Kinh Nghiệm Kinh Doanh Quán Cà Phê Văn Phòng Co-Workingspace

       Xu hướng thiết kế quán cafe văn phòng kết hợp với nhau đang trở thành một nét độc đáo mới mà giới văn phòng ưa chuộng. Đây không chỉ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn đơn thuần mà hoạt động làm việc cũng sẽ được diễn ra sôi nổi, giúp tạo ra nhiều cơ hội mới cho người trải nghiệm. 

Mục lục

  • 1 1. Định hình phong cách thiết kế quán cafe văn phòng
    • 1.1      1.1. Quán cafe văn phòng theo mô hình không gian mở
    • 1.2       1.2. Thiết kế quán cafe văn phòng kết hợp khu đọc sách
  • 2 2. Chi phí mở quán cà phê Co-Workingspace
    • 2.1       2.1 Chọn địa điểm mở quán cà phê
    • 2.2       2.2. Hoàn tất các thủ tục đăng ký quán cà phê 
    • 2.3       2.3. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu
    • 2.4       2.4. Những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê
    • 2.5        2.5 Thiết kế, trang trí không gian quán cà phê
    • 2.6       2.6 Lên ý tưởng thiết kế menu cho quán cà phê
  • 3 2. Những ưu – nhược điểm của quán cafe kết hợp văn phòng đem lại
    • 3.1       2.1. Ưu điểm
    • 3.2       2.2. Nhược điểm
    • 3.3       2.3. Giải pháp khắc phục
  • 4 3. Top 10 quán cà phê Co – Working Space dành cho dân văn phòng
    • 4.1        3.1. Think In A Box Study Space
    • 4.2        3.2. Sài Gòn Ơi Cafe
    • 4.3        3.3. The Workshop
    • 4.4        3.4. Work Saigon Cafe
    • 4.5        3.5. Slowee Coffee & Books
    • 4.6        3.6. M2C Cafe
    • 4.7        3.7. The Open Space – Bakery & Coffee
    • 4.8        3.8. Bâng Khuâng Cafe
    • 4.9        3.9. C_On Coffee
    • 4.10        3.10. The Morning Cafe

1. Định hình phong cách thiết kế quán cafe văn phòng

      Ngày nay có không ít doanh nghiệp với những loại hình hoạt động mới xuất hiện, kéo theo đó là sự năng động, đột phá. Họ mong muốn được làm việc trong những không gian độc đáo, thoát khỏi khái niệm văn phòng truyền thống với những loại bàn ghế thông thường. Bên cạnh đó, khi freelancer trở thành một nghề nghiệp phổ biến, lượng khách hàng có nhu cầu về hình thức nơi làm việc vì thế tăng lên đáng kể.

      Nắm bắt đ nhu cầu của đa số khách hàng, hình thức quán cafe kết hợp văn phòng ra đời, mỗi địa điểm lại mang một phong cách thiết kế khác nhau để mỗi người khi muốn chọn nơi làm việc đều có được sự ưng ý, hài lòng nhất có thể.

     1.1. Quán cafe văn phòng theo mô hình không gian mở

      Các doanh nghiệp start-up hiện nay khi chọn nơi làm việc đều thích chọn không gian mở. Nghĩa là loại bỏ sự ngăn cách thông thường bởi những loại tường, vách ngăn. Mọi người cùng làm việc, sinh hoạt chung trong một không gian rộng và thoáng đãng. Nếu tại không gian này có kết hợp xây dựng thêm 1 quầy cafe phong cách tự phục vụ cho nhân sự của công ty. Sẽ thật tuyệt vời để sự trao đổi, kết nối được gia tăng. Đây cũng có thể dùng để làm nơi chờ hoặc gặp gỡ khách hàng vô cùng ấn tượng cho doanh nghiệp.

       Hiện nay ở nhiều văn phòng, co-working space trên toàn thế giới cũng áp dụng hiệu quả mô hình quán cafe bên trong không gian làm việc, đem lại một nguồn thu dồi dào.

      1.2. Thiết kế quán cafe văn phòng kết hợp khu đọc sách

      Sách mang lại nhiều lợi ích lớn cho con người. Chúng cung cấp cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm cũng như truyền cảm hứng để làm việc hiệu quả, sáng tạo hơn.

      Đọc sách cũng là cách giảm stress hiệu quả sau những giờ làm việc căng thẳng. Nơi đọc sách kết hợp quán cafe phải đạt điều kiện yên tĩnh tối đa, có thể kết hợp những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương như piano, nhạc không lời giúp người sử dụng có thể yên tâm thư giãn.

      Thiết kế không gian cafe văn phòng kết hợp nơi đọc sách và một kiểu thiết kế văn phòng sáng tạo. Thông qua cách bài trí giá sách, màu sắc, nội thất bên trong, người thi công hoàn toàn có thể biến hóa chúng theo nhiều cách khác nhau theo từng giai đoạn, cũng tránh cho không gian bị đơn điệu, nhàm chán.

2. Chi phí mở quán cà phê Co-Workingspace

      2.1 Chọn địa điểm mở quán cà phê

      Bạn cần chọn địa điểm tốt vì địa điểm là yếu tố quyết định 30% sự thành công của quán cà phê. Các vị trí mặt bằng đẹp, tốt cho việc kinh doanh là các ngã tư, các khu gần trường đại học, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng, khu dân cư đông đúc,…

      Thông thường phí thuê mặt bằng dao động từ 7 – 100tr 1 tháng tùy theo diện tích, vị trí thuê.

Kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê văn phòng Co-Workingspace
Phí thuê mặt bằng dao động từ 7 – 100tr 1 tháng

      2.2. Hoàn tất các thủ tục đăng ký quán cà phê 

      Để tránh các rắc rối sau này, bạn cần đăng ký kinh doanh. Với các quán cà phê quy mô nhỏ, cần đăng ký kinh doanh với cấp quận, huyện nơi mở quán.

      2.3. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu

      Các nguyên liệu cà phê chính cần lập danh sách nhập về là:

      Nguyên liệu chính: các loại cà phê, sữa đặc, kem, sữa tươi, đường, bột cacao, các loại hương liệu, phụ kiện, bánh, các loại nguyên liệu cho thức uống bổ sung.

      Nguyên liệu hỗ trợ: ly, tách, khăn giấy, đá lạnh,…

      2.4. Những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê

      Một vài gợi ý về máy móc, thiết bị khi mở quán cà phê là máy pha cà phê, máy xay; máy dập, đóng gói cà phê mang về; máy xay sinh tố, tủ lạnh, máy tính tiền,…

       Thông thường tổng chi phí cho các loại máy hỗ trợ trong quán cà phê dao động từ 30 – 100 triệu tùy chất lượng máy. 

       Máy pha cà phê:

       Máy pha cà phê Casadio chỉ từ 29 triệu, xuất xứ Italy với công xuất từ 250 – 300 ly 1 ngày, – xem thêm.

       Máy pha cà phê Rancilio giá chỉ từ 34 triệu, công suất 300 – 400 ly 1 ngày, xuất xứ Italy, – xem thêm.

       Máy pha cà phê Nuova Simonelli Appia II A2 Group, xuất xứ Italy với công suất lên đến 350 – 400 ly 1 ngày – xem thêm.

       Máy pha cà phê Faema chỉ từ 34 triệu,  xuất xứ Italy, công suất 300 – 500 ly 1 ngày – xem thêm.

       2.5 Thiết kế, trang trí không gian quán cà phê

       Không gian quán cà phê là yếu tố thu hút khách hàng và lôi kéo họ quay trở lại. Cách thiết kế, bài trí sẽ phụ thuộc vào đối tượng nhân viên văn phòng mà bạn muốn phục vụ.

      Các yếu tố mà bạn cần xem xét khi thiết kế quán cà phê văn phòng là sắp xếp vị trí, công năng từng khu vực, lựa chọn màu sắc, ánh sáng đồ nội thất, thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí không gian quán,… 

      2.6 Lên ý tưởng thiết kế menu cho quán cà phê

      Thực đơn( menu) cần thể hiện tầm nhìn và định hướng chủ đề của quán. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể tự chụp hình ảnh sản phẩm, thiết kế menu riêng cho quán của mình bằng các công cụ đồ họa chuyên và không chuyên nếu bạn có khả năng.

      Thuê nhân viên

      Để khách hàng có thể trở thành khách hàng thân thiết, bạn cần nâng cao chất lượng phục vụ. Vì thế để có thể xây dựng thiện cảm đối với khách hàng, khiến họ hài lòng, bạn cần phải nâng cao chất lượng và tạo dựng một quy trình chuẩn chung cho nhân viên, từ cách chào hỏi, giới thiệu đồ uống đến việc phục vụ, giải đáp thắc mắc cho họ. 

2. Những ưu – nhược điểm của quán cafe kết hợp văn phòng đem lại

      2.1. Ưu điểm

  • Mở ra một không gian hoàn toàn mới, nơi mọi người có thể yên tâm làm việc mà không phải tới văn phòng thông thường.
  • Tăng tính kết nối, trao đổi thông tin giữa mọi người từ đó tạo điều kiện cho nhiều cơ hội làm quen mới, để công việc hoàn thành, đi tới thành công.
  • Thúc đẩy khả năng sáng tạo, tư duy của người sử dụng không gian.
  • Là nơi thư giãn tuyệt vời.

      2.2. Nhược điểm

  • Đa phần các mẫu văn phòng làm việc kết hợp cafe đều mở và đông người sử dụng nên khó bảo đảm sự yên tĩnh cho người làm việc khi có quá nhiều âm thanh cùng phát ra.
  • Thiếu sự riêng tư cần thiết trong trường hợp những cuộc nói chuyện đề cao tính bảo mật thông tin.
  • Cơ sở vật chất như: thiết bị chiếu sáng, ổ cắm điện, bàn làm việc nhóm,… nhiều khi bị hạn chế.

      2.3. Giải pháp khắc phục

      Mặc dù có những hạn chế đã nêu nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được để làm quán cafe văn phòng trở nên hoàn thiện hơn, có được nhiều sự hài lòng của khách hàng hơn.

       Khi thi công văn phòng và quán cafe kết hợp, hãy căn cứ vào môi trường xung quanh rồi bổ sung những công trình cần thiết như bố trí vách ngăn kính cách âm nếu xây dựng quán bên trong không gian làm việc nhằm hạn chế hết mức về tiếng ồn.

       Phân chia rõ ràng giữa khu vực làm việc chung và khu làm việc riêng nếu khách có nhu cầu sử dụng cho những cuộc nói chuyện cần tính bảo mật.

       Đầu tư lắp đặt hệ thống điện thắp sáng thông minh, cung cấp đầy đủ thiết bị cắm điện, mạng không dây phục vụ công việc của khách hàng.

3. Top 10 quán cà phê Co – Working Space dành cho dân văn phòng

       3.1. Think In A Box Study Space

       Quán được trang trí khá đẹp mắt, đơn giản nhưng bắt mắt về mặt không gian, phong cách thiết kế. Khách hàng chủ yếu đến đây là giới tri thức, sinh viên, học sinh, đến đây để làm việc, học tập.

       Địa chỉ: 27 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.

       3.2. Sài Gòn Ơi Cafe

       Đây là quán cà phê làm việc Sài Gòn có không gian mộc mạc, thoáng đãng, cách trang trí nhẹ nhàng gần gũi với thiên nhiên và tầm nhìn hướng ra phố đi bộ Nguyễn Huệ.

       Địa chỉ: Tầng 5, chung cư 42 Nguyễn Huệ, Q. 1, TP. HCM

       3.3. The Workshop

       The Workshop có vị trí đẹp, nằm trên lầu 2 của căn chung cư cũ. Quán tương đối rộng rãi, không gian thoáng mát và được bày trí hợp lý. Tại đây, bạn có thể chọn bàn đơn để ngồi học, làm việc hoặc bàn dài nếu muốn hoạt động tập thể.

       Địa chỉ: Tầng 2, 27 Ngô Đức Kế, Q. 1, TP. HCM

       3.4. Work Saigon Cafe

Work Saigon Cafe là một trong các quán cà phê làm việc ở Sài Gòn độc đáo bởi được xây dựng trên biệt thự cũ kiểu Pháp, phong cách của quán cũng cổ điển, mộc mạc với bàn ghế gỗ thô, những cây treo đơn giản.

       Địa chỉ: 267/2 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. HCM

       3.5. Slowee Coffee & Books

       Ngoài là một quán cà phê sách hấp dẫn tại Sài Gòn, Slowee Coffee & Books còn là quán cà phê làm việc Sài Gòn nhận được tình cảm yêu mến từ nhiều bạn trẻ. Không gian quán mộc mạc, trầm nhưng vẫn đủ sáng, tạo cảm giác thân thuộc, xưa cũ, giản dị giữa đời thường.

       Địa chỉ: 53 Lộc Hưng, P. 6, Q. Tân Bình, TP. HCM

       3.6. M2C Cafe

       Quán có không gian rộng rãi và được decor khá là đẹp, đảm bảo sẽ là nơi lý tưởng để làm việc và kích thích sự sáng tạo.

       Địa chỉ: 44B Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

       3.7. The Open Space – Bakery & Coffee

       Không gian của quán được đầu tư rất cầu kỳ, quán có thu phí chụp ảnh nhưng nếu bạn chỉ ngồi im một chỗ chụp hình thì sẽ không tốn phí.

        Địa chỉ: 232/13 Võ Thị Sáu, P. 7, Q. 3, TP. HCM

       3.8. Bâng Khuâng Cafe

       Đường lên Bâng Khuâng Cafe bằng cầu thang cũ của chung cư, trên tường có vẽ  một số hình ảnh khá thú vị. Decor quán mang nét xưa, bước vào có cảm giác tĩnh mịch yên ắng.

       Địa chỉ: Lầu 2, 9 Thái Văn Lung, Quận 1, TP. HCM

       3.9. C_On Coffee

        Hút người đi đường với màu xanh nổi bật của cây xanh, mặt tiền rộng và và chiếc xe lam được trang trí như quầy bar làm điểm nhấn. Khác với vẻ chỉn chu bên ngoài, không gian trong quán bụi bặm, phóng khoáng song vẫn tinh tế. Nếu bạn đang cần một không gian yên tĩnh để làm việc, học tập thì nên thử ghé đến không gian độc lạ của C_on Coffee.

       3.10. The Morning Cafe

       Đến Morning Cafe bạn sẽ dễ dàng chìm đắm trong không gian thơm mùi cafe dịu nhẹ, yên tĩnh để có được sự tập trung cao nhất cho công việc của mình.

      Địa chỉ: 36 Lê Lợi, Quận 1, TP. HCM

      Nếu bạn đang có dự định mở quán cà phê Coworking space cần tham khảo máy móc thiết bị hay liên hệ đến thegioimaypha, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối máy móc thiết bị pha cà phê. Bạn có thể đến showroom 96 Cầu Xéo, Tân Quý, Tân Phú để tham khảo hoặc liên hệ hotline 08.99999.419 để được tư vấn.

Từ khóa » Cafe Văn Phòng Là Gì