Kinh Nghiệm Ôn Thi HSK4 Trên 290 Điểm - Azhsk

Thời gian mình ôn thi HSK4 khoảng 4 tháng sau khi học xong giáo trình Hán ngữ 4. Trong 4 tháng đó thì:

✍Một tháng rưỡi mình dùng để ôn tập 600 từ vựng HSK4.

Mình tự đặt ra mục tiêu cho bản thân, hàng ngày phải học ít nhất 5 từ.

Có những hôm hăng mình còn học hơn 20 từ.

Do mình học qua giáo trình Hán ngữ 4 nên trong 600 từ này có kha khá từ đã được học rồi. Vì vậy thời gian học cũng được rút ngắn và không quá khó nhằn.

✍Cách mình học từ vựng là:

✔Tra cứu ý nghĩa, phân tích ví dụ minh họa trong sách;

✔ Lấy 1-2 ví dụ của từ mới đó;

✔Nhờ cô giáo kiểm tra giúp mình về ngữ pháp và cách dùng từ;

✔ Ôn tập lại những gì cô đã chữa.

Ôn thi là một quá trình, mới đầu chưa nhớ cách dùng các từ vựng là điều thường gặp bạn ạ.

Trong lúc học giáo trình, chuyên đề, luyện đề sẽ thường xuyên gặp lại 600 từ vựng này và rồi nó sẽ được ngấm dần dần vào não bạn.

Bạn đừng lo quá nhé!

✍2 tháng sau mình học chuyên đề đột phá Nghe, Viết HSK4 và làm đề trong sách Bộ đề thi thử HSK4 mới.

Khoảng thời gian còn lại trước khi thi, mình không học thêm gì cả.

Thỉnh thoảng mình ôn lại 600 từ vựng HSK4 trên phần mềm ôn thi HSKOnline và những mẫu cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

Nếu các bạn tự luyện thi HSK4 tại nhà thì cũng không quá khó khăn, cùng mình kiểm chứng nhé?

Tự đặt mình vào tình huống giống hệt như thi thật về cả thời gian, không gian và các quy định làm bài thi.

Đặt báo thức thời gian làm bài 105 phút đã bao gồm 5 phút điền thông tin cá nhân. Chuông reo hết giờ là dừng bút không làm nữa bạn nhá.

Nghe mỗi câu hỏi 1 lần duy nhất theo quy định, không tua lại đĩa nghe.

Không sử dụng các trang thiết bị máy tính, điện thoại, sách vở trong lúc làm bài thi. (P/s: thành thật không gian lận à nha :)))

📝Thi thật thế nào thì bạn mô phỏng chính xác như vậy, bản thân vừa là thí sinh vừa là giám thị coi thi.

Đó là những yêu cầu cơ bản khi bạn làm test một đề thi thử. Cũng là kinh nghiệm ôn thi HSK4 đầu tiên của mình.

🕘Thời gian làm bài thi HSK4

Khi làm bài điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là THỜI GIAN. Bạn cần đảm bảo làm hết 100 câu trong 105 phút.

Thời gian làm một đề thi HSK4

Yêu cầu là làm hết, tiếp đến là làm chính xác, cuối cùng là làm nhanh chuẩn. Làm nhanh rất quan trọng vì bạn sẽ có thời gian để đọc lướt qua các câu hỏi phía sau (ở phần nghe), nắm bắt điểm chính, phán đoán nội dung để kết quả làm bài tốt hơn.

Bản thân mình quy định thời gian làm mỗi đề thi thử HSK4 dao động trong khoảng từ 70-95 phút. Tâm trạng làm bài thi ở nhà chắc chắn sẽ thoải mái hơn khi làm đề chính thức. Do đó, chúng ta có thể yêu cầu bản thân cao một chút: làm chính xác, hết đề trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Và tận dụng khoảng thời gian còn dư để kiểm tra lại bài làm. Đọc lại các câu hỏi còn phân vân. Kiểm tra các chữ trong phần viết đã viết đúng chưa? Dấu chấm câu đã có chưa?

Tiếp đến, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm một đề thi HSK4 hiệu quả bạn nhé.

Nào! Nhào zô!

✍ Phần Nghe HSK4 gồm 45 câu trong 30 phút.Chia làm 3 phần.

Phần thi nghe HSK4

Mỗi khi bắt đầu đọc nội dung từng phần, họ sẽ có ví dụ minh họa về phần đó.

Chúng ta cần tập trung, tận dụng triệt để khoảng thời gian này để đọc lướt qua các lựa chọn ở mỗi câu hỏi. Nắm bắt từ ngữ trọng điểm. Hình dung, phán đoán câu hỏi và nội dung liên quan.

Thao tác này đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn chủ động nghe đĩa đọc, chọn đáp án chính xác và nhanh.

Điều cần chú ý là:

Một mặt, bạn tận dụng khoảng thời gian đó để đọc lướt các câu hỏi phía sau.

NHƯNG đến khi băng đọc đến câu hỏi trước đó, bạn phải quay lại ngay lập tức và tập trung lắng nghe nội dung bài rồi nhanh chóng chọn đáp án.

Sau đó nếu còn thời gian, chúng ta lại tiếp tục đọc nhanh các câu phía sau.

⚠TUYỆT ĐỐI TRÁNH tình trạng đang đọc dở nội dung câu 8 mà băng đọc đến câu 4 vẫn cố đọc xong 1, 2 từ ở câu 8.

Như vậy, bạn sẽ bị luống cuống khi không kịp nghe phần đầu câu 4 hoặc nghe không hiểu hết câu hỏi.

Vậy khả năng cao, bạn sẽ không biết chọn đáp án nào chính xác? Dẫn đến thời gian phân vân trả lời cho câu 4 lâu hơn.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả thời gian và tâm trạng làm bài thi phần sau.

Nên chúng mình cũng cần chú ý đến tâm trạng ổn định khi thi nhé. 加油!

Tập trung làm bài thi hsk4

Đây là kinh nghiệm ôn thi HSK4 xương máu mình rút ra được sau nhiều lần mải đọc câu sau mà bỏ lỡ hoặc không tập trung nghe đĩa đọc câu trước đó ngay từ đầu.

Mà mỗi câu hỏi chỉ được NGHE DUY NHẤT MỘT LẦN.

👉Do đó: Nghe cần Tập Trung, Nhanh nhưng không Nóng Vội.

Tất cả các kỹ năng làm bài này, bạn đều có thể thông qua luyện tập nhiều mà có được. Vì vậy, hãy chăm chỉ làm đề, học theo chuyên đề bạn nhé!

✍Phần Đọc hiểu HSK4 gồm 40 câu, 40 phút làm bài.

Phần này chủ yếu khảo sát vốn từ vựng, nền tảng ngữ pháp, tính logic và khả năng nắm bắt từ ngữ trọng điểm của bạn.

Phần đọc 1 điền từ vào chỗ trống. Trung bình thời gian làm là 40 giây cho một câu.

Phần này mình sẽ đọc lướt một lượt các câu hỏi và các từ lựa chọn. Sau đó sẽ điền lần lượt các câu.

Nếu bạn biết hết nghĩa các từ thì phần này có thể kiếm điểm ngon lành.

Nhưng nếu có 1, 2 từ bạn không biết rõ nghĩa. Bạn có thể điền xong các từ đã biết nghĩa, sau đó dùng phương pháp loại trừ để điền 1, 2 từ này.

Do thời gian làm bài khá ngắn. Bạn nên phân bổ thời gian đồng đều cho các câu hỏi nhé.

Phần đọc 2 dựa trên các nội dung ABC có sẵn sắp xếp thành một câu hoàn chỉnh. Phần này bạn cần nắm vững những cấu trúc ngữ pháp HSK4 cơ bản, quan hệ logic từ ngữ vế trước vế sau.

Cách làm phần này cũng giống như các phần khác, các bạn đọc trước 1 lượt nội dung ABC của câu hỏi đó. Sau đó, tìm ra các từ ngữ trọng điểm mỗi câu, quan hệ logic giữa các từ đó (nguyên nhân- kết quả, giả thiết- kết luận, thứ tự thời gian…) để sắp xếp câu.

Phần này lúc đầu mình thường làm sai 1-2 câu.

Về sau, mỗi lần làm xong mình đều xem lại, phân tích thật kỹ phần giải thích đáp án ở cuối sách.

Và tổng hợp lại các dạng bài, quan hệ logic các từ thường gặp, nên hầu như mình không còn làm sai phần này nữa.

Phần đọc 3 trung bình bạn có 1 phút cả đọc đề và chọn đáp án.

Kinh nghiệm ôn thi HSK4 phần này của mình là đọc trước câu hỏi và các lựa chọn, rồi mới đọc đề bài để làm. Mình đọc câu hỏi trước để nắm bắt trọng tâm vấn đề. Nó giúp mình chủ động hơn khi đọc đề bài và nhanh chóng tìm ra được đáp án đúng.

Ngoài ra, có một mẹo cho những câu mình đọc cả câu hỏi, đáp án và đề bài mà không biết chọn đáp án nào.

Từ vựng hsk4

Khi đó bạn cứ chọn đáp án có từ trùng với từ có trong đoạn văn đề bài. Xác suất chính xác sẽ rất cao, các bạn làm nhiều đề sẽ nhận ra điều này.

Tất nhiên, đây chỉ là mẹo làm đề thi HSK4 khi đường cùng bạn không còn cách nào khác. Còn đọc hiểu được nội dung câu hỏi đó là cách tốt nhất để bạn đạt được điểm cao.

Vì vậy, học ôn tập trước vẫn rất quan trọng. (P/s: nói gì thừa không à! haha)

✍Phần thi Viết HSK4 làm 15 câu trong 25 phút

Điểm số cho mỗi câu hỏi rất cao, phần viết 1 là 6 điểm/câu, viết 2 là 8 điểm/câu. Do đó, chúng ta cần hạn chế tối đa bị sai ở phần thi này.

Phần viết 1 mình đọc 1 lượt các từ đã cho, sau đó tìm chủ ngữ/động từ/tính từ/tân ngữ. Xác định xem câu đó thuộc mẫu câu nào, thứ tự từ ngữ ra sao.

Với mỗi từ được sắp xếp mình sẽ gạch nó đi hoặc đánh số nhỏ trên đầu từ đó để đảm bảo không bỏ sót cũng không thêm từ.

Hoặc nếu, ngữ cảm của bạn tốt thì sau khi đọc xong các từ bạn có thể tự động sắp xếp ra được một câu hoàn chỉnh mà bạn thường nghe, nói, đọc, viết hàng ngày.

Tiếp theo là đọc, kiểm tra lại các chữ đã viết đúng chưa.

Và đừng quên viết dấu câu khi kết thúc câu nhé(。?!).

Phần viết 2. Viết đúng là tiêu chuẩn đầu tiên để viết câu. Kinh nghiệm ôn thi HSK4 này hơi ngộ ngộ à nha? (P/s: đúng đó đừng cười mềnh ^_^).

Ý của mình là viết câu ngắn nhưng đúng còn hơn câu dài văn hoa, phức tạp mà không chắc đã đúng.

Câu viết chắc chắn phải bao gồm từ gợi ý và thống nhất với ý nghĩa mô tả của bức tranh.

Và cũng giống như phần viết 1, cuối mỗi câu chúng ta cần có dấu chấm câu.

À còn điểm nữa là dấu chấm trong tiếng Trung là dấu khoanh tròn nhỏ “。”khác với dấu chấm trong tiếng Việt “.” Các bạn để ý chút, tránh mất điểm phần này nhé.

Đồng thời, giới tính trong ảnh mô tả cũng cần chú ý. Nếu “Tā” là nam “他”, nữ “她”.

📝Các mẫu câu cơ bản và thường gặp trong đề thi đều được giới thiệu trong cuốn sách “Chuyên Đề Đột Phá Nghe và Viết HSK4”, các bạn có thể tham khảo để rèn luyện thêm các dạng bài tập ngữ pháp HSK4 nhé.

Làm xong đề thi các bạn có thể tự chấm điểm cho mình theo thang điểm sau: phần nghe trung bình 2.22 điểm/câu; đọc là 2.5 điểm/câu; viết 1 là 6 điểm/câu, viết 2 là 8 điểm/câu.

Phần nào sau khi làm xong đề thi thử mà còn sai nhiều thì bạn nên mua sách chuyên đề để LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP NHIỀU HƠN VÀ LUYỆN TẬP NHIỀU HƠN NỮA NHÉ 😊

Luyện làm đề thi hsk4

KẾT QUẢ bạn đạt được chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Hì hì 😃

Tiếp theo là phần không thể thiếu khi mình làm một đề thi thử HSK4.

👉 Chữa đề thi HSK4

Nếu mình dùng 90 phút để làm xong một bài thi thử thì mình sẽ dùng ít nhất 180 phút để check đáp án, chữa bài và tổng kết rút kinh nghiệm cho lần làm bài tiếp theo.

Hay nói cách khác, Thời Gian mình Chữa bài thi sẽ GẤP ĐÔI lượng Thời Gian mình Làm Bài. RẤT QUAN TRỌNG!

Cùng mình khám phá tại sao bước này lại quan trọng vậy nhé!

Mình chữa bài theo thứ tự trong cấu trúc đề thi từ phần Nghe, Đọc hiểu đến phần Viết.

Trong quá trình check đáp án, chữa bài mình luôn bật đĩa để nghe lại.

Do cuốn sách mình dùng để luyện kỹ năng làm đề là Bộ đề thi thử HSK4 mới nhất có đáp án chi tiết, hướng dẫn từng phần. Nên sau khi làm xong đề mình sẽ kiểm tra đáp án mỗi phần đó.

✔Dùng bút đỏ đánh dấu các câu sai.

✔Thống kê tổng số câu sai mỗi phần.

✔Đặc biệt mình sẽ ghi bên cạnh câu đó nguyên nhân làm sai.

✔Đánh giá bài làm có đạt mục tiêu ban đầu hay không.

Mỗi lần làm xong một đề, mình thường có thói quen đặt mục tiêu cho lần làm đề tiếp theo (tốc độ làm bài nhanh hơn; hoặc là viết câu đúng, dài và hay hơn…).

Đây là kinh nghiệm ôn thi HSK4 của mình để mỗi lần làm đề thi thử luôn có sự tiến bộ hơn trước đó.

👉Phần nghe mình check lại phần nguyên bản bài nghe.

✔Nếu có từ mới, mình sẽ tra cứu và ghi nghĩa ra bên cạnh từ đó.

✔Dùng bút màu tô các cấu trúc ngữ pháp để ôn tập lại.

✔Câu văn nào thường được dùng trong đời sống, mình cũng sẽ đánh dấu lại để học thuộc lòng.

❌Với câu bị sai, mình sẽ kiểm tra cả phần nguyên bản bài nghe và phần giải thích chọn đáp án. Hiểu tại sao mình sai, lỗi sai đó là gì. Rồi rút kinh nghiệm cho lần làm bài tiếp theo.

Vì làm bài thi thử sai có thể sửa nhưng đề thi thật thì không có cơ hội đó.

Nên chúng ta hãy cứ chuẩn bị thật tốt, kỹ càng để bài thi thật không có những hối tiếc “đáng như, giá như…” các bạn nhé.

👉Phần đọc thì mình đọc lại một lượt bài đã làm.

Do có trường hợp xuất hiện nhiều từ mới mình không biết nhưng vẫn có thể trả lời chính xác câu hỏi đó.

Nên lần đọc này, mình sẽ tra cứu nghĩa từ và hiểu rõ ràng, cặn kẽ nội dung câu hỏi đó.

Đồng thời, gạch chân các cấu trúc ngữ pháp thường lặp lại.

Những mẫu ngữ pháp thường xuyên xuất hiện, bạn ghi nhớ được sẽ hỗ trợ rất tốt cho lần thi tới. Ngoài ra, nó còn giúp bạn trình bày quan điểm cá nhân bằng tiếng Trung logic hơn.

Mình rất thích những câu văn ý nghĩa trong phần đọc vì nó có thể cung cấp thêm kiến thức mới hoặc động viên, khích lệ tích cực để mình tiếp tục cố gắng… Vì vậy, mình thường đánh dấu lại và đọc lại nhiều hơn để ghi nhớ hoặc tốt hơn nữa là học thuộc lòng.

Học thuộc lòng hsk4

Ví dụ như câu văn sau: “与人打交道的时候,我们要多看别人的优点,少看别人的缺点,多学习别人的长处,改正自己的不足。”

Do mình biết bản thân bị yếu phần đọc sắp xếp câu ABC nên mình phân tích rất kỹ đoạn tác giả giải thích thứ tự sắp xếp câu đó.

Sau đó sẽ tổng hợp lại các mẫu câu thường dùng ở sau câu 65 của đề thi.

Nếu bạn tổng hợp nhiều lần, bạn sẽ phát hiện ra có khá nhiều mẫu câu lặp lại nhiều lần.

📝Vì là bộ đề thi này rất sát với đề thi chính thức nên các mẫu câu này cũng thường xuyên xuất hiện trong đề thi thật. Kinh nghiệm ôn thi HSK4 này mình tổng hợp được sau khi làm nhiều đề thi thử và đề thi thật HSK4 các năm trước đó.

👉Phần viết sắp xếp hoàn thành câu. Mình dùng cuốn sách “Chuyên đề đột phá Nghe và Viết HSK4” để ôn tập các cấu trúc câu thường gặp và không còn gặp khó khăn trong phần thi này nữa.

Phần nhìn tranh và dùng từ gợi ý để viết câu, bạn cần biết ý nghĩa của các từ đó thì đặt câu mới chính xác được. Thường thì các từ gợi ý đều có trong quyển 600 từ vựng đột phá HSK4 nhỏ nhỏ xinh xinh.

Học từ vựng hsk4

Quyển sách này nhỏ nhưng mỗi từ vựng đều có ví dụ minh họa đi kèm dễ hiểu.

Nên nếu các bạn học kỹ cuốn sách này rồi thì phần này cũng bớt khó hơn đó.

Một mẹo nữa mà cô giáo mình đã dạy là khi từ gợi ý mà là tính từ thì các bạn chỉ cần áp dụng mẫu câu: Chủ ngữ + 看起来+ 很+ tính từ.

她看起来很漂亮/开心/高兴/难过/饿。

À, có một lưu ý nữa là không nên dùng cùng một cấu trúc để đặt cả 5 câu bạn nhé, điểm số sẽ không được cao.

Nếu sau khi chữa đáp án mà vẫn còn phần nào không hiểu hoặc không biết phần viết câu mô tả đúng hay chưa thì mình sẽ nhắn tin hỏi cô giáo.

Các bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ để hỗ trợ mình ôn thi tốt hơn nhé (thầy cô, bạn bè, nhóm, diễn đàn học…). Như vậy bạn vừa học tốt lại vừa có thêm các mối quan hệ tốt đẹp đúng không nào?

Trong bài viết về kinh nghiệm ôn thi HSK4 này mình có nhắc tới một số tài liệu luyện thi hỗ trợ đắc lực cho mình. Và đó là bộ sách này.

Các bạn có thể tham khảo để khám phá ra nhiều “bí kíp” hơn cho riêng mình nhóe 嘻嘻 .

Và sau đó nhớ chia sẻ để mọi người cùng học hỏi bạn nha <3.

Nếu mỗi đề trong cuốn sách “Bộ đề thi thử HSK4” bạn đều làm được trên 200 điểm theo đúng quy định làm bài thi thật, cách làm bài và chữa bài như mình chia sẻ ở trên thì 99% bạn sẽ thi đỗ HSK4 với số điểm không tồi đâu.

Các bạn thử xem nhá 😉

Và nếu có thắc mắc gì về các cuốn sách, cũng như cách ôn thi, các bạn có thể liên hệ với mình nhé.

Vẫn câu nói cũ “多个朋友多条路”哈哈

Yêu thương *))

Từ khóa » Cách đặt Câu Hsk4