu B, khu C, và cuối cùng là khu D.

Ở Hàng Dương, khu D là nơi ít người vào thắp hương và lễ bái hơn các khu còn lại, do vị trí khu D ở sâu bên trong. Du khách có thể đi hoặc không. Tuy nhiên để việc đi lễ được trọn vẹn, du khách nên đi cả bốn khu thuộc nghĩa trang.

Sau khi đi hết các khu mộ, du khách tới viếng mộ cô Sáu là phần tiếp theo của quy trình đi lễ tại Hàng Dương. Buổi tối tại phần mộ của cô Sáu rất đông, du khách hãy kiên nhẫn chờ đến lượt mình vào làm lễ, tránh chen lấn, xô đẩy.

Chuẩn bị đồ lễ

Đồ lễ chuẩn bị tùy tâm, giống như đi lễ bình thường. Bạn có thể ra chợ hỏi đồ đi viếng mộ cô Sáu, chị bán hàng sẽ đưa luôn hai bộ đồ lễ. Một để viếng chung các anh hùng liệt sĩ đang được chôn cất ở Nghĩa trang Hàng Dương. Một để viếng riêng cô Sáu với đầy đủ gương, lược, quần áo, nón… kèm theo có thể là hoa tươi màu trắng, quả, bánh kẹo. Cẩn thận hơn thì bạn có thể chuẩn bị cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo, quần áo bộ đội khi ra viếng mộ liệt sỹ.

Mọi người nên dâng cho Cô Sáu một bộ mã sắc phục, nón, hài, gương, lược (khoảng 120.000đ/bộ). Dâng chung ở tượng đài mã quân phục khoảng 1000 bộ (có giá khoảng 200.000đ/10 tệp).

Khi còn sống và mãi cho đến phút giây hơi thở cuối cùng, cô Sáu cũng yêu loài hoa màu trắng.

Khi đặt đồ lễ, bạn nên để ngửa nón lá, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón, rồi đặt bộ lễ lên mộ cô Sáu. Đồ sẽ được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

Trang phục, thái độ đi lễ

Vì đây là các địa điểm tâm linh, du khách nên mặc trang phục kín đáo, lịch sử. Bạn cũng không nên nói tục, chửi thề, trêu đùa, nói cười to tiếng, đi lại.

Du khách thập phương viếng mộ chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo
4.5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Hình Anh Mộ Chị Võ Thị Sáu