Kinh Nghiệm Mua Sắm ở Hà Nội - LocaVN
Có thể bạn quan tâm
Phụ lục
- Phố cổ
- Làng nghề truyền thống Hà Nội
- Các chợ lớn ở Hà Nội
- Trung tâm thương mại, siêu thị
- Lưu ý
Phố cổ
Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến, đây là nơi tập trung những giá trị văn hóa – nghệ thuật vô giá. Đến với Hà Nội, các bạn có thể choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị của khu vực phố cổ Hà Nội, của những thắng cảnh nổi tiếng và đặc biệt là trước hàng ngàn những mặt hàng đặc sản, quà lưu niệm phong phú và độc đáo.
- Đi du lịch cần chuẩn bị những gì? 10+ vật dụng cần thiết
- Tổng hợp những rủi ro khi đi du lịch mà bạn cần lưu ý
- Phá cách với mẹo tự chụp ảnh khi đi du lịch một mình
- Cách tạo dáng chụp ảnh khi đi du lịch cực “sành sỏi”
- Tổng hợp kinh nghiệm đi tour mà bạn nên biết
Phố cổ Hà Nội
- Phố Hàng Bông: Trước đây là phố hàng nổi tiếng với nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Giờ đây dọc con phố Hàng Bông là các cửa hàng vàng bạc đá quý, các cửa hàng chuyên in, thêu, may: cờ, khẩu hiệu, quần áo thể thao… Cho đến các cửa hàng điện lạnh, nhiệt điện, vật liệu điện…
- Phố Hàng Mã: Bán đồ vàng mã để thờ cúng, đồ chơi thiếu nhi và đồ trang trí đám cưới, đồ thủ công.
- Phố Mã Mây: Trước đây chuyên bán các sản phẩm từ mây, tre đan. Giờ đây trở thành con phố chuyên về dịch vụ du lịch.
- Phố Hàng Bạc: Làm nghề kim hoàn, bán vàng bạc và trang sức.
- Phố Hàng Ngang – Hàng Đào: Xưa kia bán các loại vải vóc, tơ lụa, bây giờ bán các loại áo quần, âu phục,… Và cũng là tuyến phố đi bộ Chợ đêm Hàng Đào – Đồng Xuân, chợ họp vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, bán nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép và một số đặc sản khác…
- Phố Hàng Lược: Trước kia phố bán chủ yếu là lược (lược gỗ, lược sừng…), ngày nay bán các loại đồ trang sức, đồ trang trí. Đặc biệt từ 23 tháng Chạp cho đến tận chiều tối 30 Tết, nơi đây còn là phố chợ hoa, ngoài các loại chậu quất, đào, lay ơn… chợ còn bán cả đồ đồng và đồ cổ phía đầu Hàng Mã, phố Chả Cá.
- Phố Hàng Buồm: Bán bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, các loại rượu bia, nước giải khát. Phố còn có nhiều quán bán thực phẩm chín nổi tiếng như thịt quay, bún, nộm…
- Phố Hàng Quạt: Chuyên bán đồ thờ cúng, vàng mã, cờ phướn, nến hương, chuông khánh, áo quần hầu đồng và… tượng.
- Phố Hàng Thiếc: Bán các sản phẩm được đúc và làm từ kim loại.
- Phố Hàng Bồ: Bán nguyên vật liệu cho việc may mặc và trang trí.
- Phố Hàng Than: Bán bánh cốm, bánh phu thê, mứt sen, trà Thái và các đồ cưới hỏi.
- Phố Hàng Đồng: Bán các sản phẩm đúc từ đồng như mâm đồng, đỉnh đồng, lư đồng, lọ hoa…
- Phố Hàng Điếu: Phố xưa chuyên làm và bán các loại điếu cày, điếu bát, điếu ống bịt bạc hoặc vàng… Ngày nay còn ít nhà bán điếu và bịt bạc, chủ yếu chuyển sang làm giày dép bằng da ta, giày da lộn…
- Phố Cầu Gỗ: Trước kia phố buôn bán nhiều loại sơn làm tranh sơn mài… Hiện nay phố bày bán nhiều loại mặt hàng phục vụ khách du lịch. Đầu phố gần ngã 3 Cầu Gỗ – Đinh Liệt tới gần chợ Hàng Bè là rất nhiều những cửa hàng bán cặp, dây buộc tóc và bấm lỗ tai. Đi thêm 1 đoạn là hàng bánh khúc Quân nổi tiếng. Đoạn ngã 3 Cầu Gỗ với phố Hồ Hoàn Kiếm là cửa hàng bún thang. Cuối phố là những cửa hàng bán giầy dép đủ loại mẫu mã từ phố Hàng Dầu tràn sang.
- Phố Hàng Cân: Trước đây phố làm và bán cân, bán thước gỗ, ngày nay phố bán chủ yếu giấy xi măng, bìa cứng, giấy trắng, văn phòng phẩm…
- Phố Hàng Trống: Nổi tiếng với nhiều nghề thủ công như vẽ tranh dân gian, nghề làm trống hội, cờ phướn, võng lọng. Hàng Cân ngày nay chủ yếu là các cửa hàng thời trang cao cấp và nhiều trụ sở cơ quan Nhà nước.
- Phố Đinh Liệt: Chuyên bán các loại len và khăn len, que đan, que móc…
- Phố Đinh Lễ: Chuyên bán các loại sách, truyện giá rẻ.
- Phố Tràng Tiền: Chuyên kinh doanh các loại sách, báo, đặc biệt ở đây còn có cửa hàng kem Tràng Tiền nổi tiếng.
- Phố Hàng Chiếu: kinh doanh các sản phẩm chiếu nhiều loại, bao bì, bạt, băng dính, mành rèm…
- Phố Hàng Mành: Có nhiều nhà hàng, khách sạn và nổi tiếng với món bún chả Hàng Mành.
- Phố Lãn Ông: Bán các loại thuốc đông y.
- Phố Lương Văn Can: Chuyên bán các loại đồ chơi trẻ em.
- Phố Hàng Đường: Chuyên bán các loại ô mai, bánh kẹo.
- Phố Nguyễn Thái Học: Chuyên bán các loại tranh.
- Phố Phương Mai: Chuyên bán dụng cụ y tế.
- Đường La Thành: Đầu La Thành – Ô Chợ Dừa chuyên bán các loại sắt, thép, cửa xếp… Đoạn sau đường La Thành chuyên bán các đồ gỗ, bàn ghế, giường tủ…
Làng nghề truyền thống Hà Nội
Dù nhiều làng nghề truyền thống đã biến mất cùng với thời gian nhưng hiện nay, theo thống kê cho thấy Việt Nam vẫn còn gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Đây là nơi mà những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt vẫn còn được bảo tồn và phát huy. Sau đây là một số làng nghề truyền thống Hà Nội mà chắc chắn sẽ làm bạn thích thú khi ghé thăm:
Làng Thạch xá chuồn chuồn tre
- Làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm, Hà Nội.
- Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Hà Nội.
- Làng Vòng (cốm làng Vòng) – Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Làng hương Yên Phụ – Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
- Làng đúc đồng Ngũ Xá – Tây Hồ, Hà Nội.
- Làng kim hoàn Định Công – Định Công, Hà Nội.
- Làng nghề mây tre đan Phú Vinh – Chương Mỹ, Hà Nội.
- Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá – Thạch Thất, Hà Nội.
- Làng nón Chuông – Chương Mỹ, Hà Nội.
- Làng sơn mài Hạ Thái – Thường Tín, Hà Nội.
- Làng quạt Chàng Sơn – Thạch Thất, Hà Nội.
- Làng rối nước Đào Thục – Đông Anh, Hà Nội.
- Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá – Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội.
- Làng hoa Tây Tựu – Từ Liêm, Hà Nội.
- Làng điêu khắc Dư Dụ – Thanh Oai, Hà Nội.
- Làng thêu Quất Động – Thường Tín, Hà Nội.
Các chợ lớn ở Hà Nội
Hình ảnh khu chợ với những hoạt cảnh mua bán sôi nổi, hàng hóa đầy ắp là một trong những hình ảnh đậm chất truyền thống của người Việt. Dưới đây là một số chợ lớn ở Hà Nội cho các bạn tìm hiểu thêm:
- Chợ Long Biên. Địa chỉ: Phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.
Đây là khu chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất Hà Nội, nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, cứ 10 giờ đêm là không khí ở đây bắt đầu nhộn nhịp, náo nhiệt, các tiểu thương lấy hàng, dỡ hàng trên các xe tải chở đồ từ Nam ra và các xe chở đồ từ Trung Quốc sang rồi đổ đi khắp các ngả thành phố, chuẩn bị cho ngày mới.
Chợ Đồng Xuân Hà Nội
- Chợ Đồng Xuân. Địa chỉ: Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chợ nằm trong khu phố cổ và là chợ đầu mối dành cho bán buôn là chính, hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc. Ngoài các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo… chợ Đồng Xuân còn được biết đến với thiên đường quà vặt như bún chả que tre, các loại chè, bánh, bún, phở…
- Chợ Hôm. Địa chỉ: Số 79 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chợ Hôm nằm giữa phố Huế, chợ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều tất cả các ngày trong tuần. Chợ Hôm là nơi buôn bán từ những loại thực phẩm, rau củ…đến các loại vải, quần áo với đủ các chất liệu, hoa văn, màu sắc.
Và một số các chợ khác:
- Chợ Nghĩa Tân. Địa chỉ: Phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Chợ Mơ. Địa chỉ: Số 459C Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chợ Nhật Tân. Địa chỉ: Số 345 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trung tâm thương mại, siêu thị
Đến với những trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội, các bạn không chỉ được mua sắm thỏa thích mà còn được tham gia những trò chơi thú vị và sôi động tại các khu vui chơi giải trí hay thưởng thức ẩm thực địa phương, ẩm thực thế giới.
- Vincom Mega Mall Royal City. Địa chỉ: Số 72A Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Khu trung tâm thương mại đẹp và rất rộng được thiết kế dưới tầng ngầm với nhiều dịch vụ như mua sắm với nhiều thương hiệu, cửa hàng lớn, khu phố ẩm thực đa dạng và khu vui chơi giải trí như xem phim, trượt băng, công viên nước…
- Vincom Mega Mall Times City. Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Gần giống với Royal City đây cũng là trung tâm thương mại liên hoàn dưới tầng ngầm với nhiều dịch vụ như mua sắm, phố ẩm thực và khu vui chơi giải trí: thủy cung, xem phim….
- Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu. Địa chỉ: Số 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Siêu thị Metro Thăng Long. Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, quận Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một trong những siêu thị lớn chuyên bán sỉ và bán lẻ các loại thực phẩm tươi sống đến các đồ gia dụng, quần áo, đồ văn phòng…
- Siêu thị Big C Thăng Long. Địa chỉ: Số 222 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây cũng là một trong những siêu thị lớn bán đủ loại thực phẩm tươi sống đến các đồ gia dụng, quần áo, đồ văn phòng và các loại kẹo bánh… Đặc biệt nơi đây còn bán các loại thực phẩm chế biến sẵn, bán theo suất hoặc theo kg.
Và một số siêu thị có tiếng khác:
- Melinh Plaza. Địa chỉ: Km 8, đường cao tốc Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội.
- Tràng Tiền Plaza. Địa chỉ: Số 24 đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Trung tâm thương mại Picenza. Địa chỉ: Số 20 Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Siêu thị Fivimart. Địa chỉ: Số 17 Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Siêu thị Thái Hà. Địa chỉ: Số 174 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nôi.
Lưu ý
Nếu các bạn muốn mua quà lưu niệm đậm chất Hà Nội về làm quà cho người thân thì hãy tham khảo lời khuyên khi mua quà lưu niệm dưới đây:
- Khi đi mua hàng ở các khu chợ, các bạn tránh mua hàng vào đầu giờ sáng và đầu giờ chiều. Tránh hỏi giá nhiều mà không có ý định mua. Khi mặc cả giá cũng đừng nên trả giá quá gay gắt, hay chỉ trả một giá rồi bỏ đi. Tốt nhất nên mặc cả ba lần, nên mỉm cười và cảm ơn người bán hàng. Nói với họ bạn muốn đi xem thêm các hàng hóa khác trước khi quyết định có mua hay không.
- Khi mua những đồ dễ bị nấm mốc hay hỏng hóc, hay phải vận chuyển xa.
Những món quà lưu niệm nên mua và đáng mua khi đến Hà Nội:
- Lụa và những sản phẩm từ lụa như khăn, túi xách, ví, mũ, cà vạt… Chỉ có một cách duy nhất để phân biệt lụa tơ tằm chính hiệu với lụa pha nylon. Trước khi làm việc này, bạn nên khéo léo xin phép chủ tiệm cho kiểm tra chất lượng lụa. Bạn lấy một sợi ra rồi đốt; nếu than sau khi cháy bóp vụn như bụi thì đó là lụa chính hiệu. Còn nếu than dính vào nhau và kéo ra được thành sợi thì lụa này là lụa nylon.
- Những con rối nước nhỏ được làm bằng gỗ sẽ là một món trang trí tuyệt vời. Thậm chí chúng cũng là món quà ý nghĩa cho các em nhỏ.
- Nếu bạn không phải vận chuyển đi xa thì những món đồ ăn tươi ngon và đậm nét truyền thống Hà Nội sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Chẳng hạn như bánh cốm Hàng Than, bánh phu thê, ô mai Hàng Đường.
- 20 đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng – Cập nhật 2017
- 10 điểm du lịch mạo hiểm thú vị ở Việt Nam
- 8 đặc sản Cát Bà cần phải thử khi du lịch
- 16 đặc sản Mộc Châu – Sơn La – Cập nhật 2017
- Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Đà Lạt từ A đến Z
Từ khóa » Hà Nội đi Mua Sắm ở đâu
-
Top 10 Trung Tâm Mua Sắm ở Hà Nội - Tripadvisor
-
Top 9 Trung Tâm Mua Sắm Lớn Nhất Hà Nội
-
Top 15 Địa điểm Mua Sắm được Teen Hà Nội Yêu Thích Nhất
-
Mua Sắm ở Hà Nội
-
Top 9 điểm Mua Sắm Hấp Dẫn Du Khách ở Hà Nội - Yeudulich
-
Top 10 địa điểm Mua Sắm ở Hà Nội Nổi Tiếng Mà Bạn Nên Biết
-
Top Các Trung Tâm Mua Sắm Tốt Nhất Hà Nội
-
Top 10 Trung Tâm Thương Mại Hà Nội Lớn Nhất, Nổi Tiếng Nhất | Vincom
-
6 Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Hà Nội Vui Chơi, Mua Sắm Thả Ga
-
Lưu Lại Kinh Nghiệm Mua Sắm ở Hà Nội Cực Bổ ích
-
Nên Mua Sắm ở đâu Khi đến Hà Nội? - đặt Phòng
-
Top 12+ Trung Tâm Thương Mại Tại Hà Nội Mua Sắm Thả Ga
-
Top 10 Trung Tâm Thương Mại Hà Nội Hiện Đại, Quy Mô Lớn Nhất
-
Khám Phá 5 Trung Tâm Thương Mại Hàng đầu Tại Hà Nội