Kinh Nghiệm Nuôi Trẻ Sinh đôi - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Niềm vui vượt cạn một lúc có đến 2 đứa con chưa lâu thì các bà mẹ sinh đôi phải đối mặt muôn vàn khó khăn. Không chỉ phải lo ăn, ngủ... cùng lúc, có những trường hợp hai đứa bé sống lệ thuộc vào nhau, gây nên nhiều cảnh dở khóc, dở cười.
Chị em Thúy Vân và Thúy Vi trong ngày hội sinh đôi. Ảnh: Hải Duyên |
Chị Huê, một thành viên trong câu lạc bộ sinh đôi ở quận Tân Bình (TP HCM), có hai cháu đã được 6 tuổi nhưng không khỏi rùng mình khi nhắc đến quãng thời gian chăm sóc các con những ngày còn nhỏ. "Lúc con còn nhỏ, việc chăm sóc chúng khiến mình cứ phải xoay như chong chóng, hết lo đứa này xong lại phải quay sang đứa kia tức thì. Đến khi chúng lớn, cái mệt cũng... lớn theo: tiền gửi trẻ, tiền học, tiền sắm sửa... cái gì cũng gấp đôi. Chưa hết, khi có chút nhận thức, chúng lại giở thói tị nạnh nhau. Ba mẹ mà không công bằng thì sẽ không thể yên được", chị Huê tâm sự.
Gặp cùng cảnh các con luôn "tị nạnh" như thế, chị Mai, một thành viên khác kể lại: "Tối nằm ngủ, mẹ nằm giữa nhưng đứa nào cũng vít mẹ sang phía mình, tranh giành ầm ĩ. Tôi cứ phải nằm ngay đơ như khúc gỗ chúng nó mới chịu yên. Bố nằm cạnh cũng không được vì chúng cứ hét ầm lên, vòi mẹ".
Với chị Dung ở Đồng Nai, khổ nhất khi chăm hai cô con gái 4 tuổi, sinh đôi cùng trứng là lúc cô chị ốm sốt hoặc phát ban, thì y như rằng hôm sau cô em cũng lên cơn sốt hoặc nổi nốt. "Các cháu có thể trạng giống nhau, lại ở cạnh nhau suốt ngày nên một đứa ốm thì chắc chắn đứa kia bị bệnh. Đi mua thuốc, tôi cứ thường mua hai liều cho chắc".
Một số tình huống rắc rối, hài hước cũng xảy ra từ chuyện các con quá giống nhau khiến cha mẹ nhầm lẫn. Như chuyện cô bé Thúy Vân cứ khóc thét lên vì bị mẹ đè ra cho uống thuốc tới hai lần liên tục, trong khi người em song sinh Thúy Vi thì nằm chơi nhởn nhơ. Mãi một lúc, mẹ của 2 bé mới tá hỏa là mình nhầm.
Chị Xuân ở quận Thủ Đức cũng không thể quên được nhiều lần khốn khổ vì sự cố nhầm con. "Khi con còn nhỏ, vì loay hoay pha sữa nên bà ngoại của cháu quên mất không biết đứa nào bú rồi. Cô chị thì cho bú tới hai lần trong khi cô em đợi đến khi đói, khóc hét lên mới biết là đã nhầm", chị Xuân kể.
Còn chị Trà ở Bình Thạnh tự tìm cách để có thể phân biệt cô chị và cô em bằng việc nhiều lần hỏi các con thích màu gì. "Lúc nào lúng túng, không phân biệt được 2 bé, cứ hỏi con thích màu gì là tôi nhận ra từng đứa", chị Trà vui vẻ cho hay.
Hai chị em song sinh Ngọc Quỳnh và Ngọc Quyền. Ảnh: Hải Duyên |
Đôi chị em Ngọc Quyền và Ngọc Quỳnh ở quận Tân Phú thì không ít lần làm cho bạn bè phải hốt hoảng vì không thể nhận ra ai là chị, ai là em, nhất là những người mới gặp lần đầu.
Một lần tình cờ, cô chị Ngọc Quỳnh đến thực tập tại trường của em gái. Người bạn đang đứng cùng với Quỳnh trong phòng thí nghiệm vừa quay ra sân thì bàng hoàng thấy cô bạn đang đi tận ngoài cổng. Hốt hoảng chạy vào phòng, bạn gái này tá hỏa khi lại thấy Quỳnh đang đứng đó. Líu ríu không nói nên lời, mãi đến khi dắt Quỳnh ra tận nơi thì bạn này mới hiểu ra họ là hai chị em sinh đôi, cùng ở một trường lại ăn mặc giống nhau nên nhầm lẫn.
Trên hết những vất vả khó nhọc, những rắc rối do nhầm lẫn, các bà mẹ sinh đôi thường không giấu nổi niềm hạnh phúc, tự hào những lúc ngắm 2 đứa con như cặp búp bê nhỏ hoặc hai bản sao tý hon giống nhau như đúc.
Đây là một chút kinh nghiệm 'mọn' của bản thân tôi khi nuôi dưỡng và chăm sóc cặp song sinh của mình.
Cho bé sinh đôi bú thật sự là một việc khó khăn, đặc biệt là với những bà mẹ ít kinh nghiệm. Tôi cũng là một trong số những người mẹ như vậy. Có thể cho hai bé bú no nê là một ‘kì tích’ của tôi.
Mặc dù đã có 3 con và 3 con tôi đều nuôi bằng sữa mẹ nhưng đến khi sinh một lúc hai cậu nhóc này thì tôi thực sự cảm thấy lúng túng vì không biết cho bé bú như thế nào.
Nuôi các bé sinh đôi thường vất vả hơn nhiều. (Ảnh minh họa).
Trong thời gian mang thai, biết mình mang thai đôi, tôi đã tìm hiểu rất nhiều tư thế cho hai bé sinh đôi ăn. Nhưng đến lúc sinh ra, một bé đang ăn thì ngủ, một bé thì đòi ăn, rốt cuộc tôi chẳng biết làm sao để hai bé cùng ăn và cùng ngủ. Chật vật mãi cuối cùng tôi cũng rút ra được chút kinh nghiệm cho bản thân. Xin chia sẻ cùng với các mẹ.
Khi sinh đôi, bạn không có nhiều sữa như sinh một. Đối với các cặp sinh đôi, một bé thường mút khỏe hơn bé khác vì thế bạn nên luân phiên cho bé bú ở cả hai bầu vú để hai bé đều nhận được lượng sữa như nhau.
Vắt sữa ra bình rồi chia đôi
Điều này tôi thực hiện khi còn ở trong bệnh viện. Bệnh viện có dụng cụ tiệt trùng và một môi trường vô trùng, vì thế mà sữa vắt ra bình không làm hại bé. Khi chúng tôi trở về nhà, tôi cho bé bú cùng nhau khi ngồi trên một chiếc giường lớn hoặc một chiếc ghế rộng thoải mái, có kê thêm một cặp gối ở dưới mông các bé.
Tư thế cho bé bú
Các bé sinh đôi thường xuyên thay đổi tư thế khi bú mẹ hơn là các bé sinh một. Tư thế thông thường là bạn lấy hai tay, mỗi tay giữ mông bé và đặt hai núm vú vào hai miệng của bé, đầu các bé hướng lên phía trước. Bạn có thể đặt một chiếc gối dưới cánh tay, kê mông bé để bạn đỡ mỏi tay.
Một vài tư thế trong ảnh dưới đây có thể giúp các mẹ bé biết cách giữ bé bú như thế nào: Cách cho bé sinh đôi bú
Rất nhiều tư thế để các mẹ bé cho bé bú
Tôi cho hai bé bú được 6 tháng và dĩ nhiên là giảm cân rất nhiều so với trước. Nuôi hai bé sinh đôi thật vất vả nhưng tôi tự hào về sự cố gắng của mình. Giờ đây, hai đứa bé ngày nào đã lớn, thậm chí còn cao hơn mẹ nó. Nếu bạn khám thai mà phát hiện ra mình mang thai đôi thì hãy bình tĩnh chuẩn bị mọi thứ và lên dây cót tinh thần gấp đôi các bà bầu bình thường nhé!
Cho dù bạn đang mang thai đôi hay đã là bà mẹ của trẻ sinh đôi thì không có gì là phóng đại nếu nói chăm sóc trẻ sinh đôi (hay nhiều hơn) là một thách thức.
Trên thực tế, những ông bố, bà mẹ của trẻ sinh đôi thường tranh cãi rằng nuôi trẻ sinh đôi dễ hơn nuôi 2 đứa trẻ ở 2 độ tuổi khác nhau. Bạn có thể đồng ý hoặc phản đối với thực tế đó, nhưng hãy đọc những thông tin sau bạn sẽ thấy được những đặc quyền khi nuôi dạy trẻ sinh đôi.
7 điều có thể bạn chưa biết về chăm sóc trẻ sinh đôi:
Khi sinh đôi, bạn phải tăng gấp đôi tình yêu. (Ảnh minh họa).
1. Trẻ sinh đôi cần cùng một thời gian biểu
Lúc đầu việc này nghe có vẻ khó khăn nhưng bạn phải cố gắng. Bạn càng sớm đưa trẻ sinh đôi vào khuôn khổ thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu trẻ có thời gian biểu khác nhau, bạn sẽ cần hơn 24 giờ mỗi ngày để chăm sóc chúng. Điều đó sẽ biến bạn thành một bà mẹ bận rộn, lúc nào cũng cáu gắt của 2 đứa trẻ nhặng xị.
Nếu trẻ xuất viện với thời gian ăn và ngủ sẵn có, hãy cố gắng giữ thời gian đó khi bạn về nhà. Điều đó có nghĩa là khi 1 trẻ thức dậy để ăn, hãy đánh thức trẻ còn lại và cho chúng ăn vào cùng một thời gian. Và khi đến giờ đi ngủ, hãy cùng dỗ 2 trẻ ngủ cùng 1 lúc.
Trẻ có thể không đi vào quỹ đạo ngay lập tức nhưng chúng sẽ học cách thích nghi.
2. Bú mẹ là điều có thể làm - cho trẻ sinh đôi ăn cùng một lúc
Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt nhất đối với trẻ. Vì thế không nên lấy đi của trẻ nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và chất kháng thể hữu ích này. Cho dù bạn nghĩ thế nào thì việc cho trẻ sinh đôi bú mẹ là điều hoàn toàn có thể.
Bạn không thể cho trẻ sinh đôi bú mẹ cùng một lúc trong những ngày đầu tiên sau khi sinh. Trẻ cần phải thay nhau bú. Ngoài ra, nếu trẻ sinh đôi sinh non thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bú mẹ và đòi hỏi khoảng thời gian để làm quen với việc đó.
Không cần phải lo lắng vì việc cho trẻ sinh đôi bú mẹ là việc có thể làm; nhưng nó đòi hỏi việc thực hành và sự giúp đỡ. Để việc chăm sóc trẻ thoải mái hơn, hãy để xung quanh bạn thật nhiều gối chuyên dụng. Những chiếc gối này sẽ giúp bạn đỡ từng em bé khi cho bú mà không bị mỏi tay. Dùng một tay đỡ đầu bé, đặt lưng bé lên cẳng tay.
Cho trẻ sinh đôi bú mẹ cùng một lúc cần nhiều sự kiên nhẫn và phối hợp. Một số phụ nữ có thể không thích cảm giác này. Nếu bạn thấy bất tiện, bạn có thể cho một bé bú, vắt sữa ra một chiếc bình để chồng hoặc người thân cho bé còn lại bú bình mà vẫn được hưởng nguồn sữa mẹ.
Để tiết kiệm thời gian chăm sóc bé sinh đôi, bạn có thể cho 2 bé ăn cùng một lúc. (Ảnh minh họa).
3. Bạn không cần đồ dùng nào cũng mua 2 chiếc
Có con sinh đôi không có nghĩa là đồ dùng nào bạn cũng phải mua 2 chiếc. Hãy bắt đầu bằng phòng dành cho trẻ. Khi mới sinh, bạn không cần phải sắm tận 2 chiếc cũi. Trẻ sinh đôi mới sinh có thể ngủ trong cùng 1 chiếc cũi. Thực tế trẻ có thể ngủ ngon hơn khi có người khác ngủ cùng. Nhiều cha mẹ tách trẻ sinh đôi ra 2 chiếc cũi riêng ngay khi trẻ bắt đầu tập lẫy và va vào nhau; trong khi 1 số cặp vợ chồng vẫn để trẻ sinh đôi trong cùng 1 chiếc cũi cho tới khi trẻ sẵn sàng ngủ ở giường.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần mua 1 chiếc bàn ăn hay 1 chiếc thảm trải cho trẻ chơi. Những đồ vật khác như ghế ngồi trên oto dành riêng cho trẻ, ghế ngồi ăn nên mua theo cặp.
Khi đi mua đồ cho trẻ sinh đôi, hãy dự trữ bỉm, tã lót (vì trẻ dùng rất nhiều), khăn tắm, khăn ăn và chăn.
Một trong những đặc quyền của việc chăm sóc trẻ sinh đôi đó là bạn dễ dàng tìm mua được hàng giảm giá, giúp bạn tiết kiệm được một khoản nho nhỏ trong việc chăm sóc trẻ.
4. Hy vọng trẻ sinh đôi chia sẻ mọi thứ - bao gồm mầm bệnh và ngôn ngữ
Sự gắn kết của trẻ sinh đôi rất đặc biệt – và hầu hết trẻ sinh đôi đều chia sẻ mọi thứ - bao gồm cả mầm bệnh mà chúng mắc phải.
Nếu 1 trong 2 đứa trẻ sinh đôi bị ốm, đứa trẻ còn lại cũng bị ốm theo, đặc biệt nếu trẻ sinh đôi cùng ở chung 1 cũi. Bạn có thể cân nhắc tách riêng trẻ nếu 1 trong 2 trẻ dễ bị lây bệnh.
Trong khi bạn không thể giảm thiểu hoàn toàn rủi ro, bạn có thể hạn chế đến mức tối đa khả năng ốm của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sinh đôi có thể phát triển khi bắt chước lẫn nhau. Dễ dàng cho trẻ sinh đôi khi sử dụng cùng 1 từ vô nghĩa cho cùng 1 điều gì đó. Bạn nên sửa lại cho đúng khi điều đó xảy ra bằng cách nhắc lại cho trẻ từ có nghĩa đúng. Điều này giúp trẻ hòa nhập xã hội và dạy trẻ những kỹ năng ngôn ngữ thích hợp.
5. Trẻ sinh đôi có thể giống nhau nhưng thực chất là 2 cá thể khác nhau
Một điều quan trọng cần được hiểu về việc chăm sóc trẻ sinh đôi đó là chúng là những cá thể khác nhau. Cho dù trẻ sinh đôi nhà bạn giống hệt nhau thì bạn không nên so sánh chúng với nhau. Mỗi đứa trẻ có điểm mạnh và điểm yếu, có sở thích và sở ghét riêng. Bạn cần khuyến khích những khác biệt của trẻ sinh đôi để giảm đến mức tối thiểu sự cạnh tranh và so sánh.
Trẻ sinh đôi thường có tính cách trái ngược nhau; chúng yêu cầu những thứ khác nhau từ bố mẹ. Nuôi dạy trẻ sinh đôi cần rất nhiều “mánh khóe”. Là bố mẹ của trẻ sinh đôi, bạn có thể nhanh chóng học được cách thức xử lý và nuôi dưỡng trẻ.
6. Trẻ sinh đôi cùng nhau trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng
Việc chăm sóc trẻ sinh đôi có thể dễ dàng hơn khi chăm sóc 2 đứa trẻ ở 2 độ tuổi khác nhau. Trẻ sinh đôi sẽ cùng trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng trong 1 cùng một thời gian. Chúng sẽ cùng được tập cho ngồi bô cùng 1 thời điểm; tập đi cùng 1 thời điểm, tập nói cùng 1 thời điểm… Nuôi trẻ sinh đôi nghĩa là bạn sẽ cùng có một giờ tắm và một giờ đi ngủ.
Ngoài ra, trẻ sinh đôi còn là bạn thân của nhau. Chúng chơi cùng nhau. Chúng tự dậy nhau (ngay cả khi chúng không nhận ra điều đó). Và chúng tự chơi với nhau khi bạn không thể chơi cùng. Chúng có một sự ràng buộc đặc biệt – và thật thú vị khi được chứng kiến.
Và đây là một đặc quyền khác – trẻ sinh đôi hiếm khi cáu gắt cùng 1 lúc. Khi 1 đứa trẻ nổi giận, đứa trẻ còn lại vẫn bình tĩnh và có thái độ bình thường.
7. Mối ràng buộc có thể khó khăn hơn đối với trẻ sinh đôi
Không nên cảm thấy có lỗi chỉ bởi vì mối ràng buộc giữa bạn với trẻ sinh đôi không xảy ra ngay lập tức. Đó luôn là lời than phiền của bố mẹ những trẻ sinh đôi – họ có vấn đề trong việc thiết lập mối quan hệ với trẻ. Khi bạn có 2 con, bạn mất nhiều thời gian hơn để hiểu về từng đứa. Ngoài ra bạn có thể quá tải với những trách nhiệm của mình. Điều này khiến sự kết nối với trẻ sinh đôi trở nên khó khăn hơn.
Bạn không phải là một người mẹ tồi nếu không cảm thấy sự gắn kết tức thì với con mình. Đừng lo, những tháng sau đó, mọi việc sẽ khác. Tất cả những cảm giác đó rất bình thường. Chỉ cần kiên nhẫn với chính bản thân mình.
Chăm sóc trẻ song sinh, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu sữa, ngực sưng đau, mất nhiều thời gian để chăm cả hai bé cùng lúc… Tìm được câu trả lời cho các thắc mắc thường gặp sẽ giúp bạn giảm bớt những lo lắng này.
Bú mẹ mất nhiều thời gian hơn bú bình?
Thật ra, bú mẹ và bú bình đều chiếm một khoảng thời gian như nhau. Thậm chí, bú bình còn lấy thêm của bạn thời gian chuẩn bị và rửa dụng cụ, đun nước, pha chế sữa… Theo các tính toán mới nhất, cho bé sinh đôi bú mẹ trong năm đầu tiên tiết kiệm cho các bà mẹ khoảng 300 giờ.
Với bà mẹ sinh đôi, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vất vả hơn nhiều. (Ảnh minh họa).
Cho bú linh hoạt hay theo thời gian biểu?
Cho bé bú theo thời gian linh hoạt là tốt nhất và cho cả hai bé bú cùng một lúc sẽ là cách tiết kiệm thời gian nhất cho bạn. Tuy nhiên, cho cả hai bé bú sẽ rất khó nên một bé có thể bú sau mỗi 3 tiếng, bé còn lại bú sau 2 tiếng.
Làm thế nào để cho hai bé bú cùng một lúc?
Bạn có thể mua những chiếc gối được thiết kế đặc biệt, giúp hỗ trợ việc cho bé sinh đôi bú cùng một lúc. Với gối hỗ trợ ấy, bạn có thể thay đổi tư thế để tránh cảm giác tê mỏi. Bạn cũng có thể thay đổi luân phiên hai bên ngực, đặc biệt trong trường hợp một bé bú mạnh hơn bé kia. Nếu không thể nhớ được bé nào vừa bú ngực bên nào, bạn hãy thay đổi ngực sau mỗi 24 tiếng và ghi vào giấy. Sự thay đổi thường xuyên này sẽ giúp cân bằng lượng sữa tiết ra ở hai bên ngực. Việc này còn giúp cả hai bé được rèn luyện thị lực. Nếu bạn sinh non, trong những ngày đầu tiên khi một bé phải ở trong viện lâu hơn bé kia, hãy đồng thời vừa cho một bé bú, vừa dùng máy hút sữa ở bầu ngực bên kia để duy trì lượng sữa ở cả hai bên ngực.
Bạn có cung cấp đủ sữa cho cả hai bé?
Nếu bạn cho bú khi bé đòi thì cơ thể sẽ tiết ra đủ lượng sữa. Trong trường hợp đột nhiên ít sữa thì lí do có thể vì bạn cho bú thường xuyên quá nên cơ thể không đáp ứng đủ. Nếu một bé bú ít và còn thừa nhiều sữa, bạn hãy dùng máy hút sữa bơm sữa ra. Điều quan trọng bạn cần nhớ là uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo đủ sữa cho cả hai bé. Làm sao biết được bé bú đủ lượng sữa cần thiết?
Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết lượng sữa bé bú có đảm bảo cho sự phát triển không qua việc khám và cân cho bé. Bé sơ sinh thường giảm 5 - 10% cân nặng so với khi mới sinh rồi sau đó mới tăng cân trở lại khi đã được vài ngày tuổi. Thông thường, các bé tăng ít nhất 28,5g mỗi ngày sau khi được 5 ngày tuổi. Bạn có thể nhờ bác sĩ đo cân nặng của bé sinh đôi để biết các bé có tăng trưởng bình thường hay không.
Những cách khác sau đây có thể cho bạn biết được lượng sữa có đủ cho bé phát triển bình thường hay không:
- Bé bú ít nhất 2 – 3 giờ/lần hoặc 8 lần/ngày trong 3 tuần đầu. - Đại tiện ít nhất 3 lần/ngày, phân có màu vàng khi bé được 5 ngày tuổi. - Bé tăng cân ít nhất 28,5g/ngày, kể từ ngày thứ 5 đến (ít nhất) tháng thứ 3. - Tiểu tiện ít nhất 7 – 8 lần/ngày. - Ngực bạn trở nên mềm hơn sau mỗi lần cho các bé bú. - Bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa khi bú.
Chú ý tăng tiết sữa sẽ giúp bạn cung cấp đủ sữa cho các bé (Ảnh minh họa)
Núm vú có bị sưng đau khi cho cả hai bé bú không?
Sưng đau núm vú thường có nguyên nhân chủ yếu là cho bé bú sai tư thế và vệ sinh không đúng cách, chứ không phụ thuộc vào việc bé bú nhiều hay ít. Nếu bạn bị đau núm vú, hãy áp dụng phương thuốc hiệu quả từ sữa mẹ và mỡ cừu: dùng 1 – 2 giọt sữa mẹ xoa lên chỗ đau sau mỗi lần cho bú xong và để khô trong 5 – 10 phút. Sữa mẹ sẽ làm liền các vết nứt và diệt vi khuẩn. Sau đó, bôi mỡ cừu (mua ở hiệu thuốc hoặc bệnh viện) lên chỗ đau. Để giữ cho núm vú mềm mại, bạn không cần phải rửa sau khi bôi mỡ cừu.
Trường hợp bạn gắn bó với một bé hơn bé còn lại
Điều này có thể xảy ra, đặc biệt là khi bạn sinh non và một bé sẽ phải ở trong bệnh viện lâu hơn bé còn lại. Bạn sẽ có nhiều thời gian ở bên cạnh bé được về nhà, từ đó có sợi dây liên kết với bé nhiều hơn. Hoặc trong hai bé có một bé yếu hơn và bạn phải chú ý đến bé nhiều hơn bé kia. Điều quan trọng bạn cần làm, là cố gắng dành thời gian và sự thương yêu một cách đồng đều cho cả hai bé. Thêm vào đó, việc cho cả hai bé bú sẽ giúp bạn và bé thắt chặt tình mẫu tử.
Chế độ nghỉ ngơi
Bạn không nên dành cả ngày để chăm bé mà không hề nghỉ ngơi. Ngược lại, hãy tranh thủ nằm và chợp mắt khi các bé ngủ. Đây là lúc bạn cần sự giúp đỡ của chồng và người thân nhất. Hãy để chồng giúp bạn trông bé, cho dù chỉ là 15 phút ngắn ngủi mỗi lần. Trong lúc này, bạn có thể đi bộ, tắm nước nóng hoặc chợp mắt ở nơi yên tĩnh. Khi thời gian cho bé bú đã ổn định, bạn có thể dành thời gian đi chơi với bạn bè. Đừng tự cô lập mình với cuộc sống bên ngoài bởi nó sẽ khiến bạn dễ bị stress và mệt mỏi thêm.
Việc chăm sóc và nuôi dưỡng 2 thành viên mới một lúc sẽ mang lại niềm vui gấp đôi cho cha mẹ, đồng thời, khó khăn cũng ‘lũ lượt’ kéo về tới 2 lần. Chăm sóc trẻ song sinh, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu sữa, ngực sưng đau, mất nhiều thời gian để chăm cả hai bé cùng lúc… Tìm được câu trả lời cho các thắc mắc thường gặp sẽ giúp bạn giảm bớt những lo lắng này. Bú mẹ mất nhiều thời gian hơn bú bình? Thật ra, bú mẹ và bú bình đều chiếm một khoảng thời gian như nhau. Thậm chí, bú bình còn lấy thêm của bạn thời gian chuẩn bị và rửa dụng cụ, đun nước, pha chế sữa… Theo các tính toán mới nhất, cho bé sinh đôi bú mẹ trong năm đầu tiên tiết kiệm cho các bà mẹ khoảng 300 giờ. Cho bú linh hoạt hay theo thời gian biểu? Cho bé bú theo thời gian linh hoạt là tốt nhất và cho cả hai bé bú cùng một lúc sẽ là cách tiết kiệm thời gian nhất cho bạn. Tuy nhiên, cho cả hai bé bú sẽ rất khó nên một bé có thể bú sau mỗi 3 tiếng, bé còn lại bú sau 2 tiếng.
Làm thế nào để cho hai bé bú cùng một lúc? Bạn có thể mua những chiếc gối được thiết kế đặc biệt, giúp hỗ trợ việc cho bé sinh đôi bú cùng một lúc. Với gối hỗ trợ ấy, bạn có thể thay đổi tư thế để tránh cảm giác tê mỏi. Bạn cũng có thể thay đổi luân phiên hai bên ngực, đặc biệt trong trường hợp một bé bú mạnh hơn bé kia. Nếu không thể nhớ được bé nào vừa bú ngực bên nào, bạn hãy thay đổi ngực sau mỗi 24 tiếng và ghi vào giấy.
Sự thay đổi thường xuyên này sẽ giúp cân bằng lượng sữa tiết ra ở hai bên ngực. Việc này còn giúp cả hai bé được rèn luyện thị lực. Nếu bạn sinh non, trong những ngày đầu tiên khi một bé phải ở trong viện lâu hơn bé kia, hãy đồng thời vừa cho một bé bú, vừa dùng máy hút sữa ở bầu ngực bên kia để duy trì lượng sữa ở cả hai bên ngực. Bạn có cung cấp đủ sữa cho cả hai bé? Nếu bạn cho bú khi bé đòi thì cơ thể sẽ tiết ra đủ lượng sữa. Trong trường hợp đột nhiên ít sữa thì lí do có thể vì bạn cho bú thường xuyên quá nên cơ thể không đáp ứng đủ. Nếu một bé bú ít và còn thừa nhiều sữa, bạn hãy dùng máy hút sữa bơm sữa ra. Điều quan trọng bạn cần nhớ là uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo đủ sữa cho cả hai bé. Làm sao biết được bé bú đủ lượng sữa cần thiết? Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết lượng sữa bé bú có đảm bảo cho sự phát triển không qua việc khám và cân cho bé. Bé sơ sinh thường giảm 5 - 10% cân nặng so với khi mới sinh rồi sau đó mới tăng cân trở lại khi đã được vài ngày tuổi. Thông thường, các bé tăng ít nhất 28,5g mỗi ngày sau khi được 5 ngày tuổi. Bạn có thể nhờ bác sĩ đo cân nặng của bé sinh đôi để biết các bé có tăng trưởng bình thường hay không. Những cách khác sau đây có thể cho bạn biết được lượng sữa có đủ cho bé phát triển bình thường hay không: - Bé bú ít nhất 2 – 3 giờ/lần hoặc 8 lần/ngày trong 3 tuần đầu. - Đại tiện ít nhất 3 lần/ngày, phân có màu vàng khi bé được 5 ngày tuổi. - Bé tăng cân ít nhất 28,5g/ngày, kể từ ngày thứ 5 đến (ít nhất) tháng thứ 3. - Tiểu tiện ít nhất 7 – 8 lần/ngày. - Ngực bạn trở nên mềm hơn sau mỗi lần cho các bé bú. - Bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa khi bú. Núm vú có bị sưng đau khi cho cả hai bé bú không? Sưng đau núm vú thường có nguyên nhân chủ yếu là cho bé bú sai tư thế và vệ sinh không đúng cách, chứ không phụ thuộc vào việc bé bú nhiều hay ít. Nếu bạn bị đau núm vú, hãy áp dụng phương thuốc hiệu quả từ sữa mẹ và mỡ cừu: dùng 1 – 2 giọt sữa mẹ xoa lên chỗ đau sau mỗi lần cho bú xong và để khô trong 5 – 10 phút. Sữa mẹ sẽ làm liền các vết nứt và diệt vi khuẩn. Sau đó, bôi mỡ cừu (mua ở hiệu thuốc hoặc bệnh viện) lên chỗ đau. Để giữ cho núm vú mềm mại, bạn không cần phải rửa sau khi bôi mỡ cừu. Trường hợp bạn gắn bó với một bé hơn bé còn lại Điều này có thể xảy ra, đặc biệt là khi bạn sinh non và một bé sẽ phải ở trong bệnh viện lâu hơn bé còn lại. Bạn sẽ có nhiều thời gian ở bên cạnh bé được về nhà, từ đó có sợi dây liên kết với bé nhiều hơn. Hoặc trong hai bé có một bé yếu hơn và bạn phải chú ý đến bé nhiều hơn bé kia. Điều quan trọng bạn cần làm, là cố gắng dành thời gian và sự thương yêu một cách đồng đều cho cả hai bé. Thêm vào đó, việc cho cả hai bé bú sẽ giúp bạn và bé thắt chặt tình mẫu tử. Chế độ nghỉ ngơi Bạn không nên dành cả ngày để chăm bé mà không hề nghỉ ngơi. Ngược lại, hãy tranh thủ nằm và chợp mắt khi các bé ngủ. Đây là lúc bạn cần sự giúp đỡ của chồng và người thân nhất. Hãy để chồng giúp bạn trông bé, cho dù chỉ là 15 phút ngắn ngủi mỗi lần. Trong lúc này, bạn có thể đi bộ, tắm nước nóng hoặc chợp mắt ở nơi yên tĩnh. Khi thời gian cho bé bú đã ổn định, bạn có thể dành thời gian đi chơi với bạn bè. Đừng tự cô lập mình với cuộc sống bên ngoài bởi nó sẽ khiến bạn dễ bị stress và mệt mỏi thêm.
Mang trong mình cùng lúc hai sinh linh bé bỏng là một cảm giác vô cùng khó tả, cảm giác hạnh phúc khó tả ấy sẽ trọn vẹn hơn khi bạn đón nhận hai hài nhi khỏe mạnh, xinh xắn trong ngày chào đời. Tuy việc chăm sóc cặp đôi này không hề đơn giản nhưng lại rất thú vị. Bố và mẹ nên chuẩn bị kỹ “hành trang” nhé.
Chăm sóc cặp song sinh quả là một công việc nan giải, và bạn sẽ có nhiều cảm xúc trái chiều trong suốt quá trình nuôi dưỡng các con. Một khi hai bé đã chào đời, bạn cần phải bắt đầu ngay với kế hoạch chia sẻ thời gian cho con và những hoạt động khác trong cuộc sống.
Chăm sóc trẻ song sinh như thế nào? Vài tháng đầu sau khi sinh, nhiệm vụ của bố mẹ sẽ rất nặng nề, nhất là với người mẹ. Từ việc thay tã, cho con ăn, dỗ dành và cho con ngủ… tất cả đều gấp đôi lên, từ niềm vui đến những khó khăn. Giai đoạn này bạn sẽ rất cần sự giúp đỡ từ người thân, hãy ngỏ lời nhờ trợ giúp vì bạn biết rõ mình sẽ không thể xoay xở khi chỉ có một thân một mình. Trao đổi cách chăm sóc một cách đồng đều cho cả hai đứa trẻ, bạn nên tìm hiểu từ nhiều nguồn hoặc chia sẻ với những gia đình đã có con sinh đôi để có thêm kinh nghiệm. Bố và mẹ cùng tham gia chăm sóc và nuôi dạy sẽ luôn là tốt nhất cho con.
Sẽ là một khoảng thời gian dài trước khi bạn có lại được một giấc ngủ sâu đúng nghĩa. Vì thế, hãy tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Sẽ không tránh khỏi việc bạn mệt mỏi, stress và hay cáu bẳn, thậm chí một vài cha mẹ có thôi thúc đùn đẩy trách nhiệm chăm con về đêm, hay trách nhiệm thay tã, dỗ dành chúng. Điều này chỉ xảy trong khoảng thời gian ngắn do hai bạn đang quá căng thẳng trong việc chăm con và những hoạt động khác như không thể ngủ và chăm lo cho chính mình. Hãy bình tĩnh trò chuyện và chia sẻ lại công việc cùng nhau, nếu có thể, hai bạn hãy dành thời gian riêng của mỗi người cho từng bé. Cách này giúp làm giảm mức độ căng thẳng, và bạn sẽ cảm thấy mỗi bé là một cá thể riêng biệt có vị trí quan trọng với bạn chứ không đơn thuần chỉ là cặp sinh đôi giống nhau.
Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là tốt nhất, tuy nhiên khi chăm sóc cặp sinh đôi thì lượng sữa của một người mẹ có thể không đủ. Bạn đừng lo lắng, hãy kết hợp với những nguồn sữa đáng tin cậy từ bên ngoài, và đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất cho chính mình.
Tầm quan trọng của việc nhận biết và khuyến khích từng cá nhân Hai bé được sinh ra gần như cùng một lúc và chúng giống nhau như đúc, điều đó không có nghĩa là chúng được nhìn nhận như một. Sẽ khá thú vị khi thấy hai bé ăn mặc giống nhau, cư xử hoặc thậm chí có những cảm xúc y chang nhau, nhưng việc nhớ rằng hai bé không phải là một, và cách cư xử của bố mẹ phải phù hợp với từng bé rất quan trọng. Hạn chế đề cập đến cụm từ “anh em sinh đôi”, thay vào đó là gọi tên riêng hoặc tên ở nhà của từng bé.
happyTạo cho trẻ môi trường sống và phát triển khả năng phù hợp với trẻ
Bố mẹ nên lưu ý đến việc nhận biết tính cách, đặc điểm của từng trẻ và phát triển những đặc điểm nổi trội riêng biệt ấy. Các cặp sinh đôi hay có xu hướng sinh hoạt giống nhau, và giữa chúng thường có “thần giao cách cảm”. Nếu có thể, bạn nên khuyến khích những khả năng riêng của các con và tạo điều kiện phát triển thích hợp cho mỗi bé mà không làm ảnh hưởng đến yếu tố “giác quan” đặc biệt kia. Cách này các bé được nhìn nhận như những cá nhân riêng lẻ, không bị lu mờ cá tính và phát triển theo hướng phù hợp.
Những điều nên biết về trẻ song sinh Những cặp song sinh thường phát triển chậm hơn so với những trẻ sinh một khác. Vậy nên với những cột mốc phát triển của những bé bình thường khác, bạn nên cộng thêm 3 tháng cho hai trẻ sinh đôi nhà mình.
Trẻ sinh đôi cũng có xu hướng trầm tính và ít nói, vì có đến một nửa trong số các cặp song sinh có một ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ chúng mới hiểu. Vì thế khi khả năng nói của con bạn phát triển chậm một chút thì cũng đừng quá lo lắng, hãy chủ động trò chuyện với cả hai bé để giúp chúng thoải mái và tự nhiên giao tiếp với thế giới xung quanh.
Các bé sinh đôi thường sinh hoạt và làm việc cùng nhau, điều này không xấu nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc trưởng thành sau này khi cần phải làm việc theo nhóm, hay sống cuộc sống độc lập. Gia đình hãy phân bổ từng công việc nhà riêng cho mỗi bé, hoặc lên kế hoạch cuối tuần cho từng bé như: một bé sẽ ở nhà làm vườn cùng bố, một bé sẽ đi chợ với mẹ.
Nhiều bà mẹ lo lắng về khả năng tạo đủ sữa cho 2 bé bú, nhưng đa số phụ nữ đều có khả năng tạo nguồn sữa dồi dào đủ cho 2, thậm chí 3 bé cùng lúc.
Ngay khi biết mình đang có mang song thai, bạn nên khởi sự những chuẩn bị đặc biệt. Tất nhiên, bạn được nhiều sự giúp đỡ càng tốt trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Bạn cũng nên tham khảo kinh nghiệm của những phụ nữ đã từng nuôi con sinh đôi bằng chính sữa của mình. Nhiều nơi còn có hội của những bà mẹ sinh đôi, bạn cũng có thể liên hệ với nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ ở địa phương; các nhóm này thường cung cấp tài liệu về chăm sóc và cách nuôi con sinh đôi bằng sữa mẹ. Gần phân nửa số cặp song sinh đều sinh thiếu tháng. Suốt thời gian mang thai bạn nên làm những việc nhằm làm giảm rủi ro sinh non và những rắc rối khác bằng cách duy trì chế độ ăn giàu calori – ít nhất là 2900 calori/ngày và protein (đạm) ít nhất là 1100 gram/ngày. Hãy tham khảo ý kiến của cơ sở y tế về chế độ kiểm tra bản thân, qua đó biết được các dấu hiệu sinh non. Tạo nguồn sữa dồi dào: Việc cung cấp đủ sữa cho 2 bé hoặc hơn phụ thuộc vào sự cạn sữa hoàn toàn và thường xuyên của vú mẹ. Nhiều người sinh non hoặc bé rất nhẹ ký khi sinh ra thường không kiên trì cho bé bú một cách hiệu quả đủ để kích thích sự tạo sữa dồi dào. Vì vậy, nên sử dụng loại máy hút tự động, với đầu hút đôi khi các bé được sinh sớm 2 tuần hoặc hơn; hoặc trọng lượng khi sinh dưới 2 kg. Thậm chí nếu bé khoẻ mạnh và bú mẹ thường xuyên, bạn cũng nên hút mỗi bên ngực chừng 5-10 phút sau mỗi lần cho bú để sữa cạn nhằm kích thích tạo nguồn sữa dồi dào. Nếu bé đang ở giai đoạn chăm sóc đặc biệt, không thể bú mẹ, bạn hãy dùng máy hút ít nhất 8 lần/ngày. Bạn phải nhắm mục tiêu tạo ra ít nhất ½ lít sữa một ngày cho mỗi bé. Nuôi 2 hoặc 3 bé bằng sữa mẹ: Bạn nên cho bé bú ít nhất 8 lần/ngày. Điều này có nghĩa là phải đánh thức bé dậy cứ 3 giờ/lần vào ban ngày và buổi tối để cho bú và cứ 4–5 giờ/lần lúc khuya cho đến khi bé luôn tăng cân mà không cần phải bú thêm sữa ngoài. Một số bà mẹ thích cho các bé bú đồng thời, trong khi số khác thích cho từng bé bú riêng biệt. Tất nhiên cho 2 bé bú cùng lúc tiết kiệm được thời gian và cần thiết nếu cả 2 cùng đói. Nếu bạn muốn cho các bé bú cùng lúc, đây là 3 tư thế căn bản: - Ôm chặt cả 2 bé, chân của 2 bé xuôi bên nhau hoặc bắt chéo lên nhau. - Ôm chặt 1 bé và ôm bé kia theo tư thế “ôm bóng” - Ẵm cả hai bé theo tư thế “ôm bóng” Trong những tuần lễ đầu, bạn cần nhờ người khác giúp đưa các bé lên ngực cùng lúc. Bạn cũng cần vài cái gối để đễ đặt 2 bé đúng tư thế. Nên đưa bé bú yếu lên trước rồi đến bé bú mạnh hơn lên ngực để cho bú. Việc cho cặp song sinh bú sẽ dễ dàng hơn khi bé được nhiều tháng tuổi vì ít phải nâng đầu cũng như áp bé ngậm vú mẹ. Cho từng bé bú, mỗi bé chỉ bú ở một vú, bạn dễ xoay trở và có nhiều thời gian hơn cho mỗi bé. Bạn có thể quyết định cho từng bé bú bất kỳ khi nào bé thấy đói hoặc 2 bé bú và ngủ gần như chung một thời gian biểu. Để tập thói quen chung cho cả 2 bé, bạn chỉ việc cho bé thứ 2 bú (đánh thức bé dậy nếu cần) sau khi đã cho bé thứ 1 bú. Các bé song sinh thường có xu hướng thích vú này hơn vú kia, vì thế bạn nên thay đổi vị trí các bé ở mỗi lần bú trong những tuần đầu để 2 bên ngực được kích thích đều nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi một bé bú mạnh hơn bé kia. Những người sinh 3 thường cho 2 bé bú cùng lúc rồi mới cho bé còn lại bú cả 2 bên vú, hoặc người phụ giúp cho bé thứ 3 bú bình thay vì bú mẹ. Nhớ luân phiên các bé trong lần cho bú kế tiếp. Trong những tuần lễ đầu, nếu các bé lên cân đều, bạn không nên thay sữa mẹ bằng sữa ngoài. Bạn phải chắc chắn rằng ngực mình được kích thích qua động tác bú của các bé để nguồn sữa luôn đầy đủ. Việc tránh dùng sữa bình cũng giúp hạn chế khả năng tắt tuyến sữa và nhiễm khuẩn ngực. Tự chăm sóc: đối với bà mẹ nuôi 2 hoặc 3 con, việc nghỉ ngơi, ăn uống nhiều là rất tốt. Đa số các bà mẹ cho con bú thường đói bụng và khát nước nhiều hơn bình thường, nhưng nếu ăn uống quá độ và trở nên mệt mỏi, bạn sẽ mất sự thèm ăn và sụt cân. Các nhà dinh dưỡng học khuyên rằng một người đang nuôi con song sinh bằng sữa của mình cần ít nhất 3.000 calori/ngày. Khẩu phần ăn nên bao gồm thực phẩm giàu protein và khoảng 1,2 lít sữa hoặc hơn trong một ngày. Các sản phẩm làm từ sữa cũng cần có số lượng tương đương hoặc bổ sung thêm chất calcium, vitamin C, B-Complex, men bia cũng rất có lợi cho người mẹ.
Tìm hiểu về bệnh gout
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Cách chế biến cá cơm khô cực ngon
Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh
Cách chế biến đậu ván không bị mất chất
Cách làm bì chay
Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn
Cách làm xíu mại bánh mì
Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào
Cách làm ngan om sấu cực ngon
Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng
Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh
Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi
Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa
Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà
Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới
Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả
Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay
Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp
Bí quyết làm món giả cầy ngon
Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên
Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon
(ST).
Từ khóa » Sinh đôi Vất Vả
-
Chăm Sóc Bé Sinh đôi Có Vất Vả Gấp đôi? - MarryBaby
-
Sinh đôi – Nuôi Con Vất Vả Nhân đôi - Hato Baby
-
Sinh đôi, Sinh Ba Và Hơn Thế Nữa: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Mang Thai đôi Và Sinh đôi Cần Lưu ý Những điều Sau để Sinh Con An ...
-
Sinh Doi | Bật Mí Những Kinh Nghiệm Nuôi Dạy Các Bé Sinh đôi - Eva
-
Sinh đôi: Lo Lắng Khi Mang Thai Song Sinh - HUGGIES® Việt Nam
-
Hành Trình Nuôi Con Sinh đôi Vất Vả, Hài Hước Của Bà Mẹ 8X - Ngôi Sao
-
Bí Kíp đón 2 Con Sinh đôi Chào đời Nhẹ Nhàng Như “mẹ Bầu Nhà ...
-
Kinh Nghiệm Nuôi Con Sinh đôi - Y Học Cộng Đồng
-
Tuyệt Chiêu Luyện Ngủ Cho Cặp Sinh đôi Cực Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
[Giải đáp] Có Nên Thụ Tinh Nhân Tạo Sinh đôi Không?
-
Sinh đôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
11 điều Quan Trọng Bạn Không Thể Bỏ Qua Khi Mang Song Thai!
-
7 ĐIỀU ĐẶC BIỆT KHI NUÔI CON SINH ĐÔI ...