Kinh Nghiệm Du Lịch Dinh Cậu Và Những Truyền Thuyết Bí ẩn

Dinh Cậu Phú Quốc có vị trí đắc địa Từ xa chúng ta đã thấy một ngọn hải đăng điểm báo tín hiệu cho tàu bè tại khu vực thị trấn Dương Đông. Dinh Cậu nằm trên một núi đá to sát cạnh một ngọn hải đăng ngay eo biển nơi tàu thuyền qua lại. Đúng như những lời đồn đại Dinh Cậu tọa lạc tại một vị trí rất đẹp trên một ghềnh đá có hình thù kỳ quái vươn ra biển. Điểm đến linh thiêng bậc nhất đảo ngọc gắn liền với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Vài nét về Dinh Cậu

Đúng như những lời đồn đại Dinh Cậu tọa lạc tại một vị trí rất đẹp trên một ghềnh đá có hình thù kỳ quái vương ra biển.. Ghềnh đá thiên tạo như trái núi hình thù rất lạ mắt, ba bề sóng vỗ, xung quanh là bãi đá lô nhô. Đỉnh núi được điểm tô bằng ngôi miếu cổ, mái ngói rêu phong. Trên nóc có đôi dòng cầu nguyện bằng sứ men lam.

Dinh Cậu nằm dưới tán sộp cổ thụ, tuổi hơn thế kỷ, bề rộng như cái lồng xanh cả bốn mùa. Có lẻ vì điều đặc biệt này không nơi nào có được nên Dinh Câu được xem như là biểu tượng tâm linh đặc trưng của đảo Phú Quốc.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Dinh Cậu là điểm đến nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá.

Theo người dân địa phương, Dinh Cậu có từ thế kỷ 17, khi những cư dân đầu tiên từ miền Trung đến định cư trên đảo. Nhiều người ra khơi gặp sóng dữ mãi không về. Đột nhiên họ thấy một mỏm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển và đã đáp được bờ. Dân đảo cho là đá thiêng lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở trước tai ương biển cả. Họ bắt đầu đến đây thờ cúng và chuyến đi ra khơi gặp sóng êm biển lặng.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Nhìn tổng quan Dinh cậu vẫn mang một nét nào đó của kiến trúc đình chùa ở miền Bắc, lớp mái ngói đỏ, cổng trụ có mái hiên cong hình thuyền. Trên nóc Dinh có đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Bên trong Dinh trang trí vô cùng lộng lẫy, trước hiên lát gạch men sạch sẽ, phía trên đắp tấm hoành phi hình bức cuốn thư ghi chữ quốc ngữ. Hai bên tường trang trí hoa giành sinh động cùng với cặp câu đối:

“Tọa đại thạch đầu quy danh hiển

Vạn cổ anh linh thông tứ hải”

Tạm dịch nghĩa: Dinh cậu nằm ở vị trí đầu mỏm đá giống như đầu con rùa hiển linh, tiếng tăm của của Dinh cậu vang danh khắp bốn phương bể trời.

Địa chỉ Dinh Cậu và hướng dẫn di chuyển

Dinh Cậu tọa lạc ở khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Nơi đây tọa lạc trên một ghềnh đá nhô ra biển. Ngay bên cạnh dinh là ngọn hải đăng sừng sững cực kì dễ nhận biết đó. Các bạn có thể di chuyển bằng taxi, grab hoặc thuê xe máy đến Dinh Cậu Phú Quốc.

Thời điểm lý tưởng để tham quan Dinh Cậu

Theo chia sẻ của những người đã từng đến Phú Quốc. Thời điểm lý tưởng để du lịch Dinh Cậu là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 4 đến tháng 6. Thời điểm này khí hậu nơi đây mát mẻ, nắng đẹp, ít mưa và rất thích hợp để tham quan, khám phá.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Ngoài ra, bạn có thể đi đến Dinh Cậu vào dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thời điểm này là mùa lễ hội ở đây nên sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị cho bạn khám phá.

| Gợi ý cho bạn: Combo 3N2Đ Sunset Beach Resort & Spa Phú Quốc + Vé máy bay chỉ với 2.729.000đ/khách

Những truyền thuyết ly kì xung quanh Dinh Cậu

Mỏm đá nhô ra từ biển Dinh Cậu

Người xưa kể lại, Dinh Cậu có vào khoảng thế kỷ thứ 17. Thời điểm mà ở Phú Quốc có những người dân đầu tiên từ miền Trung đến ở. Vào thời điểm đó, nhiều ngư dân đi biển gặp sóng gió không thể về được.

Giữa lúc đó họ đã thấy một mỏm đá từ từ nổi lên ở cửa biến và đáp được vào bờ. Cư dân ở đây xem đó là núi thiêng. Và họ đã lập miếu để thờ, nhằm cầu mong thần linh sẽ che chở để tránh những tai ương của biển khơi. Mỗi người dân nơi đây khi ra khơi đều đến đây thắp hương và cầu xin. Kết quả là chuyến đi của họ sóng êm biển lặng. Tiếng lành đồn xa và từ đó trở đi tục thờ cúng ở mỏm đá bắt đầu hình thành. Mỏm đá đó được đặt tên là Dinh Cậu.

Bà chúa Thủy và 2 cậu con trai

Dinh Cậu Phú Quốc có liên quan đến tục thờ Mẫu và Cậu Tai (con trai út được bà cưng nhất). Trong quá trình Nam tiến khai hoang, người ta đã gọi lệch đi từ “Cậu Tai” thành “Cầu Tài”. Điều này cho thấy được bước phát triển trong tư duy của những người dân khai hoang năm xưa.

Ở cổng lên núi có một ngôi miếu Thổ thần. Bên ngoài của miếu là bàn thờ “thông thiên”. Bên trong miếu có tượng 3 người thuộc về tín ngưỡng của người Chăm, đó là bà Chúa Ngọc, Cậu Tài và Cậu Quý. Miếu hoàn toàn không thờ tượng của Long Vương như tên miếu.

Hiện tại, có rất nhiều giai thoại liên quan đến vùng đất này được mọi người lưu truyền từ Nam chí Bắc. Tất cả đều xuất phát từ việc thờ sai đối tượng của miếu. Các giai thoại hiện đại cho rằng, Cậu Tài và Cậu Quý chính là linh thần tại Dinh Cậu. Và theo lưu truyền, 2 người này rất mê đá gà và cờ bạc. Cũng chính vì suy nghĩ đó mà rất nhiều “dân cờ bạc” khắp nơi đã đến đây cúng viếng và cầu xin vận may.

| Bạn đã biết: Tiết canh vịt xưa rồi, thử ngay tiết canh cua khi đến Phú Quốc nhé!

Người truyền đạo ẩn cư tại hang Dinh Cậu

Hồi đầu thế kỷ XX có một người đàn ông lạ xuất hiện tại ngôi miếu Long Vương. Lúc đầu, ông tá túc trong miếu, tự làm các công việc quét dọn, nhang đèn. Ông tịnh khẩu, không nói chuyện mà chỉ ra dấu nên không ai biết quê quán, gốc gác ở đâu.

Mọi người ở đây đoán ông là người ở đất liền ra đảo để tu hành. Thời gian sau đó ông không ở miếu mà chuyển xuống hang ở dưới hòn đá lớn để ở ẩn. Và ông đã dùng đá để lấp cửa hàng. Người dân đảo sợ ông chết đói đã đem cơm đến để trước cửa hang. Nhưng đến ngày hôm sau thấy cơm vẫn còn y nguyên.

Ông ta ẩn tu suốt 2 năm liền như thế. Một ngày nọ, người ta thấy ông ra khỏi hang, trở lên miếu Long Vương tiếp tục công việc của một thủ từ. Lần xuất hiện này, ông chịu nói chuyện nhưng rất kiệm lời. Mỗi khi mở miệng, ông thường tiên tri hậu vận cho những người đến miếu Long Vương lễ bái. Vào những ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng tháng, ông ta tự ngồi giá, lên đồng để phát lộc cho các ngư phủ đến cúng.

Truyền thuyết về Gia Long bôn tẩu Tây Sơn

Ở thời nhà Nguyễn có truyền thuyết cho rằng “Cậu Tài, Cậu Quý” là hai anh em ruột. Họ chính là con của Thánh Mẫu Chúa Ngọc Nương Nương. Truyền thuyết này có nguồn gốc từ Nha Trang, phát sinh cùng thời gian với miếu Long Vương tại Phú Quốc.

Có một truyền thuyết khác cho biết. Vào năm 1777 Nguyễn Ánh đã bị quân Tây Sơn truy đuổi. Ông đã đến lánh nạn ở đảo Phú Quốc. Tàu của ông đã mắc cạn ở rặng đá ngầm. Và trong lúc gặp nguy, Nguyễn Ánh và tùy tùng đã cầu Bà Chúa Ngọc phù hộ tai qua nạn khỏi. Ông cũng hứa sau khi lấy lại vương triều sẽ phong “Thượng Đẳng Linh Thần” cho bà.

Sau khi cầu khấn xong, bỗng xuất hiện một ngư phủ ở bờ thấy tàu mắc cạn và dùng dây kéo tàu ra khỏi khu vực gặp nạn. Mọi người đều được an toàn. Ngay lúc đó, Nguyễn Ánh phong cho ngư phủ chức “đội”. Sau này, Nguyễn Ánh đặt tên đây là mũi Ông Đội.

Khi lên được bờ, Nguyễn Ánh đã dùng kiếm cắm xuống khe đá ở ven bờ để lấy nước ngọt. Đồng thời, ông in dấu giày lên tảng đá để lại chứng tích. Và giữ đúng lời hứa, sau khi lấy được vương triều, ông đã phong chức cho bà Chúa Ngọc và xây dựng điểm thờ ở Dương Đông. Do đó, thông tin Dinh Cậu thờ Cậu Tài, Cậu Quý là chính xác. Nhiều người còn khẳng định, ở mũi Ông Đội vẫn còn dấu tích của Nguyễn Ánh để lại.

Thực tế và truyền thuyết tại Dinh Cậu có đồng nhất?

Các nhà nghiên cứu ở Phú Quốc đã phủ nhận truyền thuyết kể lại. Họ đã đến mũi Ông Đội để xác tín thông tin. Ở đây có mũi đá nhô ra biển, cảnh sắc rất hoang sơ. Tại đây vẫn còn hiện vật của Nguyễn Ánh như ngai vua, giếng ngự, dấu giày và ngôi miếu thờ.

Song ngai vua giống như phiến đá có hình giống ghế bành. Giếng ngự chỉ là mạch nước từ khe chảy ra, được người dân địa phương xây xi măng bao quanh. Dấu giày như có người chạm khắc. Riêng ngôi miếu thì có thể đã tồn tại từ lâu.

Và miếu thờ của vua Gia Long đã xác nhận rằng, Dinh Cậu không có liên quan đến việc Nguyễn Ánh ra đảo. Bởi nếu ông có sắc phong, thì ông cũng sẽ trao cho nơi ông từng ở, đó chính là mũi Ông Đội. Bên cạnh đó, nếu tính theo đường chim bay thì khoảng cách từ mũi Ông Đội đến Dinh Cậu là hơn 15km.

> > > Xem thêm: Vẻ đẹp văn hóa và con người ở Phú Quốc

Du lịch Dinh Cậu không nên bỏ qua điều gì?

Chiêm bái miếu Dinh Cậu

Miếu còn có tên gọi khác là miếu Long Vương. Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1937 và là biểu tượng của Phú Quốc. Du khách sẽ phải chinh phục 29 bậc đá để lên miếu.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Vì vậy, miếu Dinh Cậu ở Phú Quốc trở thành nơi thờ cúng linh thiêng, điểm du lịch tâm linh nổi bật không chỉ cho người dân ở trên đảo, mà cho cả du khách đến đây.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Song có một điều bạn cũng cần lưu ý. Khi vào miếu, bạn nên ăn mặc những bộ quần áo kín đáo, lịch sự. Bởi đây là địa điểm tân lịch cần thể hiện sự tôn trọng và thành kính.

Ngắm hoàng hôn

Đặc biệt, nơi đây còn là một điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp. Cảnh sắc nơi đây vào thời điểm hoàng hôn vô cùng lãng mạn và huyền ảo, khó có thể diễn tả bằng lời. Nền trời đỏ rực, có sự chuyển đổi màu sắc từ đỏ sang tím rồi từ từ chuyển sang màu đen.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Tham quan chợ đêm Dinh Cậu

Đến Dinh cậu Phú Quốc bạn có cơ hội được thưởng thức nhiều món ngon, sản vật đặc trưng nơi đây. Đến tối dạo một vòng chợ đêm Dinh cậu để biết thêm đời sống của người dân nơi đây. Chợ còn bày bán nhiều đồ lưu niệm, đồ sản vật của địa phương.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những gian hàng ẩm thực khi đến với chợ. Chợ Dinh Cậu ở Phú Quốc có vô vàn các món ăn khác nhau, nhìn rất kích thích vị giác. Bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại hải sản cực tươi ngon. Giá các loại hải sản thì cực kì “hạt dẻ”, ăn thả ga mà không lo cháy túi.

Kinh Nghiem Du Lich Dinh Cau Va Nhung Truyen Thuyet Bi An

Chợ hoạt động từ 19:00 – 23:00 pm, nằm trong trung tâm thị trấn sầm uất. Không khí buôn bán rất sôi động, tiểu thương hiệu khách thân thiện.

Tác giả: Lê Như Phương

Từ khóa » Sự Tích Dinh Cậu ở Phú Quốc