Kinh Nghiệm Nhận Diện Các Loại Da - VO Shop

Kinh nghiệm nhận diện các loại da. Các sản phẩm được làm từ da luôn được biết đến như là vật liệu cao cấp, sang trọng. Do đặc tính da mềm, dẻo dai và bền theo thời gian nên chiếm được cảm tình của nhiều người. Nhưng làm thế nào để mua sản phẩm đúng chuẩn, làm từ da thật luôn là nổi lo lắng cũng như sự đắn đo của nhiều người trước khi quyết định mua sản phẩm làm từ da.

Da bò, da trâu: Da bò có lỗ chân lông hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều bề mặt. Còn da trâu thì có lỗ chân lông to và số lỗ ít hơn, da mềm nhão, trông không được mịn và đẹp như da bò. Hai loại da này thường được dùng làm giày, dép, ví, thắt lưng,…

giay da bo

Da heo: trên bề mặt da heo có lỗ chân lông hiện ra tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chân lông là chụm lại với nhau. Nhìn kĩ trên mặt sẽ thấy khá nhiều hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng, rắn, thường dùng để làm túi, ví, dép da, vali.

Da cừu: da mỏng, mềm có lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Thường dùng làm túi xách. dùng làm áo khoác, găng tay,…

da-cuu

Da ngựa: Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắpxếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi sách

Da dê: Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2-4 lỗ chân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo. Thường dùng dể làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.da-de

Da cá sấu: thường thì có gù (da đầu cá sấu), vân sần sùi (da lưng), đôi khi vân ít hơn một xíu (da bụng) hoặc vây đuôi cá sấu. Vây cá sấu gồ ghề bố trí không đều nhau.

Da đà điểu: da đà điểu thật chỉ có một đường sống chân, giữa các vảy có khoảng hở. Cấu trúc vảy xếp thành từng lớp, có độ sáng bóng.

da-da-dieu

Các loại da này phải qua một chuỗi quy trình xử lý hóa học gọi là thuộc da. Chu trình này giúp làm mềm, làm đẹp và giúp bảo vệ da không bị mục, bền theo thời gian. Nhưng trước khi tạo ra thành phẩm, da được phủ một lớp sơn hoặc PU để tạo độ bóng, màu sắc hay các đường vân theo yêu cầu.

Da thật gồm có 2 loại là da mặt và da lộn

Da mặt: là lớp da ngoài cùng có độ dày khoảng 1.0 -1.5mm và cũng là phần tốt và đẹp nhất của tấm da. Được chia làm hai loại: Da nguyên trạng (full grain) và da điều chỉnh (corrected grain).

+ Da nguyên trạng: da được giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không điều chỉnh hạt da.

+ Da điều chỉnh là bề mặt da đã được tác động để giảm các vết xước, làm nổi để phát triển các hiệu ứng. Loại da này được khá nhiều người ưa chuộng vì dễ lau chùi khi có đổ nước. Loại da này có lớp bảo vệ bề mặt và chống trầy xước.

Da thật khá bền theo thời gian, trong quá trình sử dụng không có hiện tượng da bị nổ, càng sử dụng da sẽ càng mềm mại.

Da lộn: là lớp da phía trong sau khi đã lạng lấy lớp da mặt vì vậy 2 mặt của da lộn da đều giống nhau đều các sợi sơ của da.

Chất liệu giả da

Da Simili: được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được đi xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn và trơn láng hơn. Da có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật.

da-simili

Simili cứng, khó lau chùi nên thường được dùng để làm các sản phẩm giá rẻ. Một loại simili cao cấp hơn, khó phát hiện hơn đó là da pu.

Da Pu: Còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo… da Pu là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Da Pu mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường.

da-pu

Da Pu khá tốt nên được sử dụng nhiều để làm ví, túi xách, giày dép, có giá thành rẻ hơn da thật, chỉ bằng khoản một nửa da thật.

Da pu rất dẻo và khi kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giãn ra gần giống như kéo thun.

Là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.

PU sẽ lão hóa dần và sau 2 năm bề mặt si sẽ bong tróc từ từ. Dù xài hay cất giữ kỹ thì si PU cũng bị rạn mặt và bong lớp phủ.

Từ khóa » Da Bóng Và Da Lì