Kinh Nghiệm Học đánh Tennis Cho Người Mới Chơi - Wiki Phununet

Kinh nghiệm học đánh tennis cho người mới chơi. Tennis cực Lúc mới muốn chơi tennis nhưng đúng thật là gà mờ, mù mờ không biết gì, bỡ ngỡ tất cả, từ giầy, vợt, sân, thầy, quần áo....nhiều lúc cũng nhụt chí vì những khó khăn và vì cả xiền đầu tư nữa... Những bước chuẩn bị ban đầu 1. Ý tưởng - > thuê sân Niềm đam mê thì có từ lâu bắt đầu từ yêu thích thể thao, muốn có một môn rèn luyện sức khỏe và hơi sang sang một tí , sang là vậy nhưng tiền thì không có nên cũng ngại. Nói thực bây giờ đi làm, chạy bộ thì cứ thấy nó thế nào ấy, đá bóng thì hôm trước thằng bạn dính... cứ nghĩ tới là không dám đá nữa. Bóng bàn thì tập mãi không lên, bia a thì người ta cứ bảo là vớ vẩn ..nói túm lại suy đi tính lại thì mỗi tennis là chơi được, an toàn khó có tai nạn (Sau này tập mới biết không cẩn thận thì bong gân, đau tay, khớp, ngã vỡ mặt.)... Ngặt một nỗi đi tìm sân khó ơi là khó, toàn giờ giời ơi làm cho từ lúc bắt tay vào tới lúc thuê được sân kéo dài 5 tháng (...) nhưng khi thuê được sân rồi thì mới biết đa số các ông thầy dạy tennis có thông tin sân hơi bị tốt. => Kinh nghiệm Phải máu, không được chần chừ, cứ thuê sân đánh tạm tuần 1 buổi đã, thuê thầy rồi hỏi thầy, nhờ thầy tìm sân đánh thêm (Ông nào chả khoái đánh thêm để kiếm thêm tiền, mà có ông bao sân, mình thuê là ông ấy cũng kiếm tí) 2. Vợt Đầu tiên là vợt, với ý tưởng đi tập thử phải có vợt là trước tiên, đi dép lê, đầu trần cũng được nhưng không có vợt thì ??? không biết đánh kiểu gì, vợt đầu tư lúc đầu nghe nói cũng không nên đầu tư vợt xịn ngay vì không biết phom tay, sức khỏe của mình ra sao phải sau một thời gian đánh mới phát hiện ra vợt nào phù hợp với mình, thế là lúi húi lên mạng tìm cho ra cây nào vừa rẻ vừa coi là đánh được. Hồi đó kiếm đâu ra tin một ông ôm hàng từ nhật về bán 300k một cây, lao đầu vào mua, sau ra sân ngượng chín mặt, thầy cầm vợt lên cứ cười hô hố (trông bỉ ổi). cầm đánh thử mới thấy vừa to, vừa nặng (thấy bảo vợt này sx từ những năm 60 ???hic ). Sau một vài hôm đánh bắt đầu đi tìm vợt, nhờ chủ sị tư vấn cũng kiếm được cây 800k dùng được. => Kinh nghiệm Ra quán nhờ tư vấn mua một con vợt cũ đã giá khoảng 500 đến 1.000 là ok, mua loại chỉ khoảng 275 g đánh thử thôi, sau chọn vợt vừa tay sau. Nếu không có vợt cũ mình thấy mấy đưa bạn làm con Dunlop giá khoảng 1, 1 tr cũng ổn. Đừng mua vợt đắt vội. Khi mua vợt nhớ xem lại cán có phải cuốn không? cầm xem tay có vừa không, nếu không phải cuốn lại hoặc đè để vừa tay (cuốn mất khoảng 20-30k tùy loại). Vợt xem kỹ nếu là vợt cũ xem có bị rịa, mẻ chỗ nào không ...rủi mua phải cái bị nẻ thì coi như vứt tiền đi. Cũng cần xem lưới căng không, cần căng lại không (căng cũng mất 150k - 300k một bộ đấy). Chú ý xem vợt có rung không, mới chơi mà đánh vợt rung thì coi như toi, đánh bóng không chuẩn, có thể mua thêm cái chống rung gắn vào lưới. à quên mất, còn xem vợt có trợ lực không (Kiểm tra bằng cách để ngón tay vào giữa chữ A ở cán vợt và mặt vợt, xem vợt nghiên về phía nào, nếu mặt vợt trúc xuống là có trợ lực). Nếu vợt có trợ lực thì người mới chơi sẽ dễ hơn do đánh bóng có lực hơn. 3. Giầy Thắc mắc duy nhất khi mua giầy là không biết giầy thể thao mình hay đi có dùng để chơi tennis được không? Đi hỏi vài quán thì thấy nó bảo chơi được (Mà mình hỏi quán bán giầy thể thao thời trang lo nó chẳng bảo chơi được) thế là làm ngay một con 300k về nhìn không đến nỗi nào, chơi cũng được, sau mới biết là mình may mắn mua phải giầy cũng tạm được (đánh hơn 4 tháng vẫn chưa thay) => Kinh nghiệm Giầy tennis hơi khác giầy thể thao thời trang một chút. Giầy tennis có độ bám dính cao, do khi di chuyển trên sân nhanh, nhiều lúc phanh cháy giầy nên cần giầy có đế tốt, bám dính cao, nếu không ngã như chơi. Đế giầy tennis thường có vân như vân tay hoặc vân hoa hình chòn (tăng độ bám dính), Giữa gan giầy phía đế đoạn cong lõm vào của chân thường có một lớp kếp cứng nhằm trợ cho bàn chân khi di chuyển, lớp cứng này giúp chân lúc kiễng, dướn không bị gập chân (nguy hiểm). Mua giầy phải thử tốt nhất là hơi lỏng tí, nếu vừa hoặc chật khi di chuyển sẽ bức, chỉ cần đeo 1 vài trận là thấy chân đau ngay, nhất là mũi chân phải được thoải mái. Nói thực lúc đầu nếu luyện tập chưa phải vào chận thì đi giầy thời trang vẫn đánh được nhưng khi đánh trận lâu, ko còn luyện tập nữa, lúc này cường độ hoạt động cao thì phải thay giầy, giầy tennis cũng có nhiều loại từ 600, 700 k cho đến vài triệu. 4. Quần áo. phụ kiện Cái này mới là nực cười nhất. Thấy thiên hạ đi đánh tennis mặc quần áo thể thao hàng hiệu, đi xe tay ga... sợ ra sân bị người khác cười cũng cố kiếm được bộ quần áo đẹp, ra sân buổi đầu cả mấy thằng chỉ soi nhau quần áo, cái nào đẹp cái nào không (vì đã biết đánh đâu nên chỉ biết soi xem thằng nào có dáng nhất ) = > Kinh nghiệm Cũng không quá cầu kỳ trong trang phục nhưu nhiều người tưởng nhưng nên mặc báo thấm mồ hôi, mát vì khi đánh tennis ra rất nhiều mồ hôi. (sau toàn cởi trần ra đánh vì mặc áo nóng và vướng. Quần thì cũng vậy, mát, ngắn vừa phải để chạy cho tiện, đặc biệt có túi quần để đúc bóng khi đánh (chẳng lẽ cứ đánh một quả lại phải đi lấy bóng) (Tất nhiên nếu có con gái, đánh giải...thì nên có trang phục đẹp để khoe dáng) Ngoài quần áo nên sắm thêm một số phụ kiện sau. - Cuốn cổ tay: có 2 loại 1 là cuốn cổ tay để trống mồ hôi chảy xuống lòng bàn tay làm ảnh hưởng đến thế cầm vợt, đồng thời có thể lau mồ hôi trên mặt luông. Loại 2 là cuốn cổ tay để giảm thiểu độ rung, trống đau tay (lúc mới đánh do nhiều nguyên nhân như chưa cầm chắc vợt, sai thế...ta hay bị đau cổ tay, dùng cái này đánh thấy êm hơn, cứng tay hơn) - Băng chán có chung mục đính chư cuốn cổ tay để trống mồ hôi và tránh tóc xõa vào mặt (Trước thấy Federrer làm vậy cữ tưởng tay này đĩ...he he, hóa ra có mục đích cả - Mũ le, mũ vải: Đội khi trời nắng và tránh chói mắt - Khăn tăm, khăn nhỡ: Dùng để lau mồ hôi 5. Một vài kinh nghiệm khác nhằm làm giảm chi phí chơi tennis. Cái này quan trọng nhất nếu muốn tennis trở thành môn phổ thông - Chịu khó thuê sân xa một tí, giá rẻ hơn hẳn, thuê vào giờ cao điểm thì thường giá từ 100k đến 150k/ tiếng, nhưng nếu thuê giờ như 6-8h sáng, 9-11 giờ đêm, 1-3 giờ chưa thì giá chỉ khoảng 60k/giờ. - Sắm đồ lúc đầu cũng nên thử mua loại vừa tiền, hàng cũ thôi, vì sau một thời gian mua đồ lúc đó chuẩn hơn (Mua đồ xin sớm, sau lại tiếc, giá mà... ) - Khi ra sân tập chịu khó mang nước của mình đi uống (hơi hạ sách ) vì nước trên sân tính rất đắt. Bình thường đi toàn uống hết 200k tiền nước một buổi, giờ mang nước đi chỉ mất 5,60k một buổi. - Lúc mới tập không nên đánh thêm giờ (thường mọi người máu chiến hay thuê thêm 1,2 tiếng đánh thêm, đấu nhau) vì thêm giờ vừa tốn tiền trong khi kỹ thuật đánh chưa đúng làm hỏng mất các thế đánh, càng khó tập luyện hơn, tốt nhất chăm tập theo thầy.

Tự học cách đánh tennis

Cú đánh thuận tay

Cách cầm vợt Chúng ta đứng trước vấn đề thứ nhất: cầm vợt thế nào cho đúng. Các nhà vô địch cho rằng không có kỹ thuật đặc biệt nào và họ có sự nhạy cảm riêng qua nhiều năm kinh nghiệm. Có thể nói, họ đã nhân cách hóa cách cầm vợt của họ. Đối với người mới tập thì ngược lại, người ta khuyên có một cách cầm theo kiểu “bắt tay”: bạn hãy tưởng tượng khi bắt tay một người nào đó khi bạn cầm lấy cán vợt và đặt vợt hơi nghiêng so với mặt sân, lúc đầu xiết tay nhẹ, sau đó mạnh hơn. Bạn phải cảm thấy cán vợt bám sát vào lòng bàn tay. Ngón út, ngón áp út và ngón giữa đỡ vợt, ngón trỏ, như một cái móc hơi cách xa các ngón khác. Còn ngón cái thì ở phía bên kia, hoàn thiện cách cầm vợt.

Vị trí chân Bạn hãy đứng ở giữa sân, nơi giao điểm của đường kẻ chia hai ô giao bóng, chân phải ở gần đường kẻ ngang và chân trái song song, cách nhau khoảng 30cm.

Vị trí thân Giữ chân đúng vị trí đã nói trên, vai song song với đường kẻ chia hai ô giao bóng và thế là bạn ở vị trí bên so với lưới. Bạn hãy đứng vào vị trí sau khi đã kiểm tra lại cách cầm vợt, phân phối trọng lượng đều vào hai chân. Vợt phải ở cùng mặt phẳng với thân.

Động tác Bạn hãy bắt đầu bằng những động tác đánh gió (đánh không bóng), đi từ thế đứng, đưa vợt về phía trước, hơi hạ thấp vợt theo động tác bạn sẽ ơ tư thế: vợt thẳng góc với thân. Vai, thân và chân xoay. Vai phải thấp hơn vai trái. Trọng lượng chuyển từ chân phải, hiện đang ở phía sau một chút sang chân trái. Đây là lúc phải đánh vào bóng. Trọng lượng được chuyển mạnh hơn. Vợt bắt đầu đi lên, trong khi vai phải vẫn còn thấp hơn vai trái. Vợt tiếp tục đi lên. Bây giờ thì cả trọng lượng gần như dồn về chân trái, chân phải hơi nhấc lên. Động tác đã hoàn chỉnh. Vợt đã xoay 1800, vai 900. bây giờ thân dồn hoàn toàn lên chân trái.

Đánh vào bóng như thế nào? Sau khi thử động tác quả đánh phải không có bóng cho đến khi tin chắc đã nắm vững các giai đoạn, bạn có thể thực hành bằng cách thử đánh vào bóng. Rất có thể trong những lần thử này bạn sẽ không phối hợp được sự chuyển động của vợt với chuyển động của bóng đang nẩy, nhưng đừng lo: dần dần bạn sẽ quen sau khi tập một thời gian, lúc đầu bạn có thể nhờ một người giúp đỡ, người ấy sẽ tung bóng trước mặt bạn. Bắt đầu từ vị trí, bạn sẽ thử đánh vào bóng, vừa thực hiện các động tác. Chính lúc này, bạn sẽ hiểu rõ sự cần thiết phải cầm chắc cán vợt khi tiếp xúc bóng. Bạn phải xiết chặt cổ tay và không bao giờ được gập cổ tay. Bạn hãy lập lại nhiều lần cách đánh thử này và khi đã quen với bóng và vợt rồi thì bạn có thể thử một mình. Vươn cánh tay trái về phía trước, lòng bàn tay ở bên dưới và thả bóng xuống. Thân và chân ở vị trí thông thường, hai gối hơi khụyu để cho đôi chân thêm mềm mại. Trong lúc bóng rơi, bạn bắt đầu động tác quả đánh phải. Vợt phải chạm bóng đúng vào lúc dừng lại, nghĩa là ở điểm nẩy cao nhất của bóng.

Cần chú ý Từ từ đưa tay trái về phía sau để giữ thăng bằng động tác và phối hợp việc xoay vai. Vai phải thấp hơn vai trái. Chân hơi khụyu cho phép chuyển trọng lượng từ chân trái qua chân phải một cách nhẹ nhàng. Tiếp tục nhìn theo bóng cho đến lúc vợt chạm bóng. Bấy giờ hãy đánh vào bóng, cổ tay và cánh tay tạo thành một khối thống nhất. Tốt nhất là đánh bóng ở giữa mặt vợt. Trọng lượng gần như dồn hết về chân trái, cổ tay cứng không được cong. Tiếp tục động tác xoay cho đến khi hoàn chỉnh. Chân phải bây giờ không chịu lực nữa. Tất cả những gì được diễn tả trên đây là những động tác chuẩn bị cho quả đánh thật sự. Bạn hãy lặp lại bài tập này nhiều lần và khi bạn có thể đánh bóng đúng và đã thao tác đúng thì bạn có thể cùng đối phương tập đưa bóng qua lưới.

Thực hiện toàn bộ quả đánh phải Bây giờ bạn có thể đánh quả phải, xuất phát từ vị trí chờ đợi với sự di chuyển tuần tự của thân ở vị trí đã nói trên. Bạn đứng đối diện với lưới, không đứng nghiêng một bên. Kiểm tra tay cầm vợt bằng cách dùng 4 ngón tay trái nâng vợt ngón cái đặt nhẹ lên phần trên. Khi đối phương phát bóng, hãy chuẩn bị đánh bóng: đưa vai phải, tay và vợt về phía sau và di chuyển chân trái về phía trước để vào vị trí mà bạn đã biết. Như vậy hông đã hướng về phía lưới, ở vị trí đó bạn đã sẵn sàng để đánh bóng. Sau khi đánh vào bóng xong, hoàn thiện động tác xoay và tay trái nắm vào vợt. Trọng lượng dồn hòan toàn vào chân trái. Trở lại vị trí ban đầu khi đứng trước lưới.

Cần chú ý Sống lưng luôn luôn thẳng, trong khi chân có thể khuỵu để vừa tầm nẩy của bóng. Khi đã vững vàng về quả đánh, bạn có thể lùi dần, vượt khỏi đường kẻ của ô giao bóng đến đường cuối sân. Lưới sẽ xa hơn và như vậy bạn phải dùng nhiều lực hơn cho quả đánh.

Những sai sót Vợt không được cầm thấp quá khi bắt đầu chuyển động về phía trước.

Trong khi chuẩn bị, vợt không đượcvượt quá phía sau thân. Trừ khi cần thiết để đón một quả bóng ở xa, cánh tay không bao giờ được thẳng hoàn toàn. Sau khi thực hiện quả đánh, tay trái luôn luôn ở bên trái để không cản trở tay phải. Khi kết thúc động tác, bàn chân phải hơi nhấc lên, không nên để sát mặt đất, nếu không sẽ cản trở việc xoay vai. Cố gắng luôn ở cạnh lưới, hai chân song song chứ không ngang hàng vì vị trí ngang hàng có thể làm cho sự thăng bằng của bạn không được vững. Đừng bao giờ đánh vào bóng khi vai đang ở vị trí song song với lưới.

Cú đánh trái tay Chúng ta hãy nói đến quả đánh thứ hai: quả đánh trái. Như đã nói, động tác đánh phải là động tác tự nhiên nhất khi ta tiếp cận lần đầu tiên với vợt và bóng. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người, sau khi đã vững vàng thực hiện quả đánh phải, bạn sẽ thấy là quả đánh trái khi áp dụng đúng kỹ thuật cũng dễ thực hiện. Ngược lại đối với một vài người khác, quả đánh trái đơn giản hơn và tự nhiên hơn quả đánh phải. Cách cầm vợt Các nhà vô địch dùng cách cầm vợt chung cho quả đánh phải và quả đánh trái. Tuy nhiên chúng ta cần nhấn mạnh là cách cầm chung này (gọi là cách cầm búa) được dành riêng cho những người đã chơi Tennis lâu năm. Thật vậy, cần có một nhạy cảm đặc biệt vì nếu không thay đổi cách cầm vợt, thì cần phải sử dụng cổ tay thật linh họat để thích ứng với những góc độ khác nhau do các đường bóng khác nhau đòi hỏi. Người mới bắt đầu tập nên tập từng bước một. Kỹ thuật tốt nhất cho quả đánh trái bắt đầu bằng cách cầm vợt theo kiểu bắt tay như đã nói ở chương trước. Bạn hãy thử, vợt cầm như kiểu cầm đánh quả phải, đưa vợt về phía trái. Bạn sẽ thấy đầu vợt hơi nghiêng và bạn sẽ cảm nhận là nếu bạn đánh vào bóng trong tư thế đó thì đường bóng chắc chắn sẽ sai lệch. Hãy đưa vợt ra trước mặt bạn và bạn sẽ thấy, nếu cách cầm vợt của bạn đúng theo kiểu bắt tay thì ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ V mà trung điểm của nó tựa vào mặt phẳng phía trên của cán vợt. Bây giờ bạn hãy dùng tay trái nắm lấy vợt ngay trước đường cong và xoay nó về bên phải, đến khi trung điểm của chữ V tạo bởi ngón trỏ và ngón cái ở vào vị trí bên trái cạnh thứ nhất của cán vợt. Khác với quả đánh phải, lòng bàn tay kể từ đoạn gốc của ngón tay cái tỳ vào phần trên của cán vợt, như vậy, cán vợt được lòng bàn tay bao quanh. Ngón trỏ vẫn hơi cách xa các ngón kia đang ở vị trí song song với nhau, và với các ngón tay kia nâng vợt. Như vậy bạn đã xoay vợt về phía phải. Với cách cầm vợt mới này, hãy đưa vợt về phía trái và bạn sẽ thấy bây giờ hoàn toàn thẳng góc với mặt sân, vậy là nó đang ở vị trí đúng để đánh vào bóng. Luyện tập cách cầm vợt này rất quan trọng, vì nó giúp bạn làm quen với sự thay đổi cách cầm, nghĩa là chuyển từ quả đánh phải sang quả đánh trái, bằng cách xen kẽ hai quả đánh cơ bản này của quần vợt. Sự luyện tập và kinh nghiệm sẽ cho bạn sự phối hợp nhịp nhàng khi chuyển từ cách cầm này sang cách cầm khác. Vị trí chân Giống như quả đánh phải, hãy đứng ở giữa sân nơi giao điểm của đường kẻ chia hai ô giao bóng. Nhưng bạn hãy đứng ở tư thế ngược lại với tư thế khi đánh quả phải: bây giờ thì chân phải ở phía trước và chịu trọng lượng của thân. Vị trí thân Sườn phải hướng về phía lưới (trong quả đánh phải thì sườn trái). Trọng lượng thân dồn lên cả hai chân.

Động tác Để đánh quả trái, bạn cũng phải bắt đầu tập đánh không bóng. Hãy cầm vợt như đã chỉ dẫn, trong khi tay trái nâng nhẹ cổ vợt từ phía dưới, ngón cái đặt ở bên trên và các ngón kia tỳ vào vợt. Đưa vợt về phía sau, tay trái vẫn hỗ trợ nâng vợt khi tay này đang ở phía trước thân. Bạn hãy từ từ ra vợt phía trước. Tự nhiên tay trái buông vợt ra. Trọng lượng thân bắt đầu dồn vào chân phải, cánh tay thẳng hơn khi đánh quả phải, trong khi vai và mông xoay rất ít, theo chuyển động của vợt về phía trước. Trọng l��ợng của thân dồn hoàn toàn vào chân phải và chân trái hơi nhấc lên. Hoàn tất động tác bằng cách vươn cánh tay về phía trước, sang phải. Trọng lượng thân bây giờ dồn cả vào chân phải.

Đánh vào bóng như thế nào? Hãy đánh thử vào bóng sau khi đã thao tác không bóng thuần thục. Bạn hãy nhờ một đồng đội thả bóng trước mặt bạn. Hãy cố đánh vào bóng khi cầm chắc cán vợt, như thế sẽ giúp bạn thẳng góc với mặt sân, cổ tay không được gập. Sau vài quả, bạn hãy thử một mình, không cần giúp đỡ. Trong quả đánh trái, bạn sẽ bị cánh tay trái cản trở trong các động tác của bạn. Hãy cố gắng đưa tay trái ngay lập tức về vị trí đúng và đưa nó lên tương đối cao và thả bóng. Trong trường hợp này, bạn không thể nâng vợt bằng tay trái. Sau này bạn hãy thực hiện động tác một cách đầy đủ, còn bây giờ bạn hãy cố gắng phối hợp các động tác. Trọng lượng thân dồn lên hai chân. Bạn chỉ đưa vợt về phía trước khi bóng đã nẩy và đang lên. Gối phải hơi khuỵu để đưa thân vào tầm bóng mà không cần phải khom lưng. Hãy đánh vào bóng trong khi trọng lượng chuyển vào chân phải và chân trái hơi nhấc lên. Cánh tay hoàn toàn thẳng. Tiếp tục đưa vợt lên cao. Trọng lượng dồn vào chân phải, lưng thẳng, tay trái giữ thăng bằng cho thân.

Thực hiện toàn bộ động tác Sau khi lập lại nhiều lần động tác quả đánh trái và khi bạn cảm thấy vững vàng để có thể đánh vào bóng đúng cách, bạn có thể nhờ một người bạn giúp và thử đánh qua lưới. Giống như khi đánh quả phải, bạn hãy bắt đầu từ vị trí chờ đợi. Bạn đứng đối mặt với lưới, gối khuỵu xuống thấp. Hãy cầm vợt để đánh quả phải, tay trái nâng vợt. Bóng đã được phát ra. Bạn bắt đầu đưa vợt ra phía sau và xoay vợt nhẹ về phía phải để chuẩn bị cầm vợt cho quả đánh trái. Xoay người trên chân trái và chân phải bước tới. Tiếp tục đưa vợt ra phía sau, trong khi bóng đến gần, nhưng trước khi bóng chạm đất. Chân phải nhấc lên đặt song song với chân trái đang chịu lực. Hai chân đã song song và động tác đưa vợt về phía sau đã hoàn thành. Xoay tối đa. Bây giờ đã đưa vợt về phía trước và đánh vào bóng. Trọng lượng thân dồn vào chân phải, tay duỗi thẳng. Hãy kết thúc động tác ở phía trước. Tay duỗi thẳng, trọng lượng thân dồn vào chân phải, tay trái giữ thăng bàng cho động tác. Đưa chân trái về vị trí ban đầu và chân phải song song. Trở về vị trí chờ đợi.

Quả đánh trái bằng hai tay Xin nói vắn tắt về kỹ thuật khá đặc biệt này, mặc dù nó không được chính thống lắm, nhưng kỹ thuật này được nhiều nhà vô địch sử dụng. Kỹ thuật này có thể cần thiết nếu ban đầu bạn không thể cầm cán vợt tốt hoặc nâng vợt đúng. Vị trí chân và thân cũng như động tác đều giống như trong quả đánh trái một tay. Chỉ khác là, táy trái nắm chắc lấy vợt. Vẫn giữ cách cầm của quả đánh trái, bạn hãy đặt vợt lên bàn tay trái đã được xoè ra, lòng bàn tay sát vào cán vợt, ngón cái và mu bàn tay ở phía trên, các ngón kia song song ở phía dưới. Bạn nắm tay lại và thế là bạn có một cách cầm vững chắc cho phép bạn đánh mạnh hơn và kiểm soát vợt tốt hơn. Diễn biến của động tác giống như của quả đánh trái một tay. Vai xoay nhiều hơn. Thả tay trái ra vào giai đoạn cuối động tác.

Những sai sót Sai sót thường thấy nhất là đưa khuỷu tay về phía trước, với ý định làm cho quả đánh bằng cổ tay được mạnh hơn. Bạn nên nhớ là tay phải, ngược lại, phải thẳng trước khi đánh vào bóng. Nếu quên dồn trọng lượng thân vào chân phải, vai phải sẽ cao hơn vai trái, động tác sẽ như thể bị xiết lại, và bạn không thể đánh mạnh được. Điều quan trọng là tay trái nâng đầu vợt để kỹ thuật quả đánh được đúng. Như vậy vợt không bao giờ được nằm phía sau mặt phẳng của thân.

Chia sẻ kinh nghiệm đánh đôi trong Tennis

Theo yêu cầu và ý muốn rất nhiều bạn trong này, anh Tuan_Tuan bắt đầu chia sẻ nhiều kinh nghiệm chơi tennis lâu năm của mình, chắc chắn có ích cho các bạn chơi Tennis. (Comment được tách ra từ Topic Căng Dây Spaghetti), mời các bạn xem. -------------- Có vài điểm sau nên biết khi chơi đánh đôi: 1- Lợi ích khi chơi đánh đôi: Tùy theo độ tuổi (trẻ cở thiếu niên hay thanh niên, người có tuổi), chơi đánh đôi có thể giúp phát triễn một số kỹ năng sống, rất có ích. Về mặt kỹ thuật, chơi đánh đôi giúp bạn: - Nâng cao khả năng phản xạ - Tự tin hơn và tinh quái hơn trong các cú đánh (lob/ lưới), đặc biệt là khả năng điều khiển banh vào các góc, trả giao bóng. - Thắng trận trong đánh đôi giúp bạn tự tin hơn khi đánh đơn sau này. Các bạn mới "xuống núi", nên tham gia đánh đôi để tích lũy kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt khi đứng với các cao thủ. 2- Nguyên tắc để phân vị trí khi đánh đôi: - Người nào giỏi hơn nên đứng ở phần sân lợi giao. Đây là khu vực cung cấp nhiều tình huống ăn điểm nhất. - Người nào chơi tay trái, nên đứng ở phần sân lợi giao, trừ phi cả hai tay vợt đều giỏi backhand hơn forehand (hiếm nhưng vẫn có) - Nếu có ai giỏi đánh phần sân trái hay sân phải, hãy để anh ta / cô ta ở vị trí sở trường đó. 3- Yếu tố then chốt để đánh thắng: Thống kê cho thấy, hơn 50% kết quả đánh thắng nằm ở lưới. Từ đây ta rút ra qui tắc vàng khi đánh đôi: Gài lưới, tấn công, giết! Nói về cách gài lưới thì nói cả buổi mới hết. Sẽ nói sau. Cái này phải "ma" mới được. 4- Các yếu tố quan trọng khác nếu muốn thắng khi đánh đôi: - Phải có cú tấn công dứt điểm đa dạng và quyết đoán. - Phải có khả năng phối hợp tác chiến - Phải luôn đoán trước đường bóng và chạy bao sân đúng vị trí - Phải có thể thực hiện kết hợp các cú nhẹ nhưng tinh tế, và các cú dứt điểm. Tầm quan trọng của tấn công: - Bản chất của tennis là đánh. Đừng có nghĩ thủ cho chắc, phải nghĩ đánh cho nó đỡ yếu hay không đỡ nỗi. Đánh đôi sân luôn bị kín, phải dũng cảm tấn công! - Vị trí tấn công tốt nhất: Lưới, và chỉ có lưới! - Đội nào kiểm doát được lưới, đội đó kiểm soát được kết quả của mỗi trái banh / cả trận đấu. Về chuyện phối họp khả năng tác chiến: - Tôn trọng partner, hiểu khả năng và nổi khổ khi đứng với mình. Liên tục giao tiếp tích cực (động viên chứ đừng cằn nhằn) - Đừng bao giờ tỏ ra chói sáng, bao biện mọi cú đánh. Ngược lại, chịu khó chỉ dẫn yêu cầu partner phối hợp với mình. - Có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho partner (đừng đưa banh vô thế bên kia nó đập cho bể bụng partner), giúp partner thoải mái và đứng đúng vị trí để phát huy cú đánh. - Di chuyển cùng nhau, giữ cự ly mỗi người phụ trách để khu vực che chắn và khu vực "giết" rộng nhất có thể . Ví dụ: Banh bị ép ra biên, bạn mình chạy ra cứu thì mình vô giữa để lót. Bị bên kia đập thì phải lùi xuống phụ cứu, nếu được cùng lên lưới, bạn mình đánh vừa sâu là lao lên che kín sân, đứng chênh lệch để cứu bóng sau lưng, ... Về chuyện đoán đường bóng và chạy che sân: Nhiều lắm. Nói không hết. Có khoảng 20 bài tập để nâng cao khả năng sát thương đối thủ ngang trình độ. Ví dụ. Đăt banh ở đâu, đứng ở đâu khi bạn mình serve yếu / serve mạnh, khi đối phương đứng phông hay phông / lưới hay lưới / lưới, ... tuy nhiên nguyên tắc chung là làm cho đối thủ thấy sợ cái lưới của bên mình! Về chuyện phối hợp các cú tinh tế + cú dứt điểm: Nhiều lắm, nói không hết. Nguyên tắc chung là đánh sao cho đối thủ khó lòng đánh cú mạnh, làm cho nó đánh cao ngang tay lưới và ... lùa tụi nó về một bên sân để có chổ trống mà giết! Những cú đánh phải có kha khá: - Serve. - Trả giao bóng. Hai cái này mà dỡ thì coi như thua chắc. - Đứng lưới. Hai cái trên bằng nhau, bên nào lưới hay hơn bên đó ăn. - Lốp. Ba cái trên bằng nhau, bên nào lob hay hơn bên đó ít thua. - Cú đánh thứ nhì. Ngay sau khi giao bóng xong, đó chính là cú đánh thứ nhì. Đỡ giao bóng xong, thoát được lưới thì phe ta phải có cú đánh thứ nhì. Cú này giống như chuyền hai trong bóng chuyền. Đội nào có chuyền hai hay, đội đó thắng! Cái này là cả một nghệ thuật, phải ra sân mới chỉ được. Nguyên tắc chung là: 7/10 cú đánh là đánh chéo sân và vô giữa sân cho 2 tên đối thủ lúng túng khó chịu. 3/10 cú còn lại là đánh lốp và đánh chữ I Người đứng lưới chỉ việc tập trung ngó cái tên đối thủ sắp đánh bóng, không bao giờ quay đầu ngó bạn mình Đừng bao giờ chơi bỏ nhỏ với tụi trẻ. Đối thủ cộng tuổi lại trên 100 thì chơi được. Đừng bao giờ bắt volley chữ I, bắt vô hàng rào chắc ăn hơn. 5- Cách chọn partner: - Biết mình, biết partner, biết đối thủ - Ai đoán được bóng đi đâu là cao thủ đánh đôi. Cố gắng kiếm người như vậy mà đứng cặp. - Partner tốt là người có máu biết tha thứ và biết quên ... nỗi tức thua điểm / thua trận. - Tính cách phải tương phản nhưng bổ sung cho nhau (mình nhát, nó liều nhưng đều có cùng cơ sở lý luận) - Phải tốn thời gian mới hiểu nhau được. - Khi bị thất thế, phải có người động viên, giữ bình tỉnh và hướng dẫn con đường gở gạc. Một khi đã thắng đối thủ bằng chiến lược nào, cứ giữ vậy mà đánh. Một khi bị đối thủ làm khó bằng chiến lược nào, làm lại y như vậy với họ (và học tập cách họ vượt khó) - Chơi với nhiều partner khác nhau để lựa và để luyện mình! - Cách nói chuyện với nhau là cả một nghệ thuật. Tuy tôi có thể chỉ cho bạn, nhưng chắc là chẳng ai chịu làm theo tôi nên khỏi chỉ (trừ phi là các em bé). Chỉ cần một cái chau mày cũng đủ làm nản lòng partner chứ không cần phải thốt ra lời! - Vài gợi ý: + Luôn tỏ thái độ giúp đỡ, và đồng cảm + Giúp partner tự tin + Khen partner khi họ đánh hay + Chủ động, chân thành xin lỗi partner khi mình đánh hỏng ăn + Đừng nói nhiều, phân tích lý lẽ lúc đang thua. Chẳng ai có tinh thần mà nghe lúc đó. + Hiểu được sở thích của partner, dù lắm lúc nó vô lý. Giả sữ partner nghe bạn thì ăn 10 đi, không nghe bạn thì ăn 4. Nếu so với bạn nghe cái vô lý của partner mà ăn được 7 thì tại sao không? + Nhạy cảm với hành vi, thái độ của partner và đặc biệt, chọc cho đối thủ điên tiết chừng nào tốt chừng đó + Tranh thủ lúc nghĩ uống nước bàn mưu sâu, tính kế độc + Nhạy bén với thể lực suy giảm của ta và địch mà đổi kế hoạch đánh + Nhớ kỹ nguyên tắc cuối cùng: đây là đánh đồng đội, và mọi nguyên tắc cũng luôn bị phá vỡ, kể cả những gì tôi vừa mới nói ở trên!

Dinh dưỡng đẳng cấp cho người chơi tennis

Có người nói vui, chơi “quần vợt” là phải lo “quần đẹp” với “vợt xịn”, thể hiện đẳng cấp của giới quý tộc. Giới doanh nhân, nhất là quý ông, nếu có ý định tập luyện thể thao thì môn này là lựa chọn đầu tiên. Cũng có người xuất phát từ nhu cầu giảm cân, giảm mỡ bụng nên đi tập tennis. Nhưng trong 100 người chơi tennis thì có mấy người đạt được mục đích giảm cân? Và bao nhiêu người còn bị tăng cân nhiều hơn? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu lý do khiến môn thể thao này không giúp giảm cân trong nhiều trường hợp.

Giảm chấn thương

Phòng tránh - Trước khi vào sân: Dành khoảng 5 phút để làm nóng cơ thể với các động tác như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo giãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi; giữ cán vợt khô để tránh phồng rộp da bàn tay; uống nước (lượng vừa phải) để tránh bị vọp bẻ và mau mệt. - Trong khi chơi: Khi nghỉ giữa set nên lau mồ hôi để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể; tăng sức đề kháng bằng các loại nước uống có bổ sung vitamin và khoáng chất; dừng chơi hẳn khi gặp trời mưa, chỉ ra sân lại khi mưa đã tạnh và sân đã được lau khô; không chơi quá sức; tuyệt đối không uống rượu, bia và hút thuốc lá, đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh tim mạch và huyết áp. - Sau khi chơi: Thả lỏng các khớp, chạy nhẹ nhàng để cơ thể trở về trạng thái cân bằng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ như xoa bóp cơ bắp. Xử lý ban đầu Khi bị chấn thương, trước khi được bác sĩ can thiệp, người chơi có thể tự tiến hành các bước (RICE) sau nhằm tránh làm nặng thêm chấn thương: - R (Rest) - Nghỉ ngơi: Nghỉ chơi ngay lập tức khi bị chấn thương, giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24-72 giờ đầu. - I (Ice) - Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao nylon bọc một khăn ướt bên ngoài để đắp lên chỗ bị thương, mỗi lần giữ khoảng 10-15 phút, nghỉ 30-45 phút làm lại, thực hiện vài lần trong ngày. - C (Compression) - Băng ép: Sử dụng băng thun quấn quanh vùng bị tổn thương (rộng ra khoảng 5cm phía trên và phía dưới). Không nên quấn quá chặt để tránh chèn ép mạch máu thần kinh. - E (Elevation) - Kê cao: Kê cao chi chấn thương khoảng 10-15cm trong 24-72 giờ đầu.

Thứ nhất, phải nói đây là môn thể thao khá nặng: tay cầm cây vợt không nhẹ lắm, chạy tới chạy lui liên tục trên một khoảng sân rộng, tay chân không ngừng cử động với thân người vặn phải, xoay trái, với vợt đập banh..., chỉ khoảng 15 phút là đã mất 100-150kcal, tương đương hơn 1/2 chén cơm trắng, bằng với việc đi bộ trong 45 phút.

Lúc này cơ thể sử dụng năng lượng từ chất đường trong máu và trong cơ bắp để hoạt động. Nếu tiếp tục chơi 30-60 phút nữa, cơ thể sử dụng hết chất đường, sẽ đốt cháy mỡ dự trữ để sinh năng lượng cho hoạt động, có nghĩa là giảm lượng mỡ trong cơ thể, đó mới là giảm cân ở người thừa cân, béo phì hay béo bụng.

Nhưng thường thì sau 15 phút chúng ta sẽ thấy mệt và ngồi nghỉ. Cơ thể lúc tạm nghỉ sẽ lấy đường dự trữ từ trong gan, trong cơ bắp ra để làm tăng đường huyết trở lại. Sau 15 phút nghỉ ngơi, chúng ta vận động trở lại và chất đường tiếp tục được tiêu hao chứ chưa tiêu hao được mỡ thừa. Lý do thứ hai, không nói ra nhưng ai cũng biết, là thi đấu thì phải có “độ” mới vui. Và độ là những thùng bia, những chầu nhậu sau khi tập. Năng lượng nạp vào từ bia và thức ăn thường nhiều hơn năng lượng tiêu hao khi tập, cho nên có khá nhiều người tăng cân khi đánh quần vợt. Vì vậy, muốn đánh quần vợt để giảm cân thì phải ráng sức tập luyện liên tục trong thời gian dài và hạn chế năng lượng thu vào từ những bữa ăn sau tập. Bạn cần biết, nếu chơi tennis ở mức độ vừa phải trong một giờ liên tục thì một người 55kg sẽ tiêu tốn 350kcal (1 chén cơm trắng cung cấp khoảng 200kcal); một người 90kg tiêu tốn hơn 550kcal. Nếu đánh với cường độ nhanh, mạnh như thi đấu thì một người 55kg sẽ tiêu tốn gần 500kcal, người 90kg mất đến 800kcal.

So sánh mối tương quan với thức ăn, bạn sẽ cân đối được khẩu phần ăn nên có của mình trong bữa ăn sau khi tập (không phải là nguyên ngày). Nếu không sợ tăng cân và cũng không cần giảm cân, bạn có thể ăn nhiều hơn số lượng năng lượng vừa tiêu hao một chút (vì còn dành cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản của cơ thể khi không hoạt động, khoảng 800-1.200 kcal/người/ngày). Nếu cần giảm cân, chỉ nên nạp vào số năng lượng bằng hoặc thấp hơn lượng năng lượng vừa tiêu hao. Bên cạnh đó, việc tập luyện làm chúng ta mất nhiều mồ hôi, cần uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện, sao cho nước tiểu có màu vàng trong tức là cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu sậm màu là cơ thể thiếu nước.

Lượng chất khoáng mất qua mồ hôi có thể được bù bằng nước uống có khoáng hoặc bữa ăn sau khi tập. Không nên sử dụng bia để bù nước vì bia chứa năng lượng (1 lon bia 330ml chứa khoảng 140kcal, tương đương 2/3 chén cơm trắng) và thành phần dinh dưỡng của bia không phù hợp với thành phần nước mất qua mồ hôi và hơi thở. Dưới đây là vài số liệu về mức năng lượng được cung cấp bởi một số loại thực phẩm:

Có thể bạn chưa biết:

Thở chậm để thắng nhanh

Hô hấp là hoạt động tối cần thiết cho sự sống và xảy ra tự nhiên ở bất kỳ người khỏe mạnh nào. Tuy nhiên, khi chơi thể thao, đặc biệt là quần vợt, người chơi dễ mất kiểm soát chức năng quan trọng này. Lời khuyên quý giá: Hãy thở ra khi bạn đánh bóng. Việc này giúp tập trung tinh thần, duy trì nhịp điệu, thực hiện động tác đúng kỹ thuật và giữ cho cơ thể được thư giãn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơi thở biến động dữ dội sẽ phá hủy nhịp điệu và sự phối hợp của cơ thể, gây ra sự mệt mỏi. Thở đúng cách giúp bạn: thư giãn cơ bắp (và do đó tăng khả năng tạo ra tốc độ ở các bộ phận cơ thể); chơi chính xác hơn; di chuyển nhịp nhàng hơn; tập trung hơn; duy trì sự bình tĩnh cao độ trong bất kỳ tình huống nào. Học kiểm soát hơi thở không khó: - Đồng bộ hóa hơi thở với những cú đánh bóng: Hít vào bằng mũi khi đón bóng đến và thở ra mạnh bằng miệng khi bóng tiếp xúc vợt. Bạn sẽ thấy hơi khó thực hiện một chút nhưng khi luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở thành một thói quen tự nhiên. - Cố gắng giữ cho hơi thở đều đặn trong bất kể tình huống nào, bởi bạn thường có xu hướng nín thở khi đối mặt với nhiều áp lực. - Không nên hít thở vội vã, dồn dập. Hơi thở lý tưởng là hơi thở chậm và nhịp nhàng, xuất phát từ vùng bụng dưới. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ oxy tốt hơn và tránh “hụt hơi” trong những tình huống áp lực. - Đổi lượt là thời gian tuyệt vời để bạn lấy lại hơi thở bằng cách hít sâu (từ 4-6 giây) và thở ra thật chậm (6-8 giây). Thở ra chậm là cơ hội giúp bạn có cú đánh sắc sảo và chính xác. - Hãy để ý đến hơi thở ngay trước mỗi lúc giao bóng hoặc nhận bóng. Điều quan trọng nhất là kiểm soát được lượng oxy bạn hấp thụ vào cơ thể.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả

Chọn cách cầm vợt nào?

Thực tế cách cầm vợt của mỗi tay vợt ban đầu được định hình theo nhiều yếu tố: có thể do HLV, do sự yêu thích cách chơi của thần tượng hoặc theo khả năng thiên bẩm của mỗi người… Với những tay vợt nghiệp dư và những người chơi tennis như một sự yêu thích thì cách cầm vợt phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau. Có người quyết tâm học cách cầm vợt bài bản nhất, có người lại theo thói quen cầm vợt theo cách thoải mái nhất trong các cú đánh. Tất nhiên đại đa số những người chơi tennis đều chọn cách cầm vợt cơ bản, đúng theo những gì các chuyên gia quần vợt đã nghiên cứu và chắt lọc theo thời gian.

Nhưng đừng vì vậy mà nghĩ những người cầm vợt theo kiểu “chẳng giống ai” thì chỉ chơi thứ tennis thường thường cho vui. Tennis “phủi” luôn có những tay vợt cầm vợt kiểu kì dị nhưng vẫn chơi cực hay và “quái” chẳng kém đối thủ cầm vợt đúng cách như trong sách. Dạo qua những sân tennis xung quanh nơi bạn sống, chắc chắn sẽ dễ dàng gặp những tay vợt U60, U50 với cách cầm vợt khi giao bóng, thực hiện cú đoa phải, đoa trái mà chắc chỉ có mỗi họ mới làm được. Vài ba chục năm trước, khi tennis ở Việt Nam còn chưa phát triển đã sản sinh ra một loạt những tay vợt cầm vợt tennis như… cầm vợt bóng bàn, tất nhiên cú quả chỉ “cắt và xẻo” chứ khó mà gọi là đoa phải hay trái.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Tennis phong trào nhiều khi không cần những kỹ thuật chính tắc

Giao bóng kiểu “gẩy” qua sân mà vừa xoáy, vừa ăn ra mang, đoa phải đoa trái không nặng nhưng bóng chìm và như “ăn” xuống đất, đó là thứ tennis “dưỡng sinh” mà lớp trẻ vẫn khôi hài gọi như vậy. Tuy vậy những tay vợt kinh nghiệm có thâm niên 20, 30 năm chơi tennis vẫn “sống” khỏe với cách cầm vợt như thế.

Dù vậy tennis vẫn là môn thể thao mang nhiều tính qui phạm và nói gì thì nói, với một người bắt đầu làm quen với tennis thì cầm vợt đúng kiểu cách ngay từ khi có cây vợt trên tay thì vẫn tốt hơn là làm theo bản năng.

Cách cầm vợt cơ bản

Cầm vợt để chơi mọi cú quả

Chắc sẽ nhiều người cảm thấy vô cùng khó hiểu khi nghe đến những kiểu cầm vợt miền Đông, miền Tây hay kiểu châu Âu. Thực ra đó là cách phiên âm sang tiếng Việt từ những thế cầm vợt Eastern, Western, Continental. Nhưng để đơn giản hóa và “dễ nhớ”, những ai mới làm quen với tennis nên học cách cầm vợt theo số. Hãy tưởng tượng bạn đang đi xe máy có 4 số , số 0 là về mo, số 1 bắt đầu khởi động, rồi số 2, 3 để tăng tốc và số 4 để đi êm thì cách cầm vợt cũng na ná như vậy.

Phần nắp cán vợt hay chuôi vợt (Butt cap) của bất kỳ loại vợt nào không phân biệt nhãn hiệu luôn được thiết kế hình bát giác gồm 8 cạnh và được đánh số theo “tưởng tượng” từ 1 đến 8 theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ cạnh thẳng với thân vợt (như hình dưới).

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Cách đánh số trên nắp cán vợt và vị trí những kiểu cầm vợt

Quy ước: Lấy điểm cuối ngón tay trỏ làm chuẩn để đặt tay cầm vợt đúng các số trong các cú đánh khác nhau.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Dấu đỏ được lấy làm điểm chuẩn

1. Kiểu cầm vợt Continental – Thế cầm vợt kiểu châu Âu – Cầm số 2

Tại sao lại bắt đầu từ số 2 mà không phải là số 1, vì cách cầm Continental được sử dụng nhiều nhất trong các cú quả bao gồm:

- Giao bóng (serve)

- Vô lê (volley)

- Đánh quả trái (backhand)

Có thể nói nôm na như các HLV thì cầm vợt số 2 đơn giản được hiểu như cách chúng ta cầm chiếc búa đóng đinh. Tay cầm búa gõ vào đinh như thế nào thì tay cầm vợt kiểu Continental cũng như vậy. Hoặc theo một cách khác đơn giản hơn: Đặt cây vợt xuống đất rồi nhặt lên (nhớ vị trí điểm chuẩn ở đâu!).

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Cầm số 2 trong nhiều cú đánh

Ưu điểm: Thế cầm vợt số 2 sẽ giúp trải mặt vợt ra khi mở vợt về phía sau để lấy đà tiếp bóng. Chính vì vậy nên rất thuận lợi với những pha chém bóng và tạo độ xoáy thấp (underspin), thích hợp cho những cú giao bóng, vô lê và quả trái. Vì vậy đại đa số tay vợt hiện tại đều dùng kiểu cầm vợt này cho 3 loại cú quả đó.

Nhược điểm: Có một số người chơi dùng cả cách này để chơi quả thuận (forehand) và thực tế những tay vợt thời xưa như huyền thoại Billie Jean King cũng sử dụng đánh cú thuận tay bằng cách cầm số 2, nhưng không phải ai cũng có thể điều chỉnh và kiểm soát trái bóng tốt như vậy. Đặc biệt là khi cần thực hiện những cú bạt thẳng (flat) và cú đánh có độ xoáy cao (topspin) thì rất khó để khống chế bóng.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Tóm tắt những kiểu cầm vợt cơ bản

2. Kiểu cầm vợt Eastern - Thế cầm vợt kiểu miền Đông – Cầm số 1 cho cú trái tay (Eastern backhand) và số 3 cho cú thuận tay (Eastern forehand)

Đây là kiểu đánh cú trái và cú thuận cơ bản nhất mà nhiều người được hướng dẫn và áp dụng. Cầm số 3 cho cú thuận có thể hiểu như một cái bắt tay người đối diện khi chúng ta cầm vợt. Đây là cách cầm thoải mái nhất cho mọi cú thuận, dù không thể tạo nên những cú đánh có độ xoáy lớn, có thể đánh bóng bạt, đè bóng trong những tình huống bóng nảy cao.

Thực tế thì các tay vợt cầm số 3 để đánh cú thuận vẫn có thể thi triển những cú đánh xoáy, chỉ cần đưa vợt theo hướng từ thấp lên cao và có đủ độ “xoa” để đưa trái bóng đi líp sang phần sân đối phương. Vì vậy những người học tennis để biết và chơi phong trào thường được khuyên nên cầm số 3 để thực hiện cú thuận, đảm bảo an toàn và thoải mái, thậm chí có thể nâng tầm độ xoáy nếu thực hiện hoàn hảo.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Eastern backhand 1 tay như Federer

Nếu ai đó muốn có cú đánh trái bằng một tay như Roger Federer thì hãy cầm vợt ở số 1 khi thực hiện cú trái. Nhưng hãy nhớ đó mới chỉ là cách cầm vợt, còn để thực hiện một cú đánh chuẩn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật mà hạ hồi sẽ phân giải!

3. Kiểu cầm vợt Western - Thế cầm vợt kiểu miền Tây – Cầm số 4

Chắc chắn nếu lần đầu cầm vợt mà đã bập vào số 4 thì người chơi sẽ thấy đây là thế cầm rất sâu và cảm giác khó có thể thực hiện cú đánh. Quả thực đây là kiểu cầm vợt không dành nhiều cho dân phong trào và chơi để biết. Nhưng nếu ai hâm mộ Rafael Nadal với những cú đánh có độ xoáy siêu hạng thì hãy cố công học những tuyệt chiêu bằng cách cầm vợt số 4.

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Những cú đánh xoáy từ kiểu cầm số 4 của Nadal

Thực tế cầm vợt số 4 lại rất thích hợp với những người có tầm vóc nhỏ bé như người Việt Nam và cực ổn khi đánh trả những trái bóng nảy cao. Nhưng tất nhiên khá ít ông thầy dạy tennis khuyên chúng ta nên chọn cầm vợt số 4 vì điều kiện sân bãi ở Việt Nam gần như toàn là sân cứng (hay sân xi măng) nên bóng nảy ở tầm vừa phải và hợp lý hơn nếu cầm vợt số 3.

Nhưng nếu ai đó vẫn muốn vừa dễ chịu khi thực hiện cú đánh mạnh, vừa tạo độ xoáy thì hãy chuyển sang cách cầm vợt cuối cùng.

4. Kiểu cầm vợt Semi-Western – Thế cầm vợt kiểu nửa miền Tây – Cầm giữa số 3 và 4

Tennis: Cầm vợt – Điểm tựa cho mọi cú quả, Tennis, Thể thao, Tennis, cam vot, tay vot, Federer, quan vot

Semi-Western cho người thuận tay trái và phải

Nếu một người có cảm giác vợt tốt hoàn toàn có thể cầm “nửa nạc nửa mở” ở số 3,5 để tận dụng ưu điểm của cả kiểu cầm số 3 và số 4. Cựu tay vợt người Nga Marat Safin từng làm mưa làm gió với kiểu cầm vợt này và sẽ là tuyệt đỉnh nếu có ai đó có thể mô phỏng tay vợt từng vô địch Úc mở rộng 2005 và Mỹ mở rộng 2000.

Chú ý: Đây là những cách cầm vợt cho người thuận tay phải, với những người thuận tay trái thì có thể đánh số ngược chiều kim đồng hồ và cầm theo số y như vậy.

Từ khóa » Chơi Tennis Như Thế Nào