Kinh Nghiệm Nuôi Chích Chòe Than - Wiki Phununet

Chích chòe than (danh pháp hai phần: Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ Hoét, nhưng nay được xem là thuộc họ Đớp ruồi cựu thế giới nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất . Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như các loài chim nuôi.

CHĂM SÓC CHÒE THAN

Nói chung chích chòe là loại chim có tuổi thọ trung bình thấp,nên nếu chỉ sơ ý một chút thì tên chòe cung ra đi vĩnh viễn. Bởi vậy việc chăm sóc cho anh chòe là việc hết sức quan trọng. Sau đây em xin đưa ra một số kinh nghiệm của em cho các bác tham khảo. Trước hết là khẩu phần ăn của chim. Theo em biết thì trên thị trường hiện co rất nhiều loại cám dành cho chim, song nếu chỉ với lượng dinh dưỡng ít ỏi trong cám như vậy thì chưa đủ với các ông hoàng trong nhà mà anh chòe là ứng cử viên hàng đầu. Bởi vậy khi cho chim ăn ta nên sao cám lẫn với lòng đỏ trứng gà, trong lồng phải có thêm cốc sỏi nhỏ hoặc cát vàng để chim ăn thêm cho dễ tiêu hóa.Thường xuyên cung cấp thức ăn tươi cho chim như thịt sống, tép đồng, các loài sâu bọ châu chấu, dế... vv, song cho ăn vừa thôi kẻo chim bị tiêu chảy đó.Nước uống của chim phải sạch khong cáu bẩn, mỗi ngày phải cho chim tắm mùa đông thì pha nước ấm không bị cảm lạnh đó.Chuồng chim phải được vệ sinh luôn vì chim ăn nhiều nên đương nhiên sẽ thải ra nhiều phân.Vào các ngày thời tiết lạnh nên chùm cho chim một tấm vải dầy để dữ ấm, nếu thấy lắm muỗi nên bọc một tấm vải màn ở ngoài lông chim, thêm nữa nên cho chim tắm nắng ban mai để tổng hợp vitamin D tăng cường caxi trắc xương. Nếu cá bác đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì nhok tin trăc tên chòe ủa các bác sẽ khỏe mạnh, sống lâu. Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ bé của em chưa đầy đủ lắm mong các bác thông cảm.Chúc các bác thành công!

- Chích chòe than còn có 1 cái tên khác đó là chim chìa vôi. Sở dĩ ông bà ta gọi nó là chim chìa vôi vì nó có đôi chân vừa cao, vừa nhỏ giống những cái chìa vôi của các bà ăn trầu. Do chân vừa cao, vừa nhỏ nên dáng đi của chích chòe than trông như xiêu vẹo, ko vững vì vậy, những người chân yếu mà lại cao khều thì đc ví von là cặp cẳng chìa vôi. Xuất xứ - CCT có xuất xứ từ quần đảo Nam Dương rồi dần dần có mặt ở các nước vùng Đông Nam Á trong đó có nuớc ta. Tại VN, giống này có mặt ở khắp mọi nơi từ núi cao rừng thẳm đến đồng bằnng sông Hồng, sông Cửu Long… tuy nhiên chúng sống trong rừng thì ít mà sống gần vườn tuợc gần nàh con người thì nhiều - Ngòai ra, CCT còn có 1 đặc tính là khi hót thì chọn cành cao nhất mà hót. Khi hót thì chim đứng yên vị trí khá lâu, khỏang 15- 30ph. Giọng hót của CCT có bài bản nhất định, ko lầm với loài chim nào khác đc Hình dáng - Hình dáng thì CCT quá quen thuộc rùj, lại có hình ảnh nên ko nhắc lại nữa, chỉ có nét đáng lưu ý là CCT miền Bắc lớn hơn CCT miền Nam và chân cũng cao hơn, nhung giọng hót và đặc tính thì ko có gì khác cả! Cách nuôi chim bổi - Trong đời sống tự nhiên thì CCT rất gần gũi với con người. Chúng thường sống và làm tổ trong các hốc ở vườn của con người. Chỉ cần lấy cái hủ đặt lên cành cây thấp là hung tự động vào đẻ… - Tuy CCT rất dạn người nhưng khi bị bắt vào lồng, chúng lại tỏ ra rất sợ hãi, bay tán loạn cho xức đầu mẻ trán hoặc có khi nhịn ăn chịu chết. vì vậy người nuôi CCT thường nuôi chim non cho dễ thuần tính và khi lớn lên , có thể thà choc him bay nhày trong nhà như gia cầm - Riêng chim bổi bẫy về thì phải nhôt chim trong lồng tre or mây, bên trong có cóng nước, cóng cào cào ( nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đưng đậu phộng pha một ít sâu tươi or khô. Ngoaì lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần Thức ăn - Đây là loài chim có ích cho con người,sống trong rừng, chúng thường tìm trùn dế, cào cào, sâu bọ phá hoại mùa màng mà ăn. Ngòai ra, chúng còn tìm ăn những trái cây đã chin trong vườn - Nuôi chim CCT rất tốn kém thức ăn. Mỗi ngày ngòai đậu phộng trộn trứng ra còn phải cung cấp thêm cào cào, sâu tươi hoặc khô nữa. sâu khô mua về bóp nhuyễn rồi trộn với đậu phộng trôn trứng tỉ lệ 30% or 50%. Cho ăn mỗi ngày ít là 1 muỗng cà fê. Chim ăn sâu càng nhiều thì càng sung, càng hăng, “ lên lửa”, thậm chỉ chủ đưa tay vào thêm thức ăn cũng bị chim đá, căn liên hồi. Vì vậy khi thấy chim đã “ lên lửa” thì ta giảm bớt lượng sâu xuống, tùy vào tình hình mà giảm cho hợp lý. Tuy nhiên, cào cào thì ko giảm, trừ khi vào mùa nắng, cào cào ko có thì đành tăng thêm lương sâu cho chim sung sức Lồng chim và cách chăm sóc - Lồng nuôi CCT ko cần rộng, chỉ cần đường kính đáy lồng khoảng 30phân là đủ. Ngòai ra nên giữ lồng chim sạch sẽ. phải kì cọ cóng nước cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nứơc. Thức ăn nên đổ vào cóng một lương vừa phải, tránh hư mốc. khi nào cho ăn mới trộn sâu khô với hỗn hợp đậu phông trộn trứng. - Mỗi ngày hoặc cách 1 ngày phải tắm choc him một lần vì CCT rất thích tắm. có tắm thì chim mới mát mẻ, sạch sẽ, ko có kí sinh trùng gây bệnh. - Túm lại nuôi CCT tốn kém, đòi hỏi phải chăm sóc nhiều nhưng bù lại chim hót suốt ngày và tiếng hót rất ngọt ngào, lảnh lót. Chỉ cần tuyển 1 bé họa mi và một bé chích chòe than là cả nhà suốt ngày rộn rã tiếng chim ca ^^ CÁCH NUÔI CHIM BỔI Thời gian tốt nhất để bắt tay vào nuôi Chích Choè Than Bổi là từ đầu tháng 9 âm lịch đến giữa tháng 3 năm sau!Ngoài khoảng thời gian này tôi khuyên các bạn nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng nên chọn chim nuôi.Vì cuối tháng 3 chim bắt đầu vào mùa sinh sản,từ lúc này đến cuối tháng 6 chim mãi chăm con,và sau đó là thời gian chim thay lông,lúc này sức lực rất suy kiệt,nếu bắt về nuôi tỷ lệ chim chết sẽ rất cao! LỰA CHỌN: Khi lựa chọn chim,điều căn bản nhất là chúng ta phải xác định rõ tiêu chí chọn chim của mình!Có người thích chim thon,dài,người khác lại to,ngắn…Vì vậy tôi khuyên các bạn nên xác định rõ điều này trước khi đi chọn Than,nó sẽ giúp các bạn đỡ tốn thời gian và việc lựa chọn cũng dễ dàng hơn,chỉ cần quan sát sơ qua,nếu không thấy mẫu chim mình cần tìm thì cứ việc đến nơi khác,không phải mất thời gian phân vân giữa việc nên hay không nên mua! Điều lưu ý đầu tiên khi bắt tay vào lựa chọn chim Bổi là quan sát và nhận biết đựơc tình trạng chung của những con chim trong lồng nhốt tập thể,chim phải linh hoạt,nhảy liên tục,điều này chứng tỏ lứa chim này vừa về khoảng 1-2 ngày,chim còn khoẻ,khi đó ta mới bắt tay vào lựa chọn! Với Chích Choè Than Bổi,nếu có điều kiện bắt từng con ra quan sát sẽ tốt hơn là chọn ngay trong lồng,nhưng thường khi chúng ta mua tại các cửa hàng và ở chợ chim cảnh thì người bán thường không muốn ta làm điều này! Vì vậy khi lựa chim Bổi,kinh nghiệm của tôi là ngồi xa lồng chim ra một chút để tránh chim hoảng mà nhảy nhiều,khó quan sát!Làm thế người bán cũng sẽ thích hơn mà để các bạn lựa chọn kỹ một chút! Vậy,lựa 1 con Bổi thế nào cho hay?Hay ở đây tôi muốn nói đến là 1 con chim khoẻ mạnh!Dù là chim bổi,rất nhát nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết 1 con chim khoẻ hay không qua những yếu tố cảm quan như sau: - Chim phải lành lặn,không dị tật! Những dị tật thuờng gặp là: Cụt móng,mờ mắt(nhìn vào con ngươi chim có màu đục),gãy cánh… - Lông chim phải sáng,có ánh biếc và ôm sát thân! Màu sắc lông chim chính là yếu tố cơ bản thể hiện ra ngoài thể trạng của chim khoẻ hay không! - Khi quan sát phần hậu môn,tốt nhất là không dính phân trắng!Vì chim đi phân như vậy là có dấu hiệu của bệnh,dễ chết! Ngoài ra nếu có kinh nghiệm,người lựa chim sẽ biết quan sát ức(lườn) chim xem chim mập hay ốm(ức võng,căng tròn là chim mập,có gờ,xơ 2 bên là chim ốm,suy) Khi đã nhận biết được và chọn cho mình con chim vừa ý,coi như các bạn thành công bước đầu! LỒNG NUÔI: Với Chích Choè Than Bổi,lồng nuôi cũng rất quan trọng,lồng ưa chuộng nhất là loại lồng có kích thước từ 52 đến 56 nan.Đặc biệt nên ưu tiên sử dụng những lồng có nan kép trên nóc,tốt nhất là loại nan kép toàn bộ.Lồng nan đơn(kích thước nan đến nan là =>2cm),nan kép ( =>1cm nan đến nan).Với lồng có nan kép như nêu trên sẽ giảm thiểu thương tật cho chim(nhất là vùng đầu)khi nuôi nhốt vì Chích Choè Than Bổi rất nhát trong thời gian đầu,chuyện trầy đầu chảy máu là chuyện bình thường! Cầu đậu: Cầu đậu dành cho Chích Choè Than thường có đường kính là 1-1,5cm là thích hợp nhất! Cóng nước: Nên sử dụng loại bằng sành hoặc ống giác thuỷ tinh,tránh sử dụng loại cóng nhựa có bán trên thị trường vì loại này tuy nhẹ,giá thành rẻ nhưng có 1 khuyết điểm khi nuôi Than Bổi là dễ làm rách chân chim khi chim đậu lên trên!Ai đã từng nuôi 1 con Chích Choè Than Bổi sẽ biết nó nhảy kinh khủng như thế nào trong thời gian đầu,nên việc tránh sử dụng các vật có cạnh sắc nhọn trong lồng là điều nên làm! THUẦN HOÁ: Khi tất cả đã chuẩn bị xong,mang chim từ chợ về,công việc đầu tiên các bạn cần làm trước khi cho chim vào là chuẩn bị lồng cho chim,các bạn cho vào lồng 4 cóng(2 cóng để sâu tươi,2 cóng nước),đặt đều 2 bên cầu!Thêm vào đó là khoảng 15 con cào cào non!Nên sử dụng cào cào non trong thời gian này cho chim dễ tiêu hoá! Khi đã chẩn bị xong chúng ta cho chim vào và trùm kín ngay áo lồng lại,tìm nơi yên tĩnh nhất cả ngày lẫn đêm để đặt lồng chim! Vậy vì sao phải cho đến 4 cóng vào lồng? Vì thời gian đầu tiên là lúc khó khăn nhất cho chim và cho cả người chơi.Sự nhẫn nại là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại khi chọn nuôi Chích Choè Than Bổi!!!Đối với chim,đây là thời gian chim dành cho sự phục hồi sức khoẻ và làm quen với môi trường sống hoàn toàn xa lạ! Sau khi cho chim vào,ngày hôm sau các bạn hé áo thật nhẹ,thật hẹp để quan sát chim còn sống hay không(đừng cười vì tôi bi quan nhưng đó là sự thật khi nuôi chim Bổi!!!),nếu chim còn sống thì quan sát cào cào hôm qua còn hay hết,sâu trong cóng chim đã ăn hết bao nhiêu??!Nếu hết cào cào thì bỏ thêm vào với lượng nhiều hơn hôm qua 5 con!Sau khi cho cào cào vào thì trùm áo lại ngay và đặt lồng vào vị trí cũ! Công việc của các bạn trong suốt tuần đầu tiên chỉ là như vậy,châm nước,sâu,cào cào và trùm áo lồng!Một lời khuyên dành cho các bạn là đừng nên nôn nóng cho chim tắm hay tập cho chim ăn cám trong thời gian này!Những điều này chưa thật cần thiết mà đôi khi còn phản tác dụng thậm chí làm chết chim!Một lý do rất đơn giản,chim cần có thời gian thích nghi với môi trường mới,đừng thay đổi mọi thứ đột ngột! Sang tuần thứ 2, lúc này chim đã khoẻ hơn và chúng ta bắt đầu dời vị trí lồng nuôi từ nơi này sang nơi khác,mục đích việc này là giúp chim làm quen với môi trường xung quanh. Thời gian này chúng ta bắt đầu việc cho chim tắm và phơi nắng: -Phơi nắng cho chim tốt nhất là khoảng 10h trưa,lúc này nắng vừa đủ để chim sưởi ấm!Chọn nơi thật vắng,không có người và thú vật qua lại,mở nhẹ áo nửa lồng phần cửa,hướng về phía có ánh nắng rọi vào,để chim ở đó khoảng 15 phút rồi trùm kín và mang lồng vào!Làm thế trong 3 ngày,đến ngày thứ 4 thì chuẩn bị lồng tắm trong có khay nước,pha muối loãng(1/2 kg cho 5l nuớc),sẽ giúp chim loại bỏ ký sinh,rận mạc trên người trong suốt thời gian nuôi ủ! - Sau khi chuẩn bị lồng tắm xong thì đặt tại vị trí mà 3 ngày trước cho chim phơi nắng,che kín phần nóc lồng tắm cho chim đỡ hoảng mà đâm đầu khi cho vào tắm! - Mang lồng ra cho chim phơi nắng,lúc này cửa lồng chim áp sát vào lồng tắm,sau 15 phút thì kéo cửa,đợi cho chim qua lồng tắm thì thật nhẹ nhàng rút lồng chim mang ra chỗ khác để vệ sinh tất cả(áo lồng,bố,cầu,cóng rửa qua bằng nước sạch sau đó mang đi phơi nắng cho khô).Sau khi chim tắm xong thì cho chim vào lại lồng,để nguyên vị trí đó cho chim phơi thêm 15 phút thì trùm áo lồng lại và mang vào trong! - Việc phơi nắng nên làm mỗi ngày,riêng việc tắm,nếu trời nắng tốt thì 2 ngày 1 lần,không thì 1 tuần 2 lần!Việc cho chim tắm không chỉ giúp nó sạch sẽ mà còn giúp chim mau dạn hơn(vì khi chim thực sự an tâm thì mới dám xuống tắm). Sau 2 tuần,các bạn tạm yên tâm rằng con chim mình không chết vì suy yếu(nên lưu ý trong suốt 2 tuần này thức ăn chính vẫn là sâu tươi và cào cào).Tôi không chú trọng việc cho chim ăn bột vì đây là loại thức ăn hoàn toàn mới mà cơ thể chim khi đang suy yếu rất khó làm quen và hấp thụ,tôi chỉ muốn con chim của mình sống,sau đó việc tập cho ăn thế nào cũng không còn là vấn đề,đừng vì chút nôn nóng mà làm hỏng công sức mình bỏ ra! Sang tuần thứ 3, lúc này ta mới hé áo thật hẹp nơi cửa lồng,hướng lồng ra ngoài cho chim làm quen với khung cảnh xung quanh!Đây cũng là lúc ta bắt đầu tập cho chim ăn bột! Có 2 cách thông dụng là trộn bột vào chung cóng sâu hoặc với cào cào cắt nhỏ! Trộn với lượng tăng dần trong 4 ngày rồi giảm dần từ ngày thứ 5 và giảm hẳn sau 1 tuần,lúc này ta sẽ ngưng cho sâu tươi và cào cào trong 1 ngày,trong lồng chỉ còn cóng bột và nuớc,đến chiều thì quan sát cóng bột xem chim có ăn hay không,lưu ý cần phân biệt việc chim ăn bột và bới bột tìm sâu,cào cào,nếu ăn thì chỉ có ít bột rơi ra ngoài,cóng bột vơi và cóng nước thì có bột lắng trong đó! Khi đã chắc chim biết ăn bột,lúc này ta nên giảm hẳn lượng sâu trong ngày để chim ăn bột! Sáng sớm cho cào cào khoảng 20 con vào lồng,khi hết cào cào chim sẽ ăn bột,đến cuối ngày thì cho 1 muỗng caffe sâu vào cho chim ăn!Đó là công thức chung cho chim thuộc và chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong việc nuôi và thuần Chích Choè Than Bổi! Những việc sau đó là hé dần áo trùm lồng rộng hơn,thay đổi thường xuyên các vị trí treo lồng trong nhà nhưng tối đến thì dành 1 nơi thật yên cho chim ngủ! Và 1 ngày đẹp trời,con chim của bạn sẽ hót,từ nhỏ sang lớn và rất lớn!Từ chỉ hót buổi sáng đến hót trưa và hầu như cả ngày!Lúc này bạn có thể tin rằng con chim của mình đã thích nghi hoàn toàn và xem nhà bạn là lãnh thổ của nó,hót để khẳng định vị trí lãnh thổ,hót vì tự tin!Lúc này chúng ta có thể nghĩ đến việc mang chim đến các tụ điểm vợt chim cho chim làm quen từ từ! Khi mang đến cội(tụ điểm vợt chim),các bạn không nên nóng vội mà mở áo lồng ra,cứ tìm 1 nơi xa những con chim khác mà treo lồng,áo lồng vẫn trùm kín!Hết giờ cứ vậy mà mang lồng chim về!Sau 3 lần mang chim đi như thế thì ta mới bắt đầu hé dần áo lồng ra từ hẹp đến rộng cho chim làm quen với khung cảnh mới,không thấy lạ mà bị hoảng hay sợ những con chim khác!Ra cội,tốt nhất là tìm 1 nàng Than mái cho để cạnh lồng chàng,chàng sẽ bình tĩnh hơn và máu hơn,từ đó sẽ mau đấu với chim lạ! Một điều lý thú là với Than Bổi,sau mỗi lần đi vợt ở cội chim về,nếu để ý các bạn sẽ thấy chú chim của mình dạn hơn 1 chút so với lúc chưa mang đi!Và càng đi thường xuyên(2 lần 1 tuần)con chim sẽ trở nên dạn dĩ hơn,hót nhiều hơn! Đây là những kinh nghiệm đã mang lại thành công,hy vọng các bạn sẽ tìm và thuần hoá được 1 chú chim Bổi được coi là rất nhát trong các loài chim cảnh này! PHÂN BIỆT TRỐNG, MÁI CHÒE THAN NON

Hôm nay tình cờ đọc được một bài trên mạng chia sẻ kinh nghiệm về cách phân biệt trống hay mái của chích chòe than khi còn non xin chia sẻ lại cho mọi người. Hi vọng sẽ là một thông tin bổ ích

Cách 1: Khi chim non gần biêt mổ, ta nhổ vài sợi lông nhỏ bên mép của chúng (nhớ đừng nhổ nhầm râu đấy nhé) khoảng 2 đến 3 ngày sau là chỗ đó ra lông mới. Nếu lông mới mà đen nháy thì là chim trống còn lông mới ra mà có màu như cũ thì là chim mái. Cách 2: Các bạn quan sát những đặc điểm sau: - Mắt : mắt chòe than trông dữ tướng méo xệch mi mắt chíu xuống dữ dằn vành mắt dầy kéo dài ra sau - Đầu : chọn con đầu bằng - đầu xà to bản rộng - Chân dóng chân dài to bàn chân to - Mỏ thẳng dài và to . Gốc mỏ của hàm dưới phải đen tuyền,nếu không đen tuyền hết hàm thì 100% là mái.

Khi các bạn mà chọn được một con chim có đầy đủ tiêu chuẩn trên thì : Chúc mừng bạn . Chỉ 1 lần lựa chọn mà có 1 con chim sau này làm chòe đá hay hót múa đều ok hết CÁCH ĐỀ PHÒNG CHÒE THAN CON LỘN MÈO

Bất kì ai khi nuôi dòng chim này đều rất ngại nuôi chim con,bởi khi lớn lên sẽ dễ mắc phải tật lộn mèo!(Tật xấu phổ biến ở chim nuôi lồng!!!) Nguyên nhân: -Đây là dòng chim vốn rất linh động ngoài tự nhiên,nên không tránh khỏi chuyện thừa năng lượng trong quá trình nuôi nhốt trong không gian chật hẹp!(Đó là nguyên nhân ngay cả chim bổi cũng lộn(nhưng lộn vì quá nhát trong không gian chật hẹp!!!) -Những dòng chim càng linh động ngoài tự nhiên khi vào lồng càng dễ lộn!(Khuyên,sâu,huých cô...) -Với chim Chòe Than con càng dễ mắc vào tật xấu này!Trong giai đoạn chim tập bay(vừa qua khỏi giai đoạn ủ tổ),lúc này cơ thể chim tích tụ rất nhiều năng lượng chuẩn bị cho 1 thời gian tự lập sắp tới!Nếu quan sát kĩ các bạn sẽ thấy giai đoạn này chim rất hoạt bát,nhảy lên xuống liên tục trong lồng,có lúc bay loạn xạ vừa bay vừa la inh ỏi,với những con quá linh động,trong không gian chật hẹp đó không đủ để chim hoạt động nhằm đốt năng lượng thừa trong cơ thể,rất dễ nãy sinh chuyện chim bắt đầu tập lộn mèo!Vậy vì sao lại là lộn mèo?Vì lộn mèo là hành động hao phí năng lượng nhiều nhất khi chim ở trong lồng!(Để ý những con đã có tật lộn mèo,trong giai đoạn thay lông chim không hề lộn,vì không đủ năng lượng!).Ở con người chúng ta cũng có chuyện thừa NL này,nhưng may mắn là chúng ta không lộn mèo để đốt năng lượng...! Cách phòng ngừa: Nên thường xuyên quan sát chim trong giai đoạn trước trưởng thành! Khi thấy chim bắt đầu có dấu hiệu ngước cổ ra sau,thì ngay lập tức(còn chần chờ gì nữa!)bắt con chim con ra khỏi lồng,cắt hoàn toàn phần lông cánh 2 bên để chim mất thăng bằng khi bay,không dám mạo hiểm tung mình. Tiếp sau đó là tìm 1 cái lồng rộng hơn lồng đang nuôi,gác 2 cầu,1 thấp.1 cao gần đụng nóc lồng,cứ để chim trong đó nuôi đến khi thay xong lông trưởng thành thì bắt ra lại lồng cũ,nếu làm đúng cách này thì 10 con sẽ có 8 con bỏ hẳn tật xấu(chưa kịp biết đã phải bỏ rồi mà!) Với những con đã lộn được rồi thì coi như bó tay(cái xấu vốn rất dễ học và nhớ dai mà!) Nếu thấy con chim có dấu hiệu muốn lộn mèo thì thay cây cầu đang sử dụng bằng 1 cây cầu trúc,nhỏ thôi nhưng phải thật trơn láng Đặt cầu vào lồng xéo góc 30 độ(có thể gác 1 đầu ở "nan bo" cuối,và 1 đầu ở "nan bo" kế trên).Mục đích của việc này là làm cho con chim khi đậu lên cầu sẽ trơn chân,tuột xuống,thế là sợ,chỉ lo làm sao đứng cho vững trên cây cầu quên cả việc lộn mèo trong lồng,để thế đến khi chim thay lông xong! Nhớ chú ý đặt cóng thức ăn và nước tương xứng ở mỗi đầu cây cầu!Với những con đã lỡ lộn 1-2 lần thì làm thêm 1 việc là trùm áo lồng toàn bộ chỉ để hở cửa như nuôi Họa Mi! Trùm đến khi thay lông xong thì mở ra như bình thường!Nhớ đừng quên tắm và phơi nắng điều độ dù trùm áo nhé!!!! CÔNG THỨC TRỘN CÁM CHO CHÒE THAN

Nguyên liệu Đậu phộng : 150 g Tôm or tép : 150 g Trứng gà : 10 quả ( lấy lòng đỏ ) Đậu xanh : 100 g Trứng cút : 10 quả Cách làm - Đậu chọn loại 1,rang với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì ray vỏ,xay nhuyễn! Lót báo rút dầu trong 2 ngày - Tép còn tươi rửa sạch,để nguyên vỏ cho vào máy sinh tố cùng với 5 lòng đỏ trứng gà + 10 trứng cút rồi xay cho đến khi tép thật nhuyễn thì cho hỗn hợp này vào với đậu đã rút dầu cùng 5 trứng còn lại,trộn đều,cho vào lò vi sóng(nếu không có thì mang lên chảo rang với lửa nhỏ).Sau khi thấy bột không còn dính tay thì mang ra dùng cối ép hạt. - Trải đều bột đã ép ra báo và đem phơi nắng,liên tục thay báo khi thấy đã thấm dầu,làm vậy trong 3 ngày! Trong trường hợp thời tiết không có nắng các bạn có thể dùng quạt bàn để sấy cho khô bột cũng với cách làm trên.Tuy nhiên khi chuẩn bị cho vào keo thì nên dùng máy sấy tóc sấy sơ qua hoặc dùng 1 cái chảo gác lên 1 nồi nước sôi để rang bột nhằm đảm bảo không còn hơi nước đọng trong bột! - Nên dùng hũ thủy tinh để bảo quản,kỹ hơn thì cho thêm vào 1 túi hút ẩm! Làm đúng cách này bột có thể bảo quản trong 6 tháng mà chất lượng không hề thay đổi! Nuôi chích chòe lửa để căn nhà của bạn thêm sinh động Kinh nghiệm nuôi chim họa mi Nuôi chim họa mi hót hay bằng cách nào Kinh nghiệm nuôi chim chào mào Làm thế nào để thu hút người khác phái (st)

Từ khóa » Chích Chòe Than Làm Tổ Bao Lâu Mồi đẻ