KINH NGHIỆM LÀM TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các xưởng gỗ cùng các đơn vị thi công nội thất đã giúp việc sở hữu một chiếc tủ bếp gỗ công nghiệp trở nên ngày một dễ dàng với giá thành hết sức cạnh tranh. Tuy nhiên, lựa chọn như thế nào để có một sản phẩm đẹp luôn là điều khiến nhiều người lăn tăn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm tủ bếp từ gỗ công nghiệp uy tín nhất.
Thấu hiểu vấn đề này, nội thất Phúc Thọ quyết định chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm làm tủ bếp gỗ công nghiệp để Quý khách hàng có thể tham khảo và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
A. CÓ NÊN LÀM TỦ BẾP BẰNG GỖ CÔNG NGHIỆP?
Mục lục
- A. CÓ NÊN LÀM TỦ BẾP BẰNG GỖ CÔNG NGHIỆP?
- I. Ưu điểm tủ bếp gỗ công nghiệp
- II. Nhược điểm tủ bếp gỗ công nghiệp
- B. CẤU TẠO TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
- Cánh tủ
- Khoang thùng
- Khoang chậu rửa
- Hậu tủ
- C. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP
- I. CÁC LOẠI CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP:
- II. CÁC BỀ MẶT THÔNG DỤNG CỦA TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
- C. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MẶT ĐÁ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
- I. KINH NGHIỆM THIẾT KẾ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
- II. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MÀU SẮC TỦ BẾP
- III. KINH NGHIỆM CHỌN PHỤ KIỆN TỦ BẾP ĐI KÈM
- IV. KÍCH THƯỚC TỦ BẾP CHUẨN
- D. MẪU THIẾT KẾ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
- 1. Tủ bếp Acrylic An Cường bóng gương
- E. CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
Trước tiên để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nghiên cứu sơ qua về những ưu và nhược điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp.
I. Ưu điểm tủ bếp gỗ công nghiệp
- Tủ bếp gỗ công nghiệp không bị co ngót hay cong vênh, nứt nẻ đó là một trong những ưu điểm nổi bật mang lại lợi thế cho tủ gỗ công nghiệp.
- Đã được tẩm sấy, xử lý tác nhân mối mọt ẩm mốc
- Phù hợp điều kiện khí hậu Việt Nam
- Tuổi thọ trung bình từ 18 đến 22 năm
- Bề mặt nhẵn mịn, độ cứng đồng đều
- Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú
- Giá thành mềm (có loại từ giá rẻ đến cao cấp) phù hợp kinh phí và nhu cầu mọi gia đình
II. Nhược điểm tủ bếp gỗ công nghiệp
- Khó uốn cong, không thể chạm trổ hoa văn cầu kỳ
- Khả năng chống ẩm kém hơn gỗ tự nhiên
Tuy nhiên, gỗ công nghiệp có những ưu điểm nổi trội mà gỗ tự nhiên không thể có được là sự đa dạng về màu sắc, khả năng chống cong vênh, mọt, co ngót, nứt nẻ tuyệt đối. Vì vậy, gỗ công nghiệp luôn được phần lớn các khách hàng sử dụng và yêu thích nhất hiện nay. Và nếu bạn không có ý định muốn hướng đến một không gian bếp đậm chất truyện thống thì bạn hoàn toàn nên đóng tủ bếp bằng gỗ công nghiệp. Do đó để trả lời câu hỏi tủ bếp nên làm bằng gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên thì cần phụ thuộc vào yêu cầu về thiết kế, độ bền và khả năng tài chính cũng như thực tế không gian bếp của bạn.
B. CẤU TẠO TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
Cấu tạo của một bộ tủ bếp gỗ công nghiệp tiêu chuẩn bao gồm:
Cánh tủ
Cánh tủ bếp có cấu tạo hai phần: Cốt gỗ và bề mặt phủ.
- Cốt gỗ bạn có thể lựa chọn: MFC, MDF, HDF, Plywood, Picomat. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu lựa chọn MDF lõi xanh chống ẩm.
- Bề mặt phủ có sự khác nhau giữa mặt ngoài và mặt trong. Mặt ngoài bạn có thể lựa chọn các bề mặt: Acrylic, Laminate, Melamine hoặc sơn. Tuy nhiên mặt trong thường sẽ chỉ phủ Melamine hoặc sơn.
Khoang thùng
Khoang thùng có chất liệu tương tự như cánh tủ. Tuy nhiên, phần bề mặt thường phủ Melamine hoặc sơn. Thùng tủ thường làm màu trắng trung tính hoặc đồng màu với cánh tủ.
Khoang chậu rửa
khoang chậu rửa là nơi rất quan trọng và dễ xảy ra vấn đề nhất. Do đó, để đảm bảo sự bền bỉ trong quá trình sử dụng, chúng thường được làm từ chất liệu không thấm nước.
Khách hàng có thể lựa chọn làm từ chất liệu nhựa gỗ Picomat hoặc chất liệu Inox cao cấp 304.
Hậu tủ
Hậu tủ là nơi tiếp xúc trực tiếp với tường nhà. Đây cũng là nơi thường xuyên tiếp xúc với khí ẩm. Hậu tủ sẽ được làm từ chất liệu nhôm nhựa Aluminium giúp bảo vệ tủ khỏi độ ẩm và hơi nước khi tiếp xúc với tường.
Chất liệu này nhẹ, chống ẩm, không bị han gỉ và ăn mòn nên khá bền.
Vì vậy, cấu tạo tủ bếp gỗ công nghiệp đầy đủ sẽ gồm bốn phần: Cánh tủ, khoang thùng tủ, khoang chậu rửa, hậu tủ.
Xem thêm: Tủ bếp gỗ công nghiệp chất lượng
Tương tự, với tủ bếp gỗ công nghiệp sơn bệt sẽ có cấu tạo giống như một bộ tủ bếp gỗ công nghiệp bình thường. Tuy nhiên, riêng phần mặt cánh và khung thùng tủ sẽ được sơn bệt thay vì được bọc các lớp chất liệu nhựa.
C. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP
Khi đóng tủ bếp, cần quan tâm nhất về chất liệu. Các bạn cần phân biệt rõ giữa cốt gỗ là phần lõi bên trong và bề mặt phủ bên ngoài để tăng tính thẩm mỹ.
I. CÁC LOẠI CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP:
1. Cốt gỗ MFC
Người ta thường lấy phần gỗ của các cây thu hoạch ngắn ngày đem đi băm nhỏ. Gỗ sau khi bị băm nhỏ sẽ được trộn thêm với keo, các chất phụ gia khác rồi được nén ép ở áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn. Có 2 loại cốt gỗ MFC là MFC thường và MFC lõi xanh chống ẩm.
Gỗ MFC có bề mặt không được mịn như gỗ MDF và gỗ HDF. Do đó, khi sản xuất tủ bếp, rất hiếm khi các đơn vị sản xuất lựa chọn loại gỗ này để làm tủ bếp cho khách hàng.
2. Cốt gỗ MDF
MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard. Loại gỗ này được sản xuất bằng cách nghiền các cành cây, nhánh cây,… của các loại cây gỗ ngắn ngày (keo, cao su, bạch đàn,…) thành bột mịn, rồi đem trộn với keo, chất phụ gia. Hỗn hợp này được nén ở dưới áp suất cao tạo thành các ván gỗ công nghiệp thường có độ dày là 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván thông thường là 1220 x 2440mm.
Như vậy, cấu tạo của gỗ MDF thông thường sẽ bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, bột độn vô cơ, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chống mốc, chống mọt). Ván MDF có bề mặt mịn nên rất dễ dàng dàng để dán các lớp chất liệu hay phủ sơn bệt, tạo tính thẩm mỹ và độ bền cao cho sản phẩm.
Phân Loại
Có 2 loại cốt gỗ MDF là cốt MDF thường và cốt MDF lõi xanh. Cốt MDF lõi xanh được sản xuất gần giống như gỗ MDF thường. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, gỗ MDF lõi xanh được trộn thêm các chất phụ gia chống thẩm nước. Vì vậy, mà khả năng chống ẩm của gỗ MDF lõi xanh sẽ tốt hơn nhiều so với gỗ MDF thường.
Do đó, khi sản xuất các mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp đẹp, người ta thường sử dụng cốt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.
Lưu ý:
Gỗ MDF lõi xanh có màu xanh là bởi, khi cốt gỗ được An Cường nhập về đã được công ty An Cường cho thêm chất có màu xanh để phân biệt được với cốt MDF thường. Tuy nhiên, hiện nay có một số đơn vị giải thích lý do cốt MDF lõi xanh có màu xanh là do chất chống thấm nước trong cốt gỗ có màu xanh là hoàn toàn sai.
3. Cốt gỗ HDF
Tên gọi ván gỗ HDF là tên viết tắt của từ High Density Fiberboard. Để sản xuất ra gỗ HDF, các nhà máy đã luộc và sấy khô gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối ở nhiệt độ cao từ 1000 – 2000 độ C. Sau khi được xử lý hết nhựa và sấy khô đến khi hết nước, gỗ được nghiền thành bột mịn. Bột mịn được đem trộn với các chất phụ gia để gia tăng độ cứng của gỗ, khả năng chống mọt. Tiếp theo, hỗn hợp này được nén ở dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) tạo thành các ván gỗ có kích thước thường là 2000 x 24000mm, với độ dày từ 6 – 24mm. Trong gỗ công nghiệp HDF có tới 85% là gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và chất phụ gia.
Phân loại:
Có 2 loại cốt gỗ HDF là HDF siêu chống ẩm thường (màu vàng) và Black HDF siêu chống ẩm (màu đen).
Bề mặt gỗ công nghiệp HDF rất mịn, lại có khả năng chống ẩm cao. Nhưng giá của HDF lại khá cao nên nó thường ít được sử dụng làm cốt tủ bếp gỗ công nghiệp hơn MDF lõi xanh.
Xét về yếu tố cấu tạo, tính ứng dụng thì loại gỗ lõi xanh MDF chống ẩm là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu đối với thi công tủ bếp. Bởi xét về độ bám vít, chịu lực, chống ẩm cũng như giá cả thì loại gỗ này hoàn toàn chiếm ưu thế nhưng nếu nhà bạn ở trong vùng bị ngập nước, thì chỉ có thể chọn chất liệu nhựa cao cấp Picomat chống nước tuyệt đối.
Lưu ý:
Hiện nay rất nhiều đơn vị doanh nghiệp sử dụng tên gọi gỗ công nghiệp chống ẩm chung chung để báo giá. Ví dụ như: Gỗ công nghiệp chống ẩm MFC khác với MDF hoặc MDF lõi xanh chống ẩm có lõi của Trung Quốc, Thái Lan hay An Cường đều có giá thành khác nhau. Chính vì vậy khi thi công, bạn nên nắm rõ chất liệu mình đang làm.
II. CÁC BỀ MẶT THÔNG DỤNG CỦA TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
1. Bề mặt phủ acrylic
Acrylic là lớp chất liệu nhựa được tinh chế từ dầu mỏ. Nhờ có bề mặt sáng bóng như gương mà acrylic tạo được tính thẩm mỹ rất cao cho các mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp đẹp. Bên cạnh đó, vì có bề mặt bóng, mịn nên acrylic rất ít bị bám bụi hay bám bẩn. Do đó, việc vệ sinh các loại tủ bếp làm bằng gỗ acrylic sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng.
Hiện tại, có nhiều đơn vị cung cấp gỗ công nghiệp acrylic. Nhưng Nội thất Phúc Thọ chỉ sử dụng gỗ acrylic An Cường để làm tủ bếp cho khách hàng. Vì, gỗ acrylic An Cường chính hãng được dán bằng công nghệ no line cạnh tiên tiến của Đức giúp tấm gỗ trông như một khối liền mạch tạo tính thẩm mỹ cao nhất cho sản phẩm. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bảo vệ, không cho nước hay không khí ẩm từ bên ngoài có thể xâm nhập làm hỏng cốt gỗ.
2. Bề mặt phủ laminate
Laminate là lớp chất liệu nhựa tổng hợp, thường có bề mặt sần cùng khả năng chống xước cao. Đặc biệt, laminate rất phong phủ về bề mặt chất liệu (bề mặt sần, bề mặt bóng gương) cùng sự đa dạng màu sắc (màu trơn, màu vân gỗ, màu giả đá).
3. Bề mặt phủ melamine
Giống như laminate, melamine cũng là bề mặt nhựa tổng hợp nhưng mỏng hơn so với laminate. Bề mặt melamine thường có 3 yếu tố chính là lớp màng bảo vệ (A), lớp phim tạo màu (B) và lớp giấy nền (C).
4. Bề mặt phủ veneer
Veneer là lát gỗ được bóc ly tâm từ gỗ tự nhiên. Do đó, nếu sử dụng tủ bếp được làm bằng gỗ veneer sẽ có giá thành rẻ hơn các loại gỗ tự nhiên.
C. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MẶT ĐÁ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
Trên thị trường hiện nay có 4 dòng đá chính trong thi công mặt bàn bếp:
- Đá tự nhiên Granite: Độ cứng cao, chịu lực tốt bề mặt nhẵn bóng. Không thấm nước, không xước, dễ vệ sinh. Chi phí thấp.
- Đá marble hay cẩm thạch: Màu sắc đẹp đa dạng. Dễ bị ố vàng, bám bẩn.Khả năng chống trầy xước không cao. Tính ứng dụng trong làm mặt bàn bếp không tốt. Chi phí cao.
- Đá nhân tạo gốc thạch anh VICOSTONE: Đá cao cấp có độ cứng thậm chí còn cao hơn cả độ bền của đá tự nhiên. Màu sắc đẹp, đa dạng, dễ vệ sinh và có thể làm mới lại … Chi phí cao.
- Đá nhân tạo Solid Surface LG: Đá có độ bền cao, khả năng chống bám bẩn, ăn mòn, chống nước hoàn hảo. Tính linh hoạt trong thiết kế, có thể uốn cong 3D nhiều hình dạng. Dễ dàng vệ sinh, đá có độ bóng mờ. Màu sắc đa dạng, sang trọng, có thể sửa chữa được…chi phí cao.
I. KINH NGHIỆM THIẾT KẾ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
Hiện nay tùy vào thiết kế cũng như mong muốn của gia chủ, bếp sẽ có hình dạng phổ biến như mẫu tủ bếp đẹp hình chữ l, mẫu tủ bếp đẹp hình chữ u, mẫu tủ bếp đẹp hình chữ I, mẫu tủ bếp hiện đại, mẫu tủ bếp tân cổ điển… Về mặt phong thủy, bếp là nơi vượng hỏa do đó cần sắp xếp các thiết bị trong nhà bếp phân bố từng khu theo tính chất thủy, hỏa.
Khi lựa chọn kiểu dáng tủ, với những gian bếp hẹp, ưu tiên chọn tủ bếp chữ I; chữ L tận dụng tối đa không gian góc, linh hoạt trong vị trí xếp đặt. Với căn bếp hẹp dài thì có thể xây dựng kiểu tủ chữ I song song hay chữ U nhỏ.
Với những gian bếp rộng,có thể chọn tủ chữ G hay tủ kết hợp quầy bar, bàn đảo. Thiết kế như vậy vừa hiện đại vừa mang đến không gian lưu trữ lớn, công năng cao.
Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế kiểu dáng tủ bếp hiện nay rất đa dạng và linh hoạt… giúp căn bếp trở nên tiện nghi hơn.
II. KINH NGHIỆM LỰA CHỌN MÀU SẮC TỦ BẾP
Tủ bếp gỗ công nghiệp đa dạng màu sắc nên bạn có thể lựa chọn theo sở thích, phong thủy….
Bạn có thể chọn màu đơn sắc hay vân gỗ đều tạo nên những hiệu ứng màu sắc ấn tượng.
Nhìn chung, hiện nay các gam màu trung tính như trắng, be, nâu, xám… là những tông màu đang rất được ưa chuộng.
III. KINH NGHIỆM CHỌN PHỤ KIỆN TỦ BẾP ĐI KÈM
Khi làm tủ bếp, bạn cần quan tâm đến phụ kiện đi kèm như tay nắm, bản lề. Lựa chọn phụ kiện cần chọn loại chất lượng tốt, thiết kế tiện dụng.
Tay nắm cần tạo rãnh bền chắc, dễ cầm nắm. Chân tủ nên làm vật liệu chống mối mọt và chống thấm nước. Dưới bồn rửa cần có thêm một tấm nhôm mỏng phủ mặt đáy tủ để chống ẩm. Phần hậu tủ có thể tích hợp thêm tấm nhôm Alumex để chống thấm, tránh ẩm mốc.
Theo kinh nghiệm của chuyên gia thì bạn nên thiết kế các ngăn kéo linh hoạt, đa dạng kích thước… đảm bảo công năng.
IV. KÍCH THƯỚC TỦ BẾP CHUẨN
- Tủ bếp trên tiêu chuẩn: cao 700 -750mm, sâu 350mm
- Tủ bếp dưới tiêu chuẩn: cao từ 810- 860mm tuỳ thuộc vào chiều cao người làm bếp, cũng như nhu cầu sử dụng các thiết bị trong nhà bếp, rộng của mặt đá: 600 – 610mm, sâu: 590mm.
- Khoảng cách từ mặt bàn đá đến đáy tủ trên: 600 – 650mm
Lưu ý: Khi thi công chúng ta cần chú ý đến kích thước vì có một số đơn vị thi công vì cạnh tranh về giá sẽ hạ kích thước tiêu chuẩn xuống, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc sau này muốn lắp thêm các thiết bị khác cũng không đủ không gian và phát sinh ra nhiều vấn đề.
D. MẪU THIẾT KẾ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP
1. Tủ bếp Acrylic An Cường bóng gương
Một số hình ảnh trong quá trình thi công:
E. CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
Thi công tủ bếp gỗ công nghiệp giá rẻ liên hệ:
Cơ sở 1: 575 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội – 098 474 8855 – 0979 866 999 Cs 2: 193 Nguyễn Văn Linh – Lê Chân – Hải Phòng – 098 119 8855 / 097 117 8855 Cs 3: 409 Nguyễn Trãi – Võ Cường – TP Bắc Ninh – 097 116 8855 XƯỞNG SẢN XUẤT: Cụm 6 – Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội Email: tubepphutho@gmail.com Website: https://tubepphuctho.com
Từ khóa » đóng Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp
-
Bảng Giá Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp - Nội Thất ACADO
-
Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Giá Rẻ - DecoViet
-
TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP CHỈ TỪ 3.2 TRIỆU - Nội Thất Oneh
-
[Đánh Giá] Top 7 Loại Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay
-
Báo Giá Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp 2022 Chất Lượng Giá Thành Thấp
-
300+ Mẫu Tủ Kệ Bếp Gỗ Công Nghiệp Đẹp Giá Rẻ (2022) | Minh Khôi
-
Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp, Địa Chỉ đóng Tủ Gỗ Công Nghiệp Giá Rẻ Bền ...
-
Báo Giá 7 Loại Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Giá Rẻ Cho Nhà Bếp Tại Tp HCM
-
Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp Giá Rẻ - Thiết Kế Sang Trọng, Chất Lượng
-
Các Loại Gỗ Công Nghiệp Làm Tủ Bếp
-
Bảng Báo Giá Tủ Bếp - Nội Thất
-
65 Mẫu Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp đẹp Nhất Giá Chỉ Từ 15 Triệu
-
Tổng Hợp Các Mẫu Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp đẹp Hiện đại Nhất 2021