Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương | Vườn Quốc Gia đầu Tiên
Có thể bạn quan tâm
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Đặt chân tới mảnh đất Ninh Bình, du khách gần xa sẽ không thể nào bỏ qua địa điểm du lịch rừng Cúc Phương hay vườn Quốc gia Cúc Phương (Cuc Phuong National Park). Nơi đây được gọi là món quà mà mẹ thiên nhiên ưu ái dành cho mảnh đất Cố đô. Để tận hưởng và trải nghiệm trọn vẹn nhất chuyến đi thăm quan rừng Quốc gia Cúc Phương, du khách đừng quên tham khảo một số tips đáng lưu ý sau đây nhé.
- Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình
Giới thiệu về vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh nào? Rừng Cúc Phương ở đâu?
Rừng Quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, với tổng diện tích là 22.408 ha.
Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc loại rừng nào?
Nơi đây là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng có hệ động thực vật mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.
Nhờ sự phát hiện và bảo tồn, nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao được nuôi dưỡng và chăm sóc tại đây. Rừng Cúc Phương gắn liền với hình thức du lịch sinh thái.
Đặt chân tới rừng Cúc Phương, khách du lịch sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp bí ẩn kỳ vĩ của núi rừng và tận mắt khám phá vẻ đẹp của các loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn tại đây. Một số loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn tại rừng Cúc Phương như: gà lôi, khỉ cùi, khướu đá hoa, cắt nhỏ bụng trắng, vooc, bướm trắng,…
Vườn Quốc gia Cúc Phương có đặc điểm gì?
Về cây cối, rừng Quốc gia Cúc Phương có 2234 loài thực vật bậc cao và Rêu, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được.
Về động vật, Cúc Phương có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 135 loài thú. Vooc đen mông trắng là biểu tượng của cúc Phương. Với 336 loài chim cư trú.
Khí hậu mang đặc biệt của rừng nhiệt đới nên là nơi sinh sống lý tưởng của nhiều loài động vật. Việt Nam coi trọng việc bảo vệ rừng và bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Kinh nghiệm đi rừng Cúc Phương
Rừng Cúc Phương có gì hay?
Để có một chuyến du lịch hoàn hảo tới rừng Cúc Phương, du khách hãy cùng “note” lại một số kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương sau đây.
Nên đi đến rừng Cúc Phương vào thời điểm nào?
Ở Việt Nam, khí hậu có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Vì vậy, mỗi mùa sẽ có những loài vật đại diện riêng. Nếu muốn thưởng thức được vẻ đẹp Vườn Quốc gia Cúc Phương, quý du khách đừng quên một số điều lưu ý sau đây:
Nếu muốn ngắm nhìn và chiêm ngưỡng sự thú vị của các loài động vật quý hiếm như: gà lôi, gỉ cùi, khướu đá hoa, cắt nhỏ bụng trắng, khỉ, vooc… thì hãy đến vào thời điểm mùa xuân hạ từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Vào thời gian đó, khí hậu mát mẻ, du khách dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của khu rừng.
Để có chuyến du lịch rừng Cúc Phương được thuận lợi, xem dự báo thời tiết Ninh Bình 7 ngày tới, tự động cập nhật dành cho du lịch là một trong những kinh nghiệm đi rừng quý báu!
- Xem thêm: Dự báo thời tiết Ninh Bình trong tuần, tự động cập nhật dành cho du lịch
Di chuyển đến vườn Quốc gia Cúc Phương
Phương tiện công cộng
Từ Hà Nội các bạn có 2 phương án bắt xe để có thể tới được Cúc Phương
Bắt xe trực tiếp từ bến xe Giáp Bát đi đến Cúc Phương, buổi sáng lúc 10h, buổi chiều lúc 15h. Xe chạy thẳng nên các bạn có thể tới được Cúc Phương thuận lợi nhất
Đi xe từ Giáp Bát đi Nho Quan, đến bến xe Nho Quan thì tiếp tục gọi xe về Cúc Phương, từ đây vào đến cửa rừng còn khoảng hơn chục km nữa nên nếu các bạn đi khoảng 4-5 người thì thuê một chuyến taxi là khá phù hợp. Nếu ít người thì có thể đi xe ôm hoặc xe buýt.
Phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội các bạn di chuyển theo hướng đường cao tốc Ninh Bình, đi hết đường cao tốc các bạn đi vào QL1A (không vào đường cao tốc nhé) theo hướng quay ngược lại Hà Nội, đến phía đầu Tp Ninh Bình rẽ theo đường đi KDL Sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư, qua khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, khu du lịch hồ Đồng Chương là sẽ vào đến Cúc Phương.
Nếu các bạn đi từ Hà Nội đến Ninh Bình theo hướng đường 1A mà không vào cao tốc thì đến ngã ba Gián Khẩu rẽ phải theo theo DT477, qua thị trấn Nho Quan rồi đi vào Cúc Phương.
Giá vé vào rừng Cúc Phương
Giá vé du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương được chia thành 3 đối tượng:
– Người lớn: 60.000 vnđ / người
– Học sinh, sinh viên: 20.000 vnđ /người
– Trẻ em: 10.000 vnđ
Mùa bướm rừng Cúc Phương
Bướm trắng bay lượn từng đàn khắp khu rừng tạo nên vẻ đẹp thơ mộng. Nếu muốn có bức ảnh “sống ảo” đẹp, du khách nên tới Cúc Phương vào thời điểm tháng 4,5,6 dương lịch trong năm. Thời gian này khí hậu khô ráo, trời có ánh nắng chiếu rọi giúp du khách quan sát rõ nét mọi cảnh vật.
Trong năm, có hai khoảng thời gian du khách cần cân nhắc việc tới thăm quan đó là: từ tháng 8 tới tháng 1 sang năm. Thời gian này, trong rừng thường có mưa kèm theo các côn trùng như muỗi, vắt sinh sôi nhiều gây cản trở việc tham quan.
Các địa điểm du lịch tại rừng Quốc gia Cúc Phương
Diện tích khu bảo tồn rừng Cúc Phương rất rộng nên chúng được chia thành các địa điểm du lịch để du khách dễ dàng tìm kiếm và xác định hành trình thăm quan.
Khu du lịch sinh thái cộng đồng
Tại khu vực này, du khách có thể tham gia một số hoạt động trải nghiệm như: xem động vật hoang dã vào ban đêm, cắm trại trong rừng, đi bộ khám phá các loài cây, chèo thuyền kayak, đạp xe trong rừng.
Với hoạt động xem các động vật hoang dã, du khách cần phải tinh mắt, nhẹ nhàng không phát ra tiếng động để dễ dàng ngắm nhìn một số loài động vật quý hiếm. Một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.
Vườn quốc gia Cúc Phương cũng có rất nhiều loài chim sặc sỡ sắc màu như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn… Theo thống kê mới nhất, rừng đang bảo tồn khoảng 308 loài chim quý hiếm.
Chèo thuyền kayak trên hồ Mạc và hồ Yên Quang, đạo xe trong rừng là những hoạt động được nhiều du khách rất yêu thích.
Các trung tâm bảo tồn
Vườn thực vật Cúc Phương, trung tâm du khách Cúc Phương, trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, trung tâm cứu hộ thú linh, bảo tàng là những nơi du khách có thể ngắm nhìn các loài động vật hoang dã.
Đi bộ 3km du khách có thể vào thăm quan vườn thực vật Cúc Phương. Đây là nơi sinh sống của nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm trong sách đỏ.
Trung tầm bảo tồn và phát triển sinh vật là nơi những loài vật được nuôi dưỡng ở đây đều đang trong tình trạng báo động đỏ cần được bảo tồn. Ở đây, nhân viên sưu tập, gây trồng bảo tồn nguồn gen và tạo giống các loài thực vật quý hiếm.
Trung tâm cứu hộ thú linh là nơi giải cứu các loài động vật bị mua bán, săn bắn, nuôi nhốt trái phép. Chúng được giải cứu về đây để trở về với thiên nhiên, tiếp tục duy trì nòi giống.
Bảo tàng là nơi lưu giữ các mẫu vật của các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng từ lâu. Nơi đây lưu giữ hơn 50 mẫu khảo cổ, 122 mẫu ngâm, 82 mẫu động vật, 2900 mẫu côn trùng các loại, hơn 12.000 mẫu tiêu bản thực vật. Đặc biệt, mẫu dương bản Bò sát răng phiến có niên đại 230 – 250 triệu năm trước.
Các hang động
Các hàng động trong vườn Quốc gia Cúc Phương cũng là một địa điểm thăm quan hấp dẫn khách du lịch.
- Động người xưa: Đây là hàng động có dấu tích sự sống của người tiền sửa. Du khách được khám phá nét văn hóa độc đáo của bậc tổ tiên con người.
- Hang Con Moong: Diện tích hang rộng dài, có 2 cửa. Hang nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được rừng bao quanh, hệ sinh thái đa dạng nên người tiền sử lựa chọn để sinh sống, dễ dàng săn bắn.
- Hang Mang Chiêng: Nơi đây lưu trữ dấu tích tro cốt, xương được chôn cất của người tiền sử.
- Một số động: Động Trăng Khuyết, Động Sơn Cung, Động Phò Mã, Động Thủy Tiên.
- Ngoài ra còn một số địa điểm thú vị khác như: đỉnh mây bạc, hồ Yên Quang.
- Các cây cổ thụ
- Cây chò ngàn năm: cao 45m, đường kính 5m, đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1 km.
- Cây Sấu cổ thụ: cao 45m, độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m.
- Cây đăng cổ thụ: cao 45m, đường kính tới 5m và có bộ rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m.
Lưu trú tại vườn Quốc gia Cúc Phương cần lưu ý những gì?
Một số khách du lịch lựa chọn nghỉ qua đêm tại rừng Cúc Phương để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên. Một số cách lưu trú qua đêm cho khách du lịch ở xa:
Khu Hồ Mạc:
Cách cổng vườn 1,5km được xây dựng nhà sàn tập thể để du khách tận hưởng các hoạt động đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, ăn uống, nghỉ qua đêm.
Khu trung tâm hay còn gọi là xóm Bống:
Địa điểm này cách cổng vườn 20km. Khu vực phục vụ ăn uống ngủ nghỉ. Tuy nhiên, nơi này không có điện, phải dùng máy phát.
Lưu trú bên ngoài:
Bên ngoài khu vực rừng có khu Cúc Phương resort. Tại đây có các dịch vụ hồ bơi, phòng dạng bungalow, nhà ăn để phục vụ du khách.
Khám phá ẩm thực tại rừng Cúc Phương
- Thịt dê Ninh Bình: Thịt dê là đặc sản của vùng đất Cố Đô. Khi đặt chân tới đây, du khách đừng quên thưởng thức một đĩa thịt dê thơm nức. Món thịt dê nên uống kèm với rượu Kim sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình.
- Gà ri Cúc Phương
Thịt gà ri ngon nhất thuộc về mảnh đất Nho Quan. Loài gà này được nuôi trong rừng núi, thịt mềm dai ngon được du khách yêu thích. Khi chế biến thành món nướng, thịt sẽ thơm lừng.
- Ốc núi Cúc Phương
Loại ốc núi này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Ốc xuất hiện nhiều nhưng khi có gió heo may, ốc lại biến mất không một dấu tích. Ốc núi Cúc Phương đặc ruột, ăn khá thơm.
Một số lưu ý khi du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương
Khi bạn lựa chọn du lịch trong rừng thì đừng quên mang theo một số loại vật dụng sau đây nhé:
- Thuốc xịt côn trùng: khí hậu ẩm ướt nên là nơi lý tưởng để muỗi và côn trùng sinh sôi. Đặc biệt, mùa mưa là điều kiện thuận lợi để chúng phát triển. Vì vậy, hãy trang bị một lọ thuốc xịt côn trùng (muỗi) để bảo vệ làn da của bạn.
- Đi giày thể thao: Giày thể thao giúp bạn không bị đau chân khi di chuyển quãng đường dài trong rừng.
- Mang tất cao cổ che chân để tránh bị con vắt bám vào chân và côn trùng đốt.
- Mang theo đèn pin để soi đường đi, đảm bảo an toàn.
Bản đồ du lịch Ninh Bình
Với tấm bản đồ du lịch Ninh Bình, du khách có thể dễ dàng lên lịch trình khám phá vườn Quốc Gia Cúc Phương nói riêng và Ninh Bình nói chung, bởi các địa điểm du lịch của Ninh Bình tương đối gần nhau, nhưng rừng Cúc Phương lại tách xa hơn cả
Thông thường, du khách sẽ lựa chọn 2-3 đến 3 địa điểm tại Ninh Bình kết hợp thành 1 tour trong ngày. Nhưng với rừng Cúc Phương, gợi ý cho bạn là: Hãy đến Cúc Phương vào buổi trưa, cắm trại, ăn uống và khám phá khu rừng này vào buổi chiều. Nếu có thể hãy cắm trại qua đêm tại đây, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị.
Sang ngày thứ 2: bạn có thể lựa chọn một trong những địa điểm khác tại Ninh Bình để tiếp tục hành trình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp du khách trang bị đầy đủ hành trang và chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi tới rừng Cúc Phương. Hãy theo dõi các bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Ninh Bình qua những bài viết tiếp theo nhé!
- Xem thêm: Cẩm nang du lịch Tràng An Ninh Bình từ A đến Z
- Xem thêm: Hành trình chinh phục hang Múa – núi Ngọa Long Ninh Bình 2021
- Xem thêm: Năm 2021, Ninh Bình tổ chức năm du lịch quốc gia – Hoa Lư Cố đô ngàn năm ra sao?
- Xem thêm: Nam thiên đệ nhị động – Tam Cốc
- Xem thêm: Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình là ở đâu?
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
Từ khóa » Bản đồ đi Rừng Cúc Phương
-
Lưu Ngay Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương Mới Nhất
-
Hướng Dẫn đến Cúc Phương - Cuc Phuong National Park
-
Bản đồ đường đi Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Du Lịch Ninh Bình
-
Vườn Quốc Gia Cúc Phương Ninh Bình - Tour Du Lịch
-
Khách Sạn Và điểm Du Lịch Trên Bản đồ Vườn Quốc Gia Cúc Phương
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Bản đồ Xã Cúc Phương, Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình
-
Rừng Cúc Phương: Đi Bộ Xuyên Rừng Khám Phá Hang động Tiền Sử ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cúc Phương, Ninh Bình (Cập Nhật 08/2022)
-
SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG - Tài Liệu Text
-
Trả Lời Giúp: Từ Hà Nội đi Rừng Cúc Phương đường Nào Gần?
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cúc Phương: Đường đi, Khám Phá, Lưu ý