Kinh Nghiệm đi Viếng Mộ Và Lễ Tạ Cô Sáu ở Côn Đảo - Danatravel

Côn Đảo là nơi chôn cất của hàng vạn chiến sĩ cách mạng của Việt Nam. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, dấu tích của lịch sử. Chính điều đó đã biến Côn Đảo thành khu du lịch tâm linh lớn nhất nhì trên cả nước. Đi lễ cô Sáu tại Côn Đảo là điều mà những du khách khi đến đây đều mong muốn.

1. Giới thiệu chung về mộ Cô Sáu:

Mộ cô Sáu thờ cúng vị nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Võ Thị Sáu. Ngôi mộ này gắn liền với câu chuyện lịch sử về một cô gái vĩ đại đã hy sinh bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc khi chỉ mới 18 tuổi. Ngày 23/01/1952, là tử tù nhỏ tuổi nhất, cô Sáu anh dũng hy sinh. Khi bị địch tra hỏi, cô dũng cảm tuyên bố: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội” hay khi bị hành hình cô vẫn thản nhiên cất tiếng hát. Cuối cùng, chúng đưa cô ra pháp trường nhưng cô chẳng sợ, cô không cần bịt mắt vì cô muốn nhìn đất nước lần cuối. Hằng năm, có rất nhiều lượt khách xa gần đến viếng thăm mộ cô Sáu tại Côn Đảo để cầu tài lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an bởi người người truyền nhau rằng mộ cô Sáu rất thiêng, cô luôn giúp đỡ những ai có tâm thiện, thành ý hướng tới cô Sáu. Mỗi người dân tại Côn Đảo đều thờ cô Sáu tại nhà, làm lễ giỗ cho cô mỗi khi đến ngày giỗ, có những người là cai ngục ngày xưa từ đất liền vào rất đông như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng,.. họ vừa kết hợp du lịch Côn Đảo vừa dâng hương lễ tưởng nhớ cô Sáu.

mộ cô sáu

2. Địa chỉ mộ Cô Sáu:

Mộ cô Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km - nơi chôn cất hơn 2.000 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, nằm gần nhà tù Côn Đảo. Vào trong nghĩa trang này, thật không khó để bạn tìm ra mộ cô Sáu bởi đây là ngôi mộ đồ sộ nổi bật so với các ngôi mộ khác. Đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác, bạn sẽ thấy ngôi mộ của cô Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào, tại khu B của nghĩa trang.

Địa chỉ: Nghĩa Trang Hàng Dương, Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

3. Phương tiện di chuyển ra Côn Đảo:

Di chuyển ra Côn Đảo bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay hoặc tàu cao tốc đều được. Hiện nay, bạn có thể đặt vé máy bay đi Côn Đảo rất đơn giản, vì có nhiều hãng hàng không khai thác chuyến bay này. Các bạn có thể tham khảo đặt vé máy bay giá tốt nhất tại: Phòng vé máy bay

vé máy bay côn đảo

Thay vì lúc trước bạn phải lênh đênh trên biển khoảng 12 tiếng để di chuyển đến được Côn Đảo bằng tàu chậm thì nay với tàu cao tốc bạn sẽ chỉ mất khoảng thời gian 2h30 – 3h30 để đặt chân được đến Côn Đảo.

Nếu bạn chọn đi từ Vũng Tàu – Côn Đảo sẽ lâu hơn nếu chọn đi từ Sóc Trăng – Côn Đảo. Thời gian di chuyển từ Vũng Tàu – Côn Đảo khoảng 3,5 tiếng. Bên cạnh đó, giá vé cũng khá cao, vào ngày thường giá vé là 660.000 vé/chiều và cuối tuần, lễ là 880.000 vé/chiều.

Còn nếu bạn chọn đi từ Sóc Trăng – Côn Đảo, có tàu xuất phát lúc 8h và 13h15 từ cảng Trần Đề, cập bến tại cảng Bến Đầm (Côn Đảo). Tàu từ Côn Đảo về đất liền xuất phát lúc 8h và 13h. Thời gian di chuyển sẽ rút ngắn lại chỉ còn 2,5 tiếng mỗi chặng với giá vé khá mềm 310.000 /vé/chiều.

tàu cao tốc côn đảo

4. Thời gian đi viếng mộ cô Sáu:

Hàng ngày vào giờ Tý (sau 22h đêm) là lúc mộ cô Sáu đông người đến dâng lễ nhất. Theo người dân trên đảo, đó là khung giờ linh thiêng, thành tâm đi lễ vào thời điểm đó ước nguyện sẽ dễ thành hiện thực.Và nếu như du khách đến Côn Đảo chỉ để trải nghiệm du lịch tâm linh với lịch trình chính là các địa điểm như trên, du khách nên chọn Tour Côn Đảo 2 ngày 1 đêm là vừa vặn về thời gian.

5. Quy trình đi lễ ở mộ cô Sáu:

5.1 Đi lễ mộ cô Sáu vào ban ngày:

Đây là khoảng thời gian bạn chỉ nên lễ trình cô Sáu và làm lễ thắp hương tưởng niệm mộ các chiến sĩ cách mạng tại nghĩa trang Hàng Dương bởi buổi tối mới là lễ chính viếng mộ cô Sáu. Đầu tiên, bạn hãy đi vào nghĩa trang Hàng Dương tới cột cao nhất là lễ đài tưởng niệm và làm lễ chính cho các chiến sĩ. Sau đó, bạn hãy đi viếng mộ các chiến sĩ, đặc biệt là các chiến sĩ tiêu biểu như: Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh. Bạn nhớ lưu ý đi hết các khu từ khu A đến khu D của nghĩa trang nhé. Sau khi hoàn thành lễ viếng mộ của tất cả các khu, bạn có thể về nghỉ ngơi hoặc khám phá các địa điểm khác ở Côn Đảo như miếu bà Phi Yến, nhà tù Côn Đảo, chùa Núi Một.

viếng mộ cô sáu

5.1 Đi lễ mộ cô Sáu vào ban đêm:

Sau khi nghỉ ngơi, khi mặt trời lặn là khoảng thời gian bạn nên tiếp tục quy trình lễ mộ cô Sáu. Nếu như bạn chuẩn bị nhiều đồ lễ viếng, lưu ý đến sớm để chuẩn bị bày đồ lễ nhé vì thời gian này mọi người đi lễ rất đông. Một điều chú ý nữa là tránh chen lấn xô đẩy, hãy kiên nhẫn đợi tới lượt của mình nhé. Trước khi viếng mộ cô Sáu, bạn sẽ ghé qua đài tưởng niệm 1 lần nữa rồi quay ra mộ cô Sáu tiến hành lễ cô. Buổi tối tại mộ cô Sáu hay nghĩa trang Hàng Dương rất huyền ảo bởi những ánh nến lung linh.

viếng mộ cô sáu

6. Cách chuẩn bị đồ lễ khi thăm mộ cô Sáu:

Bạn có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà mang đến viếng hoặc đến Côn Đảo rồi sửa soạn được vì tại đây có bán rất đầy đủ. Đồ lễ cô Sáu độ cầu kỳ cũng tùy thuộc những người có giàu kinh nghiệm đi lễ hay không nhưng vẫn cần đảm bảo những đồ sau:

Nón lá, xấp tiền vàng bạc, bộ gương lược, xấp thỏi vàng, nước suối, bó nhang, đèn cầy. Và điều đặc biệt không thể thiếu là hoa nhưng cô Sáu thích hoa trắng nên bạn hãy chuẩn bị cúc trắng hoặc hoa hồng trắng đều được. Về ngũ quả, hãy chuẩn bị 1 mâm hoặc 1 giỏ trong có quả lekima nhé. Nhiều người cầu kỳ hơn họ chuẩn bị mâm xôi hay cả con heo quay hoặc họ cúng đồ thật như: áo dài đặt may, bộ mỹ phẩm,...

viếng mộ cô sáu

Lưu ý:

- Nên để ngửa nón lá nên và đặt đồ cúng vào đó và đặt bộ lễ lên mộ cô.

- Bạn cũng nên chuẩn bị đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương. Mọi đồ lễ sau đó đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại.

- Hãy nhờ sự trợ giúp của những người dân cùng đi lễ viếng cô để có thể chu toàn về khâu chuẩn bị đồ lễ nhé

7. Những địa điểm tâm linh khác tại Côn Đảo

7.1 Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, nơi an nghỉ của hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ (chủ yếu là tù chính trị), đồng bào yêu nước đã hi sinh. Nghĩa trang rộng gần 20ha, nằm giữa rừng dương xanh ngắt, khắp nơi nghi ngút khói nhang của những người thân, khách du lịch, các đoàn ra thăm, viếng, tạo nên một không khí ấm áp, linh thiêng.

Nghĩa trang Hàng Dương

Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang gồm 4 khu chính A, B, C, D và cũng là nơi yên nghỉ của nhiều “tượng đài” yêu nước như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Không một ai đến với Côn Đảo mà không dừng chân thắp nén hương tưởng niệm công lao của các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.

7.2 Hệ thống nhà tù Côn Đảo:

Không phải là một địa điểm linh thiêng, tuy nhiên nhà tù Côn Đảo là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Trước kia “ địa ngục trần gian ” này với một hệ thống các cụm công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối …. được xây lên nhằm mục đích cải tạo, giam giữ và tra tấn các chiến sỹ cách mạng.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ám ảnh người nghe mãi về sau.

7.3  Chùa Núi Một Côn Đảo:

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964 nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh trên đảo. Ngày nay, chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện.

Chùa Núi Một Côn Đảo

7.4 Miếu bà Phi Yến (An Sơn miếu):

Thêm một địa điểm tâm linh tại Côn Đảo du khách không nên bỏ qua đó là Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải. Ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước Phi Yến.

Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt người ở đây dân lập miếu thờ bà tên gọi “An Sơn Miếu”. Người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Cải (con trai bà) đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành, dữ sắp xảy ra. Chính vì thế mà từ ngày lập miếu, không lúc nào miếu bà Phi Yến vắng bóng người hay nguội lạnh khói hương. Theo người dân đảo, người dân và khách du lịch đến đây phần lớn là để cầu an, mong bà Phi Yến ban tài phát lộc.

Miếu bà Phi Yến

8. Những điều lưu ý khi đi viếng mộ cô Sáu:

Mộ cô Sáu hay nghĩa trang Hàng Dương là điểm đến tâm linh, do đó điều quan trọng là bạn hãy chọn trang phục lịch sự, kín đáo không hở hang tránh làm mất mỹ quan nơi linh thiêng. Cùng nhắc nhở, lưu ý cho những người xung quanh để tạo văn minh về trang phục khi đi viếng mộ cô Sáu nhé.

Khi đi lễ tại mộ cô Sáu bạn không nên nói tục, chửi thề, trêu đùa, nói cười to tiếng, đi lại không nhẹ nhàng. Đây là nơi của các chiến sĩ đã an nghỉ, cô Sáu hy sinh anh dũng cũng nằm đó, hãy đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với những chiến sĩ nằm đó cũng như tạo nên nền văn minh ứng xử tại nơi linh thiêng này.

Hy vọng những thông tin mà Danatravel cung cấp trên đây đã phần nào giúp ích cho chuyến đi viếng thăm mộ cô Sáu và tham quan Côn Đảo của bạn và gia đình. Nếu bạn có những kinh nghiệm viếng mộ cô Sáu nào khác muốn chia sẻ, thì đừng ngần ngại trao đổi với Danatravel nhé!

Tham khảo Tour du lịch: Tour Côn Đảo 2 ngày 1 đêm, Tour Côn Đảo 1 ngày, Tour tham quam Côn Đảo,...

Từ khóa » đi Lễ Cô Sáu Vào Tháng Mấy