Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Và Phòng Trị Bệnh Cho Hoa Hồng ...
Có thể bạn quan tâm
Đầu tháng sáu là giai đoạn những cơn mưa bắt đầu nặng hạt và kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đối với cây trồng, đặc biệt là loài cây nhạy cảm như hoa hồng. Tuy mưa đến cũng có một số lợi ích nhất định, tuy nhiên với lưu lượng lớn và tần suất dày đặc thì ngược lại. Trong bài viết này, Docneem sẽ chia sẻ cùng bạn những kinh nghiệm sử dụng phân bón và cách phòng trị bệnh để giúp bạn bảo vệ vườn hồng của mình trong mùa mưa này nhé!
1. Ưu và nhược điểm của mưa đối với hoa hồng
Cây say nắng hoặc cây ưa nắng được thích nghi với môi trường sống với lượng ánh nắng rất mạnh, do việc xây dựng cấu trúc và bảo trì (trao đổi chất) của chính nó – theo Wikipedia
Hoa hồng vốn dĩ là loài ưa nắng. Vào mùa hè ở miền Bắc, nhiệt độ và cường độ nắng tăng cao cũng sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của cây. Những cơn mưa sẽ làm dịu đi và giúp cây hồi phục sau những ngày nắng kéo dài. Nhưng ở miền Nam, mưa thường lớn và kéo dài thành một mùa. Vì thế việc chủ động bảo vệ cây trước khi mùa mưa đến và dùng phân bón đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được ưu điểm của những cơn mưa và hạn chế những tác hại của nó đến cây trồng.
Phòng bệnh và cắt tỉa trước mùa mưa để hoa hồng lên khỏe mạnh
Ưu điểm của mưa với hoa hồng:
Nếu bạn chuẩn bị tốt các công đoạn phun thuốc phòng nấm bệnh, hệ thống thoát nước tốt cho cây, cắt tỉa hoa tàn, lá bệnh, cành tăm,… thì sau cơn mưa, cây sẽ xanh bóng và thân càng vươn cao. Đặc biệt, các đọt non mướt mắt sẽ nhiều hơn nếu như bạn cắt tỉa và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Nhược điểm của mưa với hoa hồng:
Thời tiết mưa kéo dài gây ra ứ đọng nước, cây luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ khiến nấm bệnh sinh sôi. Bộ rễ suy yếu là điểm yếu khiến cho côn trùng, nấm bệnh tấn công. Nếu bạn chủ quan, không chăm sóc thì bộ rễ có thể bị hư, thối dẫn đến chết cây. Mưa kéo dài cũng làm cho việc bón phân không còn hiệu quả. Nếu sử dụng phân bón sai cách còn có thể làm cây bị tổn thương nhiều hơn.
2. Các bước chuẩn bị trước khi mùa mưa đến
Sử dụng giá thể tơi xốp giúp bảo vệ bộ rễ hoa hồng mùa mưa
Sử dụng giá thể tơi xốp và chậu trồng cây có nhiều lỗ thoát nước tốt sẽ tránh được tình trạng tích tụ muối trong đất và tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển. Cây bị úng trong thời gian dài sẽ có biểu hiện vàng lá, rụng lá hàng loạt và đen thân tới thối rễ.
▪️ Trộn các loại nguyên liệu giúp làm tơi xốp như mùn, xơ dừa, vỏ lạc,… vào giá thể. Tỉ lệ phối trộn tùy thuộc vào từng chất làm tới, trung bình có thể từ 20-30%
▪️ Bạn có thể trộn thêm phân chuồng ủ hoai (5-10%) để tăng dinh dưỡng cho đất. Tốt nhất nên sử dụng Bánh dầu Neem vừa bổ sung dinh dưỡng vừa phòng trừ các loài gây hại trong đất như sên, sùng đất, cuốn chiếu… trong mùa mưa.
▪️ Thường xuyên cắt tỉa hoa tàn, lá bệnh và dọn dẹp gốc cây luôn thoáng đãng, sạch sẽ
▪️ Cắt hoặc giảm lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết. Không nên tưới nước hoặc bón phân nếu thời tiết có mưa kéo dài. Khi tạnh mưa, mặt chậu bắt đầu khô ráo và không có dự báo mưa lớn hay mưa liên tục thì có thể tưới nước cho cây.
3. Chủ động phòng trị bệnh – Lá chắn hoàn hảo để mầm chồi tươi tốt
Xịt rửa và phun phòng bệnh cho hoa hồng mùa mưa
▪️ Cây yếu và thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, đặc biệt là đốm đen và đen thân. Do đó, điều trị kịp thời và chủ động phòng bệnh là yếu tốt tiên quyết để cây phát triển tươi tốt. Bạn có thể sử dụng Nano bạc để phòng và trị nấm cho cây. Nano bạc được ứng dụng khử khuẩn trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Độ an toàn của Nano bạc rất cao, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi phun phòng trị bệnh cho cây.
▪️ Bề mặt chậu đọng nước sẽ ảnh hưởng tới đất và sự phát triển của bộ rễ. Điều này khiến cho côn trùng gây hại dễ dàng tấn công khi đề kháng của cây suy yếu. Dầu neem là sản phẩm chuyên phòng và trị các loài bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy, sâu xanh ăn lá… Dầu neem hoàn toàn tự nhiên và có cơ chế tác động tới hệ tiêu hóa của các loài ăn lá. Về lâu dài, các sản phẩm tự nhiên sẽ hỗ trợ cây tự hình thành cơ chế bảo vệ, tăng sức đề kháng chống sâu bệnh hại. Trong khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cây bị phụ thuộc và xảy ra hiện tượng nhờn thuốc về sau.
▪️ Ngoài Dầu neem và Nano bạc, bạn cũng có thể sử dụng Giấm gỗ sinh học để xua đuổi côn trùng, phòng trừ nấm bệnh cho cây và cải tạo đất trồng cho cây. Giấm gỗ có mùi khói nhẹ, rất phù hợp với các cây trong không gian kín.
4. Sử dụng phân bón cho hoa hồng mùa mưa như thế nào cho hiệu quả
Mưa kéo dài và thường xuyên dễ làm rửa trôi dinh dưỡng khiến việc bón phân không hiệu quả dẫn đến tình trạng chồi non èo uột, cây không ra hoa. Lúc này dử dụng các loại phân bón dạng nước và dễ hấp thụ sẽ giúp đáp ứng dưỡng chất kịp thời nhất cho cây.
Bạn nên lưu ý một số điều khi bón phân cho hồng vào mùa này:
▪️ Không bón phân khi trời có dự báo mưa kéo dài. Nên bón khi trời nắng ráo hoặc khi mặt chậu đã se.
▪️ Không nên sử dụng phân bón lá vào mùa này, mưa sẽ cuốn sạch dinh dưỡng trong phân bón gây lãng phí.
▪️ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ dạng lỏng sẽ giúp cây hấp thụ nhanh trước khi trận mưa khác ập đến.
▪️ Không nên sử dụng quá nhiều loại phân bón cùng một lúc, cách làm này dễ khiến cây bị thừa phân và gây ra rụng lá và hư cây. Bạn nên bón phân theo các giai đoạn phát triển để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Sử dụng phân bón đa dạng và theo các giai đoạn phát triển của cây
Phân bón theo các giai đoạn phát triển của cây:
▪️ Giai đoạn cây bé, còi cọc, ít lá hoặc sau khi cắt tỉa nên bón các loại phân giàu đạm như Đậu nành Humic để đẩy mầm lá cho cây. Lá là bộ phận chính giúp cây quang hợp, giúp dinh dưỡng được vận chuyển tới các bộ phận của cây.
▪️ Giai đoạn cây đã ra lá già, các loại phân bón giàu lân như Phân bón Kích hoa sẽ giúp đẩy nụ, phân hóa mầm hoa và tránh được hiện tượng chồi điếc.
▪️ Giai đoạn cây đang nụ, bổ sung các loại phân như Dịch chuối Humic giàu Kali sẽ giúp hoa ra to, đậm màu và bền.
▪️ Ngoài những loại phân đa lượng, các nhóm chất trung vi lượng cũng rất cần thiết cho cây. Dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp cây cứng cáp và có sức đề kháng tốt. Bạn có thể bổ sụng Phân bón Đạm cá cho cây sau bệnh để cung cấp dưỡng chất đến cây nhanh nhất. Đối với Phân bón Vi lượng, bạn nên bổ sung hàng tháng 1-2 lần. Vi lượng là những nguyên tố rất dễ bị rửa trôi mà cây khó có thể tự tổng hợp được, đặc biệt là cây trồng chậu. Cây thiếu các chất trung vi lượng sẽ có hiện tượng vàng lá, gân xanh gây mất thẩm mỹ và cũng là dấu hiệu cho thấy cây đang thiếu chất. Thiếu chất kéo dài sẽ làm cây yếu, còi và dễ bị sâu bệnh hại tấn công.
Qua kinh nghiệm mà Docneem chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để giúp vườn hồng của mình vẫn rạng rỡ khi mùa mưa đến.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc các bài viết khác về kinh nghiệm chăm sóc cây, cũng như đặt mua các sản phẩm của Docneem tại đường link bên dưới.
|
|
|
MUA NGAY Phân bón đậu nành Humic | MUA NGAY Phân bón hữu cơ kích hoa | MUA NGAY Phân bón dịch chuối Humic |
—
Thương hiệu Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603
Từ khóa » Chăm Sóc Hoa Hồng Mùa Mưa
-
Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Mưa Để Chống Hoa Hồng Sâu Bệnh
-
Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mùa Mưa Khỏe Mạnh, đúng Cách - Rosava
-
Làm Sao để Chăm Sóc Cành Hồng Khỏe Mạnh Mùa Mưa? - Sfarm
-
Những Lưu ý Quan Trọng Khi Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Mưa Cần ...
-
Mẹo Chăm Sóc, Chống úng Cho Hoa Hồng Mùa Mưa
-
Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Mưa Cần Quan Tâm điều Gì?
-
Bón Phân Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Như Thế Nào? - Happy Trees
-
Cách Bón Phân Cho Cây Hoa Hồng Sau Mùa Mưa Lũ Giúp Cây Nhanh ...
-
Chuyên Mục Chăm Sóc Hồng Trong Mùa Mưa - Vườn Vân Loan
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mưa Nhiều Phòng Và Trị ...
-
Trồng Cây Hoa Hồng Mùa Mưa Sẽ Ra Sao? - Vật Tư Nông Sản
-
MƯA NHIỀU KHÔNG BIẾT LÀ SẼ HỎNG CÂY,CHĂM SÓC HOA ...
-
5 Cách Bảo Vệ Vườn Hoa Hồng Vào Mùa Mưa - Sài Gòn Hoa
-
Cách Phòng Bệnh Cho Hoa Hồng Vào Mùa Mưa - Việt Nam Hương Sắc