KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY VÚ SỮA
Có thể bạn quan tâm
Cây vú sữa tên khoa học là Chrysophyllum caininothuộc họ hồng xiêm, cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 22 – 34oC, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện mưa, nắng hai mùa phân biệt, cây không chiu được gió to do có tán dày và rễ nông. Cay vú sữa thích hợp trồng trên các loại đất như đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5.5 – 6.5, cao độ không quá 400m.
Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo chiều rộng mặt líp mà bố trí số hàng cây. Với líp rộng 7 – 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 – 13 cây/1000m2, với líp rộng 9 – 10m, tồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách 10m/cây, mật độ 7 – 8 cây/1000m2, có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1-3 năm đầu để tăng thu nhập.
Nhu cấu phân bón của cây vú sữa
Đạm:
Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein của cây vú sữa, Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống của cây, Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.
Lân:
Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây.
Kali:
Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật. Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.
Bón phân cho cây vú sữa
Bón lót: Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40 – 50cm, sâu 20-25cm, trộn đều lớp đất này với 20kg phân hữu cơ, 100g DAP, 200 – 300g phân lân. Sau đó đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vô bầu, lấp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Từ khi trồng cho đến 1 năm: Hòa 20 – 30g phân DAP hòa tan trong 20l nước tưới cây/lần/tháng
Từ 1 – 3 năm: Bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1kg phân ure + 0.7kg DAP + 0.8kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4). Chia đều làm 4 lần bón trong một năm, mỗi lần bón cách nhau 2 – 3 tháng.
Bón phân giai đoạn kinh doanh
Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Đề nghị nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái, trước thu hoạch 1-2 tháng, liều lượng phân bón thay đổi tăng dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm.
Lần 1: Bón vao giai đoạn xử lý ra hoa ngay sau khi thu hoạch vụ trước 5 – 10kg vôi. 10 – 15 ngày sau khi bón nên bón tiếp hỗn hợp 20 – 40kg phân hữu cơ hoai + 1.3kg ure + 3.75kg super lân + 1kg kali sulphate (K2SO4)/gốc
Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1cm với lượng 1-2kg ure + 1-2kg DAP/cây
Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3cm với liều lượng 1.3kg ure + 3.75kg super lân + 3kg kali sulphate (K2SO4)
Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 0.8kg ure + 2.5kg super lân + 2.5kg kali sulphate (K2SO4).
Các lần bón phân nói trên cách nhau khoảng 2 tháng, trước khi bón phân nên tiếng hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt líp hoặc xới rãnh sâu 5 – 10cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5 – 7 ngày cho phâ tan vào đất
Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây vú sữa nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp
Từ khóa » Dinh Dưỡng Cho Cây Vú Sữa
-
Cách Bón Phân Cho Cây Vú Sữa đạt Năng Suất Cao Nhất
-
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Vú Sữa
-
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY VÚ SỮA - Bản Tin Bình Điền
-
Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Vú Sữa Hiệu Quả
-
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Vú Sữa - Phanbonhieugiang
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Cây Vú Sữa Cho Quả Năng Suất
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VÚ SỮA
-
Quy Trình Bón Phân Và Chăm Sóc Cho Cây Vú Sữa
-
Bón Phân Gì Cho Vú Sữa Ra Trái Quanh Năm @DÂU TÂY - YouTube
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vú Sữa Ghép - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
-
Cây Vú Sữa Cũng Cần Chất Dinh Dưỡng Cân đối - Báo Lao động
-
Công Dụng Của Lá Và Cây Vú Sữa - Vinmec
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vú Sữa - Cây Công Trình
-
Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Vú Sữa