Kinh Nghiệm Giúp Bà Con Phòng Trừ Muỗi Hành Hại Lúa (sâu Năn)
Có thể bạn quan tâm
Tên tiếng Anh: Rice stem gall midge
Tên khoa học: Orseolia oryzae
Họ: Diptera
Bộ: Cecidomyidae
Từ lâu Muỗi hành hại lúa (sâu năn) là đối tượng gây hại khá phổ biến ở nhiều vùng trồng lúa của Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Thailand, Trung Quốc, Sri Lanka, Cambodia...
Tại Việt Nam ghi nhận muỗi hành hại lúa xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 1980 và gây hại khá phổ biến tại các tỉnh miền Trung cũng như Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Riêng vụ Đông Xuân 2016-2017 ở các tỉnh ĐBSCL đã có trên 33.500 ha nhiễm muỗi hành, tỷ lệ gây hại từ 10-15% là 17.832 ha, nhiễm nặng trên 20% là 15.748 ha và thiệt hại năng suất từ 10-30% (theo Trung tâm BVTV phía Nam). Các tỉnh có diện tích nhiễm muỗi hành cao là Kiên Giang, Long An, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
1. Ký chủ:
Lúa là cây ký chủ chính, ngoài ra muỗi hành còn có ký chủ phụ là các loài cỏ hòa bản trong ruộng, bờ ruộng.
2. Đặc điểm hình thái và sinh học:
- Trưởng thành là loài muỗi nhỏ, dài khoảng 3-5 mm, bụng màu hồng nhạt.
- Trứng đẻ rải rác từng quả, rất nhỏ, màu trắng, trước khi nở có màu vàng.
- Ấu trùng giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4-5 mm.
- Nhộng màu hồng, dài 4-5 mm, nằm trong ống hành.
Vòng đời của muỗi hành hại lúa từ 25-30 ngày, trong đó trứng: 3-4 ngày, sâu non: 15-18 ngày, nhộng: 4-5 ngày, trưởng thành: 2-3 ngày
Muỗi trưởng thành hoạt động về đêm, sức bay yếu nên thường tập trung từng khu vực. Trứng đẻ từng nhóm 3-4 cái ở phía dưới mặt lá gần gốc lúa, mỗi con muỗi cái thường đẻ từ 100-200 trứng.
Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở. Ấu trùng mới nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước hoặc sống nhờ sương, nước mưa. Sau đó chui qua bẹ lá đục vào đỉnh sinh trưởng.
Trong khi chích hút đỉnh sinh trưởng của cây lúa ấu trùng tiết ra nước bọt kích thích cho bẹ của lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá hơi nhạt, còn phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống. Ống dài khoảng 10-30 cm và có đường kính 1-2 mm, trong mỗi ống chỉ có 1 ấu trùng. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành (hoặc cọng năn)
Khi sắp hoá nhộng ấu trùng bò lên ngọn lá hành đục một lỗ nhỏ nằm ở đó và hoá muỗi chui ra ngoài để lại vỏ nhộng dính trên ống hành.
3. Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Thành trùng vũ hóa vào ban đêm có thể bắt cặp ngay và đẻ trứng vài giờ sau đó, ban ngày thường đậu trên các khóm lúa gần mặt nước hay cỏ dại ở bờ ruộng. Thành trùng thường ăn sương đêm để sống, thích ánh sáng đèn và vào đèn nhiều vào những đêm trăng sáng.Muỗi hành thường tấn công cây lúa giai đoạn đẻ ngạnh trê đến đẻ chồi tối đa (15-30 NSS). Chồi bị ống hành kích thích cây lúa nảy chồi mới nhưng thường là những chồi vô hiệu, nếu có bông cũng bị lép nhiều.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số muỗi hành hại lúa:
a. Thời tiết: Ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát triển của ấu trùng. Ấu trùng sẽ chết nếu không có những giọt sương đêm hoặc những giọt nước mưa giúp chúng bò dần xuống và chui vào đọt lúa, do đó thời tiết mưa nhỏ, sương mù, ngày nắng yếu hoặc trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển. Ẩm độ 85%-95%, nhiệt độ 26-30oC là điều kiện thuận lợi cho muỗi hành phát triển.b. Thiên địch: một số loại ong ký sinh cũng góp phần làm ảnh hưởng đến mật số muỗi hành trên đồng ruộng.
5. Biện pháp quản lý:
a. Biện pháp canh tác:
- Làm đất kỹ, vùi lấp lúa rài, lúa chét và cắt bớt cỏ bờ trước khi gieo sạ.
- Nên gieo sạ đồng loạt.
- Nên bón lót hoặc bón thúc đẻ nhánh sớm.
- Bổ sung phân hữu cơ sinh học đậm đặc Hợp Trí Super Humic (1-2kg/ha, trộn phân vô cơ khi bón) và phun Hydrophos Zn giàu lân ở thời điểm 10-15 ngày sau sạ (50ml/16 lít) để giúp lúa đẻ nhánh sớm, tăng chồi hữu hiệu.
b. Biện pháp hóa học:
Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện thành trùng và ống hành mới xuất hiện cần phun thuốc trừ thành trùng và ấu trùng vừa mới nở vào giai đoạn lúa 20-25 ngày tuổi bằng các thuốc sau:
- Permecide 50EC: 25ml/ bình 16 lít,
- Hoặc hỗn hợp Permecide 50EC (20ml) + Carbosan 25EC (30ml)/ bình16 lít.
- Có thể rải thuốc trừ sâu dạng hạt, có tính lưu dẫn để phòng trừ.
>>> Nhấn xem ngay: Quy trình chăm sóc lúa ngắn ngày được khuyến cáo từ công ty Hợp Trí giúp tiết kiệm 30% lượng phân bón vô cơ.
>>> Nhấn xem ngay: Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo ôn (cháy lá) lúa đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tổng hợp
Từ khóa » Thuốc Bvtv Trừ Muỗi Hành
-
Phòng Trừ Muỗi Hành Khó Mà Dễ - Báo Lao Động
-
đặc Trị Muỗi Hành Và Quản Lý Côn Trùng Gây Hại Trên Ruộng Lúa
-
BỘ SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) HẠI CÂY TRỒNG
-
Muoi-hanh--sau-nan--gay-hai-va-phong-tru-2-ml
-
PHÒNG TRỊ MUỖI HÀNH (SÂU NĂNG) TRÊN LÚA VỤ 3
-
Diệt Trừ Sự ''tấn Công" Của Muỗi Hành để Hạn Chế Mất Mùa - YouTube
-
Cách Phòng Trừ Dịch Hại Muỗi Hành Tấn Công Cây Lúa - 24/10/2019
-
Muỗi Hành Gây Hại Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Thuốc Trừ Sâu, Rầy, Rệp - THẦN CÔNG 99.99 EW (chai 480 Ml) Trừ ...
-
[PDF] Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - UBND Tỉnh Kiên Giang
-
Cách Phòng Ngừa Muỗi Hành Hại Lúa Theo Phương Pháp Mới
-
Lo Ngại Dịch Muỗi Hành Gối Vụ - Phú Nông
-
Quyết định 481/QĐ-BVTV-KH Công Nhận TBKT: “Quy Trình Quản Lý ...