Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân, Quán Cơm Văn Phòng - PosApp

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng

Mở quán cơm bình dân nhắm vào đối tượng sinh viên, người lao động là mô hình kinh doanh tiềm năng. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng cần lưu ý một số kinh nghiệm như: chọn địa điểm gần trường học, khu công nghiệp; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đa dạng hóa món ăn với giá cả phải chăng; thái độ phục vụ chu đáo. Ngoài ra, ứng dụng Phần mềm quản lý quán ăn giúp tiết kiệm chi phí nhân công, quản lý hiệu quả sẽ là lợi thế của quán cơm bình dân.

quán cơm bình dân

Mục lục bài viết

  • 1/ Chuẩn bị vốn
  • 2/ Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng
  • 3/ Địa điểm
  • 4/ Tìm và lực chọn nguồn nguyên liệu
    • Mới mở quán cơm văn phòng mua nguyên liệu ở đâu cho yên tâm?
  • 5/ Nhân lực
  • 6/ Tạo thực đơn
  • 7/ Định giá bán
  • 8/ Hình thức phục vụ
    • Bán kết hợp cafe - nước giải khát
    • Bán cơm online
  • 9/ Chiến dịch Marketing
  • 10/ Thủ tục pháp lý
  • 11/ Dịch vụ khác
  • 12/ Đường rút lui
  • 13/ Trang trí quán cơm bình dân
  • 14/ Những mô hình quán cơm bình dân/ văn phòng
  • 15/ Một số câu hỏi thường gặp khi mở quán cơm bình dân
    • 15.1/ Bán cơm bình dân có lãi không?
    • 15.2/ Nên học mở quán cơm bình dân ở đâu?
    • 15.3/ Thanh lý đồ dùng quán cơm?
    • 15.4/ Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?
    • 15.5/ Muốn mở quán ăn cần những gì?
  • 16/ Quản lý tối ưu với phần mềm quản lý quán cơm PosApp

Vậy chúng ta phải làm như thế nào để mở quán cơm bình dân thành công và thu hút được nhiều khách hàng đến? Mời cả nhà cùng POSAPP tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.

1/ Chuẩn bị vốn

Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn? Để mở quán cơm bình dân, mức vốn đầu tư của bạn nên từ 100 triệu. Bởi vì bạn cần phải đầu tư, tu sửa và mua sắm nhiều khoảng như mặt bằng, bàn ghế, tủ, bát đũa, thiết bị nhà bếp, dụng cụ và đồ trang trí,.. Bạn hãy vạch ra bảng chi phí càng nhiều chi tiết càng tốt, vì nó sẽ giúp bạn quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Và bạn nên dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên.

Vốn đầu tư mở quán cơm
Ngoài chuẩn bị tiền, bạn còn phải chuẩn bị kế hoạch quản lý tài chính

Ngoài ra, bạn cần cân nhắc việc chuẩn bị kỹ lưỡng dòng tiền vì việc không kiểm soát tốt doanh thu, chi phí để ra lợi nhuận sẽ dễ dẫn đến việc cửa hàng bị phá sản do không kiểm soát được "hàng tá" các khoản thu - chi hàng ngày của cửa hàng.

Để kiểm soát toàn bộ các dòng tiền vào - ra, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là ghi lại toàn bộ các hoạt động thu tiền cũng như chi tiền. Bạn có thể tham khảo bài viết giới thiệu 8 ứng dụng quản lý thu chi hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm: 8 ứng dụng quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên điện thoại

2/ Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng

Một bước quan trọng đối với tất cả những ai muốn kinh doanh về một lĩnh vực nào đó chính là nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng tiềm năng.

Thứ nhất là bạn nên xem xét đối thủ có nằm trong khu vực đó không? Các món ăn và giá cả như thế nào? Khách có đến có đông không? Quán cơm bình dân đó có đặc điểm gì nổi bật không? Và nếu như quán bị đóng cửa thì lý do tại sao? Để trả lời cho những câu hỏi này, bạn nên dành thời gian để đi tìm hiểu hoặc có thể ăn thử và đánh giá trước khi bạn mở quán cơm nhỏ cho mình.

Khách hàng quán cơm văn phòng

Thứ hai là ngoài đối thủ cạnh tranh thì bạn cũng nên xem xét xem khu vực xung quanh đó có thể mở quán ăn bình dân hay không. Khu vực đó nếu gần trường học, khu công nghiệp, công ty, khu văn phòng hay bệnh viện thì việc buôn bán sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Thứ ba là bạn cũng nên xác định quán cơm bình dân của mình phục vụ cho đối tượng nào để từ đó việc đầu tư và trang trí cho quán cũng phù hợp, nguyên liệu và giá cả cũng sẽ khác nhau. Và một điều bạn cần chú ý nữa là mặt bằng của quán ăn nên sạch sẽ, lịch sự, thoáng mát, là một quán ăn bình dân thì yếu tố "vệ sinh" cũng rất quan trọng. Dù cho quán ăn của bạn có rẻ đến cỡ nào thì nhìn vào quán cơm của bạn nhếch nhác, lụp xụp thì khách hàng cũng khó có thể quay lại lần nữa.

3/ Địa điểm

Đây là một yếu tố quan trọng, chiếm hơn 50% thành công khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Bạn nên nghiên cứu thật kỹ trước khi thuê mặt bằng, tránh thuê những nơi vắng vẻ, ít người qua lại và những nơi có mức thu nhập thấp, không có nhu cầu ăn uống bên ngoài. Hãy tính toán cẩn thận lượng người di chuyển ngang qua khu vực của bạn trong khoảng thời gian từ 6-7 giờ sáng, 11-13 giờ trưa và từ 18-20 giờ tối để từ đó ra quyết định chính xác trước khi thuê.

Một điều nữa là bạn nên tìm hiểu các yếu tố xung quanh như tình hình dân cư, thu nhập bình quân khách hàng, chỗ để xe cho khách, các quán hàng ở xung quanh,.. Để bạn có thể tính toán và đưa ra mức giá hợp lý.

Yếu tố tiếp theo: Nếu bạn bán cơm trưa, hãy suy nghĩ xem những ai cần ăn cơm trưa giá rẻ? Đó chính là dân văn phòng - Những người có thu nhập trung bình chỉ từ 6 - 15 triệu mỗi tháng, không cao. Đa phần họ đều không thể nào chuẩn bị cơm trưa. Đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng hàng đầu khi mở quán cơm bình dân.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các trang web sang nhượng mặt bằng để thuê mặt bằng từ những người có nhu cầu sang quán.

>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp các trang web sang nhượng mặt bằng, vật dụng quán cafe, nhà hàng, quán ăn

4/ Tìm và lực chọn nguồn nguyên liệu

lựa chọn thực phẩm sạch cho quán cơm bình dân
Nguyên liệu tươi ngon đóng vai trò quan trọng trong hương vị món ăn

Trong lĩnh vực ăn uống thì yếu tố chất lượng là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng bởi đây là yếu tố giữ chân khách hàng lâu dài. Bạn nên cẩn thận lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể tự mình đi chợ đầu mối và tự lựa chọn nguyên liệu và nên lựa chọn hàng tươi ngon, tránh hàng ôi thiu, dập nát. Có thể dự trù những mặt hàng mua được số lượng nhiều như : gạo, các loại gia vị, dầu ăn,… Và nếu như bạn có thể liên hệ với những người bán ở chợ gần nhất, kêu họ bỏ mối, cuối tuần tính tiền luôn một lần thì càng tốt.

Mới mở quán cơm văn phòng mua nguyên liệu ở đâu cho yên tâm?

nền nguyên liệu quán cơm lo supply

Quán cơm văn phòng là một hình thức kinh doanh tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn tạo được sức hút vô cùng lớn bởi khả năng thu về mức lợi nhuận hấp dẫn. Đặc thù của đối tượng sinh viên, dân văn phòng thường có khá ít thời gian nghỉ trưa. Do đó, nhu cầu có một bữa ăn tiện lợi nhưng vẫn đủ chất đang là ưu tiên hàng đầu.

Thực chất, mở quán cơm văn phòng không quá khó, chỉ cần số vốn nhỏ, bạn đã có thể đầu tư cho mình một quán cơm để buôn bán và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, để công việc kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ, bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những người “đi trước” cũng như tham khảo cần chuẩn bị những gì trước khi mở quán.

Những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị

Để mở quán cơm, trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ như: nồi nấu cơm, nồi hấp cơm, lò nướng sườn, xe cơm tấm,…và các vật dụng khác: bàn, ghế, tủ, chén đĩa, đũa, muỗng, nĩa, tăm, hộp giấy,… Ngoài ra còn có các loại gia vị, nguyên liệu chế biến như gạo, sườn, nước mắm, tương ớt, dầu ăn,...

Trong kinh doanh ăn uống, chất lượng và hương vị món ăn là quan trọng nhất. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cẩn thận nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo độ tươi ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm, vì đây là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tạo được niềm tin và giữ chân khách hàng lâu dài.

>> Xem thêm: 6 vật dụng cần thiết khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Top những địa điểm mua nguyên liệu giá rẻ

1. Chợ đầu mối:

Bạn có thể đến những khu chợ đầu mối như Chợ Bình Tây – Chợ Lớn, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Bình để tìm mua các nguyên liệu như rau, thịt, cá,... Để mua được hàng tươi ngon, bạn nên đi nhập hàng vào buổi sáng sớm và cẩn thận trong việc lựa chọn hàng, tránh mua phải hàng giập nát, ôi thiu, kém chất lượng.

2. Siêu thị/ nhà sản xuất:

Mặt khác, với các mặt hàng tươi sống như rau, thịt, cá,... bạn có thể lựa chọn hình thức nhập hàng trực tiếp từ nông trại, cơ sở sản xuất như PicFood, Ba Huân, C.P,.. Chất lượng nguyên liệu từ những nguồn hàng này sẽ luôn được đảm bảo nhưng để được hưởng giá thành ưu đãi, bạn phải nhập hàng với số lượng đủ lớn.

Lưu ý: Đối với mặt hàng tươi sống, bạn nên nhập hàng ngày hoặc hai ngày một lần, và nhập với số lượng vừa đủ để nguyên liệu luôn tươi ngon. Với các nguyên liệu đồ khô, gia vị như muối, đường, bột ngọt, tương ớt,... thì nên nhập số lượng nhiều để được giá tốt nhất.

3. Mua hàng online trên các trang thương mại điện tử:

Với tốc độ phát triển của công nghệ, ngày nay các chủ quán sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc nhập nguyên liệu. Bạn sẽ không cần trực tiếp đến những khu chợ đầu mối truyền thống nữa mà có thể đặt hàng trên các nền tảng online, và được giao ngay tận nhà.

Tất cả những mặt hàng từ chén đĩa, đũa, muỗng, nĩa, tăm, hộp giấy, bịch nước mắm, thun,... cho đến những loại gia vị, nguyên phụ liệu như tương ớt, nước tương, bột ngọt, hạt nêm,... đều có thể dễ dàng tìm thấy trên những trang thương mại điện tử bán sỉ như Losupply.vn. Lo-supply là dịch vụ bán nguyên liệu sỉ giá rẻ nhất thị trường, được vận hành bởi Loship- ứng dụng giao đồ ăn và thương mại điện tử thuần Việt.

Ưu điểm của Lo-supply là nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua trung gian nên đảm bảo giá rẻ nhất thị trường. Mọi nguyên liệu mà chủ cửa hàng cần đều có trên Lo-supply, với cam kết giao nhanh tận nhà trong 1 giờ.

lo supply

Thử sức với kinh doanh online

Với sự tiện lợi của Internet, bạn cũng nên kết hợp các phương thức bán hàng online để tăng doanh thu cho quán cơm của mình. Một website bán hàng hoặc Facebook Page là những kênh vô cùng hiệu quả giúp bạn xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và tiếp cận rộng rãi đến khách hàng tiềm năng. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn có thể liên hệ bạn để đặt món dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Bạn có thể đăng kí dịch vụ trên các ứng dụng giao đồ ăn online như Loship, Grab, Baemin để tăng thêm nguồn doanh thu từ các đơn hàng online, cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Cuối cùng, nếu có ý định mở quán cơm, bạn nên hoàn thành xong mọi thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh những rắc rối liên quan về mặt pháp lý.

Nhìn chung, việc mở quán cơm không phải là điều quá khó khăn, nhưng cũng không phải việc dễ dàng nếu bạn muốn phát triển lâu dài. Hy vọng các gợi ý trên sẽ giúp bạn phần nào hình dung được những việc mình cần làm để bắt đầu mở quán. Chúc bạn sớm thành công với dự án của mình nhé.

>> Xem thêm: Những lời khuyên dành cho người muốn kinh doanh thực phẩm sạch

5/ Nhân lực

Mở quán cơm bình dân thì không cần nhiều nhân viên, nhưng người có vai trò quan trọng nhất là đầu bếp chính, là người quyết định chất lượng của đồ ăn. Bạn cần phải ky lưỡng việc tuyển người nấu ăn ngon và có tâm huyết với nghề, bởi nó quyết định sự thành bại của quán.

nhân sự quán cafe

Bạn có thể thuê khoảng 2 người đứng bếp, 1 người dọn dẹp và rửa chén trong bếp, 2-3 người phục vụ và 1 người thu ngân. Số lượng nhân viên thì tùy thuộc vào quy mô và tình hình kinh doanh của quán.

Xem thêm bài viết: 5 cách quản lý nhân viên nhà hàng quán ăn hiệu quả

6/ Tạo thực đơn

Việc lên menu cho quán cơm bình dân là điều tất yếu, bởi vì mỗi khách hàng thì có một khẩu vị khác nhau, chính vì vậy việc tạo ra các món hài hòa, phù hợp với khẩu vị nhiều người là nhiệm vụ của một đầu bếp.

Nên chú trọng những món rẻ tiền nhưng lạ và ngon miệng đi kèm với những món ăn phụ khác để suất cơm đó trông được nhiều hơn, dày đặc hơn và cũng không tốn quá nhiều chi phí.

Thực đơn quán cơm

Món ăn cũng nên đa dạng và luôn luôn được cải tiến, phải được biến đổi theo thời tiết. Nếu thời tiết nóng, oi bức thì các bạn nên ưu tiên các món canh cá, canh chua,...còn thời tiết lạnh thì ưu tiên cho các món xào, rán, nướng.

Trong thời gian đầu thì nên làm thức ăn vừa đủ, món luôn được thay đổi và bạn cũng nên quan sát kỹ những món nào "bán chạy" và những món "bị ế" để đưa ra sự điều chỉnh menu một cách hợp lý.

Xem thêm: Xu hướng dùng E-menu thực đơn điện tử nhà hàng, cafe

7/ Định giá bán

Định giá khi kinh doanh quán cơm

Để có thể định giá bán sao cho phù hợp thì bạn nên tính toán thật kỹ và thật chính xác về việc vận chuyển, giá thực phẩm, tiền lương cho nhân viên,.. Từ đó đưa ra lượng đồ ăn phù hợp với từng đơn giá đó, và bạn nên lưu ý không nên đưa ra giá bán quá cao cũng như quá thấp.

8/ Hình thức phục vụ

Hình thức phục vụ quán cơm

Có 4 cách phục vụ món dành cho các nhà hàng, quán ăn mà các bạn nên tham khảo :

  • Tự phục vụ : khách order và tính tiền tại quầy, khi phần ăn được chuẩn bị xong thì sẽ có người thông báo và khách sẽ tự lấy và tự phục vụ.
  • Bán theo suất : Sẽ có hàng loạt suất ăn mặc định để khách chọn. Chính vì thế, thực đơn sẽ không được phong phú và đa dạng, tuy nhiên giúp đầu bếp có thể tập trung và làm tốt các món ăn của mình hơn.
  • Tự chọn : đây là cách phục vụ phổ biến nhất, khách hàng có thể tự lựa chọn thoải mái, nhưng thời gian để bán cho một người khách sẽ bị kéo dài hơn.

Ngoài các cách phục vụ ra thì còn các mô hình kinh doanh hữu hiệu cho nhà hàng và quán ăn nữa đấy

Bán kết hợp cafe - nước giải khát

Do nhu cầu ăn và uống đi cùng với nhau nên mô hình tối ưu doanh thu dựa trên việc kết hợp mô hình cơm bình dân với nước giải khát rất được ưa chuộng. Đôi khi các quán còn nấu món ăn vị mặn để thực khách khát và có nhu cầu mua thêm nước tại quán họ.

Cơm tấm kèm nước giải khát

Bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ những thương hiệu nước giải khát uy tín như Coca cola hay Pepsi, hoặc tự chuẩn bị dụng cụ để nấu nước sâm và nha đam hay sữa bắp, những thức uống được ưa chuộng vì người ta quan niệm rằng trong chúng có nhiều chất tốt cho sức khỏe.

Bán cơm online

Cơm văn phòng online ngày càng được nhiều khách hàng ưu chuộng, bởi nó giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi. Khách hàng khi đặt cơm online chỉ cần để lại thông tin, địa chỉ là bên giao hàng sẽ ship tận nơi. Khi nhận cơm khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Với hình thức bán cơm online này bạn có thể bán tại nhà mà không cần mở quán. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí mặt bằng và các thủ tục pháp lý.

Mô hình cơm Online thành xu thế

Khi mà bán cơm online trở thành xu thế thì việc bạn nên đăng ký hợp tác với 1 đơn vị phân phối thức ăn có uy tín như Grab, Loship, Baemin là điều hết sức cần thiết. Quán của bạn sẽ được khách hàng gần xa biết đến nhiều hơn và cơ hội ra đơn cũng cao hơn. Nếu chất lượng món ăn ngon thì sẽ được những phúc lợi từ những công ty đối tác nữa.

Hoặc bạn có thể tận dụng mô hình cơm tự chọn của mình để tự bán Online và tự ship hàng đến những khu lân cận để tránh phải mất một khoản phí chiết khấu

Việc bán cơm Online trở nên phổ biến

Nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng có thể đáp ứng được vị phục vụ khách ăn tại quán và những đơn cơm online. Nếu không sẽ dễ bị rối ren và thức ăn cũng như chất lượng phục vụ sẽ bị ảnh hưởng.

9/ Chiến dịch Marketing

Marketing có vai trò rất quan trọng trong buôn bán kinh doanh. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc xây dựng thành công một thương hiệu khá khó khăn. Bằng cách áp dụng hình thức marketing phù hợp sẽ giúp cho nhà hàng, quán cơm của bạn đạt được doanh thu cao. Góp phần định vị vị trí thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng.

chiến dịch marketing

Có nhiều hình thức marketing cho quán mà bạn có thể chọn lựa xem hình thức phù hợp nhất với quán của mình. Ngoài ra bạn vẫn có thể kết hợp một số hình thức marketing lại với nhau. Các hình thức marketing phổ biến hiện nay như: chiến dịch giảm giá, khuyến mại, băng rôn và phát tờ rơi, có thể nhờ những người thân quen giới thiệu cho quán của bạn,…

Ngoài các hình thức truyền thống, bạn cũng có thể đột phá bằng hình thức liên kết với các đơn vị vận chuyển, giao hàng. Tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.... Đây là những nơi có thể giúp cho quán cơm của bạn dễ dàng tiếp cận được với số lượng khách hàng khá lớn.

Xem thêm: 12 cách Marketing hiệu quả cho quán ăn, nhà hàng vô cùng đơn giản!

10/ Thủ tục pháp lý

Trước khi mở quán cơm bình dân, bạn nên liên hệ với Phòng Kinh tế - UBND nơi mà bạn định mở quán, thủ tục làm chỉ mất có 5 ngày, có lệ phí là 30.000đ và sau đó bạn sẽ xin Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm để kinh doanh cho quán cơm của mình. Bạn nên tìm hiểu kỹ các khoản thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân để kinh doanh được thuận lợi hơn nhé.

Xem thêm: Thủ tục kinh doanh nhà hàng, quán ăn

11/ Dịch vụ khác

Dịch vụ bán hàng khác

Khi kinh doanh quán cơm, ngoài việc bán cơm trực tiếp cho khách, bạn có thể thêm một dịch vụ khác cho quán của mình như là ship cơm tận nơi cho khách, bán kính gần thì dù ít hay nhiều cũng có thể giao cho khách, còn nếu như ở xa hơn thì sẽ tính thêm tiền ship và chỉ giao trên 5 suất chẳng hạn, để ưu tiên cho những công ty, trường học gần chỗ mình kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho quán cơm của bạn kinh doanh được tốt hơn, không "bị ế" và lâu dần thì sẽ có khách quen gọi order món thường xuyên hơn.

12/ Đường rút lui

Bạn cũng nên có một kế hoạch rút lui ngay khi có kế hoạch vừa được mở ra để nếu có những trường hợp xấu xảy ra thì cũng giảm thiểu được thiệt hại cho bản thân. Những trường hợp xấu thường gặp đó là : không làm ăn được nên buộc lòng phải đóng cửa quán hoặc sang nhượng quán và thanh lý đồ đạc,.. Hay là những món ăn còn dư nhiều thì các bạn nên bảo quản tốt để có thể đem cho từ thiện.

13/ Trang trí quán cơm bình dân

Dù là cửa hàng nhỏ hay quán cơm bình dân cũng cần có sự trang trí sắp xếp cho phù hợp và bắt mắt. Ở những quán cơm bình dân, chỉ cần cách sắp xếp bàn ghế, đồ dùng và muỗng đũa nĩa gọn gàng sạch sẽ. Không gian thoáng mát, tươm tất cũng đủ để tạo thiện cảm đối với khách hàng.

Cách trang trí quán cơm

Ngoài ra, nếu có khả năng bạn có thể đầu tư trang trí thêm tại quầy bán thức ăn/ bàn ăn những chậu hoa hay cây cảnh mini, thật hay giả đều được. Điều đó sẽ góp phần làm cho quán cơm của bạn sinh động và gần gũi hơn.

Xem thêm: 7 điều cần lưu ý về phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng

14/ Những mô hình quán cơm bình dân/ văn phòng

- Mô hình quán cơm tự chọn

Mô hình quán cơm cho khách hàng tự chọn là một trong những phương thức kinh doanh đang “hot” hiện nay và không quá khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tham khảo thị trường, tìm hiểu tâm lý của khách hàng để có hướng kinh doanh đúng đắn.

Mô hình quán cơm tự chọn

Với mô hình kinh doanh này, bạn sẽ là người quy định số món ăn được chọn với từng mức giá tiền khác nhau. Khách hàng sẽ tự chọn món theo sở thích và thanh toán tại quầy. Đây cũng là hình thức được áp dụng nhiều nhất tại quán cơm hiện nay.

Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên thay đổi món ăn linh động giữa các ngày trong tuần. Nhưng cũng cần sự đơn giản, nhanh gọn để giúp người làm bếp đỡ vất vả bởi vì mô hình quán cơm tự chọn cần phải nấu khá nhiều món.

- Mô hình quán cơm xe tải

Mô hình quán cơm xe tải

Mô hình quán cơm xe tải là một mô hình cực kỳ lưu động dùng xe tải bán cơm dạng mang đi, khác biệt hoàn toàn với các quán ăn truyền thống. Điểm đặc biệt của mô hình quán cơm xe tải là bạn không cần thuê mặt bằng rộng hay nhân viên nhiều. Vận hành cực kỳ gọn nhẹ và tối ưu. Ngoài ra, bạn còn có thể bán ở nhiều địa điểm khác nhau và việc vận chuyển cũng khá dễ dàng.

15/ Một số câu hỏi thường gặp khi mở quán cơm bình dân

15.1/ Bán cơm bình dân có lãi không?

Theo như kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, không tính đến các chi phí mở quán cơm bình dân đầu tư ban đầu thì tiền nguyên liệu cho 1 đĩa cơm chất lượng dao động từ 9000-15000 đồng (bao gồm chi phí thị cá/rau củ ăn kèm/gạo và gia vị)

Quán cơm bình dân buôn bán tốt

Nên nếu bạn bán cơm từ 25000-30000 đồng thì mỗi đĩa bạn sẽ lời khoảng từ 10000-21000đ trừ đi các chi phí hàng tháng như gas, điện, nước và chi trả cho chỗ để mở quán cơm bình dân hàng tháng, nhân viên thì nếu 1 ngày bạn bán được hơn 100 phần cơm thì bạn sẽ lãi tầm 700-800 nghìn đồng. như vậy mỗi tháng thu nhập sẽ rơi vào khoảng hơn 20 triệu. Một mức thu nhập rất ổn.

Quán cơm văn phòng lợi nhuận cao

Bạn nên cân nhắc tạo nên thực đơn quán cơm bình dân một cách tối ưu để chi phí nguyên liệu ở mức ổn định không dao động quá nhiều ảnh hưởng đến doanh thu của quán

15.2/ Nên học mở quán cơm bình dân ở đâu?

Ngoại trừ việc thuê đầu bếp có tay nghề cao để mất 1 khoảng phí lớn cho chi phí nhân lực thì bạn có thể tự học cách nấu để kinh doanh lâu dài và chỉ bảo cho nhân viên tránh việc nhân viên giỏi bỏ đi quán sẽ lao đao.

Mâm cơm chuẩn

Bạn có thể đi theo học nghề ở 1 chủ tiệm cơm uy tín họ sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm cho bạn, nhưng việc tìm một người sẵn lòng dạy bạn thì rất khó nên bạn có thể cân nhắc đi theo một khóa đào tạo mở quán cơm tấm ở trung tâm.

Những khóa học nấu ăn để mở quán

Khi tham gia các lớp học nấu ăn mở quán cơm, bạn sẽ được chỉ bảo cách lên thực đơn món ăn đa dạng, phong phú, cách định lượng nguyên liệu thực phẩm hằng ngày, cách tính giá thành hợp lý cho sản phẩm cũng như cách kiểm soát chi phí, sử dụng nhân sự hiệu quả và cuối cùng là giải quyết các vấn đề giấy tờ để mở quán cơm bình dân

15.3/ Thanh lý đồ dùng quán cơm?

Có nên mua đồ thanh lý từ quán cơm bình dân cũ?

Do hiện nay quán cơm bình dân mọc lên như nấm nên bạn muốn thanh lý hệ thống đồ dùng quán cơm của bạn khá dễ dàng. Bằng cách thông qua ứng dụng chợ tốt, mạng xã hội.

Dụng cụ quán ăn

Bên cạnh đó bạn nên cân nhắc việc mua lại những vật dụng tại quán cơm bình dân cũ. Hiện tại 1 quán cơm bình dân nhỏ có thể đầu tư các vật dụng cơ bản như bàn ghế, chén đũa rơi vào tầm 4 triệu mà không cần phải mua đồ cũ. Vì mua đồ cũ thì sẽ không đảm bảo độ bền để kinh doanh lâu dài. Mặt khác còn có thể không đảm bản an toàn vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và trải nghiệm khách hàng.

khách hàng

15.4/ Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh cơm tấm không đòi hỏi bạn phải có nhiều vốn hay mặt bằng rộng, bạn chỉ cần đảm bảo chất lượng món ăn ngon thì khách sẽ tự tìm đến. Để mở quán cơm tấm bạn cần chuẩn bị các chi phí như:

Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?

• Mặt bằng: Diện tích tối thiểu là 70 – 100 m2. Dựa vào vị trí thuê mặt bằng và các tỉnh thành mà giá thuê sẽ khác nhau. Giá thuê sẽ thường dao động khoảng từ 5 – 10 triệu/tháng. Tuy nhiên, các chủ nhà thường yêu cầu đặt cọc tối thiểu là 3 tháng. Do đó số tiền bạn cần bỏ ra là khoảng 15 – 30 triệu.

• Chi phí mua vật dụng bán hàng:

  • Tủ nấu cơm công nghiệp (giá bán từ 6 – 25 triệu đồng)
  • Vật dụng trưng bày và bảo quản món ăn như tủ bán cơm hay xe bán cơm tấm (giá bán 5 – 12 triệu đồng)
  • Tủ lạnh và tủ mát (giá bán 10 – 15 triệu đồng)
  • Bàn ghế, bát đũa, rổ giá đựng và các vật dụng khác (giá bán 5 – 10 triệu đồng)

• Chi phí mua nguyên liệu thực phẩm: bao gồm: gạo, sườn, gia vị. Mức chi tiêu sẽ dao động từ 1 – 2 triệu/ngày

• Chi phí thuê nhân công: Tùy vào số lượng khách hàng vào quán mà bạn có thể thuê nhân viên. Hình thức thuê có thể theo giờ (giá thuê khoảng 15 – 20k/giờ) hoặc cố định theo tháng ( 3 – 5 triệu đồng).

15.5/ Muốn mở quán ăn cần những gì?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người sắp mở quán quan tâm. Sau đây là những dụng cụ, vật dụng cần thiết khi mở quán ăn bạn có thể tham khảo:

+ Dụng cụ làm bếp: như nồi niêu, xoong chảo, dao kéo, thớt. Các loại máy, vật dụng như bếp ga, lò vi sóng, máy xay, nồi hấp,…

+ Các vật dụng khác như: chén, dĩa, ly cốc, thìa,..

+ Các vật dụng như bàn ghế, đèn, quạt,..

+ Dụng cụ, vật dụng trang trí trong quán ăn

16/ Quản lý tối ưu với phần mềm quản lý quán cơm PosApp

Việc mở quán cơm không phải là dễ dàng nhưng việc quản lý và vận hành quán sao cho hiệu quả cao còn khó hơn gấp nhiều lần. Hiểu rõ điều đó, PosApp giới thiệu đến chủ quán phần mềm quản lý quán cơm văn phòng hiệu quả ưu việt.

Phần mềm quản lý cùng máy tính tiền PosApp với nhiều tính năng dành riêng cho quán cơm như:

• Bán hàng, order, in hóa đơn, tính tiền chính xác với những thao tác chạm cảm ứng dễ dàng.

• Quản lý tồn kho, định lượng nguyên vật liệu theo công thức chế biến của đầu bếp. Tức là, khi quán bán một phần cơm, phần mềm sẽ tự trừ trong kho theo đúng công thức chế biến. Cuối ngày, chủ quán cơm có thể rà soát, đối chiếu số liệu trên phần mềm và thực tế. Giúp giản sự thất thoát do giản lận của nhân viên bếp.

cơm chiên dương châu
Định lượng nguyên liệu chế biến 1 phần cơm chiên dương châu

• Đồng bộ dữ liệu liên tục giữa các thiết bị của nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, bếp, quản lý. Giúp tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng của quán.

• 30 dạng biểu đồ báo cáo chi tiết tình hình kinh doanh như: doanh thu - chi phí, tồn kho, công nợ, tỷ trọng mặt hàng bán chạy,....

• Còn nhiều tính năng khác của PosApp chờ bạn khám phá!

Dùng ngay miễn phí!

Posapp hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn mở quán cơm bình dân được thành công và thuận lợi.

Xem thêm: Các vật dụng cần thiết không thể thiếu khi mở quán ăn

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet

Từ khóa » Mở Tiệm Cơm Niêu