Kinh Nghiệm Du Lịch Pù Luông (Cập Nhật 08/2022) - Cùng Phượt

Mới cập nhật

  • Kon Tum

    Hai nhà thờ gỗ lâu đời ở Kon Tum

  • Quảng Ninh

    Chợ tình ở vùng cao Quảng Ninh

  • Kinh nghiệm

    Biển báo nguy hiểm đường bộ Việt Nam

  • Sài Gòn

    Những quán cà phê danh tiếng lâu năm ở Sài Gòn

  • Quảng Ninh

    Bãi đá Móng Rồng vạn người mê ở Cô Tô

  • Nghệ An

    Vẻ đẹp Tây Nghệ An qua lăng kính của bác sĩ 9x

  • Việt Trung

    Mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 601 – 700

  • Đà Lạt

    Nguyệt Vọng Lầu, góc sống ảo mà bạn trẻ nào cũng check-in khi đến Đà Lạt

  • Bạc Liêu

    Cánh đồng muối ở Bạc Liêu đẹp như tranh vẽ

  • Mù Cang Chải

    Lại một mùa nước đổ Mù Cang Chải

Kinh nghiệm du lịch Pù Luông

🏠︎Thanh HóaKinh nghiệm du lịch Pù Luông Kinh nghiệm du lịch Pù Luông (Cập nhật 1/2025) | Phượt Pù Luông tự túc ✉︎ CPI - ⏱︎ Cập nhật lần cuối: 29 tháng 12 năm 2024

Cùng Phượt – Pù Luông trong tiếng Thái là đỉnh núi cao nhất. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, Thanh Hóa có diện tích hơn 17.600 ha cùng hệ động thực vật phong phú. Với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nhiệt đới, nơi đây là một trong những điểm du lịch Tây Bắc thu hút được rất nhiều bạn trẻ. Trước kia, Pù Luông chỉ hấp dẫn với một nhóm nhỏ các bạn trong cộng đồng du lịch bụi do đây là một địa điểm khá khó khăn trong việc đi lại, vài năm trở lại đây Pù Luông nổi tiếng hơn do những hình ảnh về khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat được chia sẻ nhiều hơn trên mạng. Để thuận lợi hơn cho các bạn trong việc khám phá Pù Luông, Cùng Phượt team chia sẻ một số thông tin cần thiết để các bạn tham khảo.

  • Giếng Vua 600 tuổi ở thành nhà Hồ
  • Homestay ở Thanh Hóa
  • Cố đô Lam Kinh nhìn từ trên cao
  • Các món ăn ngon ở Thanh Hóa
  • Lịch trình tự lái Hà Nội Đà Nẵng
  • Kinh nghiệm du lịch biển Hải Hòa, Thanh Hóa
  • Thuê xe máy ở Thanh Hóa

Là một phần của Thanh Hóa nhưng thực chất Pù Luông mang khá đầy đủ đặc trưng của vùng cao Tây Bắc (Ảnh – Annie Pham)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả Annie Pham, alovablelife, h.x.o.a.i_, Sang Huynh Cong, Fabb & Alice, johnlechnerart, aurelgiraud, Tuyết Trang, Lê Lên, Chiến Phạm, Flycam Thanh Hóa, Khổng Hoàng Giang, local_vietnamese, Ngô Huy Hòa nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Giới thiệu về Pù Luông

Mục lục

  • 1 Giới thiệu về Pù Luông
  • 2 Nên du lịch Pù Luông thời gian nào?
  • 3 Hướng dẫn đi tới Pù Luông
    • 3.1 Phương tiện cá nhân
    • 3.2 Phương tiện công cộng
      • 3.2.1 Ô tô
      • 3.2.2 Máy bay
  • 4 Lưu trú ở Pù Luông
    • 4.1 Resort
    • 4.2 Homestay
  • 5 Chơi gì khi đến Pù Luông
    • 5.1 Bản Kho Mường
    • 5.2 Hang Kho Mường
    • 5.3 Bản Đôn (Xã Thành Lâm)
    • 5.4 Bản Son Bá Mười
    • 5.5 Bản Hiêu
    • 5.6 Thác Hiêu
    • 5.7 Thác Muốn (Xã Điền Quang)
    • 5.8 Chợ phiên Phố Đoàn
    • 5.9 Đỉnh núi Pù Luông
  • 6 Ăn gì ở Pù Luông
    • 6.1 Lợn cỏ nướng
    • 6.2 Gà đồi
    • 6.3 Vịt Cổ Lũng
    • 6.4 Cá nướng
    • 6.5 Măng ngọt
  • 7 Lịch trình du lịch Pù Luông
Pù Luông là một trong hai khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thanh Hóa (Ảnh – alovablelife)

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương 25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa với huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).

Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Năm loại kiểu phụ rừng chính tồn tại do kết quả của sự đa dạng độ cao và các tầng chất nền: rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60–700 m); rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); rừng lá rộng chân núi đá vôi (700–950 m); rừng lá kim chân núi đá vôi (700–850 m) và rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m). Khu bảo tồn cũng tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp. Nằm cách không xa Vườn Quốc gia Cúc Phương, Pù Luông có sự tương đồng cao về khu hệ động thực vật so với Cúc Phương.

Hai địa điểm có tiềm năng khai thác thành khu nghỉ mát ở là điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m tại khu vực xã Thành Sơn.

Nên du lịch Pù Luông thời gian nào?

Nếu may mắn, các bạn có thể có những khoảnh khắc rất đẹp khi đến Pù Luông (Ảnh – h.x.o.a.i_)

Là một khu vực vùng cao với các cánh rừng nguyên sinh bao quanh, khí hậu ở Pù Luông khá dễ chịu kể cả giữa những ngày hè oi bức. Để có một chuyến đi thoải mái, các bạn có thể cân nhắc và sắp xếp khám phá Pù Luông vào những khoảng thời gian như

  • Cuối tháng 5 đầu tháng 6 là dịp bắt đầu vụ lúa mới, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên.
  • Tháng 9 và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng.
  • Giữa hè cũng là thời điểm đẹp để đi Pù Luông (tuy hên xui là có thể gặp phải dịp mưa bão miền Bắc),  do Pù Luông thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh nên không khí và thời tiết ở đây giữa những ngày hè vẫn khá mát mẻ.

Hướng dẫn đi tới Pù Luông

Đường tới Pù Luông hiện giờ tương đối đẹp, các bạn có thể di chuyển bằng ô tô hay xe máy đều rất thuận lợi (Ảnh – cungphuot.info)

Không có các tuyến xe khách trực tiếp tới Pù Luông nên nếu các bạn muốn sử dụng phương tiện công cộng để tới đây khá là vất vả, các bạn nếu muốn đi xe khách sẽ phải sử dụng kết hợp giữa nhiều loại phương tiện với nhau. Thuận tiện nhất các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) xuất phát từ Hà Nội. Một lựa chọn khác cho những bạn yêu thích vận động là đạp xe từ Mai Châu (có thể thuê xe đạp ở Mai Châu) khám phá Pù Luông và nghỉ lại đây 1 đêm.

Phương tiện cá nhân

Sử dụng phương tiện cá nhân, các bạn sẽ chủ động hơn (Ảnh – cungphuot.info)

Các bạn có thể đi Pù Luông thành một cung đường vòng tròn để tránh đi và về trên cùng một đường. Từ Hà Nội đi theo đường QL6 đi Hòa Bình, lựa chọn một trong 2 đường qua thung lũng mây Lũng Vân hoặc qua Bản Lác Mai Châu rồi tới Pù Luông.

Khi về từ Pù Luông các bạn đi theo QL15C và QL217 về suối cá thần Cẩm Lương, từ đây chạy men theo đường Hồ Chí Minh về đến ngã tư Xuân Mai (QL6) về lại Hà Nội. Lúc về nếu có thời gian hoặc các bạn có thể kết hợp thêm hẳn 1 ngày để khám phá Cúc Phương.

Phương tiện công cộng

Ô tô

Từ Hà Nội, các bạn có thể bắt xe đi Bá Thước (Thị trấn Cành Nàng), thường các xe chỉ đến trung tâm huyện, từ đây còn khoảng gần 20km mới đến được Pù Luông, các bạn có thể thuê xe ôm để vào đây. Từ bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình có xe của nhà xe Hoàng Phương 0973737778 đi Bá Thước hàng ngày.

Ngoài ra, hiện tại trên các hội nhóm group luôn có rất nhiều đơn vị bán kèm combo xe đi lại cùng ăn ngủ nghỉ tại Pù Luông cho các bạn lựa chọn. Với những bạn không có phương tiện cá nhân thì đây có thể coi là một gợi ý khá phù hợp.

Máy bay
Từ Sài Gòn nếu muốn đi Pù Luông các bạn cần bay tới Thanh Hóa, các chuyến bay dừng tại sân bay Thọ Xuân (Ảnh – Sang Huynh Cong)

Với các bạn ở  Sài Gòn và các tỉnh miền Trung, nếu muốn đi Pù Luông các bạn có thể lựa chọn bay tới Thanh Hóa  rồi thuê xe máy ở sân bay Thọ Xuân, di chuyển từ đây đi Pù Luông. Từ sân bay cứ theo QL15 các bạn sẽ tới Pù Luông, quãng đường khoảng 100 km và tùy điều kiện thời tiết và khả năng đi xe của bạn mà có thể mất khoảng 4-5 tiếng.

Nếu muốn kết hợp thêm các địa điểm du lịch khác ở Thanh Hóa, các bạn có thể ghé qua khu tích Lam Kinh và Suối cá thần Cẩm Lương. 2 địa điểm này đều nằm trên hành trình tới Pù Luông, có điều nếu đi theo hướng này thì cần điều chỉnh lộ trình một chút, đi theo QL15 và QL217, quãng đường thực tế hầu như không thay đổi nhé.

Lưu trú ở Pù Luông

Resort

Pù Luông hiện giờ có khá nhiều resort với view đẹp, tiện ích vô cùng đầy đủ (Ảnh – cungphuot.info)

Cùng với việc thu hút được thêm nhiều du khách, số lượng các khu nghỉ dưỡng tại Pù Luông ngày càng nhiều. Các khu nghỉ dưỡng được xây dựng xung quanh các tuyến điểm du lịch với đầy đủ các tiện ích tương đối cao cấp như nhà hàng, bể bơi…. Với những bạn không quen ở homestay, đây sẽ là phương án tốt nhất

Một số khu nghỉ dưỡng tốt ở Pù Luông

Khách sạn ở giảm giá trong tháng 1

RESORT Pu Luông Natura Bungalows Địa chỉ: Bản Đôn, Bá Thước, Thanh Hoá Điện thoại: 0971336650 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

RESORT Pu Luong Home Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá Điện thoại: 094 338 87 18 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

RESORT Pu Luong Eco Garden Địa chỉ: Làng Bảng, Bá Thước, Thanh Hoá Điện thoại: 098 712 91 29 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

KHÁCH SẠN Pu Luong Ecolodge Địa chỉ: Bản Đôn, Bá Thước, Thanh Hoá Điện thoại: Đang cập nhật Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với booking

RESORT Pu Luong Boutique Garden Địa chỉ: Bản Đôn, Bá Thước, Thanh Hoá Điện thoại: 0869641813 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Homestay

Homestay ở Pù Luông hiện giờ cũng được xây dựng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của du khách (Ảnh – cungphuot.info)

Loại hình lưu trú phổ biến nhất chính là homestay của người dân ở Pù Luông, các bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, ăn và thưởng thức các món đặc sản do chính người dân ở đây chuẩn bị. Pù Luông khá rộng, tùy thuộc vào hành trình của đoàn mình mà các bạn có thể chọn một trong các bản của người dân ở đây làm địa điểm lưu trú chính. Hiện nay, homestay ở Pù Luông đa phần nằm ở địa bàn các xã Cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao của huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nếu không muốn ngủ ở trong vùng lõi Pù Luông, các bạn cũng có thể tham khảo danh sách các nhà nghỉ ở Bá Thước để tìm địa điểm phù hợp.

Chơi gì khi đến Pù Luông

Bản Kho Mường

Kho Mường là địa điểm mà hầu hết các bạn vào Pù Luông đều ghé qua (Ảnh – Fabb & Alice)

Trên hành trình lên đỉnh Pù Luông hùng vĩ, có một thung lũng rất đỗi nguyên sơ và mộc mạc mang tên Kho Mường. Đây là một trong những bản vùng cao, khó khăn nhất của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước nhưng lại có tiềm năng rất lớn về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.

Kho Mường là một thung lũng nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ít chịu ảnh hưởng tác động của con người nên vẫn giữ được những nét rất hoang sơ, thơ mộng vốn có. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân tộc Thái, với 230 nhân khẩu. Bản Kho Mường nằm cách biệt với các bản khác trong vùng, cách UBND xã Thành Sơn chừng hơn 2km nhưng chặng đường vào bản không hề đơn giản. Đường đi lại gập ghềnh là thử thách đối với các “phượt thủ” thích khám phá nơi đây.

Dễ dàng bắt gặp những guồng nước của người dân bản như thế này trên đường vào Pù Luông (Ảnh – johnlechnerart)

Nhìn từ trên cao xuống, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp hút hồn, những ngôi nhà sàn nằm sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh bản là một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả hiện lên như một bức tranh của chốn “bồng lai tiên cảnh”. Người dân trong bản chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, ngô, sắn… sản phẩm làm ra cũng chỉ phục vụ cho bữa cơm hằng ngày. Nhờ vào những gì thiên nhiên đã ưu ái ban tặng, người dân đã biết đầu tư xây dựng những ngôi nhà sàn khang trang để đón khách du lịch đến tham quan. Đến với Kho Mường, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái, hòa mình vào cuộc sống dân dã, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị núi rừng như: Cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, kiệu muối chua và thịt vịt luộc…

Hang Kho Mường

Hang Dơi Kho Mường cũng rộng và đẹp kém gì hệ thống hang động Quảng Bình đâu các bạn nhỉ (Ảnh – aurelgiraud)

Hang Kho Mường là một trong số hang động có vẻ đẹp hấp dẫn trong quần thể các hang động được phát hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những khối nhũ đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước làm nên hang động này. Hang có mối liên hệ với hệ thống sông dưới lòng đất với chiều dài khoảng 2,5 km về phía Bắc và dẫn nước từ Kho Mường qua làng Pốn thuộc xã Lũng Cao. Hệ thống sông suối chảy trong lòng hang là đặc điểm chung được biết tới của các khu vực núi đá Kart, nó tạo ra sự kết nối giữa các thung lũng lòng chảo bằng sự liên kết của các dòng chảy. Hang Kho Mường còn là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, ít nhất có 4 loài dơi trú ngụ trong hang này ở các thời điểm khác nhau của năm. Càng đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang dơi.

Bản Đôn (Xã Thành Lâm)

Ruộng bậc thang ở Bản Đôn (Ảnh – Tuyết Trang)

Bản Đôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống với 285 nhân khẩu (80 hộ). Khoảng 2 năm trở lại đây, khách du lịch trong và ngoài nước đến với bản Đôn ngày một nhiều. Bản Đôn có không gian yên bình, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân bản địa, như: măng rừng, vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, rau bí, ngọn su su… đặc biệt là sự chân thành, mến khách của đồng bào địa phương.

Bản Son Bá Mười

Đường vào Son – Bá – Mười (Ảnh – Lê Lên‎)

Son Bá Mười là 3 bản vùng cao của xã Lũng Cao. Nơi này cách trung tâm thành phố khoảng 130 km về phía Tây Bắc và được ví như một Sa Pa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 1822 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp.

Son – Bá – Mười còn được gọi với cái tên khác là khu Cao Sơn, nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ. Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình.

Đặc biệt, Son – Bá – Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.

Bản Hiêu

Vẻ đẹp yên bình của bản Hiêu (Ảnh – cungphuot.info)

Bản Hiêu là một bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc theo hai bên bờ suối. Cứ mỗi khi có một ghềnh thác đẹp, những nóc nhà sàn lại dày hơn tạo nên một khung cảnh suối thác – nhà sàn đẹp như tranh thủy mặc. Cả khúc suối tính từ đầu bản đến cuối bản chỉ chừng gần cây số nhưng có tới 5 thác nước, thác nào cũng đẹp và chẳng thác nào giống thác nào. Vì vậy, người dân trong bản gọi chung tất cả những thác nước ấy là thác Hiêu và thân thương gọi con suối ấy với tên gọi “dòng Hiêu” chứ không gọi là suối Hiêu như cách thông thường.

Thác Hiêu

Thác Hiêu (Ảnh – cungphuot.info)

Thác Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. ây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.

Nơi khởi nguồn của dòng suối Hiêu là từ một hang đá thuộc dãy núi đá hùng vĩ của khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, là mẫu quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái Karst, là khu vực đất thấp duy nhất còn lại rừng sinh cảnh núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Theo người dân trong vùng suối chảy quanh năm không bao giờ cạn.

Chiều dài dòng thác khoảng 800 m. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng. Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một hồi lội thác trở về, du khách nên ra đây tắm rửa. Mực nước ở đây chỉ hơn 1 m, phía dưới là cát nên ai ưa mạo hiểm có thể thỏa sức bay nhảy. Nơi đây đã hình thành một điểm du lịch, có hệ thống nhà sàn cho du khách nghỉ dưỡng. Nằm trên nhà sàn với vài chiếc gối tựa, du khách ngắm cảnh núi rừng, tận hưởng những giờ phút thư thái tuyệt vời.

Thác Muốn (Xã Điền Quang)

Thác Muốn (Ảnh – Chiến Phạm)

Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ trong các khe núi đá trên đỉnh núi Muốn có độ cao hơn 300m chảy vào lòng một thung lũng rộng vài ha, rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào dòng Mã giang hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn, đổ ra biển rộng.

Thác Muốn cách Phố Đoàn khoảng hơn 20km, các bạn có thể tìm địa điểm này trên Google Maps nhưng nhớ ghi rõ Thác Muốn Điền Quang Bá Thước để phân biệt với một thác khác cùng tên và cùng huyện.

Chợ phiên Phố Đoàn

Chợ phiên Phố Đoàn nhìn từ trên cao (Ảnh – Flycam Thanh Hóa)

Phố Đoàn là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng cùng người dân ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn… tỉnh Hòa Bình.

Điều làm nên sức hút cho khách du lịch khi chơi chợ là nét văn hóa mua bán trao đổi hàng hóa ngang giá trị. Đôi khi, họ không giao dịch bằng tiền, chẳng hạn một con gà có thể đổi lấy hai chục trứng với mớ rau mà hai bên đều thấy thoải mái, vui vẻ. Chỉ cần “ưng cái bụng” là mua ngay, ít khi thấy trả giá, đòi thách.

Đỉnh núi Pù Luông

Bình minh trên đỉnh Pù Luông (Ảnh – Khổng Hoàng Giang)

Đây là một trong những đỉnh núi mà dân trekking ở Việt Nam thường chọn để chinh phục. Đỉnh cao 1700m và mất khoảng 6-8 tiếng trong điều kiện thời tiết tốt để có thể lên đến đỉnh. Các bạn có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống nghỉ ngơi qua đêm, hôm sau có thể xuống núi.

Ăn gì ở Pù Luông

Việc ăn uống ở Pù Luông khá đơn giản, đa phần các món ăn ngon ở Pù Luông các bạn sẽ được thưởng thức ngay tại homestay nơi mình ở. Người dân sẽ chuẩn bị tất cả những món ăn này theo số lượng đoàn của bạn, các loại thịt cá được bày ra mâm trên những khay lá (cỗ lá), ăn kèm có thể là cơm hoặc xôi nếp. Ẩm thực Pù Luông sẽ mang những đặc trưng rõ nét của ẩm thực Thái với các món nướng, món đồ, với các loại gia vị mang nhiều hương vị núi rừng.

Lợn cỏ nướng

Ảnh – local_vietnamese

Lợn cỏ hay hay lợn cắp nách là vật nuôi đặc sản của người Mường. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi mổ lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước. Thịt được pha thành từng miếng, cùng lòng, dồi đem hấp trên bếp củi, phần xương đem nấu với nõn chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Lá bưởi quện vào thịt, dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, toả mùi thơm. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối tươi xanh. Khi ăn, chấm với muối rang và hạt dổi nướng dã nhỏ.

Gà đồi

Gà chạy bộ, món đặc sản thường gặp ở vùng cao (Ảnh – cungphuot.info)

Gà được người dân nuôi thả tự nhiên, chạy rông và ăn thóc nên thịt gà ở Pù Luông sẽ rất thơm và ngọt.  Gà loại này đem luộc rồi ăn lúc còn nóng, chấm cùng các loại gia vị của người dân địa phương thì ngon tuyệt vời. Ngoài ra, cùng với cách tẩm ướp các gia vị truyền thống của người Thái, món gà nướng sẽ để lại những ấn tượng cho bất kỳ bạn nào đến Pù Luông.

Vịt Cổ Lũng

Đặc sản Pù Luông, vịt Cổ Lũng (Ảnh – cungphuot.info)

Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc. Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa.

Cá nướng

Món cá nướng (Ảnh – cungphuot.info)

Cá được rửa sạch rồi tẩm ướp riêng theo công thức của người dân địa phương, thường là những nguyên liệu có sẵn như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả…Sau khi tẩm ướp, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín.

Măng ngọt

Măng ngọt, một món ăn khá lạ với nhiều du khách khi đến Pù Luông (Ảnh – cungphuot.info)

Măng ngọt là măng của cây vầu, cây mọc nhiều ở trong rừng gần khu vực biên giới Việt – Lào. Vào vụ cuối Đông, đầu Xuân cũng là lúc những mầm măng bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất và vào mùa săn măng. Có nhiều cách chế biến măng, khá đơn giản và dễ làm. Măng đem rửa sạch, đem nướng trên than hồng, cho phần lá cứng quanh thân cháy đi, rồi làm sạch hoặc luộc chín, bóc lá cứng rồi đem dùng ngay. Măng nướng hoặc luộc phải chấm kèm với chằm chéo thì mới đúng điệu của người Thái. Vị măng ngọt, thanh, giòn mà mát thấm nơi đầu lưỡi, quện vị chằm chéo thơm nồng say mê.

Lịch trình du lịch Pù Luông

Pù Luông là một điểm rất đáng để các bạn sắp xếp thời gian, đến và thưởng ngoạn (Ảnh – Ngô Huy Hòa)

Ngày 1: Hà Nội – Mai Châu – Pù Luông

Từ Hà Nội các bạn đi theo đường QL6 đi Hòa Bình lên Mai Châu, nếu thích các bạn có thể ở lại Mai Châu chơi 1 ngày rồi hôm sau tiếp tục hành trình. Nếu không ở lại Mai Châu, các bạn đi tiếp QL15 theo hướng đi ngã 3 Co Lương, đến đây sẽ đi dọc theo sông Mã 1 đoạn rồi rẽ vào QL15C, thẳng QL15C này các bạn đi trong lõi của khu bảo tồn Pù Luông

Từ Hà Nội đi Pù Luông theo đường này vào khoảng gần 200km, nên đi từ sớm để đến khoảng chiều sẽ vào tới Pù Luông là vừa.

Tối nghỉ ngơi tại Pù Luông, các bạn có thể lựa chọn một trong rất nhiều homestay ở Pù Luông.

Ngày 2: Khám phá Pù Luông

Sáng dậy sớm đi khám phá một vài địa điểm quanh Pù Luông như Hang Kho Mường, khám phá văn hóa người Thái.

Từ Kho Mường đi xuống Phố Đoàn, nếu đi đúng dịp chợ phiên thì ghé vào tham quan chợ rồi tiếp tục đi Thác Hiêu, đi các bản Son Bá Mười rồi đi thẳng sang Lũng Vân (Hòa Bình) ngắm mây. Từ Lũng Vân quay ra Quốc lộ 6 để về Hà Nội

Một lựa chọn khác cho ngày 2, các bạn bỏ qua Lũng Vân và quay lại đi suối cá thần Cẩm Lương, theo đường mòn Hồ Chí Minh về Hà Nội. Lịch trình này cũng đi qua Khu bảo tồn Cúc Phương nên nếu có thời gian có thể dành thêm 1 ngày ở lại chơi Cúc Phương trước khi về Hà Nội.

Tìm trên Google

  • kinh nghiệm du lịch Pù Luông 2025
  • du lịch Pù Luông tháng 1
  • tháng 1 Pù Luông có gì đẹp
  • review Pù Luông
  • hướng dẫn đi Pù Luông tự túc
  • ăn gì ở Pù Luông
  • phượt Pù Luông bằng xe máy
  • Pù Luông ở đâu
  • đường đi tới Pù Luông
  • chơi gì ở Pù Luông
  • đi Pù Luông mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Pù Luông
  • homestay giá rẻ Pù Luông
  • trekking pù luông
  • hang kho mường ở đâu
  • giá phòng pù luông retreat

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đánh giá

Đã có 36 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

pù luông thanh hóa

Bài xem nhiều

Kinh nghiệm du lịch Pù Luông Thanh Hóa Bắc Trung Bộ

Kinh nghiệm du lịch Pù Luông

Pù Luông retreat… không đi phí một đời luôn Thanh Hóa Tin tức

Pù Luông retreat… không đi phí một đời luôn

Kinh nghiệm du lịch biển Hải Hòa, Thanh Hóa Thanh Hóa Bắc Trung Bộ

Kinh nghiệm du lịch biển Hải Hòa, Thanh Hóa

Các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa Thanh Hóa

Các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa

Kinh nghiệm du lịch biển Hải Tiến, Thanh Hóa Thanh Hóa Bắc Trung Bộ

Kinh nghiệm du lịch biển Hải Tiến, Thanh Hóa

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa Bắc Trung Bộ

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn

Các món ăn ngon ở Thanh Hóa Thanh Hóa

Các món ăn ngon ở Thanh Hóa

Bài mới đăng

Đến Xín Mần dạo bước trên thảo nguyên Suôi Thầu Hà Giang Tin tức

Đến Xín Mần dạo bước trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cùng Phượt – Nằm ở độ cao hơn 1.000 m

Nơi lưu giữ bảo vật Quốc gia của Hà Giang Hà Giang Tin tức

Nơi lưu giữ bảo vật Quốc gia của Hà Giang

Cùng Phượt – Chùa Sùng Khánh tọa lạc trên một

Đến Phương Độ ngủ nhà sàn, ăn đồ nướng Hà Giang Tin tức

Đến Phương Độ ngủ nhà sàn, ăn đồ nướng

Cùng Phượt – Những nếp nhà sàn truyền thống mái

Nơi ngắm trọn Thành phố Hà Giang Hà Giang Tin tức

Nơi ngắm trọn Thành phố Hà Giang

Cùng Phượt – Không phải thành phố nào cũng được

Cụm đá thiêng trấn giữ cửa ngõ cao nguyên đá Hà Giang Tin tức

Cụm đá thiêng trấn giữ cửa ngõ cao nguyên đá

Cùng Phượt – Địa danh Thạch Sơn Thần ở xã

Kinh nghiệm cần biết

Kinh nghiệm đi cắm trại cho người mới Kinh nghiệm

Kinh nghiệm đi cắm trại cho người mới

Cùng Phượt – Trong những năm gần đây, phong trào

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi cắm trại Kinh nghiệm

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi cắm trại

Cùng Phượt – Trong thời gian gần đây, cùng với

Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hoả Kinh nghiệm

Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hoả

Cùng Phượt – Tàu hoả là một trong 3 loại

Kinh nghiệm làm hộ chiếu trẻ em Kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm hộ chiếu trẻ em

Cùng Phượt – Do sự phát triển mạnh của các

Từ khóa » Từ Hà Nội đi Pù Luông Bao Nhiêu Km