Kinh Nghiệm Nuôi Con ăn Dặm BLW Của Mẹ 8X Giúp Bé 1 Tuổi đã Biết ...
Có thể bạn quan tâm
Khá nhiều mẹ Việt thường gặp lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp cho con ăn dặm bởi hiện nay có khá nhiều cách thức khác nhau như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm tự chỉ huy BLW.
Bà mẹ Thanh Nga (29 tuổi, Hà Nội) cũng từng như thế. Khi con trai chị, bé Phúc Anh (tên thường gọi là Sóc) đến tuổi ăn dặm, chị tìm hiểu tất cả các phương pháp trên, lợi hại ra sao, thực hiện như thế nào. Và cuối cùng, phương pháp được chị lựa chọn cho con đó là ăn dặm tự chỉ huy BLW đơn giản là bởi BLW phù hợp với bé Sóc.
Bé Sóc được mẹ cho ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW.
Video: Sóc tiếp thu thức ăn khá tốt.
Dưới đây là chi tiết kinh nghiệm của chị Thanh Nga khi cho con ăn dặm BLW dành cho các bà mẹ đang mong muốn tìm hiểu:
THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY BLW
Điều kiện để bắt đầu tập con ăn là con đủ 6 tháng – thời gian hệ tiêu hoá của con có thể tiếp nhận thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
Điều kiện thứ 2 là con đã ngồi vững, cứng cổ hoặc có thể ngồi kiểu ếch mà không cần hỗ trợ. Bởi vì là con tự đưa thức ăn vào miệng và cắn nhai nên nếu bé không ngồi hay ngật ngưỡng thì rất nguy hiểm.
CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHI CHO CON ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY BLW
Bạn chỉ cần:
- Ghế ăn dặm.
- Yếm ăn dặm hay áo ăn dặm.
- Dao lượn sóng (giai đoạn đầu cắt cho bé dễ cầm).
- Thớt, chảo nhỏ, nồi nhỏ, vỉ hấp.
- Bát, khay, thìa dĩa cho bé.
- Cốc có ống hút cho bé tập dùng ống hút.
NGUYÊN TẮC KHI CHO CON ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY BLW
- Ngồi ăn tại bàn ăn ghế ăn, không ăn rong, không xem tivi ipad, không làm trò múa hát hay mọi thứ để dụ dỗ con ăn.
- Để bé ngồi thẳng vững trên bàn ăn và tập trung ăn như thế mới giảm thiểu được hóc nghẹn.
- Mẹ luôn quan sát bé khi ăn.
- Chế biến đồ ăn theo giai đoạn phát triển của bé, khả năng cầm nắm và xử lý đồ ăn tốt hay không.
- Không cho bé ăn thức ăn quá cứng, dễ gây hóc nghẹn như các loại hạt, khoai khi bé chưa biết nuốt,...
CÁC THỰC PHẨM CHO BÉ LÚC BẮT ĐẦU VÀ SAU ĐÓ
Quá trình tập ăn BLW chia làm 3 giai đoạn chứ không hẳn là theo tháng tuổi, vì kĩ năng của các bé là khác nhau, có bé nhanh bé chậm, ở mỗi giai đoạn là có 1 sự khác nhau nhỏ về loại thực phẩm và cách chế biến.
Giai đoạn 1: Tập kĩ năng - 6 đến 7 tháng tuổi
Ở giai đoạn này khi mới bắt đầu là các bé cũng đang học cầm nắm, nên dùng cả bàn tay để nắm đồ ăn. Và các bé chưa có kĩ năng nuốt.
Vậy nên thực phẩm chủ yếu là rau củ quả cắt thanh dài (như hình) hấp luộc hay áp chảo. Chú ý luộc mềm vừa phải để bé không bóp nát được, có thể kiểm tra bằng 2 ngón tay của mình dùng lực bóp được là được vì bé sẽ dùng lợi để cắn nhai nên phải đủ mềm.
- Rau củ: Bông cải xanh, cà rốt, măng tây, dưa chuột, su su, su hào, súp lơ trắng, bí đỏ, ớt chuông, bí ngòi, bí xanh, ngô bao tử, súp lơ trắng, cần tây bỏ lá…
Cuối giai đoạn mới nên tập khoai lang khoai tây vì bứ và dễ nghẹn.
- Trái cây: Táo, lê,đào, chuối, đu đủ, quả bơ, dứa, cam, dưa hấu, dưa lưới, xoài, roi… hoa quả mềm.
Thực phẩm giàu chất đạm có thể giới thiệu cho bé là thịt lợn, thịt gà, cá. Khi bé được khoảng 8 tháng thì có thể cho ăn tôm.
- Tinh bột: Có thể là bánh mì gối, bánh mỳ Việt, baguette, mì udon. Khi bé nuốt tốt hơn có thể giới thiệu bún, phở, nui, mỳ ống, bánh pancake, và cuối giai đoạn này có thể ăn cơm, bánh bao.
Giai đoạn 2: Phát triển kĩ năng - 8 đến 9 tháng tuổi
Khoảng 8-9 tháng các bé học bốc nhón, và đã nuốt khá thành thạo, tức ít bị oẹ hơn thì thực phẩm cắt nhỏ hơn để bé tập bốc nhón.
- Rau củ: ngoài những thực phẩm ở giai đoạn 1, có thể bổ sung: cà chua bi, hành tây, nấm, bắp cải, cải thảo, ngô nếp, cà tím, rau lá và đậu.
- Trái cây bổ sung: Nho, dâu tây, mận, táo, cắt miếng nhỏ, nhãn, vải, thanh long, cherry, kiwi, chôm chôm, bưởi, quýt cam.
- Tinh bột: Có thể ăn miến, xôi, bánh ăn dặm nhỏ, bánh muffin… Cơm các bạn có thể vo viên lại vừa ngón tay bé, lăn qua vừng hay lòng đỏ trứng luộc cho đỡ dính tay.
- Đạm: Thịt bò băm viên làm chả, cua xé, mực, hoặc làm chả cho bé, cá các loại, trứng rán hoặc làm trứng bác để bé tập bốc nhón.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện kĩ năng – 9 đến 12 tháng tuổi: Dùng thìa
Có thể cho bé dùng thìa xúc các loại trái cây như hồng xiêm, na, dâu tằm, sầu riêng, hay sữa chua, yến mạch...
MẸ CẦN LƯU Ý
Bé ăn dặm tự chỉ huy BLW có thể gặp những tình huống mà người lớn thường sợ đó là hóc oẹ, nghẹn. Mà đa số là phản xạ oẹ, rất ít hóc nghẹn.
Tuy nhiên, nếu mình nắm vững kiến thức và tuân thủ nguyên tắc khi cho con ăn khi được nhắc ở trên đều có thể xử lý được.
Bên cạnh đó, các cha mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản xử lý tình huống bé bị hóc nghẹn đề dùng khi cần.
Dưới đây là một số món ăn dặm tự chỉ huy BLW mà chị Thanh Nga chuẩn bị cho bé Sóc, mời các mẹ tham khảo:
Chúc các mẹ nuôi con ăn dặm thành công!
9 nguyên tắc ăn dặm mẹ Yên Bái coi như "thần chú" để rèn con từ 6 tháng tuổi Theo chị Huyền, việc rèn nề nếp ăn uống cho bé ngay từ ngày đầu ăn dặm sẽ giúp bé không những ăn ngon, không biếng ăn mà mẹ còn rất nhàn nhã về sau. Bấm xem >>Từ khóa » Các Món Cho Bé ăn Dặm Tự Chỉ Huy
-
Thực đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy (BLW) | Vinmec
-
Thực đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy Giúp Mẹ “nhàn Tênh” - Mamamy
-
Bỏ Túi Kiến Thức ăn Dặm Tự Chỉ Huy đơn Giản, Hiệu Quả - Blogmeyeucon
-
Cho Bé ăn Dặm Tự Chỉ Huy - Mẹ Coi Chừng Sai Một Li, đi Một Dặm!
-
Mách Mẹ Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng “siêu Chuẩn”
-
30 Mẫu Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 7 Tháng Từ Các Mẹ đảm
-
Thực đơn ăn Dặm BLW Trong 30 Ngày đầu Cho Bé 6 Tháng Tuổi - VOH
-
Phương Pháp ăn Dặm Tự Chỉ Huy BLW Cho Bé 6 Tháng | Huggies
-
Thực đơn ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng Chi Tiết 30 Ngày ... - Chanh Tươi
-
Gợi ý Thực đơn Chi Tiết Cho Các Bé Làm Quen Với ăn Dặm Tự Chỉ Huy
-
101 Thực đơn BLW Cho Bé ăn Dặm đủ Dinh Dưỡng Cả Tháng
-
Thưc đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy Cho Bé 9-11 Tháng - Dạy Con Kiểu Nhật
-
Thực đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy (phần 1) - YouTube
-
Mẹ đảm Bình Dương Gợi ý Thực đơn ăn Dặm Tự Chỉ Huy Cho Trẻ 6-7 ...