Kinh Nghiệm Du Lịch đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh (Cập Nhật 08/2022)

Mới cập nhật

  • Yên Bái

    Hướng dẫn leo Tà Chì Nhù

  • Mù Cang Chải

    Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, Mù Cang Chải

  • Thừa Thiên Huế

    Cầu ngói Thanh Toàn, cây cầu hơn 240 năm tuổi ở Huế

  • Phú Quốc

    Tàu cao tốc đi Phú Quốc

  • Khánh Hòa

    Các món ăn ngon ở Khánh Hòa

  • Hòa Bình

    Kinh nghiệm du lịch Mai Châu, Hòa Bình

  • An Giang

    Khu du lịch núi Sam, điểm đến hấp dẫn của Châu Đốc

  • Quy Nhơn

    Quy Nhơn xanh biếc nhìn từ trên cao

  • Phú Yên

    Kinh nghiệm du lịch Phú Yên

  • Quy Nhơn

    Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Xanh

Kinh nghiệm du lịch đảo Ngọc Vừng

🏠︎Quảng NinhKinh nghiệm du lịch đảo Ngọc Vừng Kinh nghiệm du lịch đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh (Cập nhật 12/2024) ✉︎ CPI - ⏱︎ Cập nhật lần cuối: 16 tháng 12 năm 2024

Cùng Phượt – Đảo Ngọc Vừng hay còn gọi là đảo Ngọc. Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi tương truyền khu vực này xưa kia có nhiều loại ngọc trai quý hiếm, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời. Người xưa đồn rằng vào ban đêm tàu thuyền từ xa thường nhìn thấy cả ánh hào quang của trai biển trong một vùng sáng quanh đảo, vì thế có tên gọi là Ngọc Vừng. Cùng nằm trên tuyến đảo thuộc huyện Vân Đồn, nhưng so với Quan Lạn, Minh Châu, đảo Ngọc Vừng ít được du khách biết đến hơn. Hòn đảo này vẫn còn giữ nguyên được những nét hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động kinh doanh du lịch của con người. Nếu thích khám phá một trong những hòn đảo còn khá hoang sơ, các bạn nên sắp xếp du lịch đảo Ngọc Vừng càng sớm càng tốt bởi hiện nay Quảng Ninh đã đồng ý cho FLC xây dựng khu resort cao cấp trên đảo Ngọc Vừng. Trong tương lai, hòn đảo nhỏ xinh này có lẽ sẽ không còn phù hợp với dân du lịch bụi bởi mục tiêu sau khi xây dựng xong, nơi đây sẽ tập trung đón khách du lịch cao cấp.

  • Các món ăn ngon tại Quảng Ninh
  • Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn
  • Tàu cao tốc đi Ngọc Vừng
  • Kinh nghiệm du lịch đảo Cái Chiên
  • Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc từ 1301 – 1378
  • Kinh nghiệm du lịch Trà Cổ, Quảng Ninh
  • Ráng chiều lấp lánh trên biển Cô Tô

Ngọc Vừng, rồi sẽ mất đi vẻ hoang sơ bởi các dự án du lịch (Ảnh – Cháo Lươn)

©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả Cháo Lươn, Thục nữ, Linh Cao, quyduong07, Sông Đà Ngọc Vừng Hotel & Resort, mikequyets, Kiên Nguyễn, Vũ Thế Huân, lillian.stu, Cuong Van Chu, tieu.yet.1982, anhvv, Phương Thảo, Trần Anh Vũ, Hang Hoang, tangockhanhninh, FB Du Lịch Đảo Ngọc Vừng, hangcabeo và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Giới thiệu đảo Ngọc Vừng

Mục lục

  • 1 Giới thiệu đảo Ngọc Vừng
  • 2 Nên du lịch Ngọc Vừng vào thời gian nào?
  • 3 Hướng dẫn đi đảo Ngọc Vừng
    • 3.1 Phương tiện cá nhân
      • 3.1.1 Xe máy
      • 3.1.2 Ô tô
    • 3.2 Phương tiện công cộng
      • 3.2.1 Đường không
      • 3.2.2 Đường bộ
    • 3.3 Đi lại trên đảo Ngọc Vừng
      • 3.3.1 Xe tuk tuk
      • 3.3.2 Xe điện
      • 3.3.3 Xe đạp/Xe máy
  • 4 Lưu trú ở đảo Ngọc Vừng
    • 4.1 Khách sạn/Resort
    • 4.2 Homestay
  • 5 Chơi gì trên đảo Ngọc Vừng
    • 5.1 Bãi tắm Trường Chinh
    • 5.2 Khu lưu niệm Bác Hồ
    • 5.3 Thành cổ Ngọc Vừng
    • 5.4 Bến Cống Yên
    • 5.5 Hồ nước ngọt trên đảo
    • 5.6 Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng
    • 5.7 Đạp xe quanh đảo
    • 5.8 Cắm trại trên đảo Ngọc Vừng
    • 5.9 Một ngày trải nghiệm làm ngư dân
  • 6 Ăn gì trên đảo Ngọc Vừng
    • 6.1 Lẩu cá mú
    • 6.2 Ngao Ngọc Vừng
    • 6.3 Mực
    • 6.4 Tôm he nướng
    • 6.5 Ghẹ xanh Ngọc Vừng
  • 7 Lịch trình đi phượt đảo Ngọc Vừng
Chiều tím Ngọc Vừng (Ảnh – Thục nữ )

Nằm trên tuyến đảo Vân Hải, thuộc huyện Vân Đồn, Ngọc Vừng là đảo đất rộng 12km2, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống Thương cảng Vân Đồn, di tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn. Ngọc Vừng nằm giữa hai hòn đảo là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng. Từ trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng nhung, có nhiều điểm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Đảo Ngọc Vừng xưa kia có vô số các loại trai ngọc quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng biển. Người xưa kể rằng vào ban đêm, tàu thuyền từ xa thường nhìn thấy cả ánh hào quang của trai biển suốt một vùng quanh đảo, vì thế mới có tên là Ngọc Vừng.

Hòn đảo hoang sơ này, chỉ có một con đường độc đạo bằng bê tông xuyên đảo nối từ cảng Ngọc Vừng đến trung tâm đảo và chạy suốt chiều dài bãi tắm. Bãi tắm ở đây rất đẹp nước trong xanh, cát trắng mịn, bờ cát dài phẳng lặng, hoang sơ, trải dài gần 3km, uốn mình như một vầng trăng khuyết, dựa mình vào rừng phi lao.

Nên du lịch Ngọc Vừng vào thời gian nào?

Mùa hè, tuy có bão nhưng lại là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Ngọc Vừng (Ảnh – Linh Cao)

Cũng như các hòn đảo khác ở Quảng Ninh, việc du lịch Ngọc Vừng sẽ tuyệt vời hơn khi đi vào mùa hè khoảng thời gian từ tháng 4-9 bởi lúc này nhiệt độ cao thích hợp cho việc tắm biển, nước biển và bầu trời lúc này luôn mang một màu xanh rực rỡ để các bạn tha hồ chụp ảnh. Tuy nhiên, đi vào khoảng thời gian này các bạn tuyệt đối tránh những dịp biển động, ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới.

Hướng dẫn đi đảo Ngọc Vừng

Cũng như các đảo khác ở Quảng Ninh, phương tiện đi lại phổ biến ở Ngọc Vừng cũng là xe tuk tuk (Ảnh – quyduong07)

Nằm ngoài biển nên phương tiện duy nhất để di chuyển tới Ngọc Vừng là tàu. Ở Quảng Ninh có 3 bến tàu là cảng Vũng Đục (Tp Cẩm Phả), cảng Cái Rồng (Vân Đồn) và cảng Hòn Gai (Tp Hạ Long) mà các bạn có thể mua vé tàu đi Ngọc Vừng. Do vậy để lên đảo các bạn cần tới các cảng tàu này trước.

Thực tế, thường mọi người sẽ đi từ Cẩm Phả bởi thời gian ở đây đi sẽ nhanh nhất, tuy nhiên nếu các bạn muốn kết hợp du lịch Quan Lạn cùng với Ngọc Vừng, hãy đi tàu từ Hòn Gai bởi tàu từ đây sẽ đi qua Ngọc Vừng rồi mới tới Quan Lạn.

Xem thêm bài viết: Tàu cao tốc đi đảo Ngọc Vừng (Cập nhật 12/2024)

Phương tiện cá nhân

Xe máy

Với xe máy quãng đường tương đối xa, các bạn nên cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng thì hay hơn. Tuy vậy nếu muốn đi các bạn có thể di chuyển theo đường qua Bắc Ninh, Chí Linh, Tp Uông Bí, xuống đến Hạ Long thì đi theo QL18 tới Cẩm Phả.

Ô tô

Từ khi có các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với Quảng Ninh, việc di chuyển từ Hà Nội tới các địa phương này tương đối thuận lợi. Với phương tiện là ô tô cá nhân, các bạn chỉ cần di chuyển theo đường cao tốc Hà Nội – Hải Phong – Hạ Long – Vân Đồn rồi thoát ra ở nút giao Cẩm Phả. Từ đây các bạn đi theo QL 18 tới bến tàu Vũng Đục để gửi xe rồi ra Ngọc Vừng.

Phương tiện công cộng

Đường không

Đối với các bạn từ miền trong tới Quảng Ninh bằng máy bay, sau khi hạ cánh tại sân bay Vân Đồn các bạn có thể di chuyển bằng xe buýt về trung tâm thành phố Hạ Long, sử dụng taxi ra cảng Hòn Gai để mua vé tàu đi đảo Ngọc Vừng.

Đường bộ

Các tuyến xe khách chạy qua Cẩm Phả khởi hành liên tục từ bến xe Mỹ Đình, các bạn có thể tới đây bắt xe rồi sử dụng taxi hoặc xe ôm để tới cảng Vũng Đục. Nên đi các chuyến xe buổi sáng để có thể ra được đảo trong ngày.

Xem thêm bài viết: Xe khách chất lượng cao đi Cẩm Phả (Cập nhật 12/2024)

Đi lại trên đảo Ngọc Vừng

Xe tuk tuk

Cũng như các đảo du lịch khác ở Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, phương tiện đi lại phổ biến trên đảo Ngọc Vừng là xe tuk tuk. Tuy vậy do không đảm bảo an toàn nên các phương tiện này hiện nay đều đã dừng hoạt động để chuyển sang sử dụng xe điện vận chuyển du khách.

Xe điện

Là loại xe thay thế xe tuk tuk, nếu đi theo nhóm đông thì thuê 1 chiếc xe điện sẽ tiện lợi hơn rất nhiều do số lượng chuyên chở lớn.

Xe đạp/Xe máy

Do đảo khá bé nên nếu muốn các bạn có thể thuê xe đạp (hoặc xe máy nếu lười) để đi dạo quanh đảo. Tuy vậy cũng do đảo bé nên số lượng xe không nhiều, các bạn có thể hỏi người dân địa phương để thỏa thuận.

Lưu trú ở đảo Ngọc Vừng

Dịch vụ lưu trú trên đảo Ngọc Vừng trong vài năm gần đây có chút phát triển và thêm sự lựa chọn cho khách du lịch (Ảnh – Sông Đà Ngọc Vừng Hotel & Resort)

Khách sạn/Resort

Hiện nay, đến du lịch đảo Ngọc Vừng các bạn có thể đặt phòng tại các khách sạn khá đẹp với những biệt thự biệt lập dạng bungalow ngay sát biển.

Homestay

Nếu muốn chi phí thấp cũng như để tiện hơn cho việc khám phá cuộc sống của người dân trên đảo, các bạn có thể đặt các nhà nghỉ, homestay của người dân. Do là một xã đảo nên chi phí lưu trú đương nhiên sẽ đắt hơn chút ở trong đất liền.

Xem thêm bài viết: Khách sạn nhà nghỉ trên đảo Ngọc Vừng (Cập nhật 12/2024)

Chơi gì trên đảo Ngọc Vừng

Bãi tắm Trường Chinh

Bãi tắm Trường Chinh, bãi tắm duy nhất và tuyệt đẹp trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – mikequyets)

Bãi Trường Chinh là một thắng cảnh, điểm đến nổi tiếng nằm ở phía Nam đảo Ngọc Vừng. Bãi có tên gọi như vậy là bởi vì năm 1962, đồng chí Trường Chinh đã tới đây thăm quân dân trên đảo, để kỷ niệm nên người dân đã đặt tên bãi tắm đẹp nhất đảo cùng với con đường mòn kế bên là Trường Chinh.

Bãi biển trải dài gần 3km, cát trắng phẳng lì và vẫn còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ. Bãi tắm trong xanh, có độ dốc thoai mái và không quá sâu nên rất phù hợp để bơi lội. Từ trung tâm của đảo, mất khoảng 15 phút đi bộ là các bạn có thể tới được bãi tắm.

Khu lưu niệm Bác Hồ

Khu lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – Kiên Nguyễn)

Nơi đây vào ngày 12-11-1962, Bác Hồ đã đến thăm quân và dân trên đảo. Để ghi nhớ sự kiện ấy, nhân dân trên đảo đã trồng cây đa tại nơi Bác đứng nói chuyện, đến nay cây đa cành lá xum xuê, toả bóng mát rượi.

Thành cổ Ngọc Vừng

Thành cổ được xây dựng ở thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn nên nhân dân vùng này thường gọi là thành cổ Ngọc Vừng. Theo Tư liệu Khảo cổ học, thành được khởi dựng từ thời Mạc, đến thời Nguyễn được xây dựng lại đổi tên là đồn Tĩnh Hải hay còn gọi là đồn Ngọc Vừng.

Rất tiếc do tác động của thiên nhiên và con người, thành cổ Ngọc Vừng đã không còn giữ nguyên được hiện trạng. Trước kia thành cao xây bằng đá, trong giai đoạn chiến tranh, người dân lấy đá đi cộng với sự bào mòn của mưa nắng thành cổ Ngọc Vừng đã thấp xuống như vậy.

Bến Cống Yên

Bến Cống Yên cùng bến Cống Hẹp là hai bến cảng thuộc khu vực phía bắc của đảo Ngọc Vừng, đây từng là hai bến thuyền sầm uất và quan trọng nhất thuộc hệ thống Thương cảng Vân Đồn dưới triều đại phong kiến từ thời Lý đến thời Nguyễn nhưng giai đoạn hưng thịnh nhất là vào thời Lý, Trần.

Cống Yên là một trong những cảng quan trọng của Thương cảng Vân Đồn khi xưa (Ảnh- Vũ Thế Huân)

Hầu hết các tàu thuyền qua lại, trao đổi và giao lưu hàng hoá đều phải đi qua cảng Cống Yên mới đến được trung tâm Thương cảng. Do đó, Cống Yên có thể được coi là trạm trung chuyển tối quan trọng cho hoạt động thông thương thời bấy giờ, góp phần làm nên sự phát triển vượt bậc về thương mại cho đất nước. Hiện nay, Quảng Ninh đã đưa ra chính sách bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của di tích bến Cống Yên và Cống Hẹp nói riêng, cũng như hệ thống Thương cảng Vân Đồn nói chung. Có thể nói trong số các bến của Cảng Vân Đồn như bến Cái Làng, bến Cống Cái, bến Con Quy, bến Cái Cổng, bến Cống Yên, bến Cống Hẹp, bến Gạo Rang… cảng cổ Cống Yên, thuộc địa phận đảo Ngọc Vừng xinh đẹp cho đến nay đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nơi người tham quan.

Hồ nước ngọt trên đảo

Hồ nước ngọt trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – lillian.stu)

Trên đảo có đủ điều kiện tự nhiên như ở đồng bằng với một hồ nước ngọt rất rộng nên người dân có thể đủ để ưu ái cho các khoảnh ruộng nho nhỏ, các bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy một khung cảnh yên bình như một ngôi làng giữa biển.

Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng

Cột cờ Quốc Gia trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – Cuong Van Chu)

Thực chất đây là khu vực quân sự (đồi pháo 12 ly) trên đảo nên các bạn bắt buộc phải có được sự đồng ý từ bên Biên Phòng mới có thể leo lên để khám phá. Chỗ này cũng chỉ có độ cao khoảng hơn 100m, từ dưới đảo nhìn lên có thể thấy lá cờ Tổ Quốc tung bay, như một mốc tọa độ đánh dấu chủ quyền Quốc gia giữa biển.

Đạp xe quanh đảo

Đạp xe trên đảo Ngọc Vừng là một trải nghiệm cũng khá thú vị (Ảnh – tieu.yet.1982)

Trên đảo Ngọc Vừng, hiện chỉ có một con đường bê tông trải dài xuyên đảo. Con đường này nối từ bến cảng cổ Cống Yên tới trung tâm đảo và chạy suốt chiều dài bãi tắm Trường Chinh. Giữa cái không khí mát mẻ mang đậm mùi biển, cảnh vật nên thơ cùng với thiên nhiên tươi đẹp sẽ khiến bạn và team của mình có những giây phút thoải mái nhất khi đạp xe quanh đảo.

Cắm trại trên đảo Ngọc Vừng

Trong những ngày thời tiết đẹp, không có gió quá lớn, các bạn có thể lựa chọn việc cắm trại ngoài biển (Ảnh – quyduong07)

Ngọc Vừng tuy cũng có tương đối dịch vụ nhà nghỉ để phục vụ du khách nhưng nếu muốn hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống hoang sơ các bạn có thể tổ chức các hoạt động cắm trại, đốt lửa trại ngay ngoài bãi biển.

Một ngày trải nghiệm làm ngư dân

Hãy thử trải nghiêm một số hoạt động hàng ngày của người dân trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – anhvv)

Đến Ngọc Vừng vào mùa hè, bạn đừng quên một trải nghiệm thú vị là cùng ngư dân đi cào ngao hoặc xúc tép ngay trên bãi biển. Ngao Ngọc Vừng trắng, to, có vị ngọt là nguyên liệu tuyệt vời cho món lẩu hoặc nướng.

Ăn gì trên đảo Ngọc Vừng

Hải sản là thức ăn chủ yếu ở Ngọc Vừng (Ảnh – Phương Thảo)

Cũng như bất kỳ hòn đảo nào trên đất nước Việt Nam, đến với Ngọc Vừng là các bạn sẽ đến với một thế giới tràn ngập các loại hải sản, không phải 100 đều tươi nhưng khá ngon do ở những vùng biển này vẫn luôn có những người dân làm nghề chài lưới nên nguồn cung hải sản lúc nào cũng dồi dào.

Lẩu cá mú

Thưởng thức lẩu khi du lịch Ngọc Vừng sẽ phù hợp nếu bạn đi đoàn đông (Ảnh – Trần Anh Vũ)

Cá mú là món ăn không xa lạ gì đối với người dân vùng biển. Thế nhưng bằng cách chế biến dân dã, món lẩu cá mú trở thành một món ăn ngon, lạ miệng mà ít người có thể quên khi đến xã đảo Ngọc Vừng.

Món lẩu cá mú thường được người dân ở đây chế biến vào dịp cuối thu, đầu đông. Bà con bảo dịp này thịt cá mú béo và ngon nhất trong năm do nước biển nhiều thức ăn, giàu dinh dưỡng, nhiều phù sa, tốt cho cá sinh trưởng. Xã đảo Ngọc Vừng vốn có nhiều ghềnh, cồn hoặc bãi đá. Đây là nơi cá mú sinh sôi, phát triển mạnh. Và bà con dân đảo thường câu hoặc dùng những chiếc lờ để bắt cá mú dọc các rạn đá, ghềnh đá.

Ngao Ngọc Vừng

Ngao trên đảo Ngọc Vừng to và trắng vỏ (Ảnh – Hang Hoang)

Ngao Ngọc Vừng to gấp 5-6 lần con ngao ta thường thấy. Ngao Ngọc Vừng là loai ngao sạch tự nhiên ko nuôi được và ko ở đâu có loại này vì nó ở bãi cát trắng tinh. Loại ngao này ko có nhiều  và tùy từng hôm mới có, ngao ăn rất ngọt, có thể nướng, nấu cháo, nấu canh hay sử dụng khi ăn lẩu.

Mực

Ngọc Vừng có thể tự nuôi được các loại hải sản trong các lồng bè trên biển nên nguồn cung cấp khá dồi dào. Mực có thể chế biến được thành rất nhiều món như mực hấp, mực xào, đặc biệt là nếu có túi mực khô đem nướng rồi ra biển ngồi uống bia thì khá là tuyệt.

Tôm he nướng

Tôm he nướng ở Ngọc Vừng (Ảnh – tangockhanhninh)

Món tôm he nướng cùng gia vị cũng thu hút được nhiều sự quan tâm từ thực khách, tuy là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Tôm he nướng rất đơn giản: Tôm tươi sau khi rửa sạch, cắt hết râu, để cho ráo, ướp một ít tiêu, muối, hành và tỏi băm nhỏ, cùng một ít dầu ăn rồi để một lúc cho ngấm. Sau đó, xiên tôm vào xiên hoặc kẹp vào vỉ nướng, nướng trên than hoa cháy hồng.

Ghẹ xanh Ngọc Vừng

Ghẹ xanh trên đảo Ngọc Vừng (Ảnh – FB Du Lịch Đảo Ngọc Vừng)

Ghẹ là một loài hải sản được nhiều người ưa thích. Có nhiều loại như ghẹ hoa, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm… nhưng ghẹ xanh được đánh giá là có giá trị hơn cả vì to và cho thịt ngọt, thơm. Ở Quảng Ninh, ghẹ xanh thường xuất hiện ở các vùng đảo ngoài xa như Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng … và luôn là một trong những món ưa thích của khách du lịch khi tới đây.

Lịch trình đi phượt đảo Ngọc Vừng

2 ngày 1 đêm là đủ cho một lịch trình khám phá Ngọc Vừng (Ảnh – hangcabeo)

Các bạn lưu ý là lịch trình này cũng hơi ngắn ngày nhưng lại phù hợp với thời gian rảnh của các bạn đi làm (đi từ tối thứ 6 hoặc sáng sớm thứ 7, chủ nhật về lại để thứ 2 đi làm). Nếu các bạn muốn thoải mái hơn, các bạn chủ động kéo dài thời gian chuyến đi của mình.

Ngày 1: Hà Nội – Cẩm Phả – Ngọc Vừng

Đi từ Hà Nội buổi sáng sớm, nếu đi kịp thì chỉ khoảng gần trưa các bạn sẽ có mặt ở Cẩm Phả (đi xe limousine mất khoảng 3h) để kịp chuyến tàu chiều ra đảo Ngọc Vừng. Hoặc nếu không có thời gian, các bạn hãy đi từ Hà Nội vào tối hôm trước rồi nghỉ ngơi ở Cẩm Phả, sáng dậy đi sớm theo chuyến tàu lúc 7h.

Nhận phòng trên đảo, chiều ghé Bãi tắm Trường Chinh để tắm biển.

Tối về ăn uống tại nhà nghỉ hoặc có thể đặt đồ để làm BBQ ngoài bãi biển. Nếu đoàn đông thì đừng bỏ qua tiết mục đốt lửa, hát hò.

Ngày 2: Ngọc Vừng – Cẩm Phả – Hà Nội

Sáng dậy sớm ngắm bình minh, thuê xe đạp dạo chơi trên đảo. Đảo khá nhỏ nên việc đạp xe quanh đảo vào buổi sáng sớm sẽ giúp các bạn thư giãn hơn rất nhiều.

Tiếp tục khám phá các địa điểm khác trên đảo, nếu vẫn còn muốn tắm biển các bạn hãy quay lại bãi tắm Trường Chinh nhé.

Trưa về ăn trưa, nghỉ ngơi rồi bắt chuyến tàu chiều về lại Cẩm Phả.

Từ Cẩm Phả lên xe về Hà Nội.

Tìm trên Google

  • kinh nghiệm du lịch đảo Ngọc Vừng 2024
  • du lịch đảo Ngọc Vừng tháng 12
  • tháng 12 Ngọc Vừng có gì đẹp
  • review Ngọc Vừng
  • hướng dẫn đi Ngọc Vừng tự túc
  • ăn gì ở Ngọc Vừng
  • phượt Ngọc Vừng bằng xe máy
  • Ngọc Vừng ở đâu
  • đường đi tới Ngọc Vừng
  • chơi gì ở Ngọc Vừng
  • đi Ngọc Vừng mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Ngọc Vừng
  • homestay giá rẻ Ngọc Vừng

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đánh giá

Đã có 14 bình chọn và điểm trung bình là 4.9

Chưa có đánh giá nào

ngọc vừng quảng ninh

Bài xem nhiều

Kinh nghiệm du lịch Bình Liêu Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Bình Liêu

Kinh nghiệm du lịch Móng Cái Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Móng Cái

Kinh nghiệm du lịch đảo Cái Chiên Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch đảo Cái Chiên

Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô

Kinh nghiệm du lịch Minh Châu, Vân Đồn Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Minh Châu, Vân Đồn

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long Quảng Ninh Đông Bắc

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long

Bài mới đăng

Đến Xín Mần dạo bước trên thảo nguyên Suôi Thầu Hà Giang Tin tức

Đến Xín Mần dạo bước trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cùng Phượt – Nằm ở độ cao hơn 1.000 m

Đến Phương Độ ngủ nhà sàn, ăn đồ nướng Hà Giang Tin tức

Đến Phương Độ ngủ nhà sàn, ăn đồ nướng

Cùng Phượt – Những nếp nhà sàn truyền thống mái

Nơi ngắm trọn Thành phố Hà Giang Hà Giang Tin tức

Nơi ngắm trọn Thành phố Hà Giang

Cùng Phượt – Không phải thành phố nào cũng được

Cụm đá thiêng trấn giữ cửa ngõ cao nguyên đá Hà Giang Tin tức

Cụm đá thiêng trấn giữ cửa ngõ cao nguyên đá

Cùng Phượt – Địa danh Thạch Sơn Thần ở xã

Một thoáng bản người Dao ở Nặm Đăm Hà Giang Tin tức

Một thoáng bản người Dao ở Nặm Đăm

Cùng Phượt – Nặm Đăm nằm nép mình trong một

Kinh nghiệm cần biết

Kinh nghiệm đi cắm trại cho người mới Kinh nghiệm

Kinh nghiệm đi cắm trại cho người mới

Cùng Phượt – Trong những năm gần đây, phong trào

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi cắm trại Kinh nghiệm

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi cắm trại

Cùng Phượt – Trong thời gian gần đây, cùng với

Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hoả Kinh nghiệm

Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hoả

Cùng Phượt – Tàu hoả là một trong 3 loại

Kinh nghiệm làm hộ chiếu trẻ em Kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm hộ chiếu trẻ em

Cùng Phượt – Do sự phát triển mạnh của các

Từ khóa » đảo Ngọc Vừng ở đâu