Kinh Nghiệm Học Và Thi Sát Hạch Lái Xe 1 Lần đỗ Ngay
Có thể bạn quan tâm
Tính trung bình, có đến 30-40% số người trượt lần đầu trong kỳ thi sát hạch bằng lái xe (ô tô). Nguyên nhân thì có nhiều: do tâm lý, do thiếu kinh nghiệm đi trên sân thi, do trượt lý thuyết, do xe "dở chứng" ... Theo đánh giá của tôi cũng như trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên dạy lái, 90% nguyên nhân trên hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu như bạn để ý một chút và chịu khó làm theo những hướng dẫn dưới đây. Bạn sẽ tránh được mất tiền, mất công sức để đi thi đi thi lại nhiều lần.
Tôi thi sát hạch cuối năm 2014, điểm lý thuyết 30/30, điểm thực hành sa hình 95/100. Lưu ý rằng tôi không có xe riêng để tự tập ở nhà mà chỉ hoàn toàn theo giáo trình của trung tâm. Tôi làm được thì tôi tin rằng bạn cũng làm được nếu theo đúng những chỉ dẫn này.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Đăng kí nhận ưu đãi ngay! Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Thời gian đi học hợp lý
Theo quy định của sở GTVT, thời gian quy định đối với hạng B1, B2 là 3 tháng, với hạng C là 6 tháng. Nhiều bạn khi mới đăng ký hồ sơ xong khá phấn khích và sốt ruột nên đi học liên tục, nếu nhà bạn có xe riêng thì có thể làm như thế, sau đó bạn về ôn luyện thêm ở nhà, trong trường hợp bạn không có xe riêng thì theo tôi không nên học như vậy. Lý do: mỗi trung tâm sẽ cho bạn học một số lượng buổi thực hành giới hạn, nếu bạn dồn học hết trong tháng đầu tiên thì 2 tháng sau bạn sẽ không có xe để tập, dẫn đến bị quên và phản xạ kém. Trong trường hợp không có xe riêng, bạn nên dồn học vào tháng cuối trước khi sát hạch để đến khi thi chính thức bạn đang ở thời điểm lái và phản xạ tốt nhất.
Đối với lý thuyết cũng vậy, dù bạn có làm và học rất kỹ thì sau 3 tháng bạn vẫn có thể quên hoặc nhớ nhầm. Hãy học dồn vào tháng cuối (tốt nhất là 2 tuần cuối trước khi thi), khi bạn làm bài thi sát hạch thì những kiến thức bạn vừa học vẫn còn rất mới và sắc nét, bạn sẽ đạt điểm cao hơn.
Xem thêm:
Quy định mới về sát hạch bằng lái xe cơ giới
Học lý thuyết như thế nào?
Dù bạn rất bận đi chăng nữa thì vẫn nên dành 1-2 buổi học lý thuyết tập trung có thầy dạy tử tế. Vì thường giáo viên dạy lý thuyết đều là cán bộ coi thi hoặc là những người có rất nhiều kinh nghiệm, họ sẽ chỉ cho bạn những mẹo để nhớ dễ và thi tốt. Các buổi này thường tổ chức vào thứ 7, chủ nhật nên mình nghĩ trong 3 tháng dành 1-2 buổi đi học không quá khó.
Ngoài ra, bạn nên tự làm đề tại nhà để rèn luyện và học thuộc một cách tự nhiên. Không cần quá nhiều thời gian đâu, bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để làm 1 đề thi, sau đó note lại các câu mình trả lời sai lại và tìm đáp án đúng. Trên vnexpress có trang 15 bài thi thử khá tốt, bạn xem tại đây.
Cũng có nhiều mẹo học lý thuyết để bạn rút ngắn thời gian học, tuy nhiên tôi không hợp phương pháp này, tôi cảm thấy tôi nhớ lâu hơn khi học qua cách làm đề thi thử thường xuyên.
Có cần chạy luật không?
Theo tôi thì không cần thiết, tự nhiên tốn thêm mấy triệu trong khi hoàn toàn có thể tự thi qua được, đề thi cũng không quá khó, với B2 bạn chỉ cần 26/30 là đỗ rồi.
Học thực hành như thế nào?
Về thời gian học thì tôi đã nói ở phần trên, bạn trao đổi với thầy để dồn học vào tháng cuối. Khi bắt đầu học bạn sẽ được bắt đầu bằng bài số nguội, tức là ngồi xoay tay lái, vào số, côn phanh trên xe đứng yên và đã được kê bánh lên để bạn dễ đánh lái. Hãy để ý buổi học này thật kỹ vì những kỹ năng cơ bản (và có vẻ hơi nhàm chán) đó sẽ đi theo bạn và ảnh hưởng đến suốt quá trình tập lái của bạn.
Mấy vòng lái thật ban đầu bạn sẽ dễ bị chết máy do chưa ra vào côn, ga, số hợp lý, cứ bình tĩnh mà lái thôi, thầy cũng hiểu và thông cảm cho người mới thôi.
Khi bạn đã lái được cơ bản, thầy sẽ luyện cho bạn vào các bài thi sát hạch, có một vài bài mà bạn cần luyện tập nhuần nhuyễn vì khi thi rất dễ bị mất điểm: dừng xe và đề pa ngang dốc, lùi chuồng, đi hàng đinh, dừng đèn đỏ ... Thời tôi thi thì chỉ phải thi 10 bài, không có bài ghép ngang như bây giờ.
Bạn nên có tối thiểu 1-2 buổi đi đường trường vì nó sẽ bổ sung kỹ năng và phản sạ lái cho bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn thi Giấy phép lái xe hạng B1, B2 mới nhất
Qua các bài sa hình như thế nào?
Đầy là một số mẹo nhỏ giúp bạn qua từng bài thi sa hình và hạn chế mất điểm oan. Cần lưu ý rằng, bạn nên bỏ tiền thuê xe chip chấm điểm để tập 1-2 tiếng để quen xe và quen sân sát hạch. Nhiều người lái rất tốt bên ngoài nhưng khi vào sân lại trượt vì lỗi kể trên. Giá thuê xe chip cũng không đắt, tầm 250k/giờ.
Xuất phát
Xe dừng trước vạch xuất phát. Khi nhận được tín hiệu “xuất phát” từ hệ thống chấm điểm trên xe, học viên bắt đầu xuất phát (nên vào số 1 ngay từ khi ngồi chờ trên xe). Từ khi có tín hiệu thì sẽ bị tính thời gian bài thi còn, nếu sau 30 giây không qua vạch sẽ bị loại. Khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái nhé, nếu không bật hay quên tắt sẽ bị trừ điểm.
Lỗi: thường hay bị nhả côn nhanh quá nên dẫn đến tắt máy hoặc quên không bật xi-nhan trái.
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Bài này thì đơn giản. Chỉ việc dừng sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được.
Dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa)
Đây là phần thi ác mộng của rất nhiều học viên bị loại luôn. Các thầy luôn khuyên rằng thà dừng non xác định mất 5 điểm còn hơn là loại, bạn nên dừng non, nhưng đừng để non quá 50cm là bị loại luôn đấy. Tôi được 95 điểm cũng là mất 5 điểm dừng non. Bạn đạp nhanh chân phanh, vào số 1 và kéo phanh tay để xe dừng hẳn.
Khi vào bài dề pa, đạp ga lên tầm 3000 vòng, vào côn từ từ cho xuống 1500 vòng rồi nhả phanh tay xe sẽ từ từ lên dốc.
Nên nhớ là nhả phanh tay từ từ thôi để không bị trôi, nếu trôi đi thì đạp phanh chân hoặc kéo nhanh phanh tay lên rồi làm lại. Quá 30 giây không qua được dốc là sẽ bị loại ngay.
Qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc
Cái này trước hết phải đi vào đúng làm cho hạng của mình. Nếu thi lái xe ô tô hạng B mà đi vào làn C sẽ bị loại. Trước khi đi vào vệt nhớ đi đè lên vệt kiểm tra vào bài thi, không sẽ bị báo bỏ bài thi. Khi vào bài này phải giữ cho xe thật thẳng, đi chéo mà không đè bánh trước lên vạch thì cũng đè bánh sau. Giữ ổn định lái cho xe qua vạch thì mới đánh lái, không bị đè bánh sau lên vạch.
Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
Tốt nhất khi đến đèn tín hiệu thì dừng lại trước vạch vào bài thi. Chờ đèn đỏ còn tầm 3-4 giây thì vào chân ga nhẹ nhưng vẫn đạp nhẹ phanh để xe bắt đầu chuyển động chậm, căn cho khi đèn xanh được 1-2 giây mình bắt đầu vào vạch để vượt ngã tư là vừa. Vì chờ đến lúc đèn xanh rồi mới bắt đầu ga thì xe ì mất mấy giây mới qua được, anh chị nào luống cuống lại để chết máy ở đoạn này thì phiền. Nếu rẽ trái hoặc phải thì phải nhớ bật tín hiệu xi-nhan. Nếu vượt đèn đỏ bị trừ 10đ.
Đường vòng quanh co
Quan trọng nhất đầu tiên là xem có đúng hạng hay không. Nếu B2 mà thi vào làn C sẽ bị loại. Phải hoàn thành trong thời gian quy định. Chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, bài này quan trọng nhất là đánh tay lái phải nhanh và đúng thời điểm (khi nhìn mép cắp cabo chạm đến vỉa ba-toa)
Lùi xe vào chỗ đỗ (lùi chuồng)
Bài này cũng là bài dễ gây trượt nhất. Trong thời gian quy định phải hoàn thành bài thi. Mỗi lần chạm vạch bị trừ 5 điểm. Nếu khi lùi chuồng mà chưa có tín hiệu kiểm tra đã ra thì sẽ bị loại( bỏ bài thi).
Bạn căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh vô lăng phải đến khi nào nhìn gương bên trái thấy cửa chuồng (cụ phải lưu ý độ rộng của làn đường trước chuồng, bạn nên tập ở bãi rộng, dễ hơn) thì trả vô lăng về trái.
Lùi vào chuồng, thì bạn căn qua gương làm sao để đuôi xe không bám quá sát vào góc cửa chuồng (cách tầm 20-30cm là đẹp), khi xe vào đến cửa chuồng thì đánh vô lăng trái nhiều khi nào thấy xe song song với thân chuồng thì trả lái phải. Cứ vậy bạn vào kịch chuồng thôi.
Nếu nhỡ bị lệch trái hoặc phải quá thì cho xe tiến lên rồi chỉnh lại. Chú ý thời gian nữa.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước đỗ xe cho người mới lái
Ghép ngang
Bài này cũng khá nhiều người bị trừ điểm. Cách dễ dàng nhất để qua bài này theo kinh nghiệm của giáo viên là: đưa xe lên song song với xe đỗ phía trước. Giữ khoảng cách giữa 2 xe từ 60-90 cm. Lùi xe đến khi đuôi xe đỗ phía trước ngang đúng bằng hàng ghế sau xe của bạn. Đánh hết vô - lăng sang phải và lùi xe vào chỗ đỗ đến khi xe nằm ở góc 45 độ so với đường thẳng của vỉa hè như hình dưới hoặc nhìn vào gương chiếu hậu trái sao cho xe mình và mép phải xe sau nằm trên 1 đường thẳng. Trả lái thẳng lùi xe đến khi nào bánh xe sau bên trái ngang mép ngoài của xe đang đỗ. Xoay vô-lăng sang trái và lùi dần vào chỗ đỗ. Cuối cùng chỉnh xe về đúng vị trí và giữ khoảng cách giữa 2 xe để khi ra được dễ dàng.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm ghép ngang và ghép dọc cho người mới lái xe
Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua.
Nếu học viên không dừng sẽ bị loại. Dừng xe vạch hoặc quá vạch sẽ bị trừ điểm. Khi có tín hiệu đi tiếp mới được đi.
Thay đổi số trên đường thẳng (tăng tốc)
Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số mới được tăng lên số 2. Khi vị trí có biển tăng dốc mới được tăng tốc. Tại thời điểm qua biển báo tối thiểu 20km/s tốc độ trên xe phải trên 20 km/s và đang ở số 2. Tại thời điểm qua biển báo tốc độ tối đa 20km/s tốc độ trên xe phải dưới 20 km/s và xe phải ở số 1. Lưu ý nếu lúc qua biển sau mà xe đng ở số 1, đạp côn thì hệ thống sẽ nghĩ bạn đang đề số 0 nên bạn sẽ bị trừ điểm thật đáng tiếc, đi tiếp qua biển sau cho chắc ăn.
Bài cuối cùng, về đích.
Bắt buộc bạn phải bận xi-nhan phải khi về địch. Khi qua vạch về đích bạn phải dừng xe, kéo phanh tay chứ không được phóng đi tiếp về chỗ xuất phát nhé. Xem tổng thời gian mà quá 20 phút thì bạn sẽ bị loại ngay.
Lưu ý: Sẽ có thêm 1 tình huống nữa đó là xử lý tính huống nguy hiểm, nhiều người cũng bị mất điểm ở bài này vì bị bất ngờ (có thể sảy ra bất cứ đâu). Khi còi hú hoặc đèn nháy thì ngay lập tức dừng xe và bật đèn báo sự cố. Khi có tín hiệu đi tiếp thì cứ từ từ, chờ một vài giây thì mới tắt đèn báo hiệu sự cố khi cho xe đi tiếp. Bạn không bị trừ điểm nếu tắt muộn 1 vài giây nhưng bị trừ điểm nếu tắt sớm.
Thế còn đường trường?
Bạn không phải lo, bài này khá dễ, hầu như ai đã qua được bài thi sa hình đều sẽ đỗ phần này. Cứ bình tĩnh thi là qua thôi.
Chúc bạn thi tốt và sớm có bằng!
Nếu bạn có nhu cầu học lái xe ô tô, hãy tham khảo khóa học B1, B2, C của trung tâm Sao Bắc Việt.
Từ khóa » Ghép Dọc B1 Thầy Tâm
-
Ghép Dọc Che Khuất Góc Bên Trái Và Bên Phải. Lý Do Vì Sao, Cách Sửa ...
-
Ghép Dọc Thực Tế Và Ghép Dọc Trong Sân Thi Khác Nhau Như Thế Nào ...
-
Kích Thước Và Cách Lấy Trọn điểm Bài Thi Ghép Xe Dọc Vào Nơi đỗ ...
-
Ghép Ngang Siêu Dễ. Tất Cả Mọi điều Học Viên Cần Biết - Thầy Tâm
-
Cách Ghép Chéo, Ghép Dọc Thực Tế Bên Ngoài Tại Bãi Biển Vũng Tàu
-
Sửa Sai Ghép Dọc Mà Như Không Sửa. Siêu Dễ Và Siêu Tiết Kiệm Thời ...
-
Ghép Xéo, Ghép Dọc Thực Tế Siêu Dễ ( Thực Hiện Là được Ngay )
-
Cách Sửa Ghép Ngang Thầy Tâm - Xây Nhà
-
Mẹo Thi Sa Hình B1 Thầy Tâm - Trung Tâm Dạy Lái Ô Tô HCM
-
Mẹo Thi Sa Hình B1 Thầy Tâm - Tốp 10 Dẫn Đầu Bảng Xếp Hạng ...
-
Ghép Dọc . Vì Sao Ghép Sai Và Cách Khắc Phục - Thầy Tâm
-
Hướng Dẫn Cách Ghép Xe Dọc Thực Tế Cho Người Mới Biết Lái
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Từng Bài Thi Sa Hình Học Lái Xe B1 B2