Kinh Nghiệm Du Lịch Đắk Nông - Phòng Bán Vé
Có thể bạn quan tâm
Đây là những kinh nghiệm mà Toancau Travel muốn chia sẻ với các bạn có ý định đến du lịch Đắk Nông, tìm hiểu con người, nét văn hóa của vùng đất Đắk Nông một trong những địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
Vui lòng điền đủ thông tin để đặt Vé Máy Bay
- Kinh nghiệm du lịch Điện Biên
- Kinh nghiệm du lịch Đồng Nai
Là một thành phố hiện đại, Đắk Nông luôn thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan. Vẻ đẹp của cảnh quan, nhịp sống và con người Đắk Nông luôn để lại một dấu ấn khó phai cho ai từng đặt chân đến.
Vị trí địa lý
Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập từ 01/01/2004 trên cơ sở tách từ 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên 651.000 ha, dân số 400.000 người với 31 dân tộc anh em sinh sống; Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Munđunkiri của nước bạn Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Là tỉnh miền núi có độ cao khoảng 600 – 700 m, có nơi lên đến 1.970 m so với mực nước biển.
Cảnh đẹp tham quan ở Đắk Nông
Chùa pháp hoa
Chùa Pháp Hoa tọa lạc ngay trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, diện tích khoảng 800m2 được xây dựng vào năm 1957, với hai phần là chính điện và tháp 5 tầng. Kiến trúc ngôi chùa được mô phỏng theo kiểu kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên, đồng thời xen lẫn với kiến trúc nhà vườn, tạo nên khung cảnh thanh tịnh và là hội tụ của bà con phật tử.
Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi, cổng chính của chùa quay về hướng Đông Nam nhìn ra trục đường Hùng Vương, phía trước mặt là thung lũng.
Khi đứng trên khuôn viên nhìn xuống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một phong cảnh tuyệt đẹp và hùng vĩ, với những dãy núi nhấp nhô nối tiếp nhau, cây cối xanh tươi chập chùng…..Vào bên trong chùa, có thể chiêm ngưỡng pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tọa lạc trong một khoảng không gian rộng rãi, được che phủ bởi hai cây phượng lâu năm. Chánh điện chính của chùa có diện tích 160m2, bên cạnh là ngôi tháp hình tròn có năm tầng. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn được trang trí nhiều loại cây cảnh và nhiều loại hoa khác nhau, được sắp xếp hài hòa tạo cho mọi người những cảm giác thanh tịnh và yên tĩnh.
Thác Đắk Buk So-điểm du lịch tiềm năng của Tuy Đức
Dòng thác Đắk Buk So hiền hòa bắt nguồn từ khu vực hồ Thôn 2, xã Đăk Buk So hòa cùng nguồn nước từ các khe suối khác chảy qua thung lũng xen trong những ngọn đồi. Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên mát mẻ và còn hoang sơ trong vùng không gian văn hóa độc đáo, thác Đắk Buk So là địa điểm tiềm năng để khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái-du lịch cộng đồng của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Điểm đặc biệt để thác Đắk Buk So trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách là vùng không gian văn hóa đặc sắc nơi Thác tọa lạc. Nằm gần địa giới của 02 bon là: Bu Boon và Bu N’drung xã Đắk Buk So với 95% dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc M’Nông-tộc người còn lưu giữ những bộ sử thi, truyền thuyết và tập tục độc đáo mà du khách đều muốn khám phá. Những nghệ nhân âm nhạc dân gian nơi đây còn có thể chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc mà từ lâu đã là niềm tự hào của đất và người Tây Nguyên như các bộ cồng chiêng, đàn đá. Để rồi, cứ mỗi độ tết đến, xuân về hay trong những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian của bon làng như: lễ cúng đốt rẫy, lễ xuống hạt và lễ mừng cơm mới, lễ đem rơm về nhà… cả bon làng lại quây quần bên ché rượu cần, cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa bập bùng theo nhịp cồng chiêng rộn ràng và thưởng thức những món ngon đặc sản của núi rừng. Đến Đắk Nông và được hòa mình trong bầu không khí ấm áp của những lễ hội này, sẽ đọng lại khoảnh khắc khó phai trong lòng du khách dù chỉ một lần ghé thăm.
Những nét văn hóa độc đáo và tiềm năng tự nhiên hiếm có ấy là lợi thế để phát triển khu thác Đắk Buk So thành điểm du lịch sinh thái – văn hóa theo hình thái du lịch cộng đồng-một hướng phát triển du lịch hiệu quả của thế giới ngày nay. Cùng với những ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư, Đắk Nông đang hứa hẹn nhiều cơ hội triển vọng phát triển du lịch tại tỉnh nhà nói chung và thác Đắk Buk So nói riêng.
Hồ Ea Snô – thắng cảnh hữu tình
Hồ Ea Snô là một hồ nước tự nhiên còn hoang sơ, có phong cảnh sơn thủy hữu tình tọa lạc trên vùng đất thuộc xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, cách thị xã Gia Nghĩa 125km theo hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột.
Hồ Ea Snô là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú với diện tích mặt hồ rộng hơn 80ha. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, mặt hồ tựa chiếc gương bạc khổng lồ lấp lánh. Bao quanh mặt hồ lấp lánh ấy là một màu xanh ngút ngàn của những ngọn đồi nhấp nhô, bóng xa xa là núi rừng hùng vĩ. Xung quanh hồ là những cánh rừng đặc dụng với nhiều loại cây, loài thú hiếm như: rắn, ba ba, khỉ, nai, heo rừng, trăn, … Nhờ diện tích mặt hồ rộng nên hồ Ea Snô có một hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng, với các loài động vật như: tôm, tép, cua, cá, ốc, ba ba…
Khi ghé thăm hồ Ea Snô, du khách sẽ được du thuyền trên mặt hồ để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, thả hồn theo làn gió mát rượi để xua tan những lo toan, vướng bận của cuộc sống bộn bề. Từ cửa hồ, có thể du thuyền ra sông Krông Nô rồi xuôi về thác Gia Long, Đ’ray Sáp hay ngược dòng để lên Buôn Choah thăm quê hương người anh hùng cách mạng Nơ Trang Gưh. Bạn còn có thể theo dòng Krông Nô qua dòng Krông Na để về Hồ Lăk hay đến vùng Ea Rbine của Đăk Lăk để tham quan các buôn làng như: Buôn Ol, buôn Coah, buôn Leng – nơi lưu giữ nhiều truyền thuyết về Hồ Ea Snô.
Khu du lịch cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ
Khu du lịch cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ thuộc thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut (thác Trinh Nữ) và xã Đăk Sô, huyện Krông Nô (thác Đray Sap, Gia Long), cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 94km theo hướng quốc lộ 14 (đi Buôn Ma Thuột). Tổng diện tích khu du lịch cụm thác là 1.566ha, mỗi thác đều có dấu ấn riêng rất huyền bí và hoang sơ.
Đray sap – Thác khói hùng vĩ
Thác Đray Sáp là thác hạ nguồn trong hệ thống 3 thác Gia Long – Đray Nur – Đray Sáp của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Buôn Ma Thuột 30km.
Thác cao khoảng 50m, nhưng trải dài gần 100m, chặn ngang dòng sông Sêprêpôk. Có thể nói, đây là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Theo tiếng Ê Đê, Đray Sáp nghĩa là thác khói. Theo lời giải thích của người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên như vậy vì nó gắn liền với truyền thuyết nàng H’mi xinh đẹp khi đang ngồi tự tình với người yêu bên con thác thì bị quái vật nuốt chửng, biến thành những cột khói khổng lồ, còn chàng người yêu ngày đêm ngồi bên bờ suối than khóc nàng đã biến thành một gốc cây lớn vươn cánh tay lên trời và cắm sâu vào ghềnh đá.
Ngọn thác Đray Sáp ầm ầm tuôn trào suốt ngày đêm bên những vách đá sừng sững – bệ bám của hàng thăm loài dây leo như những con trăn dài khổng lồ nằm vắt vẻo lưng chừng núi. Xung quanh thác là khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học cao.
Thác Đray Sáp được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là bộ VH-TT-DL) xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1991.
Hùng vĩ thác Gia Long
Thác Gia Long là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống ba thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ của sông Sêrêpôk chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ngọn thác này có tên Gia Long bởi khi xưa vua Gia Long đã từng đến đây để nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng. Ông đã cho xẻ núi, phá rừng làm một con đường rất đẹp dẫn vào thác. Ông còn có ý định bắc một cây cầu treo qua thác, nhưng không hiểu vì sao mà cây cầu mới xây hai hố đành bỏ dở, chứng tích vẫn còn đến ngày hôm nay.
Thác có độ cao khoảng 40m, chiều dài 40m, chiều rộng mặt thác khoảng 30m, độ dốc 900. Cạnh thác là hồ tắm tiên rộng 80m2 và một hang động tự nhiên rất đẹp. Sau một hành trình khám phá rừng đặc dụng và cảnh quan thác, du khách sẽ hòa mình với dòng nước trong xanh và mát mẻ tại hồ tắm tiên để thưởng thức nét đặc sắc riêng của núi rừng Tây Nguyên.
Thác Trinh Nữ – Thiếu nữ miền sơn cước
Nằm ở trung tâm thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut, không hùng vĩ như thác Đray Sáp hay Gia Long, thác Trinh Nữ thơ mộng, nhẹ nhàng ẩn mình dưới những phiến đá ngầm đang là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến du ngoạn và ngắm cảnh.
Theo những con đường bằng đá uốn lượn quanh ngọn thác, du khách có thể nghỉ chân trong những chiếc chòi mái lá xinh xắn, nghe kể câu chuyện về người con gái đã gửi thân mình vào dòng nước bạc khi chuyện tình yêu gặp trắc trở.
Sự hấp dẫn của thác không chỉ bởi câu chuyện huyền thoại mà còn là vẻ đẹp của đá, rừng cây, thác nước và khí hậu trong lành. Không chỉ câu cá hoặc cưỡi voi đi ngắm cảnh, du khách cũng có thể vào ngủ ở các nhà chòi lợp tranh, mái nứa hay nằm chênh vênh trên các mỏm đá, được nghe tiếng chim gọi đêm lẫn trong âm thanh thác chảy và thưởng thức cái tĩnh lặng của đất trời khi cả khu rừng chìm vào giấc ngủ.
Đặc biệt, nơi đây còn có di sản địa chất Trinh Nữ với những tảng đá banzan lớn có kết cấu như than đá, mang những hình thù kỳ dị. Đến với thác Trinh Nữ, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản Tây Nguyên như cơm lam, thịt nướng, canh cá lăng với lá giang…; bàn ghế được làm từ gỗ có hình dáng tự nhiên cũng tạo nên một cảm giác khá hấp dẫn. Nhà nghỉ cũng như toàn bộ các công trình được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và trang trí theo kiểu nhà dài truyền thống của người Ê Đê và M’nông ở Tây Nguyên. Di sản địa chất Trinh Nữ đang được Bảo tàng địa chất VN nghiên cứu và xây dựng thành Công viên địa chất.
Ẩm thực Đắk Nông
RƯỢU CẦN
Trường Sơn cao ngất rừng xanh Quây quần hũ rượu, Thượng – Kinh chung cần
Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê…để tế lễ các đấng tối cao trong năm.
Rượu Ba Na được các dân tộc ở Tây Nguyên khen là ngon nhất, sau đó mới là rượu của người Ê-đê và Xơ-đăng.
Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết.
Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác… Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh.
CƠM LAM
Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.
Đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người “đầu bếp” khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những thẻ lá chuối già hườm hườm vàng đã tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa.
CÀ ĐẮNG
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó. Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v… Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
MĂNG CHUA RỪNG
Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…
CÁ LĂNG NƯỚNG THAN
Trong các món đặc sản của núi rừng, nhiều du khách rất thích món cá lăng nướng than hồng. Người dân ở đây thường bọc cá lăng trong một loại lá rừng rồi mới đem nướng. Cá lăng được đánh bắt từ dòng sông Sêrêpôk, thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai và thơm phức. Thêm một ống cơm lam, một đĩa gà nướng là bữa ăn của bạn đã mang đậm “chất” đại ngàn.
Di chuyển
Từ Sài Gòn để đến với Đắk Nông, quý khách có rất nhiều cách lựa chọn:
Cách thứ nhất: Mua vé máy bay Sài Gòn Buôn Ma Thuột , chuyến bay sẽ đưa bạn đến sân bay Buôn Ma Thuột, bạn có thể bắt xe đi Đắk Nông.
Bạn vui lòng gọi: 0913 935 235 hoặc liên hệ đại lý vé máy bay tại Đắk Nông để biết thêm thông tin chi tiết.
Từ các tỉnh khác, bạn cũng có thể lựa chọn cách mua vé máy bay đi Buôn Ma Thuột để đến với Đắk Nông
Ngoài ra, bạn cũng có thể đi Đắk Nông bằng các phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô đến Đắk Nông, cách này tiết kiệm hơn và thường thích hợp cho những bạn thích trải nghiệm và có nhiều thời gian rỗi.
Để đặt tour du lịch Đắk Nông hoặc tour du lịch biển giá rẻ bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại 0913 935 235.
Chúc bạn có một chuyến du lịch Đắk Nông thú vị và nhiều niềm vui!
Từ khóa » đắk Nông đi Sân Bay Nào
-
Đắk Nông Có Sân Bay Không? Kinh Nghiệm Mua Vé Máy Bay đi Đắk ...
-
Vé Máy Bay Giá Rẻ đi Đắk Nông
-
Vé Máy Bay Giá Rẻ Hà Nội đi Đắk Nông - MaybayGiare
-
Nên Mua Vé Máy Bay Tại đại Lý Nào ở Đắk Nông?
-
Đặt Vé Xe Từ Đăk Mil - Đắk Nông đi Sân Bay Buôn Ma Thuột
-
Đặt Vé Xe Từ Gia Nghĩa - Đắk Nông đi Sân Bay Buôn Ma Thuột
-
Đắk Nông Lại Quy Hoạch Sân Bay Cho "bằng Chị Bằng Em"
-
Đắk Nông Muốn đưa Sân Bay Nhân Cơ Vào Quy Hoạch, Bộ GTVT Nói ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Đắk Nông - (Cập Nhật 08/2022)
-
Đắk Nông Muốn Sân Bay Nhân Cơ được đón Chuyến Bay Thương Mại
-
Vé Máy Bay đi Buôn Ma Thuột 2022 Giá Rẻ Nhất Trên
-
1.311.205 ₫ Vé Máy Bay Giá Rẻ đến Tỉnh Đăk Nông, Việt Nam - KH
-
Tại Đắk Nông đăng Ký Làm đại Lý Bán Vé Máy Bay ở đâu?
-
Đắk Nông Lần Thứ 2 đề Xuất Quy Hoạch Sân Bay Lưỡng Dụng Nhân Cơ