Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh
Có thể bạn quan tâm
- Home
- VIDEO
Số lần xem kể từ ngày 2-9-2010:
- 488,476 lần
Tại sao phải giữ 5 giới cấm xét theo nhân-qủả?
Posted on 13/08/2013 by Đỗ Đức Ngọc5 giới cấm là :
-
Cấm Sát Sanh
-
Cấm Trộm Đạo
-
Cấm Tà Dâm
-
Cấm Nói Dối, Vọng Ngữ
-
Cấm Ruợu Chè Cờ Bạc
Continue reading →
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Trở về từ cửa tử thần (video chữa bệnh bằng Đạo Học)
Posted on 24/04/2012 by Đỗ Đức NgọcFiled under: Video | Leave a comment »
Bằi 80: Bệnh từ thế giới vô hình phải chữa theo tâm linh
Posted on 20/02/2012 by Đỗ Đức NgọcBé trai 3 tuổi bị bệnh liên miên chữa thuốc đông tây y không khỏi
Dạ con kính thưa Thầy,
Con biết Thầy bận lắm nhưng con vẫn mạo muội viết thư này với nhiều hy vọng sẽ được Thầy thương tình giúp đỡ.
Con thuê căn nhà đang ở gần 1 năm nay, và suốt thời gian này con và bé trai 3 tuổi cứ bệnh tật liên miên. Ngoài ra con thường xuyên nằm mơ thấy con nít ngồi đầy ngoài ngõ hoặc chận đường con lại để xin ăn, con cũng đã cúng cho họ mấy lần.
Lần này bé trái con lại tái phát chứng ho, sổ mũi (nước trong) và sốt cao. Con chẳng biết làm sao vì bé uống kháng sinh nhiều nên lờn thuốc và càng dễ tái phát (sau khi uống thuốc khoảng 1 tuần thì bệnh lại). Con đã nhờ cậy đến cô Nh., Thầy L., anh H. và Bác Nh, họ cũng cho con đơn thuốc nhưng uống vào bệnh bé nặng hơn, họ có đổi thuốc vài lần nhưng không thành công (có lẽ không phù hợp với tình trạng bệnh của bé).
Tối nay con lại nằm mơ thấy người ta nhiều lắm, mà lần này họ vào nhà con luôn, rất đông, chứ không ở ngoài ngõ như trước, rồi con thấy con nấu cơm cho họ ăn nữa. Vừa mơ xong con giựt mình dậy và sợ lắm! Không lẽ họ đã làm cho bé nhà con bệnh tật hoài sao?
Con là người sống hiền lành, hơi nhút nhát, không bao giờ gây tổn hại đến người khác, thường hay bố thí giúp đỡ người nghèo, nhược điểm của con là dễ nóng tính. Và ngày nào con cũng niệm danh hiệu Phật Dược Sư và ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu cho con trai con khỏe mạnh nhưng tới bây giờ bé vẫn chưa đỡ mà càng bệnh nhiều hơn.
Xin Thầy dạy con biết do căn nguyên sâu xa nào mà con trai của con cứ bệnh hoài. Mỗi lần niệm Quán Thế Âm Bồ Tát con đều sám hối lỗi lầm. Và xin Thầy chỉ con làm sao để bé hết bệnh. Con có nhiều tâm niệm lắm nhưng chưa thực hiện được vì bé cứ bệnh hoài!
Đội ơn Thầy đã đọc mail của con, con kính chúc Thầy vô lượng an lạc và tinh tấn! Diệu Hiền
2012/2/8 Hien Dieu <dieuhien5980@gmail.com>
Trả lời
Hãy chữa bằng tâm linh như sau :
Đọc Lời Nguyên Khai Minh :
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (đọc 3 lần rồi lạy 1 lạy) Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (đọc 3 lần, 1 lạy) Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần, 1 lạy) Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần, 1 lạy) Nam Mô Mười Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Chư Vị Thiên Liêng Tam Cõi, và Chư Hợ Pháp Thiện Thần ở nơi đây. Xin ánh sáng Vô Lượng Quang, soi sáng toàn thể pháp giới chúng sanh muôn loài vạn vật, để tất cả đều được hồi phục sự sáng và phá tan màn vô minh, ĐỐN SIÊU MƯỜI PHÁP GIỚI, vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô Pháp Giới Toàn Thân A Di Đà Phật (1 lạy)
Sau đó đọc 7 biến CHÚ ĐẠI BI http://phathoc.net/phat-phap/mat-tong/7 … ai_bi.aspx
Tụng tiếp bài VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN :
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha đà da dạ Đa điệt dạ tha, A di rị đô bà tỳ A di rị đa, tất đam bà tỳ A di rị đa, tỳ ca lan đế A di rị đa, tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (tụng 3 lần)
Rồi tụng 4 chữ : A DI ĐÀ PHẬT từ 15-30 phút, xong phát nguyện hồi hướng
HỒI HƯỚNG :
Nam Mô A Di Đà Phật Kính Bạch Từ Phụ Đệ tử xin hồi hướng tất cả công đức trì niệm hôm nay, về Tây Phương Cực Lạc Quốc. Xin nguyện cầu cho tất cả chư vị vong linh hiện đang ở nhà con, và tất cả pháp giới chúng sanh, đều được sự soi sáng của A Di Đà, sớm thức tâm niệm phật, để được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc.
Nguyện cầu chư Phật, Chư Bồ Tát độ trì cho con của con tên là……… được khỏe mạnh không bệnh tật. Nam Mô A Di Đà Phật (1lạy)
Cách chữa bệnh trên người bé :
Sau đó, trước khi đi ngủ, hay bất cứ lúc nào cháu bệnh, sốt, người mẹ nằm bên cạnh đặt lòng bàn tay vào rốn của bé, tưởng tượng mỗi câu niệm thầm hay niệm ra tiếng : A Di Đà Phật, có nghĩ là đưa ánh sáng A Di Đà Phật là ánh sáng Vô Lượng Quang của Phật vào bụng bé khi bé thở ra bụng xẹp xuống, cứ mỗi lần theo dõi bụng bé xẹp xuống thì niệm A Di Đà Phật để đưa ánh sáng của Phật vào bụng, lâu khỏan 30 phút, thì bé vừa ngủ ngon, vừa hết sốt, ho, và cũng không còn nằm mơ thấy ai nữa.
Bài tụng trên mỗi ngày tụng 2 lần sáng tối, và cách chữa cho bé mỗi tối. Không cho uống sữa ăn uống nước cam sẽ làm ho đàm nhiều hơn.
Thân admin
Phản hồi :
Dạ kính thưa Thầy,
Con viết mail này để cảm ơn Thầy, sau một tuần làm theo hướng dẫn của Thầy, bé đã hết sốt, ho, sổ mũi. Mà bệnh bớt từng ngày thấy rõ. Đây là lần đầu tiên bé hết bệnh mà không phải dùng đến thuốc!
Con vẫn sẽ duy trì việc tụng kinh niệm Phật mỗi ngày, con thấy tâm mình nhẹ nhàng sau khi đọc kinh vì được Tam Bảo gia hộ. Năm nay vợ chồng con bị “tam tai”, đứa Nhâm Tý, đứa Canh Thân, con có thể dùng bài tụng của Thầy để cầu tai qua nạn khỏi không ạ?
Đội ơn Thầy vô cùng!
Diệu Hiền Hien Dieu dieuhien5980@gmail.com
———–
Hữu: Thưa thầy con báo thầy tin mừng là phương pháp niệm Phật để trị bệnh ,mẹ bé Diệu Hiền Đã áp dụng thành công, em bé đã hết bệnh trong vòng một tuần. Em bé này đã trị bằng nhiều phương pháp đông tây y, và nhiều bài thuốc Nam cũng không đỡ, nhưng nay em bé đã ổn.
Sent at 10:35 PM on Thursday Hữu: Phương pháp thật vi diệu của Phật pháp cảm ơn Thầy
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Bài 79 : Ân phước từ các bậc Thầy
Posted on 01/12/2011 by Đỗ Đức NgọcCon xin chào Thầy
Con chưa nhân được thư hồi âm của thầy nhưng con viết thư cho thầy bởi vì vào tối hôm qua khi con xem trên trang web thầy có nhiều anh chị đã được ấn chứng của bề trên như được chư vị dạy võ, yoga và dance thì con thầm đọc NBC để cầu mong con được chư vị dạy để tinh tấn trên con đường học đạo con cứ đọc một hồi thì con có cảm nhận có hai luồng khí lạnh chạy từ gót chân của con lan khắp cơ thể làm con cảm thấy dễ chịu lắm.
Con vẫn tiếp tục nằm đọc mấy bài trên web của thầy thì tự nhiên hai tay của con chuyển động rất mạnh cứ lắc lư mãi, con cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con, con cố gắng kiềm chế lại nhưng càng kiềm chế thì tay con càng chuyển động mạnh hơn khiến con rất lo sợ. Rồi tay con bắt đầu làm những động tác giống như khởi động và chân cũng vậy. Người con bắt đầu đứng lên và uốn éo tập nhảy dance những động tác dẻo và lực rất mạnh con không hiểu tại sao bởi vì con rất yếu không tập được mạnh và không đủ độ dẻo vai để uốn như vậy đâu..
Con cứ nhảy như vậy khoảng 20 phút thì con thấm mệt. Con ngồi gục xuống đất thở hì hục.. Thở xong con tự nhiên đứng dậy và múa tiếp.. Nhưng lần này con không giống nhảy dance mà như là tập võ..
Có lực nào đó tác động làm những động tác của con rất là mạnh mẽ. Con đứng tấn và đấm về phía trước mà con không làm chủ được. Sau đó con múa như là con bị say rưou. Được một lúc con lai mêt va ngồi nghĩ. Sau đó con lai đừng dạy tiếp.
Nhưng lần này con lại múa bài khác giống như là xà quyền vì tay con làm giống hình con rắn. Rồi con bay lên đá chân quơ tay rất mạnh giống như cánh quạt tay con lại chuyển động xoay vòng lại rồi thẳng tay chưởng ra (rất giống trong phim kiếm hiệp vậy thầy) con đưa tay một vòng lên cao rồi chắp hai tay lại.. Lâu lâu tư nhiên con lại để một bàn tay ra phía trước và cúi đầu chào miệng nhẩm thầm Nam Mô A Di Đà Phật thiện tai thiện tai, mà hình như ai nói chứ không phải con.. Con cứ múa như vậy một lúc con lại leo lên giường nằm..
Thì hai chân con lại bẻ ngược lên như đang tập yoga.. Rồi con dùng hai ngón tay giống như điểm huyệt vậy. Bấm vào khắp cơ thể con rất mạnh.. Vào tim vào bụng vào chân rồi lên thái dương lên đầu ngay chỗ hộp sọ như là khai thông nguyệt đạo..
Con lại dùng hai tay xoay chuyển như bắt ấn vậy. Ngón cái và giữa cong lại. 3 ngón thì đưa lên. Con nhắm mắt lại con thấy rất nhiều chư vi mặc đồ trắng đồ nâu và Quan Thế Âm bay qua bay lại trong không trung. Con lại thấy những vị mặc áo vàng đội mũ vàng nhọn tay thì cứ uốn éo.
Con lấy hai tay lên xoa khắp mặt và mắt rồi con vỗ tay rất mạnh tay con lại để vào miệng hôn rồi hướng ra cửa vẫy tay chào tạm biệt hơn 5-6 lần như vậy rồi đưa tay vuốt tóc vỗ đầu..
Con tự nghĩ thầm mình làm gì nãy giờ..? Mình bị trúng tà chắc luôn.. Thì trong tâm con lại có người nói con không trúng tà, ta đang dạy con.. Con lại hỏi vậy chứ các ngài là ai..? Ta là cư sĩ Triệu Phước.. Con lại nói thôi mà, con không tin đâu.. Thì con lại nghe tiếng nói không tin ta hả..? Rồi con bị cóc vào đầu 3 cái đau chết đi đuoc. Ai lại tự cốc đau minh thế này.. Rồi con vỗ tay thật mạnh liên tiếp lại nói bữa tập hôm nay kết thúc..!
Con bắt đầu từ 12h khuya tới hơn 1h sáng.. Lòng con hạnh phúc cộng lo lắng lẫn lộn nhau. Con không biết chư vị đã chứng cho con hay con bị tà chứ không phải Phật lúc con được dạy thì con hoàn toàn tỉnh táo, con vẫn ý thức được con đang làm gì nhưng con không kiểm soát được bản thân, con giống như bị điều khiển mà không kiềm chế được vì con thì yếu mà lực đó thì quá mạnh..
Con mong thầy nói rõ hơn hồi âm cho con để con tiếp tục tinh tấn trên con đường học đạo.. Con cám ơn thầy..!
————–
Con xin đảnh lễ Tổ và Thầy..!
Sau ngày 1-11-2011(âl) hôm qua con được chư vị dạy võ, yoga, dance và quyền thì sáng hôm sau người con nhức mỏi và đau khắp cả người.. Nặng ở hai vai như có vật gì đè lên vậy..! Miệng con lúc nào cũng đọc NBC không ngừng. Cho đến tối đã qua 12h con đợi chư vị lên hướng dẫn con không thấy hiện tượng gì nên đi ngủ.
Con có nghe thầy nói là các huynh tỷ đồng môn có trả bài chư vị mới dạy tiếp. Nhưng thực sự là hôm qua chư vị dạy nhiều, dù con nhớ và tưởng tượng được con cũng không thể nào tự trả bài cho chư vị được. Vì những động tác rất dẻo, uyển chuyển và rất có lực.
Phần vì con ở nhà chị con nên cũng không có bàn thờ Phật để thắp nhang. Con muốn thắp nhang thì con phải vào chùa. Cho đến khi con đi ngủ khoảng 1h30 sáng thì con cảm nhận được có một lực rất mạnh đang chạy vào người con. Con không chịu nổi hai tay con nắm siết lại rất mạnh và cứ gồng lên. Con cảm thấy cơ thể lạnh. Rồi miệng con lại lắp bắp liên hồi con cũng không biết nói gì tâm con thì cứ niệm NBC. Con bắt đầu đứng dậy mà hai tay con vẫn cứ gồng mạnh lắm, hai tay con bắt đầu nhấc lên từ từ cảm giác đang nâng một vật gì đó rất nặng. Lên khỏi đầu rồi bẻ ngược ra phía sau cong người lại. Con đau không chịu được, nên bật dậy, lần này hai tay con lại xoè ra nhưng cũng phải gồng rất mạnh. Nhấc lên một vòng rồi hạ xuống. Cứ lặp lại như vậy hoài. Hai tay con đỏ ửng lên vì gồng nãy giờ giống lực sỹ cử tạ. Con ngồi xuống bán già và nhìn vào gương thấy mặt con đỏ ửng. Con lại ngước cổ ra phía sau nhưng cổ con cũng gồng mạnh. Con cứ lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần. Tay con thì cứ siết chặt lại rồi xoè ra, rất mạnh và đau. Lâu lâu thì hai tay con lại siết chặt đưa lên rồi xoè tay hạ xuống, xoè tay đưa lên đưa thẳng ra phía sau, cổ cũng ngước ra phía sau..! Con cứ tập vậy đổ mồ hôi nhìn đồng hồ đã 3h20 sáng. Con leo lên giường nằm vì con buôn ngủ quá. Mà hai tay con vẫn cứ gồng mạnh siết chặt lại rồi gồng mạnh xoè ra đến khi con ngủ thiếp đi. Con xin hỏi thầy là con bị hiện tượng gì..? Và chư vị muốn dạy gì cho con vì trong tâm con cứ hỏi, nhưng không được trả lời. Đến sáng nay con thức dậy cảm thấy rất khoẻ, nhưng vai trái vẫn nặng như bị đè lên. Con mong thầy giải đáp và hồi âm cho con. Để con tiếp tuc tinh tấn học đạo. Con cám ơn và mong tin thầy. Kính chúc thầy dồi dào sức khoẻ..!
Jenus Truong hebe_kute_9x@yahoo.com
———–
Trả lời :
Các học viên nên đọc qua bài viết của sư cô Triệu Ân và nghiên cứu học hỏi trong trang nhà : vutruhuyenbi.com
Ân phước từ các bậc Thầy
Chuyên mục
Quá trình tu Mật tông của Tỳ-kheo-ni Triệu Ân
23/01/2010 23:51
gửi bởi trieuan vào ngày Thứ 6 Tháng 12 05, 2008 11:48 am
Sau khi được điểm đạo, dốc lòng lập công đức để sửa nghiệp tăng phước, trieuan được biết mình đang học Đạo trong một hệ thống giáo dục khá đặc biệt:
Có lần khi đang trì chú (9:00pm 14-1-2005) mình thấy linh ảnh: “Có rất nhiều vị đội mão trời bằng vàng ròng (giống mão hình chư Thiên ở Thái Lan, Campuchia…) các Vị bao quanh Triệu Ân theo hình bán nguyệt ở trước mặt, các Vị nói chuyện với nhau: “Ai sẽ làm thầy của Triệu Ân?” Ngay lúc đó Đức Quán Âm xuất hiện, Ngài nói: “Triệu Ân, con sẽ tuần tự được học với 53 vị Thầy, trước tiên con sẽ học với vị này.” Triệu Ân chào vị: “Con kính chào Bồ tát, xin Bồ tát cho con được biết danh của Ngài.” Vị trả lời: “Con không cần gọi ta là Bồ tát, cứ gọi ta là Tịnh Lạc thiên nữ.”
Các bạn biết không, mình đã được học cái thuyết: “Quy y Phật, không quy y Thiên Thần quỷ vật” từ nhỏ, nhưng biết một mà không biết hai, chấp nơi văn tự, hình tướng… nên khi mới nghe nói đến 2 từ Chư vị trong đó hàm nghĩa có cả Thánh Thần mình rất sợ… sợ bị lạc trong đường tà… nhưng thời gian trôi qua, với những trải nghiệm bản thân mình có được, mình thực sự tri ân vô tận đối với Chư Vị Thánh Thần, Trời Phật –các bậc Thầy siêu hình.
Hai tiếng Chư Vị giờ đây đối với mình trở nên vừa rất thiêng liêng, vừa rất ấm áp gần gũi.
Đó là cảm nhận từ các bậc Thầy siêu hình. Còn đối với bậc Thầy hữu hình, trieuan cũng được giao cảm những cảm giác đặc biệt không kém. Thật ra đến giờ này mình chưa một lần gặp được mặt Thầy, chỉ được nhận sự dạy dỗ từ xa nhưng trieuan vẫn được hưởng ân phước từ Thầy. Cứ mỗi lần được Thầy chỉ dạy, trí ngu đầy kiến chấp của trieuan được giảm bớt đi một phần. Trieuan cảm nhận: như có một từ trường nào đó rất mãnh liệt, rất hiền hòa, rất sáng suốt từ Thầy đã bao trùm lấy trieuan…
Sau mấy mươi năm sống trong trần thế, lần đầu tiên trieuan đã được gặp Chân Sư.
trieuan
Nguồn đọc thêm:
http://vutruhuyenbi.com/qua-trinh-tu-mat-tong-cua-ty-kheo-ni-trieu-an/5-an-phuoc-tu-cac-bac-thay-vna78.html#ixzz1fF0nT4Ch
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Chương Trình Diệu Âm Hoằng Pháp
Posted on 01/12/2011 by Đỗ Đức Ngọc Mời qúy vị xem Chưong Trình Diệu Âm Hoằng Pháphttp://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,11647,Diệu – Phần 1
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,11649,Diệu – Phần 2
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,11650,Diệu – Phần 3
Filed under: Video | Leave a comment »
Phim Phật giáo – Tịnh Độ Tam Kinh Nhất Luận
Posted on 13/10/2011 by Đỗ Đức NgọcA Di Đà Phật,
Con xin kính mời quý Thầy, Sư Cô và Phật tử liên hữu, xin bỏ một chút thời gian xem phim Phật giáo, rất hay và hữu ích.
Phật Thuyết A Di Đà Kinh
Phật Thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Thọ
Luận Kinh Vô Lượng Thọ – Bài Kệ Nguyện Vãng Sanh
Con, Thường Lạc
Filed under: Video | Leave a comment »
Bài 78 : Thân Bệnh do Nghiệp Bệnh, bị báo oán trả thù trở thành bệnh nan y như ung thư.
Posted on 18/09/2011 by Đỗ Đức NgọcVề Thân Bệnh do 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần làm bệnh như ăn uống sai lầm làm thiếu khí huyết, lười tập vận động thể dục thể thao cơ thể thiếu oxy để duy trì sự sống cho tế bào, và tinh thần bất ổn, ích kỷ, thành kiến, cố chấp làm cho sự tuần hoàn khí huyết bất bình thường. Continue reading →
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Ân Oán Cõi Đời
Posted on 12/09/2011 by Đỗ Đức NgọcÂn Oán Cõi Đời
Tác giả: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
(Tập san Phật Học Tịnh Quang CANADA Số 18 Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2-2012)
Trên cõi đời này, có rất nhiều nguyên nhân gây phiền não và khổ đau cho mọi người. Một trong những nguyên nhân đó chính là: chuyện Ân Oán, tức là chuyện ân nghĩa và chuyện oán thù trên cõi đời. Theo thói thường, con người chóng quên chuyện ân nghĩa, nhưng chuyện oán thù thì nhớ đời đời, sống để dạ chết mang theo! Có người quan niệm: Ân đền oán trả! Hoặc là: Mười năm sau báo thù cũng chẳng muộn! Mười năm thù hận! Mối thù truyền kiếp! Kẻ thù không đội trời chung! Có thù không báo không phải là người!
Một nguyên nhân khác cũng thường đem lại sự bất an trong nội tâm của con người, cùng một nghĩa, hay tương đương, đó là: chuyện thương ghét. Con người thường đem lòng thương yêu những người đem lại ích lợi, đem lại an vui hạnh phúc cho mình và ghét bỏ những người gây ra thiệt hại, hoặc đem phiền não khổ đau đến cho mình. Trên cõi đời này, con người thương yêu người khác thì rất ít, nhưng ghét bỏ thì rất nhiều. Tại sao vậy?
Bởi vì, con người vốn có tự ái rất cao, coi trọng bản ngã, cho nên chỉ cần một lời nói khó nghe, hoặc một việc làm bất như ý, con người chuyển đổi từ thương yêu trở nên ghét bỏ, thậm chí oán hờn thù hận, một cách dễ dàng. Những chuyện như vậy thường xảy ra trong xã hội, ngay cả trong gia đình cũng không tránh khỏi. Bởi thế cho nên, phiền não khổ đau tràn lan khắp trên cõi đời này. Chúng ta nên biết rằng: chuyện ân oán và chuyện thương ghét chính là những nguyên nhân, dẫn dắt chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi, nhận chìm chúng sanh trong biển khổ đau, không bao giờ dứt, nếu không biết tìm cách thoát ra.
Trong kinh sách, có câu:
Ái hà thiên xích lãng. Khổ hải vạn trùng ba. Dục thoát luân hồi khổ. Tảo cấp niệm Di Ðà.
Nghĩa là:
Những chuyện yêu thương, những nỗi khổ đau trên thế gian, nhiều ví như sông dài, như biển cả mênh mông, với hàng vạn ngọn sóng cao ngất, liên tiếp đổ ập lên đầu con người, như muốn nhận chìm những tâm hồn yếu đuối, không có đủ nghị lực vươn lên, để tự giải thoát khỏi sự đau khổ của kiếp luân hồi, để sống một cuộc đời an nhiên tự tại. Nếu muốn xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải gấp rút niệm Di Ðà, nghĩa là lập tức dừng nghiệp và chuyển nghiệp, sống trở về với bản tâm thanh tịnh, cố gắng tìm hiểu cách ứng xử với chuyện ân oán và tìm hiểu cách dẹp bỏ chuyện thương ghét.
* * *
Trong phạm vi bài này, chúng ta tìm hiểu chuyện ân nghĩa và oán thù, hay chuyện thương yêu và ghét bỏ, qua giáo pháp của đạo Phật mà thôi. Trên cõi đời này, có nhiều người làm ơn cho người khác, giúp đỡ một việc nào đó, từ việc nhỏ đến việc lớn, vật chất cũng như tinh thần, chẳng hạn như tìm kiếm công ăn việc làm, cho mượn một số tiền, đăng giúp một bài báo, viết giùm một lá thư, nhắn tin hộ một chuyện, làm chủ hôn một đám cưới, rồi chấp chặt vào việc ơn nghĩa đã làm, nghĩ rằng người kia phải có bổn phận luôn luôn nhớ ơn đã nhận, cho nên có dịp thì kể lể công ơn, có dịp thì nhắc nhở tới hoài, khiến cho người thọ nhận ơn đâm ra khó chịu, bực bội, tìm cách tránh né, không còn muốn gặp mặt người đã làm ơn giúp đỡ mình trước kia nữa. Khi đó người đã ra ơn giúp đỡ, chẳng những không nhận thấy lỗi lầm của mình, lại còn trách cứ người kia là đồ vô ơn bạc nghĩa. Kết cuộc, tình cảm bị sứt mẻ, mối giao hảo bị cắt đứt, quan hệ không còn tốt đẹp như xưa, không khí bắt đầu ngột ngạt khó thở, chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh bắt đầu, cả hai đều chìm đắm trong phiền não khổ đau, không sao thoát ra nổi. Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, nếu cha mẹ luôn luôn kể lể công ơn nuôi dưỡng con cái, khổ nhọc thế này, đắng cay thế nọ, gian truân thế kia, nhọc nhằn thế đấy, lặp đi lặp lại, quanh năm suốt tháng, khiến cho con cái, bực bội khó chịu, đâm ra phản ứng, chẳng thèm chịu nghe. Quan niệm “dưỡng nhi đãi lão” của đông phương ngày trước, tức là nuôi dưỡng con cái từ lúc còn bé thơ, với tâm mong cầu đến ngày con khôn lớn, sẽ nuôi lại mình lúc tuổi già, có lẽ không còn mấy thích hợp ở các xứ tây phương ngày nay. Nuôi con với tâm từ bi thì được cảm ứng. Nuôi con với tâm mong cầu thì gặp phản ứng. Bậc làm cha mẹ, phải biết hy sinh, nuôi con vì tình, vì nghĩa cao cả, không nên trả giá, kể lể công ơn, như lời cổ nhơn, đã từng có dạy: “Thi ân bất cầu báo đáp”, chính là nghĩa đó vậy.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
“Nhược Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng”.
Nghĩa là:
Nếu chúng ta không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố thí, nghĩa là bố thí với tâm lượng rộng lớn, không kỳ thị, không cố chấp, không trụ tướng, không mong cầu được đền đáp, bất tùy phân biệt, bố thí chỉ vì ích lợi của chúng sanh, không vì bất cứ điều gì khác, thì phước đức không thể nghĩ, không thể bàn, không thể đo, không thể lường được. Tại sao như vậy? Bởi vì, tâm lượng như vậy đồng với tâm Phật, không khác. Người làm ơn quên ngay chuyện đã làm thì có phước báu vô cùng. Tuy nhiên, khi đã thọ nhận sự giúp đỡ, sự quan tâm, sự chiếu cố, bất cứ từ đâu đến, bất cứ do ai làm, dù lớn lao hay nhỏ nhặt đến đâu, người biết tu tâm dưỡng tánh, phải biết tri ân và báo ân, tức là biết ơn và đền ơn. Một lời nói ân nghĩa chí tình, một lời khuyên lơn dịu dàng, trong cơn nhiệt não, quí hơn bất cứ món quà nào khác, trong lúc bình thường. Miếng khi đói bằng gói khi no. Trên cõi đời này, chuyện ân nghĩa biến thành oán thù rất dễ dàng, như trở bàn tay. Ngược lại, chuyện oán thù trở thành ân nghĩa thực là khó khăn vô cùng, chỉ có những bực thánh hiền, hoặc những người biết tu tâm dưỡng tánh, tức là những người muốn sống an lạc hạnh phúc, mới có thể thực hành được mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhứt là cuộc sống của người tại gia, rất dễ đụng chạm, dễ sinh oán thù, từ những việc lớn, đến việc nhỏ mọn, từ việc cố tình, đến việc vô ý. Chẳng hạn như việc, cạnh tranh nghề nghiệp, thường đưa đến chỗ, thanh toán lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, lấy thịt đè người, gài bẫy hại nhau, chẳng kể thương đau, của bao người khác, tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, lắm khi tù tội, đến nỗi thiệt mạng. Chẳng hạn như việc, va chạm quyền lợi, lỡ lời nói chơi, đụng chạm tự ái, nói năng vụng dại, chẳng biết tán dương, tâng bốc mọi đường, đâm ra thù oán. Con người chất chứa, thù oán trong lòng, sâu như lòng sông, rộng như biển cả, suốt đời quyết trả, những mối hận thù, làm sao cuộc sống, yên vui cho được?
Nhiều khi có người, nói ra những lời, vô thưởng vô phạt, vô ý vô tứ, chẳng có dụng tâm, chẳng có tà ý, chẳng ám chỉ ai, hoặc là chẳng may, trời cho có tài, hơn nhiều người khác, khiến cho những kẻ, có tâm ganh tị, đố kỵ quá cao, tự ái mấy sào, bảo sao chẳng tức, chẳng giận cho được. Con người thường hay, trả thù báo oán, nên tìm mọi cách, trả đủa cho hơn, cho thỏa tâm tham, cho vừa tâm sân, cho hợp tâm si, người cha bị giết, người con trả thù, giết hại người kia, người con bên đó, lại cũng báo thù, thử hỏi như vậy: bao giờ oán thù, mới được chấm dứt, cuộc đời mới được, bình yên vui vẻ?
Nếu người ta chửi mình một tiếng, mình trả lại một miếng, có khi nặng hơn, thực ra quá dễ. Người ta mắng mình một tiếng, mình kham nhẫn được, không trả đũa lại dưới bất cứ hình thức nào, mới thực là khó. Người ta gửi thư chửi mình, lá thư bị quăng vào thùng rác là lẽ thường tình. Nhưng đừng lưu trữ lời lẽ khó nghe đó trong kho tàng tâm thức của mình, tức là quên luôn đi, bỏ qua luôn, không nhớ tới nữa, mới thực là khó. Tại sao như vậy? Bởi vì, lúc đó công phu tu tập của mình đã khá lắm rồi, chứ không phải mình ngu đâu! Nếu mình trả đủa, công bố lá thư, ưu tư trằn trọc, hằn học hỗn hào, nhào vô quyết chiến, khiến cho lời qua, đâm ra tiếng lại, văng bút văng mực, khổ cực tấm thân, khởi tâm nóng giận, đến chỗ đánh nhau, thưa gửi kiện tụng, kẻ bị nhức đầu, kẻ bị thương đau, người vào ngồi khám, mới đúng thực là: cả đám ngu vậy! Trong kinh sách thường gọi đó là: “vô minh”.
Cổ nhân có dạy: “Một sự nhịn chín sự lành”, chính là nghĩa đó vậy.
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Bị người thù ghét, dù thực vô cớ, vô lý quá chừng, chúng ta cũng đừng, khởi tâm tức giận, nên hiểu nguyên do, hiểu sâu nhân quả, chắc chắn phải có, nhân duyên đời trước, duyên cớ đời này, chỉ vì chúng ta, không biết đó thôi. Chẳng hạn như là: lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, cũng có thể là, nguyên nhân của chuyện, thù ghét oán hờn. Cạnh tranh nghề nghiệp, hay tâm ganh tị, đố kỵ gièm pha, đó cũng là những, nguyên nhân dễ hiểu. Tuy nhiên nếu ta, có dịp giúp đỡ, được những người đó, trong lúc họ gặp, hoàn cảnh khó khăn, hay đang hoạn nạn, chúng ta có nhiều, cơ hội hóa giải, thù hận oán hờn, biến thù thành bạn. Như vậy chắc chắn, tốt đẹp hơn là, tiếp tục tranh chấp, thù hận người ta, để rồi nơm nớp, sợ bị trả thù, phập phồng âu lo, đời sống bất an, không lúc nào yên.
Có những người lầm lạc, sa chân vào vòng tội lỗi. Một thời gian sau, nhờ gặp được thiện hữu tri thức, thầy lành bạn tốt, giúp đỡ hiểu biết Chánh Pháp, giác ngộ được Chánh Ðạo, cố gắng quay về đường ngay nẽo thẳng. Nhưng người đời vì tâm cố chấp, chấp chặt những oán thù xa xưa, nhứt quyết phục thù trả hận, nhứt định không tha thứ, đòi hỏi phạm nhân phải chịu những hình phạt tàn độc gấp trăm ngàn lần, phải chịu muôn ngàn đau đớn, phải chịu tan da nát thịt, người đời mới vui lòng, hả dạ. Thử hỏi: như vậy ai tàn ác hơn ai, ai có tâm độc ác hơn ai? Thử hỏi: ai đang muốn dừng nghiệp và chuyển nghiệp, còn ai đang muốn tạo tội và tạo nghiệp?
Một con ngựa hoang muốn trở về quê xưa, phải tắm sông nhẫn nhục, mới cảm thấy ân tình mở cửa ra với mình, sau đó mới có thể tắm trong dòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt. Tuy con ngựa hoang, quên thù oán căm, từ nơi tối tăm, về miền tươi sáng, tới bến sông rồi, cởi mở cõi lòng, trông ra với đời, nhưng đời không tha, không mở cõi lòng, từ bi hỷ xả, đón ngựa hoang về, lại cố làm cho, ngựa hoang chết gục, một cách nhục nhằn, và trên lưng nó, hằn nguyên vết thù!
Cõi đời này thường, tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay, nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công bình, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau, cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, khắp các nơi nơi.
Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!
Trên cõi đời này, cũng có những người, phát tâm xin tha, cho phạm nhân đã, sát hại tàn nhẩn, thân nhân của mình, được khỏi tội chết. Tại sao như vậy? Bởi vì người đó, thấm thía hoàn cảnh, thấu rõ cảm giác, của sự mất mát, người thân thế nào, cho nên không muốn, gia đình người khác, dù là phạm nhân, tức là kẻ thù, lâm vào cảnh ngộ, đau thương tương tự.
Thường thường chỉ có, những người đã từng, rơi vào hoàn cảnh, khốn khổ khốn nạn, mới biết cảm thông, thương xót người khác. Những người có tâm, đại từ đại bi, dường ấy mới có, cuộc sống an lạc, không có hận thù, không có phiền não, và không khổ đau, đồng thời tạo được, an lạc hạnh phúc, cho người chung quanh. Ðó là những người, thụ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, luôn luôn cảnh giác, không sống tâm ma. Ðó chính là những, người biết sống với, Chân Tâm Phật Tánh, của chính thân mình.
Ngày xưa, vị Tổ sư thứ hai mươi bốn Aryasimha, trước khi bị vua Kế Tân chém đầu, đã phát nguyện: Ngay khi đắc thành đạo quả sau này, người đầu tiên tôi sẽ độ, chính là bệ hạ! Tại sao vậy? Bởi vì, có gặp tai nạn lớn lao, tai họa khủng khiếp, thậm chí mất mạng, mới có thể chứng minh trình độ tu tập của con người. Không phải chúng ta mong cầu khổ nạn đến để thử thách công phu tu tập của mình. Tuy nhiên, một khi khổ nạn xảy ra, do hiểu sâu nhân quả, chúng ta biết ngay: đã đến lúc phải trả nghiệp quả, từ nghiệp nhân, do chính mình tạo tác, từ nhiều kiếp trước hoặc kiếp này. Cho nên, chúng ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh thản nhiên, chấp nhận đền trả quả báo, mới là đáng quí, chứ van xin cầu nguyện, có được gì đâu? Phân biệt thiện ác chỗ này chỉ làm loạn tâm mà thôi!
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dù trốn lánh lên non, xuống biển hay vào hang, nếu nghiệp báo đã mang, không ai tránh thoát được.
Người thế gian thường nói rằng: “trời kêu ai nấy dạ!”, hoặc “lưới trời tuy thưa mà không lọt”, chính là nghĩa đó vậy.
Tuy nhiên có người thắc mắc: có thù không trả sao đáng làm người? Chúng ta nên biết: Không có việc gì, trên thế gian này, tự nhiên sanh ra, hoặc là xảy ra, ngoài luật nhân quả. Nói một cách khác:
Tất cả mọi sự việc đều do nhân duyên sanh ra.
Tất cả mọi sự việc đều do nhân duyên diệt đi. Có người ngày nay gặp vạn sự may mắn, tốt đẹp yên vui, làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, nhà cao cửa rộng, con cháu hiếu thảo, bạn bè thân thiết, mọi người mến thương. Ðó chính là phước báo, là kết quả của cái nghiệp nhân thiện lành, người đó gieo từ nhiều kiếp trước, và trong kiếp này, cho nên bây giờ được hưởng kết quả tốt đẹp đó.
Có người ngày nay gặp nhiều xui xẻo, tai nạn liên miên, thậm chí chết người, tàn tật suốt đời, trục trặc trắc trở, thưa gửi kiện tụng, làm ăn thất bại, nợ nần tứ tung, nhà tan cửa nát, con cái hoang đàng, bạn bè phản phúc, mọi người ghét bỏ. Ðó chính là nghiệp báo, là hậu quả của cái nghiệp nhân bất thiện, người đó gieo từ nhiều kiếp trước, và trong kiếp này, cho nên bây giờ lãnh đủ hậu quả không tốt đó.
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là:
Muốn biết kiếp trước mình đã làm gì, hãy nhìn việc mình đang nhận hiện tại. Muốn biết kiếp sau mình sẽ ra sao, hãy nhìn việc mình đang làm hiện tại.
Nếu hôm nay mình dốt nát nghèo nàn khốn khổ, gặp tai nạn oán thù liên miên, thì đó là hậu quả của cái nhân tạo ác nghiệp và không biết làm việc phước thiện trước đây, chứ không có chuyện ân oán, thương ghét tùy tiện của thượng đế nào cả. Nếu hôm nay mình thông minh, đủ ăn đủ mặc, gặp thực nhiều ân đức, thì đó là kết quả của cái nhân tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức nhiều đời trước và đời này. Hôm nay mình được bình an là quả của cái nhân mình không tạo sự bất an cho kẻ khác, dù đó là kẻ thù. Hôm nay mình được hạnh phúc là quả của cái nhân mình không phá hoại hạnh phúc kẻ khác, dù đó là kẻ thù.
Người biết tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ được luật nhân quả một cách chắc chắn, không bao giờ nghĩ đến chuyện trả thù, đừng nói đến chuyện thực hiện việc trả thù. Tại sao vậy? Bởi vì, những oán thù mình gặp hôm nay, chính là hậu quả của cái nhân xấu ác, do chính mình đã tạo đã gây ra trước đây, chứ chẳng phải ai khác làm, bây giờ mình phải gánh chịu. Nếu không sáng tỏ được điều này, con người cứ mãi chìm đắm trong oán thù khổ đau, trong vòng sinh tử luân hồi, biết đến bao giờ mới thoát ra được? Chỉ cần giác ngộ, biết quay đầu lại, thì bến bờ giải thoát là đây, phiền não khổ đau chấm dứt!
Chúng ta cũng không nên bi quan với số phận đã an bài, chấp nhận cái gọi là định mệnh, hay định mạng, hay số mạng. Trái lại, chúng ta có thể tích cực chuyển hóa cuộc đời của mình, sửa đổi cái nhân đã gieo, đã tạo trước kia. Tùy theo “cái nhân” là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống đất, phải chờ đủ thời tiết nhân duyên, mới gặt hái “cái quả” của nó, có khi sớm tức thời, cũng có khi trổ muộn. Có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Ðó là trường hợp chúng ta đã “lỡ” gieo nhân xấu, kiếp trước hay kiếp này, nhưng nhờ gặp được thiện tri thức nhắc nhở, khai ngộ, khuyến khích, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý xấu ác, thành ba nghiệp thanh tịnh thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt “quả tốt”, hay ít ra cũng giảm bớt được “quả xấu”. Chẳng hạn như: chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Ví như gieo nhân biết tiết kiệm, con người có thể gặt quả giàu có, hay ít ra cũng giảm bớt được nợ xưa đó vậy. Ví như biết chịu khó học hành, cũng có ngày đỗ đạt, thành danh, hay ít ra cũng bớt ngu dốt hơn trước, trí tuệ nhờ đó sáng tỏ hơn.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”.
Nghĩa là tất cả mọi sự mọi việc trên thế gian đều do tâm của chúng ta tạo ra. Muốn có quả thiên đàng trong tâm, chúng ta hãy gieo nhân từ bi hỷ xả, bác ái vị tha, thi ân bố đức, dĩ ân báo oán. Gieo nhân ích kỷ, hận thù, tham lam, sân hận, si mê, nhứt định gặt quả địa ngục trong tâm, phiền não khổ đau, chắc chắn không sai, chỉ có sớm hay muộn mà thôi.
Trong sách có câu:
Thiên đàng địa ngục hai bên. Ai ngộ thì nhờ, ai mê thì sa. Thiên đàng chẳng chứa quỉ ma. Ai người tâm thiện tìm ra thiên đàng.
Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh. Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.
Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta mà thôi. Cũng ví như biển động hay biển lặng, đều là hai trạng thái của biển mà thôi vậy. Có điều thắc mắc quan trọng, đó là:
“Con người thương ai nhiều nhứt và ghét ai nhiều nhứt?”.
Nếu như được hỏi: mình thương ai nhiều nhứt, thường thường con người sẽ đáp: thương cha mẹ nhiều nhứt, hoặc thương vợ hay chồng nhiều nhứt, hoặc thương con cái nhiều nhứt. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu những người thân đó làm chuyện gì mích lòng trái ý, hoặc không có tình thương yêu đáp lại như mình mong muốn, thậm chí còn đem lòng thương yêu kẻ nào khác, con người sẽ đổi lòng thương yêu nhiều nhứt thành ra thù ghét nhiều nhứt! Như vậy, thực sự con người trên thế gian này thương chính bản thân mình nhiều nhứt, chứ không phải người nào khác!
Còn nếu như được hỏi: mình thù ghét ai nhiều nhứt, thường thường con người sẽ đáp: thù kẻ này hại mình, ghét người kia hơn mình, nhiều nhứt. Tuy nhiên, trên thực tế, con người thù ghét chính bản thân mình nhiều nhứt, chứ không phải người nào khác! Tại sao vậy? Bởi vì, con người vì lòng tham lam vô hạn, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả không tốt sẽ đến với mình. Bởi vì, con người vì lòng sân hận vô biên, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả hiểm nguy sẽ đến với mình. Bởi vì, con người vì lòng si mê vô cùng, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả khó lường sẽ đến với mình. Nghĩa là con người thù ghét chính bản thân mình nhiều nhứt, bởi vì sự vô minh từ nhiều đời nhiều kiếp, cho nên luôn luôn duyên theo cảnh trần, tạo tội tạo nghiệp không ngừng, do đó lãnh đủ nghiệp báo, hậu quả nặng nề, trầm luân sanh tử, mà vẫn không thức tỉnh tìm đường giải thoát!
Trong sách có câu: “Giáo đa tất oán”. Nghĩa là dạy nhiều sinh thù oán. Trong đạo cũng như ngoài đời, thường khi những người có lòng, muốn chỉ dạy nhiều cho thế hệ sau, muốn truyền dạy tất cả những điều cần thiết, muốn những người nối dõi đạt được những thành tích khả quan. Tuy nhiên, chính vì muốn quá nhiều như vậy, cho nên chỉ dạy quá nhiều, kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện khổ công, kiểm soát chặt chẽ, sách tấn thường xuyên, nhiều người thế hệ sau chẳng những đã không biết ơn, đã không hiểu thấu tấm lòng của thế hệ trước, trái lại, còn sanh tâm oán trách, hờn giận, tệ hơn nữa là, sanh tâm thù hận! Ðúng là “làm ơn mắc oán” đó vậy!
Cổ nhơn có dạy: “Người chê ta mà chê phải tức là thầy ta. Người khen ta mà khen phải tức là bạn ta”. Ðối với người đời, quan niệm này quả là kim chỉ nam cho bực quân tử, trong việc xử thế ở đời. Tuy nhiên, đối với người biết tu tâm dưỡng tánh, theo quan điểm của đạo Phật, người khác khen hay chê, dù phải hay không phải, chúng ta đều tôn trọng họ như bực thầy lành hoặc bạn tốt.
Còn hơn thế nữa, chúng ta nhìn họ như những bực bồ tát. Tại sao vậy? Bởi vì, người giúp đỡ phương tiện cho mình tu tập, hoằng pháp lợi sanh, cũng như người chuyên phá rối, bằng hành động cũng như bằng lời nói, đều là bực “thiện hữu tri thức” của mình.
Hạng người thứ nhứt được ví như bồ tát thuận hạnh, chẳng hạn như thầy dạy học hay bạn hữu hằng giúp đỡ chúng ta, thường ban cho những lời khen thưởng thực tình, đúng lúc, để khuyến khích, động viên tinh thần, hoặc chê trách hay quở phạt với tất cả tấm lòng từ bi, vì sự tiến bộ của chúng ta, chứ không vì bản ngã của họ. Hạng người thứ hai được ví như bồ tát nghịch hạnh, chẳng hạn như giám khảo trường thi hay trường đời. Những người này nhiều khi khen chê không phải lúc, không phải vì thiện tâm, lại có dụng ý, ác tâm, không phải vì chúng ta, mà vì bản ngã của họ.
Nhờ hạng người thứ nhứt, chúng ta có được sự hiểu biết, có được kiến thức, đạt được giác ngộ, vững tâm tu học, biết đường ngay lẽ phải để noi theo. Nhờ hạng người thứ hai, chúng ta có được bằng cấp ở đời, nếu vượt qua được sự khảo hạch và thi đậu, hoặc chúng ta biết được trình độ tu tâm dưỡng tánh của mình đã đến đâu, đạt được trình độ nào, chăn trâu tới giai đoạn thứ mấy.
Trong các chùa luôn luôn có thờ tôn tượng của cả hai hạng người trên đây: tượng đức Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện Ðại Sĩ. Tượng đức Hộ Pháp với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, tay cầm kiếm trí tuệ cắt đứt phiền não, vượt qua khổ đau, đạp lên trên con rắn độc có ba đầu dưới chân, biểu tượng của tam độc: tham sân si, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công với Chánh Pháp, là hạng người thứ nhứt nói trên.
Tiêu Diện Ðại Sĩ với khuôn mặt dữ dằn, lè lưỡi phun lửa máu, đầu có đội ba ngọn núi, khẩu phún xuất hỏa, đầu thượng tam sơn, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công giúp đỡ Chánh Pháp được sáng tỏ hơn, là hạng người thứ hai nói trên. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn chân thành cảm niệm ơn đức của cả hai hạng người nói trên, đã giúp đỡ chúng ta tiến tu trên mọi phương diện.
Theo kinh điển nhà Phật, sống ở trên cõi đời này, người nào cũng thọ nhận bốn thứ ơn lớn, lúc nào cũng phải nên biết lo đền đáp, bằng sự cung kính, cúng dường và phụng sự. Bốn thứ ơn lớn, cũng gọi là tứ trọng ân, đó là:
1. Ơn cha mẹ 2. Ơn chúng sanh 3. Ơn quốc gia 4. Ơn Tam Bảo.
1. Cha mẹ sanh thành dưỡng dục rất khổ công, cực nhọc, trong nhiều năm tháng dài, chúng ta mới có được như ngày nay. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn cha mẹ, bằng sự cung kính, phụng dưỡng vật chất cũng như tinh thần, nhưng quan trọng hơn cả, chính là giúp đỡ cha mẹ hiểu biết Chánh Pháp, sớm ngộ Chánh Ðạo, vĩnh viễn thoát ly phiền não khổ đau, sống đời an lạc hạnh phúc. Chỉ vì bênh vực vợ con, bênh vực chồng con, hoặc chỉ vì một lời khiển trách, một sự bất như ý, chẳng hạn như cha mẹ chia của cải không đồng đều như ý muốn, nhiều người trên thế gian này phủi sạch tất cả những ân nghĩa của cha mẹ từ xưa đến nay, từ cha bỏ mẹ, không nuôi không dưỡng, không thèm săn sóc, không hề thăm viếng, không muốn nhìn nhận, đôi khi còn trở mặt oán thù, thậm chí sát hại, tranh giành tài sản! Ðó là trọng tội hàng đầu trong ngũ nghịch tội.
2. Chúng ta đang sống trong xã hội, tức là có vô số chúng sanh sống chung quanh, giúp đỡ chúng ta đủ mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần. Chẳng hạn như nhờ người nông dân chúng ta có cơm ăn, nhờ người công nhân chúng ta có áo mặc, có xe đi, có đồ dùng, có nhà ở. Chẳng hạn như nhờ người thầy thuốc, y tá, sức khỏe chúng ta được chăm sóc, nhờ người thầy giáo, kiến thức chúng ta được mở mang, trí tuệ sáng suốt. Ðó là chưa kể trâu bò cày ruộng, con ngựa kéo xe, con chó giữ nhà, lạc đà vận chuyển. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn xã hội, bằng sự siêng năng làm việc, giúp người giúp đời, làm tất cả mọi sự mọi việc ích lợi cho mọi người, không phung phí thực phẩm, sản phẩm, của cải, vật dụng, dù do chính mình bỏ tiền ra mua. Tại sao vậy? Bởi vì, đó là công lao của xã hội, và nhiều người khác đang thiếu thốn, nhiều chúng sanh khác đang cần những thứ đó, dùng không hết thì đem cho, không nên phí của!
3. Chúng ta sống trong một quốc gia thái bình thạnh trị, có nhiều phúc lợi xã hội, cơm no áo ấm, sung túc tiện nghi, an cư lạc nghiệp. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn quốc gia, bằng sự cố gắng làm một người dân lương thiện, làm người có lương tâm chức nghiệp, góp phần xây dựng đất nước, không phá rối trật tự trị an của xã hội, không gây đau khổ cho những người khác sống chung quanh, không làm những chuyện lợi mình hại người, không lợi dụng kẽ hở của luật pháp để hại người, kiếm tiền bạc triệu, sống cho sung sướng, không viết thư rơi, không đâm bị thóc, không chọc bị gạo, không tạo tranh chấp, không gây oán thù. Mình muốn sống đời an lạc hạnh phúc, nên giúp đỡ người khác cũng sống an lạc hạnh phúc như mình. Nhờ đó tâm trí được thanh tịnh, sống được an vui, thác về cõi lành, cực lạc thiên đàng, khỏi sợ địa ngục, không cần chúc tụng, ở trên mặt báo!
4. Sau hết trên hết, những người trải đời, dù già hay trẻ, thấy được vô thường, hiểu biết nhân quả, tội nghiệp phước báu, có được chánh kiến, hành bát chánh đạo, do ơn Tam Bảo, chỉ dạy thực rành, giúp đỡ chúng sanh, thoát ly sanh tử, luân hồi nghiệp báo, tránh khỏi khổ đau, hãy mau thức tỉnh, tu tâm dưỡng tánh, đừng đợi đến ngày, nhắm mắt xuôi tay, chẳng may phải đọa, vào ba đường ác, địa ngục ngạ quỉ, hoặc là súc sanh, không ai cứu được, dù có niệm Phật, cho đủ mười tiếng, hoặc mười ngàn tiếng, cũng vậy mà thôi, đã quá muộn rồi! Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn Tam Bảo, bằng sự tinh tấn tu tập, cung kính cúng dường, bằng cách dừng nghiệp và chuyển nghiệp, chấm dứt tạo tội tạo nghiệp, bằng cách giúp đỡ người khác tu tâm dưỡng tánh, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
Chúng ta thử suy gẫm câu chuyện sau đây:
Có một đàn bò đang đi trên đường vào lò sát sinh để bị giết làm thịt. Những con bò đó vẫn báng nhau, húc nhau, chen nhau, lấn nhau, nghinh nhau, nghịch nhau. Chúng không biết rồi đây, chỉ trong phút giây, cuộc đời của chúng sẽ bị kết thúc thê thảm biết là dường nào. Chúng không biết gì cả, chỉ biết đấu tranh, giành giựt, hơn thua, cho đến giây phút cuối cùng của mạng sống.
Người đời thường nói: đồ ngu như bò! Tuy nhiên người đời có thông minh hơn chăng? Thử xét cõi đời được bao năm, mà con người vẫn sống trong cơn mê: bon chen, đấu tranh, giành giựt, chèn ép, chà đạp, chửi bới, thưa gửi, kiện tụng, đụng độ, hơn thua nhau từng lời nói, ghìm nhau từng cử chỉ, thù oán nhau từng hành động, chấp chặt từng chuyện làm ơn nhỏ nhặt, chất chứa từng chuyện thù oán lặt vặt, đến chuyện hận thù không đội trời chung. Con người thường có tâm chấp ngã, cho nên ích kỷ, chỉ muốn chính mình, gia đình mình, bà con mình, giòng họ mình, tổ chức mình, dân tộc mình, bất cứ cái gì dính tới mình, đều đứng hạng nhứt! Ngoài ra thì mặc kệ, sống chết mặc bây, tụi này sung sướng, như vậy đủ rồi! Thực là hởi ôi, cõi đời nổi trôi, vô cùng vô tận!
* * *
Tóm lại, chuyện ân oán là chuyện dài của con người, của cõi đời phiền não khổ đau, nói mãi không bao giờ cùng. Cho dù suốt đời, chúng ta luôn luôn, làm chuyện ân nghĩa, cho bất cứ ai, nhưng nếu chỉ cần, một lần mà thôi, từ chối giúp người, lập tức chúng ta, gặp ngay oán thù! Người đời phủi sạch tất cả những gì tốt đẹp người khác đã làm cho họ, trong suốt một khoảng thời gian dài, chỉ ghi nhớ một việc bất như ý sau cùng mà thôi, xong rồi dứt đẹp!
Trên cõi đời này, chữ “Ân” ít gặp, chữ “Oán” khắp nơi. Chính vì những quan niệm như vậy, cho nên con người luôn luôn lăn lộn trong sanh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau, vay trả trả vay, triền miên suốt đời, không bao giờ dứt.
Trong kinh sách, Chư Tổ có dạy:
Tác hữu nghĩa sự. Thị tỉnh ngộ tâm. Tác vô nghĩa sự. Thị cuồng loạn tâm.
Cuồng loạn tùy tình niệm. Lâm chung bị nghiệp khiên. Tỉnh ngộ bất do tình. Lâm chung năng chuyển nghiệp
Nghĩa là:
Làm việc có nghĩa, đem lại an lạc hạnh phúc, cho mình và cho người. Là tâm tỉnh ngộ. Làm việc vô nghĩa, đem lại phiền não khổ đau, lợi mình hại người. Là tâm cuồng loạn.
Cuồng loạn theo tình niệm: thương ghét ân oán. Lâm chung bị nghiệp lôi. Tỉnh ngộ không theo tình, tâm bình tĩnh thản nhiên. Lâm chung chuyển được nghiệp.ٱ
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
cutranlacdao@yahoo.com
Góp ý của độc giả :
ÂN OÁN CÕI ĐỜI
Chân tu mà oán đúng tu tà Lẫm bẫm suốt ngày tu với ma Nhân quã rõ rồi sao chẳng xã Từ bi tụng mãi vẫn không tha Đáng thương hay trách vì nhân ngã Đau xót hay buồn vị chúng ta Ngẫm nghỉ được người ôi khó quá ! Được phước tu trì không muốn qua .
mbz,md.11′
—————-
Tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật quí ở chỗ thực tâm hành trì giáo pháp và giới pháp. Tại sao vậy? – Bởi chân lý là: Ai ăn nấy no. Ai tu nấy chứng.
Vào ở trong chùa nhiều năm, nhưng không thực tâm hành trì giáo pháp và giới pháp, chỉ nên được coi là thầy chùa không hơn không kém.
………………………………………………………
Người đời vì tâm cố chấp, chấp chặt những oán thù xa xưa, nhứt quyết phục thù trả hận, nhứt định không tha thứ, đòi hỏi phạm nhân phải chịu những hình phạt tàn độc gấp trăm ngàn lần, phải chịu muôn ngàn đau đớn, phải chịu tan da nát thịt, người đời mới vui lòng, hả dạ.
Thử hỏi: như vậy ai tàn ác hơn ai, ai có tâm độc ác hơn ai?
Thử hỏi: ai đang muốn dừng nghiệp và chuyển nghiệp, còn ai đang muốn tạo tội và tạo nghiệp?
Có điều thắc mắc quan trọng, đó là:
“Con người thương ai nhiều nhứt và ghét ai nhiều nhứt?”.
………………………………………………………
Nếu người ta chửi mình một tiếng, mình trả lại một miếng, có khi nặng hơn, thực ra quá dễ.
Người ta mắng mình một tiếng, mình kham nhẫn được, không trả đũa lại dưới bất cứ hình thức nào, mới thực là khó.
………………………………………………………
Cõi đời này thường, tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân!
Con người thường hay, nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công bình, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau, cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, khắp các nơi nơi.
Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Bài 77 : TUỆ NGỮ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14
Posted on 12/09/2011 by Đỗ Đức NgọcWORDS OF WISDOM FROM THE FOURTEENTH DALAI LAMA
Nguồn: Internet
Việt dịch: Trần Đinh Hoành & Trần Lê Túy-Phượng
—————
HIS HOLINESS THE FOURTEENTH DALAI LAMA.
Tenzin Gyatso, was born in 1935 to a peasant family in northeastern Tibet, and was recognized at the age of two as the reincarnation of his predecessor, the thirteenth Dalai Lama. The world’s foremost Buddhist leader, he travels extensively, speaking eloquently in favor of ecumenical understanding, kindness and compassion, respect for the environment, and above all, world peace.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA thứ 14
Tenzin Gyatso, sinh năm 1935 trong một gia đình nông dân miền đông bắc Tây Tạng. Năm 2 tuổi được công nhận là tái sinh của người tiền nhiệm, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Là lãnh đạo Phật giáo hàng đầu trên thế giới, Ông đi khắp nơi, giảng thuyết hùng hồn về am hiểu giữa các tôn giáo, nhân ái , từ bi, tôn trọng môi trường, và trên hếtlà, hòa bình thế giới.
As long as you are a member of the human family, you need warm human feeling, warmhearted feeling.The question of world peace, the question of family peace, the question of peace between wife and husband, or peace between parents and children, everything is dependent on that feeling of love and warmheartedness.
Nếu bạn ở trong gia đình nhân loại, bạn cần có tình người ấm áp, trái tim ấm áp. Những vấn đề về hòa bình thế giới, an bình gia đình, hòa ái chồng vợ, hay yên lành giữa cha mẹ và con cái, tất cả đều tùy thuộc vào cảm giác yêu thương và trái tim ấm áp đó.
Follow the three R’s:
– respect for self
– respect for others, and
– responsibility for all your actions.
Theo luật 3 T:
– Tự trọng
– Tôn trọng người khác
– Trách nhiệm về mọi hành động của mình
Learn the rules, so you know how to break them properly.
Học quy tắc để biết phá bỏ quy tắc đúng cách.
When you realize you’ve made a mistake, take immediate steps to correct it.
Khi nhận ra mình vừa làm lỗi, sửa lỗi ngay lập tức.
Open your arms to change, but don’t let go of your values.
Mở rộng vòng tay chào đón thay đổi, nhưng đừng bỏ đi đức hạnh của mình.
Live a good, honorable life. Then when you get older, and think back, you’ll be able to enjoy it a second time.
Sống cuộc đời tử tế và phẩm hạnh. Rồi khi về già, hồi tưởng lại, bạn có thể thưởng thức cuộc đời bạn thêm một lần nữa.
In disagreements with loved ones, deal only with the current situation. Don’t bring up the past.
Khi bất đồng với người thân, nói về chuyện hiện tại mà thôi. Đừng nhắc đến chuyện cũ.
Be gentle with the Earth.
Hãy dịu dàng với Mẹ Đất.
Judge your success by what you had to give up in order to get it.
Đo lường thành công của bạn bằng những gì bạn phải mất đi để có nó.
Old friends pass away, new friends appear. It is just like the days. An old day passes, a new day arrives. The important thing is to make it meaningful: a meaningful friend – or a meaningful day.
Bạn cũ mất đi, bạn mới đến. Cũng như ngày tháng. Ngày cũ qua đi, ngày mới đến. Điều quan trọng là làm nên ý nghĩa: một tình bạn có ý nghĩa –hay một ngày có ý nghĩa.
I am open to the guidance of synchronicity, and do not let expectations hinder my path.
Tôi chấp nhận hướng đến hài hòa, nhưng không để mong ước đó cản đường tôi.
Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them, humanity cannot survive.
Tình yêu và từ tâm là nhu cầu, không phải xa xỉ phẩm. Không có tình yêu và từ tâm, nhân loại không thể tồn tại.
If you want others to be happy, practice compassion. If you want to be happy, practice compassion.
Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành từ tâm. Nếu bạn muốn bạn hạnh phúc, hãy thực hành từ tâm.
If the love within your mind is lost and you see other beings as enemies, then no matter how much knowledge or education or material comfort you have, only suffering and confusion will ensue.
Nếu tình yêu trong tâm của bạn mất đi, và bạn thấy mọi người khác đều là kẻ thù, thì dù bạn có kiến thức, giáo dục, hay tiện nghi vật chất nhiều đến mức nào, bạn cũng chỉ có khổ đau và rối rắm.
The more we care for the happiness of others, the greater is our own sense of well-being. Cultivating a close, warm-hearted feeling for others automatically puts the mind at ease. It is the ultimate source of success in life.
Càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác, chúng ta càng thấy an lạc. Nuôi dưỡng cảm giác thân thiết ấm áp đối với người khác tự nhiên làm ta thoải mái trong tâm. Đó là nguồn gốc tối hậu của thành công trong đời.
We must recognize that the suffering of one person or one nation is the suffering of humanity. That the happiness of one person or nation is the happiness of humanity.
Chúng ta phải biết rằng nỗi đau khổ của một người hay một quốc gia là nỗi đau khổ của toàn thể loài người. Niềm hạnh phúc của một người hay một quốc gia là niềm hạnh phúc của toàn thể loài người.
Take care of your Thoughts because they become Words. Take care of your Words because they will become Actions. Take care of your Actions because they will become Habits. Take care of your Habits because they will form your Character. Take care of your Character because it will form your Destiny, and your Destiny will be your Life.
Cẩn thận với Tư Tưởng của bạn, vì chúng sẽ thành Lời Nói. Cẩn thận với Lời Nói của bạn, vì chúng sẽ thành Hành Động. Cẩn thận với Hành Động của bạn, vì chúng sẽ thành Thói Quen. Cẩn thận với Thói Quen của bạn, vì chúng sẽ uốn nắn Nhân Cách bạn. Cẩn thận với Nhân Cách của bạn, vì nó sẽ định Số Phận bạn, và Số Phận của bạn sẽ là Cuộc Đời bạn.
When you lose, don’t lose the lesson.
Khi thua, đừng mất bài học.
Not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.
Không được điều mình muốn đôi khi lại là điều may mắn.
Don’t let a little dispute injure a great relationship.
Đừng để một tranh chấp nhỏ làm tổn thương một thâm tình lớn.
Spend some time alone every day.
Nên có thời gian một mình mỗi ngày.
Silence is sometimes the best answer.
Đôi khi im lặng là câu trả lời hay nhất.
A loving atmosphere in your home is the foundation for your life.
Bầu không khí yêu thương trong nhà bạn là nền tảng cho đời sống của bạn.
Share your knowledge. It is a way to achieve immortality.
Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để thành bất tử.
Once a year, go someplace you’ve never been before.
Mỗi năm một lần, hãy tới một nơi bạn chưa bao giờ tới.
Approach love and cooking with reckless abandon.
Hãy yêu và nấu ăn với đam mê cuồng nhiệt.
In the practice of tolerance, one’s enemy is the best teacher.
Trong thực hành đức nhẫn nhục,kẻ thù của ta là thầy hay nhất của ta.
Human beings are of such nature that they should have not only material facilities but spiritual sustenance as well. Without spiritual sustenance, it is difficult to get and maintain peace of mind.
Bản chất của con người là không chỉ có vật chất mà còn cần đời sống tâm linh. Nếu không có đời sống tâm linh, rất khó để đạt an bình và giữ được an bình trong tâm hồn.
If in day to day life you lead a good life, honesty, with love, with compassion, with less selfishness, then automatically it will lead to Nirvana.
Nếu bạn sống tử tế hàng ngày, thành thật, với tình yêu, với từ tâm, giảm ích kỷ, tự nhiên bạn sẽ đến Niết Bàn.
True compassion is not just an emotional response but a firm commitment founded on reason.
Từ tâm thực sự không chỉ là một phản ứng tình cảm, mà là một tâm nguyện của lý trí.
Only the development of compassion and understanding for others can bring us the tranquility and happiness we all seek.
Chỉ có phát triển từ tâm và thấu hiểu người khác mới có thể mang lại cho chúng ta tĩnh lặng và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm.
True compassion is universal in scope. It is accompanied by a feeling of responsibility.
Từ tâm thực sự có tính cách hoàn vũ. Từ tâm luôn luôn có ý thức trách nhiệm đi kèm.
I believe all suffering is caused by ignorance. People inflict pain on others in the selfish pursuit of their happiness or satisfaction. Yet true happiness comes from a sense of peace and contentment, which in turn must be achieved through the cultivation of altruism, of love and compassion, and elimination of ignorance, selfishness, and greed.
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình.
Tuy nhiên, hạnh phúc thật sự đến từ cảm giác an bình và hài lòng, tạo ra bởi nuôi dưỡng lòng vị tha, tình yêu, từ tâm, xóa bỏ ngu muội, ích kỷ, và tham lam.
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha!
CHÚC AN LẠC
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Bai 76 : Phỏng vấn người cõi âm
Posted on 12/09/2011 by Đỗ Đức NgọcBai 76 : Phỏng vấn người cõi âm
Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.
Biết tôi là người thường hay viết về thế giới người âm (thân trung ấm) một cô bạn đồng nghiệp đã gọi điện thoại đến và kể rằng:
“Chị ơi em có sự việc này rất lạ, ông ngoại em đã mất cách đây 36 năm trong thời kỳ đi học tập cải tạo. Vừa rồi ông đã trở về, nhập vào em của mợ dâu và xin gia đình làm lễ quy y Tam bảo cho ông.
Gia đình em có hỏi: Xác ông ở đâu để người nhà đem về lập mộ và tại sao ông lại trở về xin được quy y Tam bảo?
Ông trả lời: Không cần tìm xác ông để chôn cất làm gì. Ông thấy mình nghiệp rất nặng và đang phải đối diện với những gì mình đã gây ra. Vì vậy, ông muốn gieo nhân Phật để khi tái sanh trở lại kiếp người, gặp Phật pháp ông có thể phát tâm tu.
Gia đình em đã tìm thầy Thích Giác Hạnh – Chùa Hội Phước Bà Rịa – Vũng Tàu để xin thầy quy y cho ông và thầy đã đồng ý.”
Vài ngày sau cô bạn lại gọi điện thoại tới và hỏi tôi có muốn đi cùng cô đến gặp Thầy Giác Hạnh không? Tôi đồng ý.
Sáng hôm trên đường đến gặp thầy, cô nói: Hôm qua ông ngoại em lại về và nói ngoài việc tìm thầy quy y Tam bảo, nhớ lập trai đàn cúng cầu siêu cho ông và những người cùng thời làm việc với ông hồi hướng để tạo công đức giúp ông và mọi người được siêu thoát.
Thầy Thích Giac Hạnh là vị tăng sĩ khá nổi tiếng trong việc trừ các vong linh nhập vào người dương thế. Thầy hiểu khá rõ về thế giới người cõi âm.
Sau khi gặp thầy Giác Hạnh, tôi có ý định sẽ trực tiếp được gặp ông (người cõi âm) để phỏng vấn, trò chuyện về thế giới mà hiện ông đang tồn tại.
Điều quan trọng nhất tôi muốn hỏi là vì sao ông lại quay trở lại thế giới dương để được quy y Tam bảo khi mà lúc còn sống ông chưa từng tiếp cận được với kiến thức Phật giáo.
Nhưng rồi do bận công việc nên tôi đã không thể trực tiếp tiếp cận và phỏng vấn ông đúng như dự định. Cũng may trước đó tôi đã trao đổi với cô bạn đồng nghiệp về một số những vấn đề mà tôi muốn hỏi.
Vì cũng là một đệ tử mới quy y nên cô bạn (cháu ngoại của người cõi âm) đã đưa ra những những vấn đề mà tôi nói trước đó để hỏi ông. Thật là may mắn cuộc trò chuyện đó đã được ghi băng lại.
Để bạn đọc hiểu và tin sâu hơn nữa về Phật pháp tôi xin ghi lại cuộc trò chuyện dưới đây.
Vì được tiếp xúc nhiều lần khi ông trở về nên cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây là tổng hợp nhiều cuộc trò chuyện. Có nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn vì vấn đề tế nhị trong gia đình nên tôi không đưa ra, nhưng sẽ nói trong phần hai của bài viết – Luận về cuộc phỏng vấn.
Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.
Cuộc trò chuyện với ông ngoại
Trước khi vào nội dung cuộc trò chuyện, tôi xin đưa ra lời thuyết giảng của ông Huỳnh Văn Lương trong cuộc gặp mặt cuối cùng với gia đình tại Rạch Kiến. Do đã thông hiểu Phật pháp, ông Lương (một người lính quân đội Việt Nam Cộng hoà) đứng trước mâm cơm chay tuyên bố.
Hôm nay, tôi Huỳnh Văn Lương – Pháp danh Minh Tâm (chính xác là tối ngày 27/7 năm Tân Mão) tôi cùng mấy đứa con tôi xin thỉnh chư vị 2 bên cùng dân chúng ở đây (nhưng vong linh ở quê) nghe tôi thuyết giảng một lời.
Hôm nay, tôi đã quy y trước Tam bảo. Cái thời của chúng tôi đã chấm dứt rồi, cho nên chúng tôi hạ vũ khí… Chúng ta cùng là dân nước Việt, đều là con người. Ai vì chủ nấy, chúng ta nên thương lượng hoà hảo, kết oan trái lại hạ vũ khí… Chúng ta cùng nhau quy về một đường.
Chúng ta là những con người … do nghiệp sát mà đầu thai thành người lính. Tôi đã ngộ được con đường của Phật đạo cho nên tôi mong mỏi các ông và dân chúng ở đây cùng tôi về với Phật…
Chúng ta hãy tỉnh giấc ngộ lại… Bỏ hết chắp tay như tôi đây này, Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). Các ông đã nghe lời như vậy tôi rất mang ơn.
Hôm nay cháu tôi cùng bằng hữu đã có mặt ở đây trợ duyên. Các ông hãy linh hiển nhận mâm cơm chay này để các chư Tăng hồi hướng công đức đưa chúng ta về thế giới Tây Phương Cực lạc. Các ông chứng cho lòng thành thật của tôi… Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)… Các ông đã quỳ xuống hết rồi, đã chắp tay niệm Phật rồi. Minh Tâm đã thành công rồi. Dân ở đây người ta rất hoan hỉ rồi.
Hỏi: Nhân duyên gì mà ông đã gặp được Phật và phát tâm tu tại cõi giới âm?
Trong quá khứ tiền kiếp, khi còn trẻ ông có vào chùa Phật nhưng chủ yếu là quậy phá vui chơi. Nhờ phúc báo nên đã gieo được chủng tử Phật trong tâm thức. Sau khi mất ông vẫn thường về nhà nhưng không tiếp cận được với ai, do người thân không nhớ đến ông. Ngày giỗ ông cũng không ăn được gì, vì trên giấy báo tử không đúng với ngày mất của ông. Ông phải chịu sự đói khát, lạnh lẽo trong suốt những năm qua.
May nhờ bà mợ dâu khi ăn thường mời cơm nên ông theo bà về quê nhân dưới quê có giỗ. Ông ở luôn dưới quê (Rạch Kiến). Tại đây ông thường nghe kinh Phật mỗi tối do hai cô em gái đầu là Phật tử tụng kinh mỗi ngày.
Vì nghiệp sát nặng nên ông không thể vào chùa được. Sau khi quy y ông có thể vào chùa để nghe giảng kinh từ các vị chư tăng.
Hỏi: Vì sao ông không quy y Tam bảo ở cõi âm mà lại mượn thân xác lên dương trẩn quy y?
Muốn quy trước Tam Bảo phải tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng), ngũ giới (Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp). Tam quy thì có thể thực hiện được, nhưng ngũ giới thì không, vì còn thân xác đâu mà thực hiện ngũ giới.
Hỏi: Chúng sinh cõi âm cõi âm có tu được không. Nghĩa là có ngồi thiền tụng Kinh Niệm Phật được không ?
Không thể tu được, còn thân xác đâu mà tu. (Các vọng tưởng trỗi dậy không ngừng, không thể dẹp bỏ được). Thân người quý lắm. Thần thức ở trong thân người mới tu được. Nếu ai còn thân người thì cố gằng mà tu. Tái sanh kiếp sau ông sẽ tu. Ông quy y lần này là để gieo chủng tử vào tâm thức, kiếp sau tái sanh lên kiếp người gặp Phật Pháp là ông tu liền. Ông có duyên thầy trò với thầy Thích Giác Hạnh trong tiền kiếp.
Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn về nhân duyên thầy trò giữa ông với thầy Thích Giác Hạnh được không ?
Trong một kiếp quá khứ, ông là một thanh niên ngang ngược vào chùa chơi. Lúc đó thầy Giác Hạnh là một vi tăng tu ở trong chùa. Thầy có khuyên ông nên quy y Tam Bảo. Ông nói là chỉ khi nào ông không còn thân xác ông mới quy y. Từ nhân duyên này mà duyên thầy trò đã hình thành.
Hôm nay Thầy đã quy y cho ông. Nhưng vì ông không có thân xác nên duyên thầy trò mới chỉ 50 %. Thông thường duyên thầy trò phải gặp nhau 3 kiếp.Trong tương lai thầy Thích Giác Hạnh sẽ là một vị tăng một kiếp nữa khi đó ông sẽ là một đệ tử 100% của thầy.
Hỏi: Điều đó có nghĩa là trong kiếp này thầy Giac Hạnh vẫn chưa được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?
Chưa, Vì Phật tổ còn muốn thầy ở lại để tiếp tục độ chúng sinh trong một kiếp nữa sau đó mới vãng sanh được.
Hỏi: Ông đã mất thân xác được 36 năm. Ông tiếp cận được Phật pháp lâu chưa. Bao giờ ông tái sanh ?Mới tiếp cận được gần đây thôi, nhưng sức xoay chuyển nghiệp báo rất nhanh, trong từng sát na. Ông sắp sửa có thể siêu thoát và tái sanh trở lại. Khoảng trong ba tháng nữa, khi nào cháu nằm mộng thấy Phật là ông tái sanh.
Hỏi: Tâm trạng của ông sau khi chết (tức là mất thân xác) như thế nào? Tại sao người chết không ra đi luôn mà còn quay trở lại dương trần làm gì ?
Con người có 2 phần, phần hồn và phần vật chất. Phần hồn nhà Phật gọi là vong linh. Khi đưa vong linh vào thờ thì gọi là hương linh.
Con người có 2 cách chết. Một là, chết đột ngột vì tai nạn, vì bệnh tật hay một lý do nào đó không có sự chuẩn bị trước. Hai là, chết già, mọi thứ đã buông bỏ và có sự chuẩn bị trước.Những người chết trẻ hay chết đột ngột đều có nhiều uẩn khúc nên bám chấp vào cuộc sống hiện tại. Tâm trạng khi chết vẫn còn lưu giữ đền bây giờ. Vì vậy mà ông mới quay trở lại gặp gia đình.
Hỏi: Vì sao ông không về sớm hơn mà bây giờ mới quay trở về?
Ông không thể về sớm hơn là vì người cho ông mượn thân xác chưa đủ công đức và chưa phát nguyện độ chúng sanh. Bây giờ người ấy đã phát nguyện “Bỏ ác, làm thiện cứu độ tất cả chúng sanh” họ đã đủ công đức. Vì người cho ông mượn thân xác có căn lành, tu sâu nên mới nhìn thấy ông khi ông quay trở về.
Hỏi: Sau khi mất thân ông thấy những gì diễn ra xung quanh ông?
Ông thấy xung quanh ông chỉ toàn một màu đen đỏ tối om. Ông thấy mình khổ sở vô cùng không thấy cái gì ở phía trước. Ông phải sống trong cảnh giới đói khát, lạnh lẽo và không thể trở về nhà được. Không ai cho vào. Ông hiều đó là do nghiệp sát ông phải trả.
Sau khi tiếp cận Phật pháp (sám hối, trì chú Đại Bi) ông thấy xung quanh ông dần dần sáng ra, thân tâm nhẹ dần và thấy rõ con đường đi của mình.
Hỏi: Còn những người xung quanh ông?
Họ cũng có những sắc mầu gần giống như vậy. Chỉ có những người trì tụng kinh Phật thường xuyên và những người tu mới có màu sáng trắng sau khi rời bỏ thân xác. Ông đã nhìn thấy màu sáng trắng đó quanh đầu Ni Sư trưởng Thích nữ Như Vân ở Chùa Long Hoa Ni Tự – Rạch Kiến
Hỏi: Những người quay trở về dương thế như ông có nhiều không?
Nhiều lắm. Nếu người dương không giữa đầu óc trong sáng là bị họ nhập liền. Vì họ cũng đang rất muốn có thân xác. Chỉ cần tham, sân, si…khởi lên là họ biết liền. Vọng tưởng càng mạnh thì họ càng dễ nhập.
Hỏi: Khi được thân người thì phải tu như thế nào để sau khi mất thân xác được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?
Muốn vãng sanh được về Tây phương cực lạc thì phải trì 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật thường xuyên, liên tục. Phải ăn chay niệm Phật, làm công đức. Tu thập thiện trì ngũ giới. Khi lâm chung phải niệm 10 tiếng nhất tâm bất loạn. Nếu có cơ duyên tốt có người hộ niệm thì nhất định sẽ vãng sinh được về Tây Phương cực lạc.
Hỏi: Trước đây nghe bà ngoại nói ông không bao giờ dạy bảo ai điều gì. Sao bây giờ khi trở về gặp ai, ông cũng khuyên mọi người nên tu và niệm Phật. Còn các đạo giáo khác thì như thế nào?
Đừng nghĩ sau khi chết là hết. Cuộc đời ở trần thế chỉ là một giấc chiêm bao vô thường và ngắn ngủi. Ông muốn thức tỉnh mọi người. Vì khi mất thân người rồi xuống đây chẳng còn gì ngoài tâm thức biển hiện của mình. Khi chỉ còn tâm thức thì thấy đạo Phật là chánh pháp, chỉ có đạo Phật mới có thể cứu thoát con người ra khỏi cảnh khổ và siêu thoát được. Những nghiệp mà mình đã tạo trước đây sẽ đeo bám mình suốt không biết bao giờ mới thoát ra được.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Nếu ai đọc xong cuộc phỏng vấn này bỗng phát tâm tu hoặc đã tu tự nhiên cảm thấy tinh tấn hơn thì xin hồi hướng công đức này cho ông Huỳnh Văn lương cùng các cộng sự của ông và những người lính của cả 2 bên để họ được siêu thoát.Nam Mô A Di Đa Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Phần 2 – Luận về cuộc phỏng vấn
Thanh Đạm vào lúc 09/09/2011 15:28
Xin cảm ơn HV.Đã lâu lắm rồi ;mới lại có bài viết của HV về “người âm”.
Ở miền bắc(trước đây vào những năm 1980-1981)người ta vẫn còn tuyên truyền :”chết là hết”!!! bậy bạ quá.Nếu nói chết là hết thì mọi người cứ đua chen,chém giết hay dùng đủ thủ đoạn,mánh khóe…để sống gấp,để ám hại lẫn nhau…thì quả thật cái NHÂN họ đã gieo ấy làm cho xã hội phải gánh,nhận cái QUẢ khung khiếp sau này…
Với tôi,tôi cảm ơn Hồng Vân và rất tin,tín GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO VÀ LUÂN HỒI CỦA ĐẠO PHẬT.
Bài viết của Thanh Đạm
Filed under: Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh | Leave a comment »
Next Page »-
Bài mới
- Tại sao phải giữ 5 giới cấm xét theo nhân-qủả?
- Trở về từ cửa tử thần (video chữa bệnh bằng Đạo Học)
- Bằi 80: Bệnh từ thế giới vô hình phải chữa theo tâm linh
- Bài 79 : Ân phước từ các bậc Thầy
- Chương Trình Diệu Âm Hoằng Pháp
- Phim Phật giáo – Tịnh Độ Tam Kinh Nhất Luận
- Bài 78 : Thân Bệnh do Nghiệp Bệnh, bị báo oán trả thù trở thành bệnh nan y như ung thư.
- Ân Oán Cõi Đời
- Bài 77 : TUỆ NGỮ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14
- Bai 76 : Phỏng vấn người cõi âm
- Bài 75 : Thắc mắc về Cầu Ơn Trên Giải Nghiệp Bệnh.
- Bài 74 : Được chư vị dạy Hầu Quyền chữa bệnh.
- Bài 73 : Được chư vị dạy Lục Tự Khí Công.
- Bài 72 : Được Ơn Trên Điểm Đạo (đã học nhân điện đến cấp lớp 15)
- Bài 71 : Sau khi được chư vị ấn chứng cho theo học, kế tiếp phải làm gì ?
Blog at WordPress.com. WP Designer.
Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh Blog at WordPress.com. Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy- Subscribe Subscribed
- Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh Join 31 other subscribers Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Kinh Nghiệm Giải Nghiệp Bệnh
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Report this content
- View site in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Bài Kinh Cầu An Cho Người Bệnh
-
Kinh Nguyện Hằng Ngày: Các đường Kinh Nguyện: Kinh Cầu Giải Bệnh
-
Tụng Kinh 30 Phút Mỗi Ngày, Bệnh Nặng Đến Đâu Cũng Hết ...
-
Tụng Kinh Này Dù Chỉ 1 Lần, Bệnh Nặng Đến Đâu Cũng Tan ...
-
Niệm Phật, Tụng Kinh, Trì Chú, Cầu Nguyện để Chữa Bệnh Là Hợp Với ...
-
Tụng Kinh Thế Nào để Cầu An?
-
Sám Cầu An (5 Bài) - Chùa Bửu Châu - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Tụng Chú Dược Sư Tại Nhà: Tiêu Trừ Bệnh Tật, Cầu Bình An - Sống Đẹp
-
Kinh Cầu Nguyện Cho Người Bệnh - Đạo Công Giáo
-
Kinh Phật Cầu Nguyện Cho Người Bệnh - Quang Silic
-
Top 10 Bài Cầu An Cho Người Bệnh 2022 - Blog Của Thư
-
Những Câu Niệm Phật Linh Ứng Cầu Bình An Tai Qua Nạn Khỏi
-
Bài Kinh Cho Người Bệnh Tỳ Khưu Hộ Pháp (Dhammarakkhita ...
-
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật - Cầu Nguyện Cho ...
-
Văn Khấn Xin Khỏi Bệnh - Báo Lao Động