Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều ...

Là một khu tự trị của Trung Quốc, với các đặc điểm địa hình hiểm trở, đường xá phức tạp... Tây Tạng là mảnh đất huyền bí được những bạn trẻ ham mê phiêu lưu, khám phá yêu thích. Cùng xem qua các kinh nghiệm du lịch Tây Tạng từ A - Z hữu ích cho bạn.

  • Tháp Đại Nhạn Trung Quốc - công trình kiến trúc hơn 1300 năm tuổi
  • 'Ngỡ ngàng' trước vẻ hùng vĩ của những ngọn núi nổi tiếng Trung Quốc
  • Say đắm vẻ đẹp hoài cổ của làng Leju Trung Quốc
test Mục lục bài viết
  • Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng từ A - Z
    • 1. Thời điểm nên đi Tây Tạng
    • 2. Kinh nghiệm xin visa để du lịch Tây Tạng
    • 3. Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng: Phương tiện đi lại
    • 4. Nơi lưu trú khi du lịch Tây Tạng
    • 5. Các điểm tham quan tại Tây Tạng
    • 6. Các món ngon Tây Tạng
    • 7. Kinh nghiệm mua sắm tại Tây Tạng
    • 8. Một số lưu ý trước chuyến du lịch Tây Tạng

Tây Tạng hiện là khu tự trị của Trung Quốc, nằm ở độ cao trung bình 4200m so với mực nước biển, cao nguyên Tây Tạng còn được gọi là "nóc nhà thế giới".

Có bốn tuyến đường vào được Tây Tạng là: Thanh Tạng, Xuyên Tạng, Điền Tạng (từ hai địa điểm này trèo lên cao nguyên với độ cao vài ngàn mét nguy hiểm nhưng nhiều cảnh đẹp) và Tân Tạng (vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng phong cảnh tuyệt đẹp).Lại thêm địa hình hiểm trở, không khí loãng... Tây Tạng trở thành mảnh đất huyền bí rất đáng để khám phá.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền BíTây Tạng là khu tự trị của Trung Quốc mang vẻ đẹp huyền bí đầy thu hút

Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng từ A - Z

1. Thời điểm nên đi Tây Tạng

Mùa đông ở Tây Tạng khá khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình có thể xuống tới âm vài chục độ. Bởi vậy để tận hưởng sự ấm áp, thuận lợi tham quan, hành hương về miền đất Phật; tham gia các lễ hội đầy màu sắc du khách nên đến đây vào khoảng mùa xuân và mùa hè.

2. Kinh nghiệm xin visa để du lịch Tây Tạng

Bước đầu tiên bạn cần làm là xin visa Trung Quốc. Bạn có thể tham khảo thủ tục, quy trình xin visa Trung Quốc đầy đủ nhất TẠI ĐÂY. Để đạt tỉ lệ đỗ cao, lại không tốn quá nhiều thời gian, công sức thì sử dụng dịch vụ visa du lịch từ các công ty lữ hành uy tín cũng là lựa chọn của nhiều người.

Một lưu ý quan trọng, do Tây Tạng là vùng đất tự trị của Trung Quốc, ngoài visa bạn cần phải xin thêm giấy phép để “nhập cảnh” vào vùng đất này. Thủ tục không quá khó khăn, bạn chỉ cần photo visa sau đó gửi sang cho bên đại sứ quán (ĐSQ) Trung Quốc để được cấp giấy phép vào Tây Tạng. Song ĐSQ rất ít khi cấp giấy phép vào Tây Tạng cho những đoàn khách du lịch ít người. Vì vậy, đăng ký đi tour để được công ty du lịch chịu trách nhiệm xin giấy phép luôn cho bạn cũng rất thuận tiện.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền BíNgoài visa bạn cần có giấy phép để vào Tây Tạng

3. Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng: Phương tiện đi lại

Di chuyển đến Tây Tạng

– Đường hàng không: Bạn có thể bay thẳng tới Tây Tạng từ sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất bằng các chuyến bay của Air China. Nếu không, bạn quá cảnh tại Nam Kinh hoặc Thành Đô rồi mới đến Tây Tạng thông qua các hãng China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Cathay Pacific, Air Asia, Tiger Airways, Thai Airways… Sân bay đến là Lhasa Gonggar tại thủ đô Lhasa.

– Đường sắt: Bạn có thể đi tàu từ thành phố Cách Nhĩ Mộc – Golmud (tỉnh Thanh Hải) đến Tây Tạng với quãng đường dài 1.956 km. Hoặc đi từ Bắc Kinh trên chuyến tàu T27.

Di chuyển tại Tây Tạng

Hệ thống giao thông ở Tây Tạng không phong phú, tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khảo một số cách di chuyển sau đây:

– Xe bus: Rất phổ biến ở Tây Tạng, hầu như có thể đi tất cả các điểm du lịch trong thành phố bằng xe buýt với chi phí thấp.

– Taxi: Taxi ở đây không nhiều, thường tập trung ở Lhasa, Shigatse và Ali, giá tiêu chuẩn ở đây là Y10 đến bất cứ nơi đâu trong thành phố.

– Đi nhờ xe: Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng là đừng cảm thấy ngại ngần, bởi đi nhờ rất phổ biến ở đây, đương nhiên khi đi nhờ xe người dân địa phương bạn phải trả một khoản tiền nhỏ.

– Xe đạp: Du lịch Tây Tạng bằng xe đạp cũng là gợi ý không tồi, miễn là bạn có thời gian.

4. Nơi lưu trú khi du lịch Tây Tạng

Một số khách sạn du khách có thể tham khảo:

- Gang Gyan Lhasa Hotel (83 Beijing East Road, Chengguan District, Chengguan, Lhasa): Khách sạn gần một số điểm tham quan như Muru Nyingba Monastery và Jokhang. Đây là khách sạn tầm trung, giá rẻ mà vẫn đảm bảo du khách được sử dụng những thiết bị hiện đại, thậm chí có dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận tiện.

- Pingcuo Sangkang Youth Hostei (No.48 Qingnian Road, Chengguan District, Chengguan, Lhasa): Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Lhasa, nên du khách dễ dàng tiếp cận với những điểm tham quan du lịch như Muru Nyingba Monastery và Jokhang. Các phòng nghỉ ở đây được trang bị tiện nghi, đầy đủ.

- Due West International Youth Hostel (North District, Nagin Road, Chengguan, Lhasa): Khách sạn được đánh giá cao bởi những dịch vụ tiện nghi và hiện đại, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp có thể làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền BíDue West International Youth Hostel tại Lhasa

>> Xem chi tiết danh sách các khách sạn ở Lhasa

5. Các điểm tham quan tại Tây Tạng

Cung điện Potala

Cung điện Potala là quần thể kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Tây Tạng đã từng mất đến 50 năm xây dựng mới hoàn thành. Nằm ở độ cao 3.600m và sổ hữu kiến trúc vô cùng độc đáo, cung điện cao nhất thế giới này đồng thời là điểm tham quan được yêu thích tại đây. In hằn lên nền trời trong xanh là những mái ngói đỏ và những mảng tường màu trắng tinh khiết hút mắt, Potala gồm có hai tòa lầu chính: Portrang Marpo (Hồng Cung) và Portrang Karpo (Bạch Cung). Nguyên liệu gỗ và đá đặc trưng cho phong cách kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, vừa mang bản sắc Trung Hoa, Ấn Độ và Nepal.

Cung điện này từng là chốn tu hành của các Đạt Lai Lạt Ma đến đời thứ 14, vì vậy nó đóng vai trò lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử được thể hiện qua tác phẩm điêu khắc, tượng Phật, đồ gỗ…

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Đền Jokhang

Đền Jokhanglà ngôi đền quan trọng và linh thiêng ở Tây Tạng và cũng là trung tâm tinh thần của Lhasa. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 7 bởi vị vua thứ 33 của Tây Tạng với quy mô chỉ 8 đền thờ, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo mới đạt được diện tích hiện tại. Đây là nơi thu hút lượng lớn Phật tử về tham quan, chiêm bái mỗi năm; có 3 con đường chính để đi bộ từ thành phố Lhasa đến Jokhang, nhiều người đã chọn nhất bộ nhất bái trên đường đạt được tâm nguyện chí thành lên Đức Phật.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Linh tháp Kumbum

Được xem là hiện thân tinh hoa trong văn hoá Phật giáo của Tây Tạng, linh tháp Kumbum sở hữu bề dày lịch sử lâu đời mang chứa các giá trị văn hoá và tinh thần của người Tây Tạng, ngoài ra còn sở hữu vẻ bề ngoài ấn tượng. Với độ cao khoảng 32,4m; trên đỉnh tháp là những mái vàng, được chia làm 9 tầng với 77 khám thờ nhỏ; kết cấu của mỗi tầng là biểu tưởng của trời tròn đất vuông, được liên kết bằng những vòng kora. Linh tháp Kumbum có đến hơn 100,000 bức tranh tường và tượng phật bên trong. Vì thế, nơi đây còn được người dân gọi với cái tên là Thập Vạn Phật Tự.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Đường Barkhor

Barkhor vừa là khu quảng trường cũng là một con đường bao quanh đền Jokhang, nơi các du khách nhất bộ nhất bái tới đền; hoặc vừa di chuyển theo chiều kim đồng hồ vừa cầu nguyện cùng những xâu chuỗi hạt và maniluan ở trên tay. Ngoài ra, đây là nơi tập trung hàng trăm cửa hàng quà lưu niệm, các đồ thủ công cầu kỳ, tinh xảo mà du khách có thể ghé qua mua về làm quà và cảm nhận cuộc sống sôi động của những người dân sống ở khu vực này - một kinh nghiệm du lịch Tây Tạng hữu ích cho bạn.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Tu viện Sera

Tu viện Sera nằm ở thủ phủ Lsaha - nơi được mệnh danh là "nơi ở của thần linh". Được xây dựng từ năm 1419, Sera trước kia được biết đến là tu viện hoa hồng bởi người ta trồng những hàng rào hoa hồng bao quanh tu viện, tới ngày nay không còn nữa. Nhiều người thích thú tới tu viện Sera để xem các nhà sư trẻ bàn luận về kinh thư, nói cho nhau nghe giáo lý nhà Phật ngay tại sân vườn.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Suối nước nóng Yangbajain

Du lịch Tây Tạng không thể bỏ qua điểm đến suối nước nóng Yangbajain. Tọa lạc ở độ cao hơn 4.267m, Yangbajain được xem là suối nước nóng cao nhất thế giới. Nước luôn duy trì ở nhiệt độ khoảng 28 độ C giống như nơi cung cấp năng lượng cho thủ đô Lhasa, nguồn nước tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Để tận dụng được nguồn lợi này, ngày nay, người ta cho xây dựng các bể bơi trong nhà, ngoài trời để phục vụ khách du lịch.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

6. Các món ngon Tây Tạng

- Mì Tạng và mì nguội:

Điểm đặc biệt của mì tạng là nước dùng có vị thanh thanh, đậm đà ninh từ xương quyện lẫn với mùi thơm của hành chan lên những sợi mì to bản, dai dai.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

Mì nguội lại có vị cay của tương ớt, tuy nhiên vẫn giữ được vị thanh đạm chứ không hề khó ăn, thưởng thức món này với khoai tây thái viên cực đã miệng.

- Trà bơ: Thức uống quen thuộc của người Tây Tạng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vừa là món giải khát lại tốt cho tiêu hóa, chống cảm khi tiếp xúc với không khí loãng của vùng cao nguyên này.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

- Bánh Tsampa: Món bánh sử dụng nguyên liệu chính là lúa mạch hoặc đậu Hà Lan, sau đó xào chín rồi đánh nhuyễn với trà bơ và viên lại thành từng khối bánh. Để có hương vị đa dạng, bánh có thể trộn thêm trà ăn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch. Đây là món ăn đường phố có thể tìm thấy được ở mọi ngóc ngách của Tây Tạng.

- Thịt khô phơi gió: Thời tiết mùa đông không hề dễ chịu, đi kèm với cái rét cắt da là từng đợt gió khô; người dân đã sáng tạo ra món thịt cắt thành dải mang đi phơi ở nơi thoáng khí; tới tháng 2, 3 là đã có thể mang ra dùng.

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền Bí

- Thịt bò rừng khô: Chỉ khác với thịt khô bên trên, nguyên liệu làm món này là thịt bò sống tại vùng cao nguyên quanh năm có tuyết rơi. Loại thực phẩm siêu sạch cũng được cắt thành miếng to, tẩm ướp gia vị và mang đi phơi khô.

- Rượu lúa mạch: Một thức uống có độ cồn thấp được sử dụng phổ biến ở Tây Tạng. Rượu có vị chua ngọt dễ uống, khi được mời, khách phải thực hiện đúng nghi thức “3 ngụm 1 ly”, nghĩa là uống 1 ngụm, rồi rót đầy, lại uống 1 ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm cuối cùng, rồi tiếp tục rót đầy và cạn ly.

7. Kinh nghiệm mua sắm tại Tây Tạng

Một điểm mua sắm lý tưởng tại Tây Tạng du khách có thể ghé là khu Yuthok Lu với giá hàng hóa khá rẻ. Ở đây có rất nhiều những cửa hàng, siêu thị và trung tâm mua sắm bán đủ các loại mặt hàng như quần áo bằng lông cừu, hàng thủ công địa phương, các món đặc sản, sách văn học...

Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Tạng Từ A - Z Khám Phá Những Điều Huyền BíNhiều món quà lưu niệm có thể tìm thấy tại con phố Yuthok Lu

Ngoài ra, như chia sẻ ở trên, các món quà lưu niệm được bán nhiều tại đường Barkhor, khoảng vài trăm cửa hàng; bạn có thể mua tặng bạn bè, người thân ở nhà những sản phẩm khá độc đáo như bùa hộ mệnh, mũ lông, ấm đồng... Ngoài ra cũng không thiếu các quầy bán quần áo, trang sức, phụ kiện, đặc sản Tây Tạng...

8. Một số lưu ý trước chuyến du lịch Tây Tạng

– Trang phục: Sở hữu địa hình cao, thời tiết Tây tạng khá lạnh, hãy mang theo áo ấm, tất, khăn, mũ và nhớ cả giày thể thao cho những chuyến leo bộ nhé!

- Tiền tệ: Nếu không đổi tiền sang Nhân dân tệ, USD cũng có thể sử dụng được ở Tây Tạng. Lời khuyên là nên đổi tiền ở Việt Nam bởi nếu bạn đổi tiền ở Tây Tạng bạn sẽ phải chịu một mức phí rất cao. Nếu mang theo khoảng hơn 32.000NDT thì phải khai báo với hải quan Việt Nam trước khi xuất cảnh.

- Ngôn ngữ: Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, 99% đều không thể nói hay nghe được tiếng Anh, kể cả những câu cơ bản nhất. Nếu không biết tiếng Trung bạn nên đi du lịch theo tour, hoặc ít ra không bao giờ rời Google dịch để sử dụng khi cần thiết.

– Thực phẩm và thuốc men: Mang theo socola, ruốc, lương khô, muối vừng, bánh giàu calo, kẹo cao su, trà gừng và các loại thuốc men, vitamin cơ bản. Vừa giải quyết được vấn đề ăn không quen món địa phương, lại giúp duy trì năng lượng, vừa kịp thời xử lý những căn bệnh cảm cúm, đau đầu, đau bụng thông thường.

Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm du lịch Tây Tạng chi tiết và đầy đủ nhất cho người mới tới lần đầu. Hy vọng với những thông tin trên chuyến đi của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn và ghi được nhiều khoảnh khắc đáng nhớ tại vùng cao nguyên này!

Chang (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Từ khóa » Du Lịch Tây Tạng Trung Quốc