Kinh Nghiệm Phát Triển Kinh Tế Tri Thức ở Nhật Bản, Hàn Quốc Và Gợi ...

  • Sự kiện
    • Chính sách
    • Đầu tư
    • Kinh tế - Xã hội
  • Chiến lược - Quy hoạch
  • Dự báo kinh tế
  • Tài chính - Ngân hàng
    • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Chứng khoán
  • Doanh nghiệp
    • Pháp lý doanh nghiệp
    • Kinh tế Doanh nghiệp
    • Hỏi - Đáp
  • Đổi mới sáng tạo
  • Diễn đàn khoa học
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Công bố nghiên cứu
    • Thông tin khoa học
  • Quốc tế
  • Thông tin tòa soạn
Trang chủ Diễn đàn khoa học Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam 12:26 | 05/08/2020 Công bố nghiên cứu | - Các nước đang phát triển nhận thức rằng khoảng cách về phát triển chính là ro khoảng cách về tri thức, rút ngắn được khoảng cách này sẽ rút ngắn được khoảng cách về phát triển.

TS. Nguyễn Thị Kim Hồng, ThS. Hoàng Bích Thủy

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

TÓM TẮT:

Kinh tế tri thức là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Đó là một giai đoạn, mà tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của sản xuất; khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng vai trò quyết định hàng đầu. Chuyển sang nền kinh tế tri thức là một xu hướng tất yếu đang diễn ra trên toàn cầu. Nếu bỏ lỡ thời cơ với đoàn tàu kinh tế tri thức, Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nước tiên tiến trên thế giới, như Nhật Bản và Hàn Quốc là cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Từ khóa: kinh tế tri thức, xu hướng, lực lượng sản xuất trực tiếp

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NHẬT BẢN

(1) Quan điểm bắt chước có tính sáng tạo

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu về phát triển kinh tế tri thức. Để có được vị thế như vậy, Nhật Bản đã phải nỗ lực rất nhiều. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một kế hoạch cải tổ nền kinh tế, mà nền tảng của nó là sự bắt chước có tính sáng tạo những công nghệ được nhập từ nước ngoài. Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt các hoạt động tìm kiếm, săn lùng và nhập về nước các công nghệ trên thế giới. Từ cương vị nước bị coi là “bắt chước”, “cải tiến”..., Nhật Bản đã có những bước tiến đại nhảy vọt từ một quốc gia yếu kém trở thành một trong những siêu cường quốc. Kinh nghiệm của Nhật Bản nhanh chóng được nêu lên thành bài học chung cho các nước đang phát triển.

Ngay từ cuối thế kỷ XX, Nhật Bản đã xây dựng một chiến lược quốc gia hoàn chỉnh để phát triển công nghệ cao. Con đường phát triển của Nhật Bản đã từng gắn liền với việc học tập các thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới. Quan điểm của người Nhật Bản là không cam chịu thụ động, chấp nhận những gì sẵn có, trái hẳn với tính bắt chước mang tính sao chép, Nhật Bản thể hiện rất rõ đường lối bắt chước mang tính sáng tạo.

Nhờ nỗ lực sáng tạo trong sử dụng công nghệ nhập ngoại, từ một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhật Bản đã tiến thẳng vào kỷ nguyên công nghệ cao (trở thành nước độc lập về công nghệ từ năm 1980). Cũng nhờ thông qua nỗ lực sáng tạo, các công nghệ nhập ngoại được cải tiến vượt trội hơn so với trình độ của chính nước xuất khẩu công nghệ.

Khai thác những tác dụng mới của công nghệ sẵn có trên thế giới, Nhật Bản không ngần ngại thay đổi mục tiêu sử dụng công nghệ để phát triển kinh tế. Hàng loạt công nghệ vốn được sử dụng trong quân sự của Mỹ đã được Nhật Bản mau chóng đổi hướng dùng trong kinh tế dân dụng, như: máy công cụ điều khiển bằng số, công nghệ vi điện tử, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...

(2) Quan điểm gắn chặt nghiên cứu khoa học với thực tế

Ở Nhật Bản, đã tồn tại một quan điểm từ rất lâu, đó là nghiên cứu khoa học phải có tính thực dụng, nghĩa là nó phải được áp dụng vào sản xuất để tạo ra một sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Chính phủ Nhật Bản đã không chú trọng nhiều vào nghiên cứu cơ bản mà hầu hết chỉ quan tâm đến những sáng tạo công nghệ mang tính thương mại. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản thường chuyển từ phòng thí nghiệm sang dây chuyền sản xuất. Ở đấy, họ áp dụng những kinh nghiệm vào hoạt động sản xuất và tiếp sau đó họ lại quay trở lại phòng thí nghiệm để nghiên cứu những vấn đề của sản xuất, mà họ đúc kết được...

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng vậy, họ chỉ chú trọng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ đối với những ngành có hiệu quả thiết thực. Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản không quan tâm nhiều đến vấn đề cần bao nhiêu kinh phí để xây dựng nhà máy, mà là phải xây dựng bao nhiêu nhà máy để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

(3) Quan điểm chú trọng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất

Chủ trương của các doanh nghiệp Nhật Bản là phải phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học cao. Họ tập trung nguồn vốn vào nghiên cứu khoa học và thiết kế thực nghiệm với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với đầu tư mở rộng sản xuất. Nhờ vào quan điểm liên tục áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, Nhật Bản đã tạo được vị thế vượt trội trong kỹ thuật viễn thông và vi điện tử. Các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản có tài và khéo léo, nhưng họ không bao giờ thỏa mãn. Hàng loạt công ty Nhật Bản, như: Toshiba, Hitachi, Mitsubishi, FuJi, Nec, Toyota,Nissan... đã trở thành những người khổng lồ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất hàng hóa, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới.

Quan điểm của Nhật Bản là phải nhanh chóng áp dụng những công nghệ cao trong sản xuất để tung ra thị trường những hàng hóa tốt nhất, mới nhất, nhanh nhất và giảm giá thành ở mức thấp nhất. Chính vì vậy, Nhật Bản không dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thị trường, thay vào đó họ đề cao sự năng động, nhạy bén trong sản xuất và khuyến khích thỏa đáng cho sáng tạo. Từ đó, góp phần nhanh chóng đưa công nghệ mới vào sản xuất.

(4) Quan điểm phát huy và khuyến khích nhân tài

Nhật Bản khuyến khích các nhân tài xuất sắc về khoa học, công nghệ. Để thu hút nhân tài người nước ngoài, Nhật Bản đã chuyển hướng sang xây dựng mô hình “Xã hội trí tuệ” hướng tới thế kỷ XXI. Mục đích là nhằm bổ sung 1/3 số lượng nhân tài bị thiếu hụt của nước này.

Năm 1949, Nhật Bản có công dân đầu tiên được trao giải Nobel Vật lý. Cho tới cuối năm 2000, nước này đã có 9 chủ nhân giải Nobel (6 giải Khoa học), nhiều nhất châu Á. Chỉ trong 15 năm 2000-2014, đã có 13 người Nhật được trao giải Nobel. Và, tính từ năm 1949 cho tới năm 2016, đã có 25 người Nhật được trao giải Nobel, gồm 22 người giành giải Nobel Khoa học (11 người giải Vật lý, 7 người giải Hóa học, 4 người giải Y học), 2 người giải Văn học và 1 giải Hòa bình. Tuy rằng, trong số đó, có 2 người quốc tịch Mỹ (Yoichiro Nambu, Nobel Vật lý 2008, và Shuji Nakamura, Nobel Vật lý 2014), nhưng thành tựu khoa học họ được khen thưởng là do họ làm ra khi còn ở Nhật (Nguyễn Hải Hoành, 2017).

Bên cạnh việc thu hút các nhân tài nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách nhằm khuyến khích công tác đào tạo trong các trường đại học trong nước. Kết quả, trong những năm đầu tiên qua, tổng số các nhà khoa học và kỹ sư trong lực lượng lao động của Nhật Bản tăng rất nhanh, vượt trội hơn tất cả các nước công nghiệp khác, kể cả Mỹ.

(5) Quan điểm thúc đẩy khoa học, công nghệ

Quan điểm trên của Chính phủ Nhật Bản được thể hiện rõ trong các "Kế hoạch cơ bản về khoa học, công nghệ". Kể từ lần đầu tiên vào năm 1996, căn cứ theo Luật Cơ sở về Khoa học và Công nghệ ban hành năm 1995. Đến nay, Nhật Bản đã có Kế hoạch Khoa học Công nghệ lần thứ 5.

Căn cứ trên các Kế hoạch Khoa học Công nghệ, suốt 20 năm qua, chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, cải tổ cơ chế tổ chức thực hiện nghiên cứu và phát triển, xây dựng và trang bị các cơ sở nghiên cứu hiện đại, mở rộng hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế…

Trong Kế hoạch Khoa học và Công nghệ lần thứ 5, ngay từ năm 2016, khái niệm Xã hội 5.0 được Nhật Bản định nghĩa là “một xã hội lấy con người là trung tâm; là xã hội cân bằng giữa phát triển về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bằng hệ thống tích hợp cao giữa không gian ảo và không gian thực”. Trong bản Kế hoạch này Nhật Bản đã đề xuất khái niệm Xã hội 5.0 và các định hướng, các chính sách về khoa học và công nghệ để tiến đến Xã hội 5.0, một mặt, khẳng định vị thế của Nhật Bản trong quá trình cạnh tranh toàn cầu; mặt khác, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề chung của nhân loại và giải quyết những vấn đề riêng của Nhật Bản, hướng đến một sự phát triển bền vững.

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC CỦA HÀN QUỐC

Một là, chú trọng phát triển khoa học, công nghệ

Để đạt được những thành tựu như ngày nay, trọng tâm trong chính sách của Hàn Quốc là đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ. Nội dung của chính sách quốc gia về khoa học, công nghệ Hàn Quốc là xác định những mục tiêu, phân bổ ngân sách và xác định những ưu tiên. Chính phủ Hàn Quốc luôn dành một tỷ lệ ngân sách cao cho nghiên cứu khoa học. Năm 2017, tổng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) của Hàn Quốc đạt 78.789,2 tỷ Won (69,64 tỷ USD), tăng 13,5% so với năm 2016, cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Chính phủ cũng tạo ra những biện pháp khuyến khích đặc biệt, như: trao giải thưởng khuyến khích nghiên cứu khoa học cơ bản cho những công trình lớn hoặc thành lập trung tâm nghiên cứu ở trình độ cao ở một số trường đại học được chọn lọc (Hữu Tuyên, 2018).

Nhờ vào những chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, Hàn Quốc đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực sáng chế và chuyển giao công nghệ. Năm 1990, ứng với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ Ba, với việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hàn Quốc bước vào đội ngũ các nước phát triển. Các chính sách khoa học, công nghệ chuyển trọng tâm sang phát triển kỹ thuật, công nghệ mới. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra Dự án phát triển công nghệ hàng đầu (Dự án G7) với sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Giao thông xây dựng, Bộ Môi trường, Bộ Y tế. Đây là dự án đầu tiên lên kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, tập trung vào các lĩnh vực, như công nghiệp IT, chất bán dẫn, thông tin truyền thông, năng lượng hạt nhân, công nghệ vũ trụ, hải dương...

Hiện nay, Hàn Quốc bước vào cuộc CMCN lần thứ Tư như một sự tiếp nối những thành quả của cuộc CMCN lần thứ Ba. Đây là cuộc cách mạng về tích hợp ngành chế tạo với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Để thực hiện CMCN lần thứ Tư, năm 2016, Hàn Quốc thành lập “Hội đồng Chính phủ và tư nhân về ngành công nghiệp mới”, do Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) và Bộ trưởng Công nghiệp, thương mại và tài nguyên làm đồng Chủ tịch. Mục tiêu của Hội đồng này là chuẩn bị một lộ trình sẵn sàng cho ngành công nghiệp Hàn Quốc để có thể bắt kịp xu thế công nghiệp mới. Căn cứ đề xuất của Hội đồng, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố “Phương hướng, đối sách cho thời đại CMCN lần thứ Tư” vào cuối năm 2017.

Hai là, chú trọng đào tạo nhân tài

Hàn Quốc đã có những kế hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo nhân tài từ rất sớm. Điều này được thể hiện ngay từ kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất, năm 1967. Trong kế hoạch này, Hàn Quốc đã thành lập viện khoa học, công nghệ - đây là cơ quan đầu não của khoa học, công nghệ Hàn Quốc. Tiếp theo, Viện Đại học Hàn Quốc đã được thành lập vào năm 1971 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học, đánh dấu cột mốc cho sự ra đời của hàng loạt các viện công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, hạt nhân, hóa học, viễn thông.

Khoản đầu tư của chính phủ Hàn Quốc vào giáo dục được chi mạnh tay cho lương giáo viên. Theo dữ liệu công bố năm 2018 của OECD, lương giáo viên tiểu học Hàn Quốc xếp thứ 3 thế giới với mức khởi điểm là 28.352 USD mỗi năm. Lương giáo viên trung học xếp thứ 4, trong đó kinh nghiệm và thâm niên ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập. Năm đầu tiên, giáo viên chỉ kiếm được 27.702 USD, nhưng con số tăng lên thành 41.875 USD sau 10 năm và có thể đạt mức cao nhất là 77.979 USD (Thùy Linh, 2018).

Văn hóa Hàn Quốc đặt trọng tâm vào thành tích học tập, đó là một niềm tin văn hóa sâu sắc và khó có thể áp dụng cho mọi quốc gia khác. Tuy nhiên, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, đào tạo giáo viên nghiêm ngặt hơn và cung cấp đãi ngộ hấp dẫn cho nghề giáo là cách “sao chép” phù hợp.

MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Qua việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể rút ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức, như sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế tri thức rất cần một tư duy đổi mới để nhận thức được tính kế thừa và sự khác biệt của nền kinh tế này so với các nền kinh tế hàng hoá thông thường đã và đang tồn tại trong lịch sử. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức không những đòi hỏi môi trường phát triển khác hẳn so với trước, mà dù chỉ mới manh nha, nó cũng sẽ đào thải theo đúng quy luật những điều kiện lỗi thời, không phù hợp để tạo không gian cho sự ra đời của cái mới. Bởi, cuộc cách mạng thông tin đang trên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trước hết đó phải là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tư duy.

Thứ hai, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hình thành nguồn vốn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận sự kiến thức tiến tiến để sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Tất cả những thứ đó đều gắn chặt với con người, do con người quyết định. Vì thế, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là phải hướng vào mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức thành trí lực. Dân trí phải trở thành nhân lực. Đây cũng chính là hướng đi chung của tất cả các nước để tiến vào thời đại của khoa học, công nghệ.

Thứ ba, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đây là hướng đi mà hầu hết các nước đều tuân thủ nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho nền kinh tế tri thức.

Thứ tư, tiến hành cải tổ và cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tự do hoá hơn và cởi mở hơn. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nền kinh tế tri thức không chỉ đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng, mà còn phải tạo dựng được một nhà nước pháp quyền, một môi trường chính trị - xã hội dân chủ cho phép mọi người dân có thể bày tỏ được quan điểm và chính kiến, cũng như các ý tưởng sáng tạo của mình; môi trường pháp lý minh bạch, ổn định không bị thay đổi một cách tùy tiện. Để phát triển kinh tế kỹ thuật số, vốn (capital) là một nhân tố quyết định, nhưng cũng không thể thiếu được điều kiện tiên quyết là nhà nước pháp quyền thực sự dân chủ và một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh, cùng tri thức và công nghệ.

Thứ năm, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của các chương trình đầu tư nghiên cứu và triển khai. Khác với những thập kỷ trước, những phát minh khoa học ứng dụng ngày nay do các công ty thực hiện là chủ yếu. Các tập đoàn lớn thường có các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để phục vụ cho nhu cầu đổi mới sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu được lợi ích kinh doanh.

Thứ sáu, muốn tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức, phải nhanh chóng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sẵn sàng đương đầu với những thách thức, tận dụng lợi thế so sánh tương đối về các nguồn lực để thực hiện chiến lược đuổi kịp và phát triển bền vững. Do toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay đang là một xu thế tất yếu, nên mọi nền kinh tế đều tồn tại trong sự ràng buộc lẫn nhau, các dòng di chuyển thông tin, tài chính, hàng hóa, dịch vụ... đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong hoàn cảnh đó, sự phát triển của tất cả các nước, các khu vực không thể không tính đến tác động của các nhân tố khách quan bên ngoài.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh khoa học, công nghệ tiến nhanh như vũ bão hiện nay, cần phải có một chiến lược phát triển đúng đắn để tranh thủ được mọi thời cơ do thời đại mang lại, khơi dậy được những tiềm năng đang ẩn khuất và tập trung được mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển.

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở các nước phát triển, có thể thấy rằng, các nước phát triển đã chủ động phát triển kinh tế tri thức từ cuối thế kỷ XX và qua đó có thể khẳng định thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức. Vì vậy, nước ta không thể chần chừ bỏ lỡ cơ hội lớn, mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức, phải nâng cao năng lực khoa học, công nghệ nội sinh, phải bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao. Đó chính là con đường vừa phát triển tuần tự, vừa nhảy vọt “đi tắt, đón đầu”, có như vậy mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Cự, Trần Văn Sầm (chủ biên) ( 2006). Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị Quốc gia

2. Nguyễn Hải Hoành (2017). Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học, truy cập từ http://nghiencuuquocte.org/2017/02/20/vi-sao-nguoi-nhat-gianh-nhieu-giai-nobel-khoa-hoc/

3. Thùy Linh (2018). Quá trình vươn lên top đầu thế giới của nền giáo dục Hàn Quốc, truy cập từ https://amp.vnexpress.net/giao-duc/qua-trinh-vuon-len-top-dau-the-gioi-cua-nen-giao-duc-han-quoc-3837252.html/

4. Hữu Tuyên (2018). Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư cho R&D, truy cập từ https://baomoi.com/han-quoc-dung-thu-5-ve-dau-tu-cho-r d/r/28765163.epi/

Đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 01+02 tháng 01/2020)

kinh tế tri thức Xu hướng lực lượng sản xuất trực tiếp Xu hướng Friend-shoring và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Xu hướng Friend-shoring và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Tình hình kinh tế hậu đại dịch Covid-19, những cuộc xung đột vũ trang, hay thương chiến, nỗi lo về chính trị và an ninh kinh tế đã khiến nhiều quốc gia thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, trong số đó nổi lên là xu hướng xoay trục sang các đối tác thân hữu để đầu tư và chuyển hướng sản xuất, kinh doanh, cung ứng. Bài viết dưới đây đã khái quát về xu hướng đó, xu hướng Friend-shoring, chỉ ra những cơ hội cho Việt Nam và các quốc gia trong xu hướng này, đồng thời nhận định khách quan về những thách thức và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để phát huy những tích cực, giải quyết những hạn chế mà xu hướng này mang lại cho Việt Nam thời gian tới. Công bố nghiên cứu 08:00 | 11/10/2024 Một số định hướng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển như một phần của nền kinh tế tri thức

Một số định hướng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển như một phần của nền kinh tế tri thức

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương khuyến nghị, cần tận dụng các công cụ phân tích dữ liệu để tìm hiểu hành vi của khách hàng; khuyến khích việc học tập liên tục trong tổ chức thông qua các chương trình đào tạo và nền tảng chia sẻ kiến thức; đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để khám phá các công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Kinh tế Doanh nghiệp 16:13 | 26/02/2024 Những xu hướng làm thay đổi bối cảnh ngành bảo hiểm Đông Nam Á năm 2024

Những xu hướng làm thay đổi bối cảnh ngành bảo hiểm Đông Nam Á năm 2024

Ngành bảo hiểm tại Đông Nam Á đang trải qua những thay đổi lớn nhằm bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và duy trì khả năng cạnh tranh. Quốc tế 14:43 | 23/02/2024

Bình luận

he-thong-phan-phoi-chinh-hang-green

Tin khác

Liên hệ giữa chứng chỉ rừng với xuất khẩu gỗ và đồ gỗ ở Việt Nam

Liên hệ giữa chứng chỉ rừng với xuất khẩu gỗ và đồ gỗ ở Việt Nam

Nghiên cứu nhằm phân tích kết quả xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và tình hình chứng chỉ rừng ở Việt Nam, từ đó xác định cách thức tác động của diện tích rừng được cấp chứng chỉ tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu đã xác định có ít nhất 4 cách thức diện tích rừng được cấp chứng chỉ có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây, bao gồm: Giá trị và giá sản phẩm xuất khẩu; Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu; Khả năng tiếp cận thị trường; và Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm thúc đẩy diện tích rừng có chứng chỉ và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ rừng ở Việt Nam. Công bố nghiên cứu 08:00 | 07/12/2024 Giải pháp tăng cường năng lực số của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Giải pháp tăng cường năng lực số của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Ngày nay, sự phát triển sâu rộng của công nghệ trên toàn thế giới, đã và đang đặt ra yêu cầu đối với mọi công dân cần phải nâng cao về: (i) Biết cách sử dụng công nghệ mới; (ii) Biết cách tương tác với nhau trên môi trường công nghệ số. Sự tích hợp những năng lực cơ bản này trong mỗi cá nhân được gọi là năng lực số. Trước bối cảnh đó, bài viết đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực số cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dưới góc độ tiếp cận từ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp khai thác than để đề xuất giải pháp, nhằm phát triển bền vững, thích ứng với sự phát triển của kỷ nguyên số hiện nay. Công bố nghiên cứu 16:58 | 05/12/2024 Rủi ro tập trung tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Rủi ro tập trung tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Rủi ro tập trung tín dụng là một trong những nguyên nhân cụ thể gây ra những khó khăn về tài chính cho các ngân hàng trên toàn thế giới. Rủi ro tập trung tín dụng xảy ra khi cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng hay một ngành kinh doanh. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, mức độ tập trung tín dụng tại một số ngân hàng có sự gia tăng đáng kể, tiềm ẩn những rủi ro cho bản thân ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như cho hệ thống tài chính. Bài viết khái quát rủi ro tập trung tín dụng, tác động của rủi ro tập trung tín dụng, đánh giá thực trạng tập trung tín dụng tại một số NHTM Việt Nam và đề xuất khuyến nghị hạn chế rủi ro tập trung tín dụng. Công bố nghiên cứu 15:34 | 03/12/2024 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu Data envelopment analysis (DEA) và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam bằng mô hình hồi quy tuyến tính Ordinary Least Squares (OLS), mô hình hồi quy Tobit. Kết quả nghiên cứu khẳng định, Quy mô tổng tài sản của ngân hàng; Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có và Tỷ lệ lạm phát có tác động đến Hiệu quả kỹ thuật không thay đổi theo quy mô Constant return-to-scale và Hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô Variable return-to-scale. Công bố nghiên cứu 09:57 | 03/12/2024 CPTPP đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

CPTPP đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Trong những năm gần đây, gỗ và sản phẩm từ gỗ đã và đang tạo được chỗ đứng trên trường quốc tế, là các sản phẩm đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu (XK) chung của cả nước. Năm 2022, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 4,31% kim ngạch XK, với giá trị 16,01 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2023). Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị trường lớn và tiềm năng cho ngành gỗ của Việt Nam. Nghiên cứu khái quát một số nghiên cứu có liên quan, đánh giá ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến tình hình XK gỗ của Việt Nam, thực trạng XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này. Công bố nghiên cứu 09:56 | 03/12/2024 Tác động của văn hóa lên đổi mới sáng tạo

Tác động của văn hóa lên đổi mới sáng tạo

Nghiên cứu này khám phá tác động của văn hóa đối với đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại các đơn vị trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế gay gắt. Bằng phương pháp phân tích thư mục trên các bài báo từ năm 2015 đến 2024 trong cơ sở dữ liệu Scopus, nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng công bố, từ 13 bài năm 2015 lên 69 bài vào năm 2024. Kết quả cho thấy, văn hóa tổ chức và văn hóa quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ĐMST, đồng thời các yếu tố văn hóa địa phương cũng có ảnh hưởng lớn, yêu cầu doanh nghiệp (DN) phải cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng chiến lược. Nghiên cứu kết luận rằng, văn hóa không chỉ hỗ trợ, mà còn là yếu tố then chốt định hướng thành công của quá trình ĐMST. Công bố nghiên cứu 16:45 | 02/12/2024 Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Những năm gần đây, bên cạnh những mặt tích cực mà các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại cho Việt Nam, thì quá trình hoạt động của các DN này còn bộc lộ những hạn chế cần được xem xét, trong đó là vấn đề chuyển giá. Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Bài viết nêu rõ thực trạng hoạt động chuyển giá diễn ra tại các DN FDI trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình trạng này. Công bố nghiên cứu 09:00 | 02/12/2024 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. Bài viết điểm lại một số chính sách thúc đẩy ngành CNHT phát triển, đồng thời khái quát thực trạng phát triển ngành CNHT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm ngành công nghiệp này ở nước ta trong thời gian tới. Công bố nghiên cứu 07:13 | 02/12/2024 Thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU sau khi gia nhập EVFTA

Thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU sau khi gia nhập EVFTA

Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn. Thực tiễn triển khai 3 năm qua cho thấy, EVFTA đã có tác động tích cực với thương mại hai chiều, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Bài viết khái quát thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sau khi gia nhập EVFTA, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng hiệu quả tận dụng các lợi thế từ EVFTA. Công bố nghiên cứu 16:30 | 01/12/2024 Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ 2005 đến nay

Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ 2005 đến nay

Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chừng 20 năm sau Hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được những thành tựu và chính thức nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 09/10/2023. Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác về thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 28 năm qua (1995-2023), khẳng định quan hệ thương mại này, dù còn có một số vấn đề cần khắc phục, song đây là điểm sáng nhất trong tổng thể các quan hệ nhiều mặt Việt Nam – Hoa Kỳ, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa 2 nước sau khi quan hệ ngoại giao được nâng cấp lên hàng đối tác chiến lược toàn diện. Công bố nghiên cứu 16:30 | 01/12/2024 Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Bài viết đánh giá những mặt đạt được, cùng những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, qua đó có những định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Công bố nghiên cứu 10:00 | 29/11/2024 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long theo hình thái chuyển đổi xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long theo hình thái chuyển đổi xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là đại diện rõ nét nhất của ngành nông nghiệp và chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý và chính sách rõ ràng, lâu dài và ràng buộc về mặt pháp lý để lồng ghép và khuyến khích tăng trưởng xanh là chìa khóa để thu hút đầu tư (THĐT) tư nhân. Trên cơ sở nêu rõ thực trạng phát triển và THĐT; các nhân tố ảnh hưởng đến THĐT vùng ĐBSCL đã xác định, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả THĐT vào vùng ĐBSCL thông qua mô hình nền kinh tế tuần hoàn xanh, thích ứng với BĐKH. Công bố nghiên cứu 08:00 | 29/11/2024 Các nhân tố quyết định năng suất lao động doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam giai đoạn 2011-2021

Các nhân tố quyết định năng suất lao động doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam giai đoạn 2011-2021

Bài viết sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp cho ngành điện tử tại Việt Nam nhằm xác định các nhân tố quyết định năng suất lao động (NSLĐ) doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam giai đoạn 2011-2021. Công bố nghiên cứu 08:31 | 25/11/2024 Sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và triển khai hàng loạt các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp (DN) tăng tốc và bứt phá. Tuy nhiên, trước tác động của bất ổn kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của DN trong thời gian tới. Công bố nghiên cứu 10:48 | 23/11/2024 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện đại

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện đại

Trong mô hình kinh tế thị trường (KTTT) hiện đại, mối quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội có tầm quan trọng trong việc xác lập một mô hình KTTT hiệu quả, để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự công bằng xã hội. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường - xã hội với vai trò là 3 trụ của nền kinh tế, có tác dụng củng cố và giám sát lẫn nhau, cho thấy, các nhân tố gồm: (i) Nhận thức về mối quan hệ giữa 3 trụ cột; (ii) Mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ; (iii) Các áp lực từ xã hội và bối cảnh thế giới mới, có ảnh hưởng đến mức độ quan hệ giữa 3 chủ thể này trong nền KTTT hiện đại. Công bố nghiên cứu 11:50 | 22/11/2024 Mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số

Mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số

Trên cơ sở khảo sát 48 doanh nghiệp, bài viết đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm tăng mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy thành công công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Công bố nghiên cứu 10:46 | 21/11/2024 Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) đang trở thành xu hướng tất yếu, khách quan, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam muốn phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, cần phải thực hiện CĐS. Trong quá trình CĐS, công nghệ được cho là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. Do đó, để thực hiện CĐS thành công đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển tương xứng nhằm triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nền kinh tế số một cách hiệu quả. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, nhận diện những hạn chế mà nguồn nhân lực đang phải đối mặt, hiểu rõ thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn CĐS hướng tới phát triển mạnh nền kinh tế số ở Việt Nam. Công bố nghiên cứu 09:18 | 20/11/2024 Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam

Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN). Thực tế cho thấy, rào cản phổ biến nhất trong hoạt động khởi nghiệp chính là khó khăn trong huy động vốn. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ DNKN tiếp cận nguồn vốn, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn của DNKN, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp DNKN huy động vốn một cách hiệu quả. Công bố nghiên cứu 09:16 | 20/11/2024 Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán lẻ của tiểu thương: Minh họa trường hợp cụ thể tại chợ Vĩnh Long

Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán lẻ của tiểu thương: Minh họa trường hợp cụ thể tại chợ Vĩnh Long

Nghiên cứu thực hiện phân tích và đánh giá tình hình áp dụng thương mại điện tử (TMĐT) của các tiểu thương. Thông qua phương pháp định lượng với số mẫu khảo sát là 185 tiểu thương bán lẻ tại chợ Vĩnh Long, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 29,73% tiểu thương đã áp dụng TMĐT, chủ yếu qua mạng xã hội. Tỷ lệ này còn khá thấp. Các thách thức chính là chi phí đầu tư cao, thiếu kiến thức công nghệ, và tâm lý ngại thay đổi. TMĐT cũng mang lại cơ hội mở rộng thị trường và giảm chi phí vận hành. Khoảng 80% tiểu thương nhận thấy lợi ích trong việc tiếp cận khách hàng và 50,91% thấy giảm chi phí vận hành là quan trọng. Từ dó, các giải pháp cũng được đề xuất nhằm giúp tiểu thương vượt qua rào cản và khai thác tiềm năng của TMĐT. Công bố nghiên cứu 14:04 | 19/11/2024 Chuyển đổi số và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Chuyển đổi số và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các nền kinh tế ngày càng dịch chuyển gần nhau hơn. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), chuyển đổi số đã trở thành là một xu thế mới nhằm thu hút dòng vốn FDI. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết, thực trạng chuyển đổi số và tác động của chuyển đổi số đến việc thu hút dòng vốn FDI, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm tận dụng được tiềm năng của chuyển đổi số trong việc thu hút dòng vốn này tại Việt Nam. Công bố nghiên cứu 10:40 | 19/11/2024 Xem thêm

Mới nhất / Đọc nhiều

Cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động sau 1 năm dài miệt mài với công việc. Thị trường - Doanh nghiệp 12/12/2024 Giải mã các biến số để hiện thực hóa các cơ hội cho nền kinh tế năm 2025

Giải mã các biến số để hiện thực hóa các cơ hội cho nền kinh tế năm 2025

Tại Hội thảo Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều động lực tăng trưởng trong năm 2025. Kinh tế - Xã hội 12/12/2024 Hải Phòng đa dạng hóa trong triển khai xúc tiến thu hút FDI ở nhiều thị trường lớn trên thế giới

Hải Phòng đa dạng hóa trong triển khai xúc tiến thu hút FDI ở nhiều thị trường lớn trên thế giới

Để chủ động quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của mình với nhà đầu tư nước ngoài, Hải Phòng đã triển khai đa dạng hình thức xúc tiến đầu tư ở nhiều nước Đầu tư 12/12/2024 Nghiên cứu tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Nghiên cứu tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Nghiên cứu này đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2010-2023 Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang

Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất lớn, chiếm gần 99% trên tổng số doanh nghiệp của Tỉnh. Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất trong 11 tháng năm 2024

10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất trong 11 tháng năm 2024

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn đầu tư tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiế Đầu tư 06/12/2024 Xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay: Thách thức đặt ra và đề xuất giải pháp

Xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay: Thách thức đặt ra và đề xuất giải pháp

Bài viết khái quát thực trạng XK của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK, nâng cao giá trị kim ngạch XK trong bối cảnh thị trường quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ và khó lường. Kinh tế - Xã hội 06/12/2024 Năm 2025, với quyết tâm cao, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu GDP tăng 8%

Năm 2025, với quyết tâm cao, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu GDP tăng 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, năm 2025, với quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phấn đấu GDP tăng 8%. Dự báo kinh tế 07/12/2024 Kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 715,55 tỷ USD trong 11 tháng năm 2024, dự kiến cả năm xuất siêu

Kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 715,55 tỷ USD trong 11 tháng năm 2024, dự kiến cả năm xuất siêu

Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại cả nước đã xuất siêu 24,31 tỷ USD. Kinh tế - Xã hội 09/12/2024 Du lịch staycation: Cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch địa phương

Du lịch staycation: Cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch địa phương

Bài viết khái quát thực trạng phát triển staycation (du lịch tại chỗ) tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của staycation ở nước ta trong thời gian tới. Nghiên cứu - Trao đổi 06/12/2024

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Nghiên cứu tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Nghiên cứu này đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2010-2023 Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang

Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất lớn, chiếm gần 99% trên tổng số doanh nghiệp của Tỉnh. Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chương trình liên kết tại Trường Đại học Tài chính – Marketing

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chương trình liên kết tại Trường Đại học Tài chính – Marketing

Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định chọn chương trình đào tạo liên kết tại Trường đại học Tài chính – Marketing Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 Tác động của lợi nhuận giữ lại đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ICT niêm yết tại Việt Nam

Tác động của lợi nhuận giữ lại đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ICT niêm yết tại Việt Nam

Bài viết tập trung đánh giá tác động của lợi nhuận giữ lại đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành ICT niêm yết trên thị TTCK tại Việt Nam Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024 Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng  tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phú Toàn

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phú Toàn

Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại Công ty Phú Toàn và đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, qua đó nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng trong tương lai. Nghiên cứu - Trao đổi 12/12/2024

Multimedia / Ảnh | Videos

nganh ke hoach va dau tu nganh tai chinh tp hai phong tong ket cong tac nam 2022

Ngành Kế hoạch và Đầu tư; ngành Tài chính TP. Hải Phòng tổng kết công tác năm 2022

Ngày 05/01/2023, liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của ngành Kế hoạch và Đầu tư - ngành Tài chính TP. Hải Phòng Video 19/01/2023 hoi thao khoa hoc quoc gia thuc day tang truong xanh huong toi phat trien ben vung

Hội thảo khoa học quốc gia thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững

Ngày 24/9/2022, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp” tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tin ảnh 30/09/2022 dien dan du bao kinh te viet nam 2022 2023 kich ban tang truong va trien vong mot so nganh kinh te chinh

Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính

Sáng ngày 12/5, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức “Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”. Video 23/05/2022 dien dan du bao kinh te viet nam 2022 2023 va trien vong tang truong cac nganh kinh te chinh

Diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023 và triển vọng tăng trưởng các ngành kinh tế chính

Diễn đàn được tổ chức ngày 12/5/2022, vào thời điểm nền kinh tế vừa đi qua 4 tháng đầu năm 2022 và đang đối diện với nhiều diễn biến mới từ bối cảnh trong nước, quốc tế Tin ảnh 13/05/2022 doi moi sang tao ket noi chinh sach voi doanh nghiep viet nam

Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam

Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam”, do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vừa khai mạc sáng nay, ngày 15/12, tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, UNDP, cùng nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới sáng tạo… Video 19/12/2021 Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.9 2024 Phiên bản di động

Từ khóa » Các Nền Kinh Tế Tri Thức Là Gì