Kinh Nghiệm Lái Xe An Toàn Vào Ban đêm: Những điều Bạn Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng là thời gian xảy ra tai nạn xe ô tô nhiều nhất so với các thời gian khác trong ngày. Bạn có thể hạn chế lái xe vào ban đêm để giảm rủi ro tai nạn. Tuy nhiên, nếu có việc gấp cần di chuyển vào ban đêm hãy lưu lại ngay các kinh nghiệm sau đây.
Tuy nhiên, vào những ngày nghỉ lễ sắp tới có thể buộc bạn phải lái xe nguyên đêm để đến một nơi yêu thích nào đó. Trong các tình huống như vậy, bạn nên tham khảo các chỉ dẫn sau để có một sự chuẩn bị tốt và an toàn khi lái xe ban đêm.
Khi lái xe ô tô ban đêm, thật khó để biết được vật cản phía trước đèn pha của bạn là một con vật hay người đi bộ nếu thời tiết không được tốt lắm, cũng chính vì thế mà nhiều người tỏ ra lo lắng về mức độ an toàn khi lái xe vào đêm khuya, đặc biệt là các tài xế mới.
Theo thống kê cho thấy có khoảng 40-50% tai nạn xảy ra vào ban đêm, tuy nhiên luôn có các biện pháp để giúp việc lái xe vào đêm tối trở nên an toàn. Hãy tham khảo kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn cho tài mới qua bài viết sau.
Danh mục bài viết
- Đặt cảnh giác ở mức tối đa khi lái xe ô tô
- 1 . Khi trời tối, hãy bật đèn lên!
- 2. Đi chậm lại
- 3. Cảnh giác với các tài xế say rượu và mệt mỏi.
- 4. Nghỉ giải lao khi có thể
- 5. Cảnh giác với biển báo động vật
- 6. Luôn quan sát
- 7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
- Cải thiện tầm nhìn khi lái xe
- 1. Giữ đèn pha, gương và kính chắn gió trong tình trạng tốt nhất.
- 2. Bật tắt các loại đèn hợp lý
- 3. Cân nhắc điều chỉnh đèn pha
- 4. Nhìn sang hướng khác khi bị chói
- 5. Xem xét thêm đèn sương mù
- 6. Tài xế đeo kính nên sử dụng lớp chống phản chiếu
- Thoải mái khi lái xe
- 1. Giữ tỉnh táo bằng cách trò chuyện
- 2. Âm nhạc hào hứng
- 3. Dừng chân ở một số điểm mới
- 4. Tận hưởng sự yên tĩnh
Đặt cảnh giác ở mức tối đa khi lái xe ô tô
1 . Khi trời tối, hãy bật đèn lên!
Khi màn đêm dần buông xuống trên các con đường cao tốc của thành phố, hầu như các phương tiện giao thông sẽ bật đèn pha, tuy nhiên không phải là tất cả. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy trời đang tối dần và tầm nhìn trở nên hạn chế thì hãy bật ngay đèn pha. Mặc dù bạn có thể không cần đèn pha để nhìn đường trong giai đoạn này, nhưng những người lái xe khác có thể dễ dàng nhìn thấy bạn hơn khi bật đèn pha, đặc biệt là khi mặt trời lặn hướng ngược với chiều xe của bạn, các xe hướng đối diện sẽ dễ dàng quan sát hơn khi bạn đi tới.
Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là trong nhiều khu vực pháp lý, lái xe không có đèn pha vào buổi tối hoặc buổi sáng có thể là trái luật. Chẳng hạn, ở California, đèn pha phải bật từ nửa giờ trước khi mặt trời lặn đến một tiếng rưỡi sau khi mặt trời mọc, cùng trong bất kỳ điều kiện tầm nhìn thấp nào khác để đảm bảo an toàn.
2. Đi chậm lại
Theo nguyên tắc chung, lái xe ban đêm thường có tầm nhìn thấp hơn nhiều so với ban ngày, kể cả trên những cao tốc có cường độ ánh sáng tốt nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để quan sát và phản ứng với các mối nguy hiểm tiềm ẩn như các chướng ngại vật hay người băng qua đường. Chính vì thế việc giữ một tốc độ vừa phải đủ để bạn có thời gian xử lý các tình huống nguy hiểm bất chợt là điều cần thiết.
Những rủi ro trên đường là không thể kiểm soát, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát việc lái xe của mình, tạo ra nhiều thời gian hơn để phản ứng với bất cứ vấn đề nào gặp phải, và một cách di chuyển thông minh là lái xe chậm hơn, để đảm bảo rằng bạn có thể dừng lại khi thấy vật cản trong khoảng cách được chiếu sáng bởi đèn pha ngay phía trước mặt bạn.
Một nguyên tắc nhỏ khi lái xe ban đêm là: "Giới hạn tốc độ trên các biển báo là tốc độ cao nhất có thể đạt được mà không bị phạt - nhưng đó không phải là tốc độ an toàn." Hãy chạy chậm hơn tốc độ cho phép nếu bạn bị hạn chế tầm nhìn, đặc biệt nếu bạn đi vòng quanh một góc cua hoặc đi qua đỉnh đồi, nơi tầm nhìn của bạn bị che khuất gần như hoàn toàn. Cho phép các phương tiện khác vượt qua bạn khi cần thiết.
3. Cảnh giác với các tài xế say rượu và mệt mỏi.
Vào ban đêm, các tài xế say xỉn và có dấu hiệu mệt mỏi thường xuất hiện nhiều hơn so với ban ngày. Theo thống kê vào năm 2013, lái xe trong tình trạng say xỉn đã gây ra tai nạn vào bạn đêm nhiều hơn gấp 4 lần so với ban ngày. Trong tình trạng say xỉn hay mệt mỏi dẫn đến việc mơ màng, buồn ngủ sẽ khiến việc mất kiểm soát và tốc độ phản ứng bị giảm đáng kể, dẫn đến việc lái xe quá tốc độ hay chạy lấn đường, nếu cảm thấy có những người lái xe bất thường bạn nên di chuyển chậm vào bên lề và để một khoảng trống an toàn đủ rộng nếu họ có ý định vượt qua.
Một lưu ý nhỏ là những ngày cuối tuần thường là thời gian tụ họp, vui chơi nên tỉ lệ các tài xế say xỉn sẽ tăng lên so với các ngày trong tuần. Đặc biệt là trong các ngày lễ, vì thế nếu bạn di chuyển vào ban đêm trong những ngày này, hãy đề cao cảnh giác và luôn thận trọng trong mọi tình huống.
4. Nghỉ giải lao khi có thể
Việc lái xe một quãng đường dài, đặc biệt là trong đêm sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và đây có thể gây ra nhiều rủi ro như việc say rượu. Tình trạng này dẫn đến việc suy giảm nhận thức, các phản ứng cũng bị giảm và chậm hơn nhiều so với lúc tỉnh táo. Nếu cảm thấy mình không tỉnh táo, hãy tìm một trạm dừng chân gần nhất và cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, hoàn toàn có thể tập trung trước khi quay trở lại đường.
Nếu bạn quá mệt mỏi và muốn ngủ một giấc, hãy tìm một điểm dừng chân và ngủ một lát, việc đậu xe ở lề đường và ngủ trên xe chưa bao giờ là một ý hay. Vào ban đêm đầy dẫy những rủi ro như trộm cướp hay những kẻ quái gở có thể làm hỏng chiếc xe của bạn, vì thế với những khu vực ngoại ô hay hoang vắng, bạn nên ý thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn và lựa chọn giải pháp tốt nhất, việc an toàn nên được đặt lên hàng đầu, điều này quan trọng hơn nhiều so với việc bạn đến muộn hay lỡ hẹn.
5. Cảnh giác với biển báo động vật
Đặc biệt là với những khu vực ngoại ô và nông thôn, việc động vật băng qua đường vào ban đêm tạo ra nhiều mối nguy hiểm. Việc đi với tốc độ cao, trên những đoạn đường không có đèn hay trong thời tiết bất lợi sẽ rất khó để nhìn thấy các con vật đang băng qua đường trước mặt bạn, vì thế hãy cẩn trọng khi đi qua các vùng nông thôn hay những nơi có biển báo động vật để đảm bảo an toàn.
6. Luôn quan sát
Khoảng cách có thể là một vấn đề lớn đối với người lái xe vào ban đêm. Để tập trung, cố gắng giữ cho đôi mắt của bạn di chuyển trong khi bạn lái xe. Liên tục xem xét phía trước để phát hiện các mối nguy hại tiềm ẩn, liếc sang hai bên đường khi cần thiết và nhớ kiểm tra gương chiếu để nhận biết không gian xung quanh bạn. Tránh tình trạng chỉ tập trung vào vạch kẻ đường, điều này không mang lại nhiều thông tin trực quan quan trọng mà còn có thể tạo ra các mối nguy hại tiềm ẩn.
Vào ban đêm, sự đồng điệu của việc yên tĩnh trong xe và sự tĩnh lặng của bầu không khí xung quanh có thể đưa bạn vào trạng thái nguy hiểm, tạo ra trạng thái thư giãn, dẫn đến việc mất tập trung, vì thế hãy cảnh giác và để đôi mắt luôn hoạt động và tỉnh táo trong mọi trường hợp.
7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã thực hiện những biện pháp bảo vệ sự an toàn như điều chỉnh chỗ ngồi và gương chiếu, kiểm tra lại đèn tín hiệu trước khi khởi hành, để điện thoại ở vị trí có thể dễ dàng quan sát khi cần thiết và thắt đai an toàn theo quy định.
Cải thiện tầm nhìn khi lái xe
1. Giữ đèn pha, gương và kính chắn gió trong tình trạng tốt nhất.
Đèn pha của bạn là cứu cánh quan trọng nhất của bạn khi lái xe vào ban đêm. Nếu chúng hoạt động không tốt, thì một điều hiển nhiên là nguy cơ bạn gặp tai nạn se tăng lên. Hãy giữ đèn pha của bạn luôn sạch sẽ bằng cách lau chùi chúng vài tuần một lần, việc này sẽ giúp cho độ sáng của đèn luôn đạt mức tối đa. Kiểm tra đèn thường xuyên , nếu chúng bị cháy hãy thay thế ngay khi bạn có thể, nếu chưa thể thay thế, hãy tránh việc lái xe vào ban đêm cho đến khi bạn thay thế chúng.
Ngoài ra, để có tầm nhìn tốt nhất, bạn sẽ muốn giữ kính chắn gió, cửa sổ và gương của mình sạch sẽ nhất có thể. Tránh sử dụng tay để lau những bộ phận quan trọng này, vì những loại dầu tự nhiên trên da bạn có thể để lại những vết mờ và che khuất đi tầm nhìn. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại khăn chất liệu vải mềm có sợi nhỏ.
2. Bật tắt các loại đèn hợp lý
Xe ô tô được trang bị các loại đèn khác nhau tùy vào mục đích cũng như các trường hợp sử dụng khác nhau. Đèn pha là loại đèn được đặt ở đầu xe với cường độ ánh sáng lớn, với mục đích giúp cho người lái xe quan sát dễ dàng hơn với các chướng ngại vật từ xa, hay các biển báo giao thông điều chỉnh tốc độ cũng như các biển báo chỉ đường quan trọng dù đang ở trong tốc độ cao, đặc biệt là trong đêm tối. Tuy nhiên đèn pha sẽ khiến cho xe đi từ hướng đối diện bị chói và bị hạn chế tầm nhìn gây ra nhiều nguy hiểm, vì vậy cần sử dụng đèn pha theo quy định.
Đèn cốt là đèn được dùng để soi rõ các chướng ngại vật trong khoảng cách gần từ 3-5m. Thường những loại đèn này sử dụng bóng xenon kết hợp cùng đèn bi giúp tụ giáp ánh sáng và bám đường tốt hơn. Tuy nhiên khi di chuyển với tốc độ cao, thì loại đèn này gặp hạn chế với tầm chiếu sáng hạn chế, khiến cho tài xế bị hạn chế tầm nhìn.
Đèn sương mù có ánh sáng vàng và đặt dưới gầm của ô tô, loại đèn này hoạt động tốt trong môi trường có nhiều sương mù, hỗ trợ tốt cho tài xế quan sát rõ hơn trong điều kiện tầm nhìn bị che khuất.
Khi di chuyển trong thành phố hay các khu đông dân cư, bạn nên sử dụng đèn cốt chiếu sáng gần để có thể dễ dàng quan sát các vật thể phía trước. Việc chuyển đổi giữa sử dụng đèn pha và đèn cốt là rất quan trọng, hãy đảm bảo sự chuyển đổi hợp lý để đảm bảo tầm nhìn cũng như tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông ngược chiều khác.
Trên đường cao tốc có dải phân cách cao, bạn được phép sử dụng đèn pha để tầm nhìn hiệu quả nhất. Những đoạn đường quốc lộ không có dải phân cách thì nên chỉ sử dụng đèn pha và chuyển về cốt khi gặp các xe khác đi ngược chiều. Tuy nhiên, nếu bạn chạy đường xa trong một khoảng thời gian dài thì nên chuyển về đèn cốt để giúp mắt bớt mỏi và giảm căng thẳng. Khi cần vượt xe cùng chiều, việc nháy đèn pha để xin đường là việc nên làm.
3. Cân nhắc điều chỉnh đèn pha
Đôi khi đèn pha của ô tô được đặt thấp hơn mặt đất so với mức cần thiết hoặc không được căn chỉnh hoàn toàn đối xứng. Đèn pha siêu sáng cũng không hữu ích nếu chúng không được chiếu sáng đúng cách, vì thế nếu bạn cảm thấy khó khăn khi quan sát vào bạn đêm dù đã bật đèn pha thì việc cân nhắc điều chỉnh đèn pha là cần thiết. Việc căn chỉnh đèn pha cũng không mất quá nhiều thời gian và chi phí cũng không đắt đỏ.
4. Nhìn sang hướng khác khi bị chói
Thông thường những xe đi ngược hướng sẽ chuyển về đèn cốt khi bạn đi tới giống như việc bạn làm với họ. Tuy nhiên nếu có một số phương tiện không làm vậy thì hãy giảm tốc độ và liếc qua bên đường khi những chiếc xe đó đi tới, vì ánh sáng mạnh có thể khiến bạn bị choáng trong giây lát. Như thế sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi chúng và nhanh chóng lấy lại tầm nhìn để đảm bảo an toàn.
Nếu một chiếc xe phía sau bạn đang sử dụng đèn pha có cường độ ánh sáng cao làm bạn khó chịu, hãy thử điều chỉnh gương chiếu hậu để tránh ánh sáng chói vào mắt làm khuất tầm nhìn. Nếu cần, bạn thậm chí có thể di chuyển gương để chiếu ánh sáng lại vào người lái xe và cảnh báo anh ta về lỗi lầm của mình.
5. Xem xét thêm đèn sương mù
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển vào ban đêm và khu vực đó thường có sương mù dày đặc hay thời tiết thất thường thì việc cân nhắc thêm các loại đèn sương mù chuyên dụng là điều đáng để cân nhắc. Tuy nhiên mỗi dòng xe lại phù hợp với các loại đèn khác nhau, nếu bạn không có kiến thức chuyên môn về vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhé.
6. Tài xế đeo kính nên sử dụng lớp chống phản chiếu
Nếu bạn cần phải đeo kính khi lái xe mới có thể nhìn rõ thì nên dùng một lớp chống phản chiếu. Vì các loại đèn có thể làm cho người đeo kính bị chói, gây hạn chế tầm nhìn cũng như làm nhòe mắt trong một khoảng thời gian, vì thế bạn hãy thử đeo kính áp tròng hoặc mua một bộ kính có lớp phủ phản chiếu để đảm bảo an toàn.
Thoải mái khi lái xe
1. Giữ tỉnh táo bằng cách trò chuyện
Hãy tỉnh táo bằng cách nói chuyện với bạn đồng hành. Khi bạn đã nắm vững các nguyên tắc cơ bản của lái xe an toàn về đêm, trải nghiệm thực sự có thể là một niềm vui, thư giãn, đặc biệt nếu bạn tận dụng tối đa các cơ hội giải trí cũng giúp bạn lái xe an toàn. Ví dụ, nếu bạn có một hành khách hay một người bạn đồng hành trên xe, bạn có thể trò chuyện với người đó. Nói chuyện với người khác là một cách tuyệt vời để giảm bớt sự mệt mỏi khi lái xe, cũng như để giúp bạn thư giãn và tỉnh táo vì không gian yên tĩnh về đêm dễ gây ra cảm giác buồn ngủ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên tham gia vào các cuộc trò chuyện quá lâu, vì có thể việc tranh luận trong một số trường hợp sẽ khiến bạn mất tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất - lái xe an toàn.
2. Âm nhạc hào hứng
Lái xe vào ban đêm có thể là một thời gian tuyệt vời để nghe các bản nhạc yêu thích của bạn trên âm thanh nổi của xe hơi. Việc sử dụng các bản nhạc yêu thích sôi động và hào hứng sẽ khiến bạn dễ dàng tỉnh táo hơn và bắt nhịp theo giai điệu. Việc trải nghiệm những âm thanh yêu thích trên con đường trải dài yên tĩnh sẽ là một trải nghiệm hết sức thú vị và đáng nhớ.
3. Dừng chân ở một số điểm mới
Lái xe vào ban đêm đôi khi có thể là một cách để tiếp xúc với mọi người và những nơi sôi động và thú vị chỉ có về đêm. Ví dụ, hầu hết các trung tâm thành phố lớn thực sự "sống dậy" vào ban đêm và nhộn nhịp với nhiều hoạt động khác nhau. Ngay cả các vùng nông thôn cũng có thể có phần "hương vị" đêm khuya độc đáo. Mỗi đoạn đường đều khác nhau, vì vậy hãy chú ý theo dõi các điểm tham quan khi bạn lái xe - nếu bạn đang cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại sự mệt mỏi, hãy tham khảo một số gợi ý nhỏ sau :
- Ăn tối muộn tại một nhà hàng nhỏ
- Khu vực dừng xe / nghỉ ngơi
- Đường ngắm cảnh
- Sân bãi rộng có nhiều hoạt động vui chơi
- Điểm tham quan lái xe
4. Tận hưởng sự yên tĩnh
Lái xe vào ban đêm có thể là một trải nghiệm rất thú vị. Với tiếng động cơ đều đặn, không gian tối bao trùm và yên tĩnh, việc lái xe có thể gần giống như bay trong không gian. Lái xe vào ban đêm có thể giúp bạn cảm thấy bí ẩn, vui vẻ và thậm chí thú vị - đối với một số người, đó là một trong những niềm vui đơn giản nhưng gây nghiện nhất trong cuộc sống.
Để những chuyến xe đêm trở nên thú vị, bạn hãy tận hưởng những cảm giác đặc biệt mà nó mang lại. Đồng thời giảm căng thẳng và lo lắng khi lái xe trong đêm và có một chuyến đi an toàn, cũng như có thêm những trải nghiệm và kinh nghiệm mới cho những chuyến đi tiếp theo.
Hy vọng với những chia sẻ của Anycar về kinh nghiệm lái xe vào ban đêm cho các tài mới, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích cho những chuyến xe đêm dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, luôn đảm bảo an toàn và tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm :
- Mazda 3 : Đánh giá xe, thông tin khuyến mãi và giá lăn bánh mới nhất
Từ khóa » đi Oto đêm
-
Kinh Nghiệm, Kỹ Năng Lái Xe ô Tô Ban đêm An Toàn
-
Kinh Nghiệm Lái Xe đường Dài Ban đêm
-
Những Lưu ý Giúp Lái Xe An Toàn Vào Ban đêm - Báo Thanh Niên
-
Kinh Nghiệm Lái Xe Ban đêm An Toàn: 6 điều Tuyệt đối Lưu ý
-
Kinh Nghiệm Lái Xe Vào Ban đêm đảm Bảo An Toàn - Báo Lao Động
-
6 Kinh Nghiệm Lái Xe Ban đêm An Toàn Cho Người Mới - VinFast
-
Kinh Nghiệm “vàng” Lái Xe ô Tô Vào Ban đêm An Toàn Nhất Bạn Cần Biết
-
Kinh Nghiệm Lái Xe Ban Đêm - Bổ Túc Lái Xe Ban Đêm - YouTube
-
10 Bí Quyết “vàng” Lái Xe ô Tô Vào Ban đêm An Toàn Nhất - Honda City
-
Những Lưu ý Khi Lái Xe Vào Ban đêm để đảm Bảo An Toàn
-
Dành Cho Lái Mới: Những Quy Tắc Khi Lái ô Tô An Toàn Ban đêm
-
Kinh Nghiệm Lái Xe ô Tô Ban đêm đảm Bảo Sự An Toàn
-
Những Lưu ý Khi Lái Xe đường Dài Vào Ban đêm - Vietnamnet
-
Lái Mới Có Nên Về Quê đường Dài Vào Ban đêm Không? - VietNamNet