Kinh Nghiệm đổ Mái Nhà đạt Chuẩn Mà Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- 1 Tiêu chuẩn đổ mái bằng bê tông
- 1.1 1. Mác bê tông đổ mái nhà
- 1.2 2. Nên đổ mái nhà dày bao nhiêu?
- 2 Cách đổ mái nhà theo đúng quy trình
- 2.1 1. Kiểm tra cốt pha sàn mái
- 2.2 2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
- 2.3 3. Quy trình đổ mái bê tông
- 3 Lưu ý về chống thấm sau khi đổ mái nhà
Mái nhà là một phần không thể thiếu trong kiến trúc xây nhà trọn gói Hà Nội . Bởi cấu trúc cơ bản của một ngôi nhà gồm phần móng, phần khung và mái nhà. Ngôi nhà có đẹp, phù hợp với kiến trúc hiện đại sẽ phụ thuộc khá nhiều vào phần mái. Tuy nhiên, kinh nghiệm thiết kế và thi công thì không hẳn ai cũng biết!
Đổ mái nhà là khâu cuối cùng trong việc thi công phần thô của ngôi nhà. Do đó, việc thi công được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện cũng như yêu cầu của công trình. Bài viết dưới đây sẽ thông tin thêm cho bạn về những kinh nghiệm đổ mái mà bạn nên tham khảo trước khi xây dựng tổ ấm cho mình.
Tiêu chuẩn đổ mái bằng bê tông
Bê tông là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Tùy thuộc vào từng loại công trình và kết cấu mà có các loại bê tông với tỉ lệ trộn khác nhau.
Từ đó khái niệm mác bê tông ra đời. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương kích thước 15x15x15cm, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. ( Đơn vị là kg/cm2 )
1. Mác bê tông đổ mái nhà
Với nhà ở dân dụng, mác bê tông đổ mái nhà thường được sử dụng rộng rãi là mác 200(200#).
Nếu bạn mua bê tông thương phẩm hay còn gọi là bê tông tươi thì bạn chỉ cần kí hợp đồng với nhà cung cấp bê tông là mác bao nhiêu. Họ sẽ trộn theo mác đó và vận chuyển đến cho bạn bằng xe chuyên dụng
Còn với cách trộn bê tông truyền thống với máy trộn bê tông nhỏ thì chúng ta có công thức trộn như sau:
Với mác bê tông 200#, 1m3 bê tông cần:
– 350 kg xi măng PC30
– 0.48 m3 cát vàng
– 0.9 m3 đá
– 189 lít nước sạch
Loại bê tông | Xi măng PC30(kg) | Cát vàng (m3) | Đá 1×2 (m3) | Nước (lít) |
Bê tông mác 100# đá 4×6 | 200 | 0,531 | 0,936 | 170,0 |
Bê tông mác 150# đá 4×6 | 258 | 0,531 | 0,922 | 170,0 |
Bê tông mác 150# đá 1×2 | 288 | 0,505 | 0,913 | 189,6 |
Bê tông mác 200# đá 1×2 | 350 | 0,480 | 0,899 | 189,6 |
Bê tông mác 250# đá 1×2 | 415 | 0,450 | 0,900 | 189,6 |
Bê tông mác 300# đá 1×2 | 450 | 0,450 | 0,887 | 178,4 |
Bê tông mác 150# đá 2×4 | 272 | 0,508 | 0,913 | 180,0 |
Bê tông mác 200# đá 2×4 | 330 | 0,482 | 0,900 | 180,0 |
Bê tông mác 250# đá 2×4 | 393 | 0,463 | 0,887 | 180,0 |
Bê tông mác 300# đá 2×4 | 466 | 0,424 | 0,870 | 184,5 |
Tùy vào điều kiện và yêu cầu thì bạn có thể tham khảo mác bê tông khác theo bảng ở trên.
Tuy nhiên với cách trộn thủ công này, vật dụng để đong vật liệu thường là xô, thùng nên việc có những sai số nhỏ là điều không thể tránh khỏi.
2. Nên đổ mái nhà dày bao nhiêu?
Mái nhà là phần trên cùng của công trình, dồn toàn bộ khối lượng xuống khung thân và móng nhà. Phần mái có độ dày bao nhiêu bạn cũng nên cân nhắc để vừa đảm bảo các yêu cầu của mái nhà cũng nhưng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của mình.
Ngoài ra, tùy vào khí hậu từng vùng và nền đất thi công của công trình mà bạn phải tính toán đến việc đổ mái dày bao nhiêu cho hợp lý, thường là từ 10-15cm. Thêm nữa là nếu có nhu cầu làm chống nóng trên mái thì bạn cũng cần chú ý đến khoản này.
Cách đổ mái nhà theo đúng quy trình
Đổ bê tông mái phải thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cũng như kĩ thuật khi thi công.
1. Kiểm tra cốt pha sàn mái
Cốt thép phải đảm bảo đúng chất lượng và số lượng đặt ra. Các mối nối, hàn phải được gia cố chắc chắn, phải làm sạch và tránh han rỉ.
Cốt pha phải được ghép nối chắc chắn, đúng yêu cầu. Các rãnh ghép phải khớp và khít để bê tông không bị chảy ra ngoài khi thi công. Bề mặt phải đảm bảo phẳng, không bị võng hay lồi lõm.
Các thanh đỡ, dầm phải được cố định đúng vị trí, đủ số lượng tránh việc mất an toàn khi thi công.
2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Tính toán khối lượng bê tông cần dùng từ đó tính được khối lượng vật liệu, máy móc và nhân lực sao cho đảm bảo. Đặc biệt nên sử dụng loại vật liệu thép xây dựng nên được đảm bảo tiêu chuẩn. Như chúng ta đã biết thì trong kết cấu của công trình, phần móng và phần mái nhà luôn đòi hỏi sự kì công và chắc chắn nhất.
Do đó, hiện nay, các nhà kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng khuyên người tiêu dùng nên chọn loại thép gân vằn pomina. Đây là một trong những loại thép tốt nhất và hỗ trợ tối đa sự an toàn chắc chắn trong quá trình đổ mái bê tông
Chuẩn bị mặt bằng để trộn bê tông hoặc phương tiện để đưa bê tông đến.
Đảm bảo an toàn khi thi công trên cao, nơi nguy hiểm, đường điện cao thế,…
Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại cốt pha, cốt thép, dầm,…
3. Quy trình đổ mái bê tông
Nhiệt độ ngoài trời lớn sẽ làm bê tông nhanh khô. Vì vậy, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết.
Sau khi bê tông khô se, dùng ngón tay ấn xuống bề mặt bê tông để kiểm tra. Nếu vết lõm ướt thì tiến hành đầm lại 1 lần nữa. Thường là sau 2-4 giờ ta tiến hành đầm lại.
Khi nước trong bê tông đã bị ép nổi hết lên bề mặt, tiến hành rắc 1 lớp mỏng xi măng tinh. Sau đó dùng bàn xoa gỗ xoa cho phẳng tạo cho bê tông có một lớp bề mặt khó thấm nước.
Nếu trời nắng khô thì hàng ngày tưới nước làm ẩm bề mặt cho bê tông. Đảm bảo chất lượng cao nhất cũng như kiểm tra được mái nhà có bị thấm nước hay không.
Lưu ý về chống thấm sau khi đổ mái nhà
Trong quá trình thi công sẽ có những công đoạn đổ bê tông bị kém chất lượng. Hậu quả dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng mái nhà bị thấm nước.
Do đó, chúng ta cần phát hiện và xử lý kịp thời những vết thấm qua mái nhà. Phổ biến nhất vẫn là dùng các loại sơn hay dung dịch chống thấm có sẵn trên thị trường.
Đối với những vết thấm to, hay vết nứt mái có rãnh lớn thì chúng ta cần phải có quy trình chống thấm hiệu quả và an toàn. Bạn nên nhờ sự tư vấn và thi công của các đơn vị xây dựng. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý cho bạn.
Trên đây là những kinh nghiệm đổ mái nhà của các kĩ sư cũng như như rất nhiều người trong quá trình làm việc đúc rút ra được. Tuy không nhiều nhưng chắc chắn đáng để bạn tham khảo trước khi bắt tay vào xây dựng, giám sát hoặc thi công một công trình nào đó.
Từ khóa » độ Dầy Bê Tông Mái
-
Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lý Và An Toàn Nhất
-
[HỎI - ĐÁP]: Chiều Dày Sàn Bê Tông Nhà Dân Là Bao Nhiêu?
-
Nên đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lí? - Vietnam Construction
-
Giải đáp Chi Tiết Cho Khách Hàng Về Trần Bê Tông Dày Bao Nhiêu
-
Độ Dày Sàn Bê Tông Cốt Thép Tiêu Chuẩn Là Bao Nhiêu?
-
Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lý? Chọn Mác Nào Phù Hợp?
-
Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lý & An Toàn Nhất ? - Meey Land
-
Độ Dày Sàn Bê Tông Nhà Dân Dụng Là Bao Nhiêu?
-
BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH ĐỔ BÊ TÔNG DẦM, SÀN, MÁI VÀ CẦU THANG
-
Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lý Và An Toàn
-
Đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu? - Nội Thất My House
-
Sàn Nhà Dày Bao Nhiêu? Công Thức Tính độ Dày Sàn Bê Tông (CHUẨN)