Kinh Nghiệm Nuôi Rùa Núi Vàng - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
Kinh nghiệm nuôi rùa núi vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.41 KB, 9 trang )

Kinh nghiệm nuôi rùa núi vàng baby(rùa núi vàng baby trong bài áp dụng cho rùa có chiều dài yếm từ 8-16 cm)I. Giới thiệu về rùa núi vàngRùa núi vàng phân bố khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, ở ViệtNam còn rất ít rùa núi vàng trong tự nhiên do bị con người săn bắt làm thựcphẩm (chủ yếu là xuất đi Trung Quốc). Đã có một số trại nuôi được cấp giấyphép chăn nuôi loài rùa này. Tuy nhiên rùa núi vàng được rao bán trênmạng đa phần là được buôn lậu vào nước ta từ Lào và Cambodia.Rùa bị bắt làm thực phẩm là do có tin đồn thịt rùa chữa được bệnh tim(mình đã từng gặp 1 trường hợp hỏi mua pé rùa của mình với giá 5 triệu đểlàm thuốc chữa bệnh tim).Rùa núi vàng rất được dân mê rùa chọn làm thú cưng vì các điều kiệnsống dễ đáp ứng, chế độ ăn rất đơn giản, hiền lành. Loài rùa này thường rútđầu vào mai để trốn khi cảm giác mất an toàn, ít ghi nhận trường hợp ngườinuôi bị rùa cắn. Riêng mình thì thấy mấy bé rùa size 5-6 đang tập ăn có thể tápbất cứ thứ gì chúng gặp. hihi.Rùa núi vàng có các đặc điểm nhận dạng: Mai gồ cao, đầu có nhữngtấm sừng, chân hình trụ. Con cái yếm phẳng, con đực yếm lõm sâu khi trưởngthành. Kích thước thường thấy 5-30 cm.(Sưu tầm)II. Cách chọn rùa núi vàng về nuôi cảnh:Rùa núi vàng là loại rùa bản địa của Việt Nam, nói chung là về khíhậu ở miền Nam nhiệt độ từ 26-33 độ C và độ ẩm từ 75-85% rất phù hợpcho rùa sinh sống. Các bạn chọn rùa nên chú ý các điều sau:1. Rùa khỏe mạnh: các bạn có thể nhìn mắt rùa lanh lẹ, tay chân linhhoạt, không bị trầy, tróc, thối mai yếm, cụt chân,… hoặc bị bệnh nào khác. Đốivới các bé còn quá nhát các bạn không nên lấy ngay mà có thể đặt cọc để ngườibán chăm sóc cho rùa dạn lên.2. Khả năng ăn uống: Rùa mới về do còn nhát nên có thể có 1 số convẫn chưa chịu ăn, về vấn đề này thì các bạn nên để cho rùa được yên tĩnh, khinào đói rùa sẽ ăn trừ những con đang bị bệnh.3. Phân rùa: Rùa thường bị các bệnh:a. Bị giun sán: đối với trường hợp rùa bị nhẹ và vẫn còn khỏe mạnh các bạn cóthể cho ăn bí đỏ để rùa sổ giun từ từ, trường hợp nặng hơn thì theo mình đãtừng dùng là dùng ¼ thuốc sổ giun furaca cà nhiễn rôi rắc lên thức ăn cho rùaăn.b. Bị tiêu chảy: Bệnh này thường do chế độ ăn và nghỉ ngơi của rùa khôngđược đáp ứng chính xác. Lỗi thường gặp là do các bạn chỉ cho rùa ăn cà chuahay 1 số củ quả khác mà không cho rùa ăn rau.(Xem tiếp ở phần bệnh ở rùa).(Bổ sung về pháp lý: Chính xác là bạn cần mua rùa từ trại nuôi hợp phápvà có giấy tờ mua bán được cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận, khi đem vềnuôi cần có sự xác nhận của chính quyền địa phương và kiểm lâm nơi bạnnuôi xác nhận. Số lượng nhiều và quy mô trại thì phải như vậy, còn sốlượng 1 vài con thì đối với các loài không phải quá quý hiếm thì cũngkhông cần thiết mặc dù kiểm lâm vẫn sẽ làm cho bạn. Nhưng như vậy thìquá phiền hà và tốn kém cho xã hội, vì vậy mặc dù rùa của mình có giấy tờđầy đủ nhưng với số lượng lẻ tẻ mình cũng sẽ không làm giấy mua bán chicho phiền các cán bộ. Công an môi trường và Kiểm lâm sẽ không đi bắtbạn vì bạn có nuôi 1 vài con rùa núi vàng hay một số loài không phải quáquý hiếm đâu. Do đó các bạn chỉ cần cố gắng chăm sóc rùa của mình chotốt là được. Luật pháp Việt Nam ủng hộ bạn nuôi chứ không ủng hộ bạnbuôn bán động vật hoang dã trái phép. Vì vậy, chúng ta phải tuân thủ theoluật. Nhưng có một số trường hợp thì tùy vào quyết định của mỗi cá nhânsẽ làm gì. Mong gần các bạn sẽ có quyết định đúng. Thân gửi các bạn nuôi,mua bán cảnh và cả các bạn tình nguyện viên).III. Hành vi và dinh dưỡng:Rùa núi vàng là loài rùa nhút nhát, ít hoạt động. Chúng rất thụ độngtrong việc tìm kiếm thức ăn và kể cả khi ăn và khi ngủ. Chỉ cần chúng tìmđược chỗ nào tối là sẽ chui vào đó ngủ, rùa ngủ rất lâu, khi nuôi rùa lâu bạnsẽ nói “ngủ như rùa” thay vì “ngủ như heo”.Rùa núi vàng nuôi lâu có thể nhận biết chủ và đòi ăn, hoặc bò lại chỗbạn. Tuy nhiên dù rùa đã nuôi quen thì chúng vẫn có thể bò đi mất do đócác bạn nên cẩn thận.Nhận biết tuổi của rùa núi vàng: Có một số bài viết cho hay nhậnbiết tuổi rùa dựa vào số vòng trên mai rùa (như tuổi của cây thân gỗ lâunăm ấy). Tuy nhiên mình thì không tin vào thông tin này nên mình khôngviết vào bài. ^^Dinh dưỡng cho rùa núi vàng: Rùa núi vàng có chế độ ăn rất dễ đápứng là các loại rau củ quả hằng ngày mà chúng ta hay sử dụng: rau sà lách,cải bẹ dúm, cải ngọt, rau muống tàu, củ cà rốt,…. Rùa rất thích ăn cà chua,đu đủ, dưa hấu, xoài or các loại trái cây nhiều nước thơm ngon ngọt. Tuynhiên theo kinh nghiệm của mình các bạn nên cho rùa ăn một chế độ ănkhoa học về giờ giấc và giàu chất xơ. Các bạn có thể cho rùa ăn thêm:Xương rồng tai tượng (loại không có gai mà người ta thường dùng đểnướng lên, rồi nằm trị nhức lưng đó), cỏ lá gừng (loại cỏ mềm mềm thườngđược trồng trên các dãy phân cách và công viên). Các loại thức ăn rau cỏnày rất tốt cho rùa. Bên cạnh đó các bạn cũng nên cho ăn dặm tuần 1 lần càrốt và bí đỏ.Nhiều bạn lo ngại rùa chỉ ăn rau củ thì thiếu canxi, điều này là không chính xácvì các loài to lớn như voi, hưu cao cổ, linh dương cũng chỉ ăn cỏ và lá cây màphát triển rất tốt. Được như vậy là do trong rau củ cũng rất giàu canxi và cácchất dinh dưỡng. Một vài bạn có nhiều kinh nghiệm có chia sẻ là cà nhuyễnmai mực rắc lên thức ăn cho rùa ăn, cách này mình chưa làm nên không biết tácdụng như thế nào.Lưu ý: Nếu các bạn vẫn còn lo lắng về việc rùa ăn rau củ thì không đủ dinhdưỡng trong môi trường nuôi nhốt thì có thể mua một số thức ăn viên chuyêndụng cho rùa. Khi mua nên hỏi người bán về thành phần protein và chất xơ.Nên chọn loại giàu chất xơ.Vấn đề tắm nắng cho rùa núi vàng: Cũng giống như con người và nhiều loàiđộng vật khác, rùa cần ánh sáng mặt trời để có thể làm ấm cơ thể và hấp thụvitamin D3 – một loại vitamin cần thiết để hấp thụ được canxi từ thức ăn.Ngoài ra, rùa được tắm nắng đầy đủ thì mai sẽ sáng hơn hẳn so với rùa ít đượctắm nắng. Thời gian tắm nắng cho rùa: Sáng 6-7h30, chiều từ 4-5h.Các bạn lưu ý là: Rùa là loài máu lạnh nên nhiệt độ lúc nắng yếu là phù hợpvới rùa chứ không phải là có nhiệt tới mức mà chúng ta cảm giác được cái ấmnha.III. Cách làm chuồng nuôi rùa:Trước khi viết bài này thì mình định viết phần này lên trước phầnchọn rùa, vì mình nghĩ là cần có một chỗ nuôi phù hợp thì rùa mới có thểphát triển khỏe mạnh được. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ giới thiệucho các bạn về các vấn đề cơ bản để làm 1 cái chuồng nhỏ nuôi 1-2 bé rùa.Nếu bạn nào nuôi nhiều hơn thì chắc chắn cần đầu tư một chỗ nuôi rộngrải, khi đó các bạn chắc chắn có ý tưởng để set một cái chuồng thật ưng ý .Rùa núi vàng rất dễ tính tuy nhiên nếu để rùa bị bệnh thì rất khó chữa, dovậy các bạn cần chú ý:1. Chuồng nuôi có thể dùng thùng giấy or thùng gỗ, chiều cao đủ cao đểchắc chắn rùa không leo ra được. Nếu dùng thùng giấy để nuôi, các bạnnên chọn thùng to và dày. Khi cắt các phần phía trên của thùng giấy nênchừa lại 1 ít để dán vào tạo thành 1 hành lang chắn phía trên của thùng,mục đích là để rùa không nhìn thấy ra ngoài được, như vậy rùa sẽ có cảmgiác an toàn là chúng đang ở trong một chỗ trú ẩn an toàn, rùa sẽ ít bị sợdẫn đến stress hơn.2. Lót chuồng: Nếu nuôi ngoài trời tốt nhất các bạn nên lót chuồng bằng đất.Đối với nuôi trong hộp giấy thì nên dùng thảm sơ dừa (giá thường thấy là25k/tấm). Bạn nên mua 2 tấm (1 dùng 1 dự phòng), khoảng 2-3 ngày bạn có thểlấy thảm ra đem phơi nắng và dùng tấm còn lại, phơi nắng cho thảm khô bạnvũ mạnh thì sẽ khá sạch sẽ và do được phơi nắng nên thảm cũng đã được tiệttrùng. Làm như vậy sẽ không có nấm mốc và cả mùi hôi (trừ rùa bị tiêu chảychứ không thì phân rùa cũng ít mùi).Ngoài ra các bạn có thể tự tay làm 1 ngôi nhà nhỏ cho các pé rùa của mình, vậtliệu làm nhà có thể là giấy or thảm sơ dừa cắt ra ghép thành 1 cái nhà nhỏ.3. Cho ăn và nước uống: Về cho ăn bạn có thể để thức ăn lên 1 tấm nhựa nhỏdo bạn tự tìm, miễn sao rùa vào đó ăn rồi bạn lấy ra thật sạch sẽ là được, hoặcbạn bắt rùa ra cho ăn bên ngoài, đối với rùa đã quen chủ bạn có thể đút các péăn vô tư. Nên vệ sinh tấm nhựa mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh.Nước uống: bạn nên để 1 khay nước cạn trong chuồng vừa để cho rùa có nướcuống khi cần, vừa giúp duy trì độ ẩm trong chuồng khoảng từ 75-85%. Khaynước cần được vệ sinh và thay mới mỗi ngày.Lưu ý: Bạn nên mua bình nước cho gà uống, mua loại nhỏ, rùa sẽ không bòvào và làm bẩn nước.4. Vào mùa lạnh, trong miền nam các bạn chỉ cần mua 1 bóng đèn sợi đốtnhỏ với giá 3,000 vnđ, loại bóng có lớp sơn màu nhaz, là bạn đã có thể làm1 điểm sưởi cho pé rùa của mình. Đèn cần được đặt cách rùa 15-20cm. Đốivới 1 thùng thì 1 bóng đèn như vậy là quá đủ để duy trì nhiệt độ tầm 30 độnếu thùng được đặt vào nơi kín gió. Tuy nhiên các bạn cũng cần tranh thủtắm nắng cho các pé để hấp thụ được nhiệt và vitamin từ ánh sáng mặttrời.Trường hợp đối với các bạn không có thời gian phơi nắng rùa hoặc do điềukiện thời tiết thì các bạn có thể đầu tư đèn cho rùa. Có 3 loại đèn thườngđược sử dụng nuôi các loài bò sát và công dụng như sau:1. Đèn UVB: có tác dụng thay thế ánh sáng mặt trời cung cấp tia uvb giúpbò sát tổng hợp được các vitamin nhóm D, đặc biệt là D3 để chúng cóthể hấp thu được canxi. Tuy nhiên bóng UVB thì khá là đắc. Tầm 400500k/bóng.2. Đèn UVA: có tác dụng cung cấp tia uva giúp bò sát tiêu hóa thức ăn dễdàng hơn.3. Đèn sưởi đêm: có tác dụng duy trì nhiệt độ môi trường. Nên chọn muađèn osram có bọc sứ đen. Một chuồng nuôi nhỏ thì chỉ cần 1 bóng 25Wlà được.* Các bạn nên search google về hình ảnh các chuồng nuôi rùa từ đó tự làmcho pé rùa của mình một nơi ở phù hợp.IV. Chăm sóc rùa:Trong tự nhiên, rùa là loài sống đơn độc. Do đó khi nuôi dù rùa đã thuầnthì các bạn cũng nên cho rùa có khoảng không gian và thời gian riêng yêntĩnh trong ngày.1. Cho ăn: Rùa cần được cho ăn theo giờ giấc cố định, thời gian cho ăn tốtnhất là vào buổi sáng để rùa có thời gian tiêu hóa thức ăn. Chế độ cho ăn nênchọn các loại rau củ giàu chất xơ.* Bí đỏ là loại trái rất tốt cho rùa, vì bí đỏ giàu vitamin và giàu chất xơ, bêncạnh đó hạt bí đỏ còn có tác dụng giúp rùa sổ giun. Lá giang và lá cây lượcvàng là các loại cây thuốc tự nhiên có thể cho rùa ăn.Theo một số thông tin thì rùa cần 4 ngày để tiêu hóa hết lượng thức ăn trong cơthể. Theo kinh nghiệm của mình thì có thể cho rùa ăn cách ngày hoặc cách 2ngày vẫn được. Không nên cho ăn quá nhiều và liên tục vì như vậy rùa sẽkhông đủ thời gian cần có để tiêu hóa thức ăn.2. Tắm nắng: Đối với các bạn bận rộn thì mỗi tuần cố gắng sắp xếp để có thểcho rùa tắm nắng ít nhất 2 lần. Thời gian tắm nắng vào buổi sáng sớm or buổichiều nắng nhẹ. Thời gian cho 1 lần tắm từ 10-20 min tùy quỹ thời gian củabạn.Có một số bạn nghĩ ra cách cho rùa tắm lúc nắng gắt = cách giảm thời gianlại, theo mình không nên làm như vậy vì lúc nắng gắt chủ yếu là tia cực tímUVC rất có hại cho cả con người và động vật.* Đối với cả các bạn dùng các loại đèn chuyên dụng thì việc cho rùa tắmnắng tự nhiên vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.3. Tắm cho rùa: là rùa cạn nhưng rùa núi vàng cũng rất thích được tắm nước.Bạn có thể thấy chú rùa khá nặng nhưng khi thả xún nước chúng sẽ nổi phìnhlên. Mặc dù là vậy thì khi tắm các bạn chỉ nên để nước cạn thôi.Bạn có thể tái sử dụng bàn chãi đánh răng cũ để vệ sinh cho rùa (không nêndùng kem đánh răng, nếu có dùng thì không để tiếp xúc gần mắt mũi miệngrùa). Thời gian tắm không quá 10 phút.* Lưu ý: Để rùa núi vàng lâu trong nước chúng rất dễ bị cảm lạnh và chuyểnqua viêm phổi rất nhanh.4. Chơi với rùa:Các bạn có thể sờ đầu và cằm rùa khi đã làm quen mà không cần lo bị rùa cắn,trường hợp các bạn sợ rùa ị thì nên cho rùa vào thau nước ấm chừng 5-10p đểrùa ị ra. Cách này có thể sử dụng tuy nhiên không nên lạm dụng vì rùa sẽ bị rốiloại tiêu hóa có thể chết.V. Các bệnh thường gặp ở rùa:Một vấn đề khó khăn cho các bạn nuôi bò sát là ở Việt Nam vẫn chưa pháttriển và nghiên cứu về các bệnh trên các loài bò sát. Mặc dù nước ta có đadạng loài bò sát và một số loài rất có giá trị. Hy vọng trong tương lai cácnhà nước sẽ quan tâm hơn cho loài bò sát nước nhà.Tất cả các chia sẻ trong bài viết đều là kinh nghiệm, mà kinh nghiệm thìcũng không biết đâu mà lần. Do đó, nếu bạn nào làm theo mà rùa hết bệnhthì cũng không cần cảm ơn, mà khi không hết thì xin hãy tìm cách chữa trịrồi đăng lên cho mọi người cùng tìm hiểu.Bài viết đến đây đã khá dài, dễ gây rối cho bạn đọc. Tuy nhiên, mình mongmuốn khi cần các bạn có tài liệu để đọc luôn khỏi mắc công tìm tới lui nênviết tiếp vào đây luôn nhaz! Bắt đầu vào vấn đề và giải quyết từng phầnnha các bạn.CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN RÙA CHẾT:1. Nhóm các nguyên nhân chủ quan có thể phòng:a) Rùa bị rơi từ trên cao xuống.b) Rùa bị viêm phổi do thời tiết lạnh hay mắc mưa, hoặc có thể do bị ngâmnước lâu.c) Rùa bị ve bọ ký sinh hút máu, cắn.d) Bị tấn công bởi kẻ thù: chó, mèo, chuột,….e)……. Các bạn tự điền vào nếu có gặp nha!2. Nhóm các nguyên nhân có phòng cũng có thể gặp:a) Bị giun sán không phát hiện kịp thời.b) Bị kiết lỵ .c) Bị tiêu chảy nặng.d) Bị rối loạn tiêu hóa, bội thực (chủ yếu đối với rùa còn nhỏ, và rùa có sứckhỏe không tốt mà ăn chuối rất hay bị ói ra).e) Bị tắc ruột: do nuốt cát, các sợi dài không tiêu hóa được,…Dấu hiệu nhận biết của từng bệnh và cách điều trị chi tiết(Khi gặp rùa bị bệnh cần tiến hành làm nhanh chóng không được chây ì, rùachuyển bệnh và chết rất nhanh)1. Bệnh viêm phổi:a) Dấu hiệu: Mắt mũi chuyển sang đỏ, có thể có nước mũi hoặc không. Rùa lờđờ, bỏ ăn hoặc ăn ít, di chuyển loạng choạng. Khả năng chết khi bị bệnh này rấtcao do đó “Phòng bệnh hơn trị bệnh”. Bệnh khó trị là do khi phát hiện được thìthường là đã quá trể.b) Cách điều trị: Dùng thuốc kháng sinh dùng trong thú y cho gà vịt có thànhphần enrofloxacin nhỏ vào mũi, mỗi lần nhỏ 1 bên mũi (1-2 giọt), cho rùa nghỉngơi một lát rồi nhỏ bên còn lại. Đối với rùa còn nhỏ thì nên dùng cây tăm giúpnhỏ chính xác hơn. Cho rùa vào nơi ấm áp, tốt nhất là nên có đèn sưởi. Ápdụng ngày nhỏ 2 lần trong 2-3 ngày liên tục.Tiêm thuốc: cũng loại thuốc trên, tiêm bắp chân phải sau của rùa. Liều dùngtheo hướng dẫn, thường là 1ml cho 5kg thể trọng, như vậy nếu rùa nhỏ thì cầndùng kháng sinh đúng liều và hỏi người bán thêm thuốc dẫn để pha thêm vô 1liều cho dễ chích. Dùng loại kim tiêm nhỏ 1ml ra 5 liều chích. Không nên dùngkim tiêm chung và tái sử dụng.Bên cạnh đó, bạn có thể mang rùa ra thú y và nhờ họ chích dùm nếu nhát tay.2. Bệnh tiêu chảy:a) Dấu hiệu: Rùa đi phân loãng và lỏng, lợn cợn, giống như nhớt trong, mùihôi tanh, quan sát phân mấy ngày qua không thấy có giun, hậu môn bị sưng vàdính phân nhớt.b) Cách điều trị:Thường khi gặp bệnh này mình cũng bó tay. Nên đây là sưu tầm:Thuốc chữa tiêu chảy tốt nhất và nhạy nhất dành cho bé rùa không phải làbecberin mà chính là: Loperamide Hydrochloride. Cũng nghiền 1/4 viên ra, chobé uống rồi theo dõi phân, cho uống 2 lần mỗi lần cách nhau 2 ngày.3. Bệnh tắc ruột:a) Dấu hiệu: Rùa cầm nặng tay, do lâu ngày không ị được, da chuyển sangxám, nguyên nhân do rùa ăn phải cát hay sợi khó tiêu (nilong, tóc, sợi sơdừa trong cám dừa,….).b) Cách điều trị: Nhìn rùa mấy ngày cuối để nó bớt buồn.4. Bệnh kiết lỵ:a) Dấu hiệu: đi phân sống, nhớt, tanh, ra máu. Phân sống có nghĩa là rùa ăn gìthì đi ra phân ra như vậy ở trạng thái nhàu nát do đã bị rùa cắn. Ví dụ như càchua và chuối là thường gặp nhất. Đây là bệnh có thể lây lan do đó cần cách lycá thể.b) Cách điều trị: sưu tầmSử dụng Oresol (1/4 gói pha với 50ml nước) + với 1 loại thuốc chữa kiết lỵ.5. Rối loạn tiêu hóa: chủ yếu là do cho ăn giờ giấc lộn xộn và thức ăn khôngphù hợp. Cho uống brobio để giúp rùa dễ tiêu. Không nên lạm dụng nhé.6. Bệnh giun sán:a) Dấu hiệu: rùa ị ra giun, khi bị nặng thì cũng có dấu hiệu như tiêu chảy, phânnhớt nháp.b) Cách điều trị: cho rùa ăn ruột bí đỏ, trường hợp nặng thì cà nhuyễn ¼ viênfuraca rồi rắc lên thức ăn cho rùa ăn. Rùa không ăn được nữa thì chơi liều làchích luôn. Ra cửa hàng thú y có bán. Còn nếu rùa uống nước được thì ra thú ymua viên sổ giun loại sủi về hòa tan vào nước. Liều lượng thì hỏi người bán.7. Trường hợp rùa bị thương và vết thương bị nhiễm trùng:Cách làm cơ bản là dùng povidine 5-10% sát trùng vết thương, dùng dụng cụthích hợp làm sạch phần thịt đã thối rửa, rửa lại lần nữa với povidine, rắcampiciliin cà nhuyễn lên rồi băng bó lại.Do mình nuôi rùa không lâu nên bài viết còn sơ sài, mình sẽ cố gắngupdate thêm. Mong nhận được sự đóng góp về kiến thức và kinh nghiệmcủa các bạn!Xin chân thành cám ơn!Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có một hội chơi rùa lớn mạnhvà công khai trong phạm vi cả nước! Sẽ có những cuộc thi setup chuồng,thú cưng khỏe đẹp, rùa chạy đua, bơi đua, thi ăn,…. ^^

Tài liệu liên quan

  • Kinh nghiệm nuôi cá rồng Kinh nghiệm nuôi cá rồng
    • 5
    • 770
    • 8
  • Kinh nghiệm nuôi kỳ nhông Kinh nghiệm nuôi kỳ nhông
    • 2
    • 452
    • 3
  • Kinh nghiệm nuôi lươn Kinh nghiệm nuôi lươn
    • 4
    • 483
    • 2
  • Kinh nghiệm nuôi ong mật đạt hiệu quả cao Kinh nghiệm nuôi ong mật đạt hiệu quả cao
    • 2
    • 609
    • 7
  • Kinh nghiệm nuôi xen ghép trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế Kinh nghiệm nuôi xen ghép trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
    • 5
    • 687
    • 3
  • Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản
    • 6
    • 836
    • 6
  • Kinh nghiệm nuôi lươn trong bồn nylon Kinh nghiệm nuôi lươn trong bồn nylon
    • 3
    • 544
    • 4
  • Một số kinh nghiệm nuôi vịt thả đồng Một số kinh nghiệm nuôi vịt thả đồng
    • 2
    • 423
    • 0
  • Tài liệu Kinh nghiệm nuôi ngan sao pdf Tài liệu Kinh nghiệm nuôi ngan sao pdf
    • 2
    • 587
    • 1
  • Tài liệu Kinh nghiệm nuôi vịt giống địa phương pptx Tài liệu Kinh nghiệm nuôi vịt giống địa phương pptx
    • 2
    • 521
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(273 KB - 9 trang) - Kinh nghiệm nuôi rùa núi vàng Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Nuôi Và Chăm Sóc Rùa Núi Vàng