Kinh Nghiệm Học Effortless English Của Mình - Hoaithuongbr
Có thể bạn quan tâm
Bây giờ là những điều mình đạt được, chưa đạt được và bài học rút ra 😀
Lý do vì sao tôi chưa thực sự thành công?.
Lười. Học qua loa. Học cho có. Nhất là phần mini story. Nghe đi nghe lại hơi chán. Nhưng mình hay có cái tật là vừa nghe vừa làm gì đó cũng liên quan tới trí óc ( như là lướt web, đọc báo) nên nghe từ tai này lọt qua tai kia. Trong lúc nghe chỉ ngồi một chỗ, thành ra nghe nhiều quá là bắt đầu mệt, bắt đầu chán. Còn phần POV thì chỉ nghe thôi, rất ít khi tự thuật lại câu chuyện, mà có thì rất hay sơ sài, chả được tích sự gì. Còn mình khá là thất bại ở DVD 2, MS và POV thực sự mình nghe cho có thôi. Có khi nghe mà còn lười trả lời, tâm trí để ở đâu ấy. Cho nên cuối cùng khả năng nói và phản xạ của mình chưa thật sự tốt.
Tôi đạt được
Còn giờ mình khoe một số điều mình đạt được với Effortless English. Kỹ năng nghe, nói của mình tốt hơn ( tất nhiên là phải vậy rồi :D). Có lần mình đi buổi hội thảo của ACET về luyện thi IELTS ( nhưng tới giờ vẫn chưa thi) nghe một thầy người Úc nói gần 2 tiếng đồng hồ thì mình hiểu gần hết :>. Còn một lần mình đi phỏng vấn với một thầy người Anh, thì thầy khen mình nói gần được 8 chấm IELTS rồi ( mừng hết sức). Đó là mình chưa áp dụng được triệt để phương pháp, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ rồi, cố đừng mắc những lỗi như mình.
Kinh nghiệm của mình
Giờ mình rút ra kinh nghiệm để việc học có hiệu quả hơn. Cách học các bạn đã nắm được hết rồi. Trên mạng nhiều trang đã nói rất kỹ.
Đầu tiên là quy tắc 1: học theo cụm từ.
Mình sau một thời gian dài học tiếng Anh, mình rất mệt mỏi vì hay quên từ. Mấy tháng trước đọc cuốn sách của thầy thì mới nhận ra là mình quên mất quy tắc 1 :(. Vì khi thầy giải thích từ (trừ một số cụm từ hay thành ngữ) hay các bạn dò từ điển, ta hay bị thiên về việc học từng từ lẻ hơn. Kết quả là từ này thấy quen quen mà không nhớ nó là gì, hay là nhầm từ này với từ khác. Với lại các từ đơn lẻ hay có nhiều nghĩa khác nhau, nhiều lúc dò từ cũng rất vất vả để tìm ra nghĩa đúng ( nhất là dò từ điển Anh-Anh) thì việc học theo cụm từ giúp bạn dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn, đôi khi không giải thích ra rõ nghĩa của cụm đó nhưng mà mình lại hiều được ý nó nói gì. Những lần sau, cũng là từ đó nhưng đi với cụm khác, thì bạn sẽ hiểu rõ được ý nghĩa của từ đó hơn và cách dùng của nó nữa. Thêm một cái lợi nữa là các cụm từ đi chung với nhau ( hoặc một câu ngắn có chứa từ cần học) thì học được luôn ngữ pháp. Và cái này là cái mình khám phá ra được: khi bạn nghe cụm từ đó do người ta đọc, học sẽ nối âm hay uốn éo từ đó sao cho phù hợp với ngữ cảnh cũng như tâm trạng của họ, bạn sẽ hứng thú hơn và nhớ lâu hơn. Học như vậy nhớ rất dai, đỡ tốn công và nhiều lợi ích khác nữa.
Quy tắc 2: không học ngữ pháp.
Đa số mọi người ai bắt đầu học tiếng Anh cũng tiếp xúc với ngữ pháp trước. Khi chuyển qua EE sẽ không tránh khỏi tình trạng trong đầu hiện ra một đống ngữ pháp: tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia?… Nhất là đầu óc con người ta rất hay đặt ra câu hỏi vì sao. Phải hiểu tại sao nó như vậy mới chịu tin. Vấn đề này khá là đau đầu. Bạn khó có thể giũ hết ngữ pháp sau ngần ấy năm học. Mình nhiều lúc gặp câu lạ thì khi nào cũng vậy. Nên với mình cách tốt nhất là bạn nghe thật nhiều: một là nghe câu đó thật nhiều cho thuộc luôn; hai là nghe thật nhiều tiếng Anh, sẽ có lúc bạn gặp cấu trúc nào đó ở đâu đó khác. Theo mình nghe nhiều như vậy thì nó sẽ đi vào đầu mình rồi thành vô thức luôn, vậy thì mình sẽ bớt thắc mắc. Giống 1+1=2 vậy. Đó là cách mình đang áp dụng thử, tại trình độ mình cũng không phải là cao siêu. Các bạn có cách nào thì chia sẻ cho mình với 😀
Quy tắc 3: học bằng tai, không học bằng mắt
Không có gì bàn cãi nữa. Nhưng theo mình nếu bạn có thể vừa nghe vừa xem bằng mắt các hình ảnh minh họa hoặc các đoạn video clip thì còn gì bằng.
Quy tắc 4: Học sâu.
Cái này quá chuẩn. Các bạn có thể sẽ dễ ngán khi phải nghe quá nhiều lần một bài. Nhưng các bạn có thay đổi hình thức học như là kết hợp vận động với nghe tiếng Anh ( có thể vừa đi vừa tưởng tượng mình đang thuyết trình tiếng Anh với mọi người chẳng hạn, nên đứng trước gương vì trông vậy hấp dẫn hơn), bắt chước giọng nhân vật hay bài nào thấy hay thì học thuộc luôn cũng được. Bạn sẽ hối hận nếu học ẩu. Bạn sẽ quên hết những gì đã học và bắt đầu lại từ đầu. “Đừng tin vào trí nhớ của bạn”. Khi bạn đã học sâu rồi thì mọi thứ sẽ đi vào vô thức. Đừng nghĩ chứa nhiều quá là nổ não nhé 😀
Quy tắc 6: Học tiếng Anh “real”.
Từ “real” này chả biết dịch sao cho hay nên để vậy. Điều này sẽ giúp bạn với tiếng Anh mà người bản địa dùng hơn, nhất là cảm thấy hứng thú hơn, không còn các đoạn hội thoại giả tạo nữa. Sau này mình sẽ chia sẻ các nguồn tiếng Anh mà mình tìm được.
Quy tắc 5&7:
Làm theo những gì thầy nói. Nghe thật kĩ. Trả lời câu hỏi và thuật lại câu chuyện. Nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quy tắc 4 nếu bạn chỉ bị động nghe thôi.
Khác
Kinh nghiệm tiếp theo là học MS và POV. Nếu học đúng cách thì vô cùng là hiệu quả. Hồi đó là hè, rảnh rỗi nên mình hay lấy xe đạp chạy dòng dòng, coi như là tập thể dục luôn, ngày cỡ một tiếng. Vừa vận động nhẹ vừa nghe tiếng Anh. Nghe xong quyết tâm không nghe nhạc mà tự thuật lại câu chuyện. Kết hợp hai thứ đó thì vô cùng là hiệu quả. Rồi vô học, ít thời gian hơn, chỉ ngồi một chỗ nghe thôi, do lười, bảo mệt. Nhưng thật sự ngồi một chỗ, không vận động còn mệt hơn. Nếu bí quá rồi thì các bạn vừa bật tiếng Anh, vừa đi lại dòng dòng, khua chân múa tay, vừa diễn tả theo câu chuyện, miệng nhẩm câu trả lời. Sau đó đứng trước gương thuật lại câu chuyện, có thể tưởng tượng mình là MC truyền hình chẳng hạn, vừa kể chuyện vừa biểu cảm, gọi là dùng ngôn ngữ cơ thể ấy. Dùng việc này cho POV thì rất hiệu quả. Hiệu quả của việc vừa vận động vừa nghe tiếng Anh ư? Tới giờ gần 2 năm mà mình vẫn nhớ được hết mấy câu chuyện thầy kể, lâu lâu đi ngoài được bất giác tự nhẩm lại :D. Nhưng theo mình thì các bạn chú ý là khi nghe tiếng Anh, nhịp điệu nó khá nhẹ nhàng, thì nên vận động nhẹ nhàng cùng nhịp điệu với nó. Chứ mình vừa chạy bộ vừa nghe tiếng Anh, thú thật là rất nản. Vừa lười chạy vừa lười nghe. Với việc chạy hay tập gym hay những việc cường độ cao hơn, thì nghe nhạc mạnh mới kích thích sự luyện tập hơn. Nên mình cũng hay vừa làm việc nhà vừa nghe nhạc là vậy đó.
Có một số lưu ý ở đây. Ví dụ như level 3 của đĩa 1 chẳng hạn, nếu phần bài đọc khó quá thì nghe qua cho biết thôi, dồn tâm sức vào MS, POV. Vậy sẽ đỡ nản hơn. Còn đĩa 2 thì mình chắc chỉ nghe bài đọc thôi, vứt luôn mấy phần kia, chỉ tập trung ôn lại MS và POV của đĩa 1 và 4 thôi. Mình cũng từng nghĩ là sao mày dễ bỏ cuộc vậy, thấy khó rồi thôi. Nhưng giờ mình có một lý do để biện bạch rồi: AJ có bảo là chỉ học những nguồn tiếng Anh đơn giản và hứng thú, có nghĩa mình phải thích nói mới học được. Đĩa 2 mình sẽ cày phần audio :)). Không phải khó quá mà bỏ cuộc mà là tìm ra con đường khác :D.
Kết
Không có gì là hoàn hảo cả. Chắc chắn cũng không có phương pháp nào là nhẹ nhàng, dễ dàng, vui vẻ, tốn ít sức lực là bạn có thể nói như người bản xứ. “Effortless English” có nghĩa là bạn phải dành công sức ra để học, sau đó bạn sẽ không cần nỗ lực nhiều khi nói nữa (VD như không cần dịch ngữ pháp chẳng hạn).
Nhưng sau tất cả, thì theo mình đối với việc gì cũng vậy thôi, AJ cũng có nói như vậy, thì cảm xúc chính là thứ quyết định. Có một cảm xúc tốt, một tinh thần kiên định, một quyết tâm mãnh liệt, một lòng say mê học tập sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Giống như mình, sau nhiều năm thích tiếng Anh, giờ đã chuyển sang đam mê tiếng Anh. Nên gần như mình nghe hoài mà không chán, không mệt. Cũng nhờ vậy mà mình tìm ra nhược điểm để khắc phục, tìm ra cách phù hợp hơn để học. Nhưng động lực cũng là thứ dễ xẹp nhất, cho dù đối với thứ bạn đam mê. Ở bài sau, mình sẽ chia sẻ đam mê tiếng Anh của mình cho mọi người, phần nào giúp mình vượt qua khó khăn.
Share this:
Related
Từ khóa » Học Theo Phương Pháp Effortless English Có Hiệu Quả Không
-
Effortless English Là Gì? Cách Học Effortless English
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Effortless English Hiệu Quả.
-
Phương Pháp Effortless English Có Thực Sự Hiệu Quả? - Pasal
-
Effortless English Có Hiệu Quả? Đánh Giá Mới Nhất 2017 - LocaVN
-
Phương Pháp Effortless English Không Hiệu Quả Như Lời đồn
-
Chia Sẻ Về Phương Pháp Học Tiếng Anh Hiệu Quả - Effortless English
-
Phương Pháp Effortless English Có Hiệu Quả Thực Sự Không
-
Phương Pháp Học Effortless English Mới Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Cách Học Effortless English đúng Cách | Dương Lê
-
Học Effortless English Có Tốt Không
-
Muốn Học Tiếng Anh Giao Tiếp Effortless English Chuẩn Phải Học ở đâu?
-
Hướng Dẫn Học Effortless English
-
Giải Mã Phương Pháp Học Tiếng Anh Effortless English - LeeRit