Kinh Nghiệm Nuôi Con Biếng ăn Của Mình - Webtretho

Trong quá trình ăn dặm, mình ghét nhất nghe những câu thế này... - Sao cho ăn sớm vậy? Ăn cháo/cơm sớm quá bé bị đau bao tử. - Nó không ăn được cái này đâu. Ăn cái này không tiêu được...- Phải chơi nó mới chịu ăn chứ. - Hầm cháo với xương là được rồi- Nêm thế này này, dở thế sao mà nó ăn được. - Viện dinh dưỡng người ta kêu ăn thế này này...blah blah - Ở bên Mỹ người ta cho ăn thế này....blah blah..blah....vậy mới mập béo được (Tức là cho ăn khoai tây cà rốt nghiền nhuyễn – theo ý của người nói đến hết 1 tuổi)....Lạ lùng chưa?Bác sỹ Việt Nam bảo là phải đúng 6 tháng mới cho bé ăn được. Rồi đùng 6 tháng 1 cái, lượng ăn dặm đầu tiên của bé nhiều cả chén. Có lần mình thấy có người bưng 1 cái tô, cỡ tô phở, lỏng bỏng nước cháo loãng và đút cho thằng bé, mà ngồi mình còn thấy chưa vững (Người ta nói nó 7 tháng). Ngó cái người chút xíu của thằng bé, với cái tô cháo mà mình khủng hoảng. Nó ăn rồi, không ói mới lạ.Bác sỹ Việt Nam bảo 20 cái răng mới ăn cơm được. Theo đúng thế thì chắc con mình gần 2 tuổi mới ăn cơm. Như vậy con sẽ phải nhồi cháo liên tục trong 2 năm. Ăn cháo một thời gian dài như vậy, trong nhiều trường hợp, có bé sẽ ngán ăn cháo. Thấy cháo là ngậm miệng không muốn ăn. Việc mọc 20 cái răng mới cho ăn dặm, bỏ qua luôn giai đoạn “tự nhai bản năng” của bé. Đến khi ăn thực sự, có bé ngậm thức ăn không chịu nuốt. có bé lại nuôt chửng.Phải chơi mới chịu ăn. Ai quan điểm như vậy thì đúng y như rằng con họ sẽ chơi mới ăn được. Mình thấy có người ẵm con lê la ngoài đường để đút cho hết chén cháo mới về (Mà cái này mất nửa buổi, ăn hết chén cháo này là tới cữ ăn kế tiếp của bé, lại tiếp tục bưng cháo ra ăn rong)Có người thì ông múa, bà hát, ba làm trò còn cháu há miệng coi, mẹ đứng gần canh me đút cháo.Mình rất oải. Làm trò được một lần, sẽ có lần thứ 2, thứ 3, thứ en khác....Chịu, mình không có cái kiên nhẫn cũng như thời gian múa may đó. Mình cũng ghét tập cho con cái thói quen đó. Tập ăn uống nghiêm túc cũng là rèn tính cách cho trẻ. Rèn tính kiên nhẫn, rèn những kỹ năng đầu tiên của trẻ, kỹ năng bốc, cầm, nắm. Tập cho trẻ cách ứng xử nơi bàn ăn thế nào....Mình sợ việc sai rồi phải sửa lại. Chẳng thà mình làm đúng từ đầu. Dạy con đúng từ đầu thì tốt hơn là cứ để con làm, một thời gian sau mới nắn lại. Như vậy, há không phải là dạy con không nhất quán sao? Làm sao trẻ nhỏ có thể hiểu được có lúc mình được phép làm thế này, có lúc lại không được? Có người vịn vào kinh nghiệm của người xưa, có người vịn vào các bác sỹ thời nay. Viện dinh dưỡng bảo 6 tháng mới được ăn, hướng dẫn công phu và chi tiết. Nhưng khối lượng ăn người ta đề ra thì hãi hùng quá. Ở gần nhà mình, mẹ T cũng hay lấy cái viện dinh dưỡng ra mà nói này nọ. Mình chả biết. Mình chỉ thấy cái chén cháo to đùng mà mẹ T ráng nhét cho con, ngày đủ 3 cữ. Cái bụng T tròn quay, cứng ngắc mà mẹ T vẫn cứ bưng ra cho T ăn. Ăn no quá rồi ói, ói rồi bị ép ăn lại – cho đúng khẩu phần VDD nói. Với mình thì nó giống như một hình thức tra tấn vậy.Con hấp thu được thì tốt. Nhét ăn cho nhiều đến mức con chả cảm nhận được khẩu vị của thức ăn. Con chỉ biết nuốt chửng khi bà\cô\mẹ đè ra, banh miệng nhét vào. Con òa khóc tức tưởi khi nhìn thấy chén cháo. Sao lại nỡ đối xứ với những đứa trẻ như thế? Có bao giờ họ đặt cảm giác của họ vào những đứa trẻ đó? Và quan trọng hơn, cơ thể bé có hấp thụ được những thứ - mà họ cho là tốt, bổ dưỡng đó không?T ăn và vẫn ói. T vẫn bệnh. Có khi rối loạn tiêu hóa, có khi tiêu chảy có khi tai mũi họng. T vẫn ốm nhom, trừ cái bụng quá to. Và T vẫn lùn.Không ít trường hợp, việc ăn uống trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ. Nấu ăn cho thiệt công phu, con lại không chịu ăn. Ráng dụ con ăn. Ăn xong, chưa kịp mừng con lại nôn thốc nôn tháo. Rồi lại ép ăn lại. Rồi lại hành hạ lẫn nhau. Thôi, mình nuôi con theo cách của mình. Nói là ăn dặm kiểu Nhật nhưng thực sự mình chả áp dụng triệt để theo cách ăn dặm đó. Mình nương theo con mình mà mình áp dụng, bằng trực giác của mình, bằng bản năng của mình.Mình cố làm cho mọi việc đơn giản hơn trong những giai đoạn con kén ăn. Như cách đây 2 tuần, N bị viêm phế quản phổi, phải uống trụ sinh. N kén ăn, N lắc đầu nguầy nguậy khi mình đưa đủ thứ loại thức ăn cho N, sữa, cháo, phở, bún, thậm chí cả xôi, cơm, bánh kẹo...Mỗi lần N lắc đầu là mình thôi. Mình không ép. Mình quán triệt cái tư tưởng đó cho bà ngoại. Nên bà ngoại cũng không ép N.N ốm nhanh. Chưa đầy 1 tuần mà cái mặt N thuỗn đi trông thấy. N sụt cả kí lô trong 1 tuần lễ (Mà để tăng cả ki lô đó thì mình mất ít nhất cũng 3 tháng). N mặc cái áo thấy rộng thùng thình. Tay chân nhỏ đi. Còn cái đầu troc thì to qua khổ. Mình cũng xót lắm chứ. Nhưng N bảo N không muốn ăn – N no dzồi. Đừng có ép N - thì mình chả ép nữa. Mình chỉ chịu khó đút sữa (Bằng muỗng) cho con. Đút rải rải. Con trai muốn nôn, con trai gạt tay không cho đút nữa thì mình lại thôi. Nửa tiếng sau lại đút tiếp. Cố lắm thì cả ngày chỉ được 500cc sữa và không ăn gì.Vậy mà sau 1 tháng, trị quyết liệt bằng kháng sinh. N khỏe và muốn ăn lại. N đòi ăn phở. N đòi tự đút. N lại ngồi ngay ngắn trên cái ghế con gấu, ở cái bàn thấp. N tự đút ăn. N đòi uống sữa. Ăn nhiều đến mức cha Đ phải cản lại vì sợ bể bụng. N tăng cân nhanh trong 1 tuần sau đó. Có da, có thịt trở lại.N không phải là ví dụ điển hình cho phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Trong quá trình nuôi, N còn được nuôi theo phương pháp kiểu Việt Nam. Nhất là giai đoạn mình đi làm thì N được bên nội nuôi hết 5 ngày trong tuần. Đó là kiểu nuôi gì? - Là kiểu ăn đơn điệu, cả tuần chỉ 2-3 món. (Bí đỏ, carrot, khoai tây, thịt heo)- Là chỉ có cháo- Là không có rau xanh- Là nhầm lẫn khoai tây, carrot là rau xanh- Là nấu cháo với nước thịt mà không cho con ăn thịt (Bảo chất nó ra hết rồi mà thưc chất, chất dinh dưỡng nằm chủ yếu ở xác)- Là quên bỏ dầu ăn- Là vừa ăn vừa chơi- Là ăn không có giờ giấc. Luôn bỏ cữ sáng vì nhà nội không nấu ăn sáng. Là ăn trưa thật trễ và ăn tối cũng thât trễ. (Ăn tối xong thì chả còn bụng để uống sữa ngủ nên luôn bỏ cữ sữa tối)....Vì vậy mà mình chỉ nương con theo và tùy tình huống mà áp dụng. Mình chỉ nuôi N theo đúng ý mình vào 2 ngày cuối tuần. Và N không phát triển theo ý mình mong muốn. N không ăn rau tốt, N ghét ăn hành. N không ăn được thịt thô (Trong thời gian dài ăn thit băm nhuyễn). Ra ở riêng mình cũng khó nắn N. Trường học của N cũng rất dở trong việc ăn uống. Thực đơn của trường đề ra phù hợp cho nhiều trẻ (Mà hầu hết trẻ đều bị nuôi sai cách). Hai tuổi rưỡi đến 3 tuổi rồi mà lớp của N, mình thấy, có 2/3 bữa ăn trong ngày là bún hoặc cháo lỏng. Nhưng đó là hoàn cảnh của mình.Mình đã thấy nhiều trường hợp áp dụng phương pháp này mà thành công. Mà hình như đa số là các trường hợp ra ở riêng hoặc nhà có ông bà, tư tưởng thoáng. Và đa số là sống ở nước ngoài.Mình vẫn cứ giới thiệu và mong là H, hay các bạn làm mẹ khác sẽ thành công hơn mình trong việc nuôi con.

Từ khóa » Con Biếng ăn Webtretho