Kinh Nghiệm Luyện Thi Và Tự Học IELTS 8.0 Của Sinh Viên Thế Sơn
Có thể bạn quan tâm
➨ THỜI GIAN HỌC TẬP
Thường thì mình sẽ dành thời gian rảnh để học IELTS, đó là khoảng 11h đêm đến 1h sáng. Thời gian này mình có sự tập trung khá cao. Khác với mọi người phải không? Nhưng mình thấy tốt khi học ở thời điểm này. Mình học từng kỹ năng cho đến luyện đề. Trước thời điểm đi thi, mình sẽ luyện đề nhiều hơn.
➨ KINH NGHIỆM HỌC TỪNG KỸ NĂNG
Trong 4 kỹ năng thì mình tự tin với kỹ năng Nghe nhất vì mình có thể nhặt ra được những từ khoá quan trọng, nhưng chỉ khi mình không thấy áp lực. Đây cũng là một phần lý do mà điểm Listening của mình đợt này chưa cao lắm bởi thi trên máy tính mình thấy hơi bỡ ngỡ.
HỌC LISTENING
Với kỹ năng này, mình thấy có rất nhiều từ, rất nhiều câu lọt vào tai của chúng ta vì thế nên nó rất khó để các bạn học sinh có thể nắm được từ khoá và tìm ra câu trả lời. Nên mình cố gắng bắt key và bỏ qua những phần không quan trọng, giống như phần 1 của bài Listening, có rất nhiều chi tiết không cần thiết, ví dụ như bạn làm như thế nào hay những thứ tương tự, các bạn nên bỏ qua những phần đó và tập trung vào trọng điểm.
Nghe thì phải nghe nhiều rồi mới quen được với cách họ nói, ngữ điệu. Tuy nhiên, nghe đừng nhiều quá vì bạn có thể bị ù tai, khó chịu, phản tác dụng. Một điều mà mình thấy là trong các bài nghe, sẽ có từ dễ gây nhầm lẫn nên cần nghe kỹ để phát hiện ra họ đánh trọng âm thế nào, nhấn nhá ra sao mà đoán đúng được từ mà họ nói. Nghe nhiều quen tai thì bạn dễ đoán được câu hơn, các loại từ...Ban đầu, mình cũng chép ra để so sánh với tapescrip xem mình nghe và viết có đúng không. Sau đó mình nhận định mình sai ở đâu, mình xác định từ có đúng không...
Nghe cần tập trung, không nghĩ đến những điều gì khác. Nghe một bài nhiều lần để thấy sự tiến bộ, đồng thời ghi nhớ những từ mới mà bạn đã nghe được trong bài dễ dàng hơn. Mình có quyển sổ để note lại từ mới đó, ứng dụng nhiều cho lần khác vì từ mới trong IELTS có liên kết đến Reading và Writing đó.
Mình thích xem phim và xem nhiều phim. Xem phim vừa Nghe và nhại lại cách nói của họ giúp mình cải thiện phát âm và học Speaking, Listening tốt. Bên cạnh phim ảnh, nguồn luyện nghe chính từ Youtube cũng rất tốt để học tập. Ban đầu chưa Nghe - Nói giỏi thì mình nghe các trang phát âm của người nước ngoài trước, học theo cách học đọc, phát âm. Sau khi phát âm tốt rồi thì luyện theo các kênh IELTS Listening Test để làm bài với đáp án check kèm.
Một số nguồn luyện nghe như:
IELTS online test ( https://ieltsonlinetests.com/ ),
TED ( https://www.ted.com/ ),
Spotlight ( http://spotlightenglish.com/ ),
ELLLO ( http://www.elllo.org/ ) cũng rất dễ nghe để học dần dần.
HỌC READING
Reading của IELTS là những bài Đọc dài nên mình tập đọc Skim & Scan để nắm bắt ý chính và làm bài nhanh hơn. Khi luyện đề, mình bấm giờ để xem mình tiến bộ như thế nào theo từng lần thi.
Trong phần thi này có nhiều dạng bài khác nhau mà bạn cần phân biệt theo những câu hỏi được nêu ra. Có dạng câu hỏi sẽ theo thứ tự nhưng có dạng thì không. Mình đọc câu hỏi trước rồi sau đó phân tích, tìm keys trong bài. Tuy nhiên, để rèn luyện được kỹ năng này tốt mà không bỏ qua thông tin chính thì các bạn đều cần phải luyện thường xuyên.
Ví dụ với dạng Heading - tìm tiêu đề phù hợp với đoạn văn, bạn sẽ thấy số lượng heading đề bài cho lớn hơn số đoạn văn và có những heading tương đồng nhau nên cần cân nhắc kỹ để chọn được đáp án đúng.
Với dạng này, mình đọc qua các heading, gạch chân key word để nắm được thông tin chính của heading đang thể hiện điều gì. Để tránh nhầm lẫn thì mình viết nghĩa của mỗi heading với nhau vì có những phần gần giống nhau. Tiếp theo, mình đọc đoạn văn để nắm ý chính xuyên suốt của nó, đối chiếu với heading rồi chọn đáp án phù hợp. Phần này đòi hỏi tư duy tổng hợp để nắm được ý của đoạn văn và chọn đúng tiêu đề. Nếu thấy phân vân giữa 2 heading thì bạn đọc kỹ để xem đoạn văn hướng về cái nào nhiều hơn thì chọn heading đó.
Hay dạng TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN thì có khá nhiều bẫy đặt ra. Do đó, mình đọc kỹ và gạch chân key words quan trọng của các statement rồi nhận định ý chính của statement đó bằng một câu nào đó. Bạn có thể viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, viết nhỏ bên cạnh thôi. Việc viết ra như thế giúp mình không bị lẫn thông tin, dễ định hình statement nào có thông tin gì, khi đọc lại bài dài sẽ không mất thời gian.
Với dạng này thì thường thông tin sẽ xuất hiện theo trình tự đoạn văn nên chỉ cần tập trung một ít là sẽ không sót thông tin. Mình khoanh vùng thông tin ứng với câu hỏi, đánh dấu vùng thông tin quan trọng theo cách riêng để đối chiếu sang statement. Nếu băn khoăn thì bạn bỏ qua, làm câu hỏi dễ hơn. Nhưng vì mình đã khoanh vùng nên khi qua lại bạn vẫn dễ xác định được thông tin và chọn đáp án, không phải đọc cả bài dài.
Trong Reading, có một điều lưu ý mà mình rút ra được là về từ đồng nghĩa – synonyms của những key word trong statement. Trong đoạn văn, tác giả có thể paraphrase theo những cách khác nhau nên mình đọc bài và hiểu ý chính của statement đó thật kỹ. Việc tìm từ y hệt không phải là ý đúng vì bẫy về từ đồng nghĩa sẽ khiến bản thân đau đầu tìm từ mà không biết có từ đồng nghĩa, đúng ý nghĩa mà bài đọc đã thể hiện. Khi đọc kỹ bài mà không thấy thông tin xuất hiện thì mình ghi NG.
Nguồn luyện đọc thì khá nhiều, mình thi Academic nên chọn các tờ báo khoa học, công nghệ mà mình yêu thích để đọc. Nguồn báo này cung cấp nhiều bài đọc hay, kiến thức học thuật cao. Khi đọc, có những từ mới và cấu trúc câu hay, mình cũng ghi vào để nhớ.
Khi đi học, cô giáo cũng giới thiệu cho những cách làm bài hiệu quả, nhấn mạnh nên làm dạng bài này như thế nào. Ví dụ cô giáo phân tích dạng bài Opinion Matching - chọn quan điểm ấy, sẽ có quan điểm của nhiều nhà khoa học và câu hỏi yêu cầu nối quan điểm, ý kiến...với tác giả. Dạng bài này thì thông tin thường vụn và ẩn sâu nên cần đọc kỹ và biết cách paraphrase - giải ý nghĩa quan điểm của họ. Bài này thông qua các tips của cô giáo, mình làm theo bước: Gạch chân key quan điểm (ghi ý chính bên cạnh) - Đọc và nhớ ý chính - Đọc phần đoạn văn của mỗi tác giả - Cân nhắc ý chính của đoạn văn trùng với ý kiến nào thì chọn câu trả lời.
HỌC SPEAKING
Trong quá trình ôn thi IELTS thì mình tập trung vào Nghe - Đọc nhiều hơn vì hai kỹ năng này theo mình dễ để nâng điểm hơn. Tuy nhiên điểm số phần Nói của mình cao nhất, điều này mình nghĩ là do việc mình luyện tập nhiều và có kinh nghiệm để làm bản thân thoải mái hơn khi thi Speaking. Lần thi trước, mình rất căng thẳng nên không trả lời giám khảo tốt được. Nhưng lần này mình coi buổi phỏng vấn là đoạn hội thoại bình thường thôi, như tự nói với bản thân nên mặc dù giám khảo khá lạnh lùng nhưng mình bình tĩnh nên vượt qua được.
Speaking thì nhại và luyện nói thường xuyên. Bí quyết của mình là thay vì coi nó như 1 buổi phỏng vấn thì coi nó như 1 cuộc đối thoại bình thường giữa 2 người với nhau; không quá cố gắng để tỏ ra sang chảnh, trả lời các câu hỏi của examiner tự nhiên nhất có thể; không cần quá formal nhưng cũng không nên quá casual. Mỗi ngày mình luyện cho bản thân sự tự nhiên như thế. Mình nghĩ tâm lý là điều quan trọng khi thực hiện bài nói do đó cần khắc phục trở ngại này thì các bạn sẽ luyện được nhanh hơn.
Các bài nói chia theo chủ đề, có nhiều câu hỏi và bài mẫu mình tham khảo để bắt nhịp được bài thi. Những sách như 42 chủ đề trong speaking, trọn bộ từ vựng IELTS Speaking band 7.5 của IELTS Fighter rất hay để tham khảo thêm.
HỌC WRITING
Writing là kỹ năng mình yếu nhất và mình nghĩ mình cần rèn luyện nhiều hơn nữa. Học Writing với mình bắt đầu từ bài tập ngữ pháp, làm các câu đơn giản, paraphrase câu văn để áp dụng cho bài viết về sau. Đi từ những bài viết nhỏ, viết quen tay rồi bắt đầu tiến hành luyện Writing theo các dạng đề bài.
Một tips hay mà mình được Ms.Trang giới thiệu là nên làm Task 2 trước. Vì Task 2 chiếm đến 2/3 số điểm và viết mệt hơn nên nếu viết trước thì không bị nản. Trước mình cứ viết Task 1 trước nên khi viết phần 2 bị chán nản và viết không còn sung nữa. Nhưng khi chuyển Task 2 lên trước, Task 1 dễ hơn một chút nên mình cũng hoàn thành bài thi thuận lợi hơn. Từ vựng và cấu trúc câu, paraphrase là quan trọng trong Writing mà cần luyện nhiều.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Mình đi học tại IELTS Fighter nên có sẵn sách giáo trình để tự ôn luyện. Ngoài ra, mình chọn các tài liệu học tập IELTS theo những bộ hay.
Đó là bộ Cambridge IELTS huyền thoại, dùng luyện đề. Hiện mình luyện từ cuốn 7 trở đi vì các cuốn trước đề hơi cũ. Bên cạnh đó là bộ luyện đề IELTS Practice Plus 1-3, bộ này cũng có nhiều đề hay.
Các sách học kỹ năng mình thấy hay thuộc bộ IELTS Intensive. Bộ này sách cung cấp nhiều tips hay để học tập, nguồn luyện đề cũng phong phú. Nguồn luyện đề theo từng dạng trong mỗi phần thi giúp mình làm có hệ thống hơn.
Bộ IELTS Advantage Skill, 15 days Practice for IELTS cũng hay để tham khảo. Các kiến thức cung cấp có hệ thống, sách đề hay nên mình luyện đề cũng tốt hơn.
Nói chung việc học tiếng Anh IELTS của mình đi từ xây nền tảng ngữ pháp, kết hợp việc học với những điều vui thích giúp mình bớt nhàm chán. Khi đã có ngữ pháp, phát âm và từ vựng tương đối thì mình ôn luyện nâng cao hơn theo chuẩn format IELTS để giúp bản thân luyện đề hiệu quả.
Từ khóa » Tự Học Ielts 8.0 Tại Nhà
-
Bí Quyết Tự Học IELTS 8.0 Hiệu Quả | Hội đồng Anh - British Council
-
Tự Học IELTS 8.0 - Home | Facebook
-
Lộ Trình Học IELTS 8.0 Trong 6 Tháng Chi Tiết Cho Người Mới Bắt đầu
-
Kinh Nghiệm TỰ HỌC IELTS ĐẠT 8.0 TRONG 1 THÁNG - YouTube
-
GIẢI PHÁP Cho Việc TỰ HỌC IELTS ở Nhà TOÀN TẬP
-
TỔNG HỢP TOÀN BỘ TÀI LIỆU TỰ HỌC IELTS 8.0 HIỆU QUẢ NHẤT
-
IELTS 8.0 Làm được Gì? Lộ Trình Học Có Khó Không Và Bao Lâu? - ISE
-
Đặng Ngọc Châu Chia Sẻ Kinh Nghiệm Tự Học IELTS 8.0 (Phần 1)
-
Thời Gian Biểu Tự Học IELTS Tại Nhà để Chinh Phục 8.0 ...
-
Tự Học IELTS 8.0 Không Khó Như Bạn Nghĩ - Language Link
-
Chia Sẻ Lộ Trình ôn Luyện Thi IELTS 8.0 Chi Tiết A-Z - Paris English
-
Lộ Trình Học IELTS 8.0 Chi Tiết Và Hiệu Quả - The Edge
-
Tài Liệu Và Bí Quyết Luyện Thi IELTS đạt 8.0 - 9.0 Của Thầy Đặng Trần ...
-
Hƣớng Dẫn Tự Học Ielts Từ 0 Lên 8.0 Trong 1 Năm