Kinh Nghiệm Tập Cho Trẻ Bú Bình Khi Mẹ Đi Làm

Trước khi đi làm mẹ cần phải có thời gian chuẩn bị và tập cho trẻ bú bình. Mẹ có thể cho con bú sữa mẹ bằng bình hoặc sữa công thức. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là ưu tiên tốt nhất cho con. Kinh nghiệm tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Làm thế nào khi bé không chịu bú bình?

1. Bú bình và bú mẹ

Nhiều mẹ lo lắng khi đi làm bé không chịu bú bình mà sẽ đòi ti mẹ, sẽ bị đói. Có một mẹ ngay khi con sinh đã tập cho con bú luân phiên ti mẹ và bú bình. Nhưng sau một vài hôm, bé chỉ bú bình, không bú mẹ.

Lý do rất đơn giản. Đây là 2 cách bú này hoàn toàn khác nhau. Ngậm bình khác ngậm ti mẹ. Khi bé ngậm ti mẹ, phải ngậm sâu, há miệng to, để ngậm vừa đầu ti, vừa quầng vú. Và bé phải nút rất mạnh mới có thể bú mẹ. Còn khi bú bình, mẹ đưa bình lên cao, dốc ngược bình, sữa tự chảy xuống, bé không mất sức, sinh ra lười. Sau đó khi mẹ cho bú mẹ, bé không chịu bú mẹ, do phải mút mạnh, phải “lao động”, mệt.

2. Hậu quả của việc tập cho bé bú bình sớm

Các bé được tập bú bình sớm sẽ dễ sai khớp ngậm do cách ngậm không giống và dễ chê ti mẹ. Khi bú tí bình bé chu miệng ra, chỉ các cơ xung quanh miệng hoạt động. Còn khi bú mẹ, nguyên cái hàm của con sẽ hả miệng ra lớn, đưa xuống, nâng lên. Khi đó các cơ bao xung quanh mặt, thái dương phải hoạt động. Chính vì vậy, 2 cơ chế bú rất khác nhau. Nên khi em bé ti bình quá sớm, em bé sẽ bị bối rối. Khi thì dùng cơ khu vực này, khi dùng cơ khu vực kia.

Hơn nữa đến 2 – 3 tháng các bé sẽ chọn một trong hai loại bú bình hay ti mẹ. Có bé sẽ ti mẹ hoàn toàn, nên công tập cho con là bỏ sông bỏ biển.

milena-tap-cho-con-bu-binh-5Tập cho trẻ bú bình đúng cách sẽ mang lại hiệu quả

3. Khi nào nên tập cho trẻ bú bình?

Theo kinh nghiệm, nếu muốn tập cho bé bú bình thì mẹ cũng tối thiểu cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tuần đầu trước đã. Trước khi đi làm 1 – 1.5 tháng, mẹ nào kỹ thì 2 tháng thì hãy tập cho con bú bình.  Không nên cho ti bình từ sớm. Mặc dù nếu cho trẻ tập bú bình muộn thì việc tập cho trẻ bú bình sẽ mất thời gian hơn. Mẹ sẽ gặp phải vấn đề bé không chịu bú bình.

Bú mẹ trực tiếp sẽ giúp phát triển cơ hàm cho trẻ, các cơ trên khuôn mặt. Việc này sẽ giúp một phần kích thích não trẻ, giúp não trẻ phát triển hơn. Đồng thời cơ hàm hoạt động nhiều sẽ giúp trẻ nói sớm hơn, phát triển tốt hơn khả năng ngôn ngữ.

Khi trẻ bú bình sớm, các cơ trên khuôn mặt sẽ không được vận động. Và trẻ sẽ mất cơ hội để rèn luyện não và khả năng ngôn ngữ.

Đồng thời cho bé bú mẹ trực tiếp sẽ giúp em bé và mẹ tăng thêm sự gắn kết, tình yêu thương. Nó giúp trẻ cảm thấy được an toàn hơn, giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Làm sao duy trì sữa mẹ khi mẹ đi làm

Khi đi làm, do không được ở nhà thường xuyên nên thời gian cho con bú sẽ bị hạn chế. Và dần dần sữa mẹ sẽ mất dần, theo cơ chế cung cầu. Con phải uống sữa ngoài vốn không tốt cho sức khỏe bằng sữa mẹ.

Một giải pháp tốt đó là dùng máy hút sữa. Mẹ có thể hút sữa thêm ở nhà hoặc hút ở công ty. Nó giúp kích thích nguồn sữa mẹ, giúp cơ thể hiểu là nhu cầu con bú bữa mẹ rất cao nên sẽ tiết ra sữa nhiều hơn. Mẹ tích trữ sữa, hâm sữa và nhờ người nhà cho con bú khi đi làm. Bảo đảm cung cấp những dưỡng chất và kháng thể tốt nhất cho con, hỗ trợ con phát triển tối đa và ít bệnh tật.

Để chuẩn bị tốt hơn, mẹ có thể dùng cốc hút sữa trước khi chuẩn bị đi làm. Cốc hút sữa sẽ hút sữa đồng thời khi mẹ cho con bú. Nhờ lực hút chân không, cốc hít chặt vào ngực mẹ, vừa hứng vừa hút sữa. Con bú xong là mẹ cũng hút xong. Cốc hút sữa đặc biệt hiệu quả nếu mẹ đang có hiện tượng rỉ sữa, chảy sữa sau sinh. Sau một thời gian, mẹ đã tiết kiệm được một lượng sữa đáng kể cho con.

Tìm hiểu thêm về: Kích sữa song song khi đang cho con bú

5. Tập cho trẻ bú bình đúng cách

Có thể bạn sẽ hỏi làm thế nào để cho con bú sữa mẹ bằng bình. Mẹ cần hiểu rõ về bình sữa, núm vú và kỹ thuật cho con bú. Để giúp chuyển từ việc bú mẹ sang bú bình và trở lại bú mẹ lại. Một số bé dễ dàng chuyển đổi giữa bú mẹ và bú bình. Các bé khác thì cần phải được hướng dẫn.

Nếu muốn cho con bú thêm sữa mẹ vì lý do sức khoẻ hoặc cho trẻ sinh non bú sữa mẹ? Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn sữa mẹ để kích và duy trì nguồn sữa mẹ. Mỗi em bé đều khác nhau, một số bé thích ứng nhanh với việc bú bình.

Có 4 bước đơn giản để tập cho con bú sữa mẹ bằng bình. Cách này giúp hạn chế tình trạng bé không chịu bú bình.

KẾ HOẠCH – THỰC HÀNH – NHẪN NẠI – KIÊN TRÌ.

milena-tap-cho-con-bu-binh-2Tập cho bé bú bình đúng cách luôn cần 4 yếu tố

1. KẾ HOẠCH TẬP CHO CON BÚ BÌNH

Kế hoạch tốt sẽ giúp mọi việc bắt đầu diễn ra trôi chảy hơn. Nó cũng đúng khi tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Có 3 thứ bạn phải cần xem xét khi bắt đầu. 

Thời điểm. Cần phải đợi cho đến khi nguồn sữa ổn định trước khi tập cho con bú bình. Tối thiểu 6 tuần sau khi sinh. Ở Mỹ, rất nhiều mẹ phải quay trở lại làm việc khi con 6 tuần tuổi nên sẽ cho con tập bú bình khi con 3 – 5 tuần tuổi. Cần tối thiểu 2 tuần để bé tập bú bình trước khi mẹ quay trở lại làm việc toàn thời gian. 

Khi tập cho con bú bình, đừng đợi đến khi con quá đói. Khi trẻ quá đói trẻ sẽ không chịu học kỹ năng mới và dễ nổi cáu, bé không chịu bú bình. Chuẩn bị tất cả các thứ cần thiết để cho bé bú bình: bình sữa thủy tinh hoặc nhựa không BPA. 

Đầu tiên nên chọn bình núm vú bú chậm. Các chuyên gia cho con bú khuyên nên dùng bình sữa bú chậm nhất có thể. Với tốc độ ra sữa nhanh hơn so với tốc độ bú mẹ. Tuy nhiên các bé lớn hơn khi đã bú mẹ với tốc độ nhanh có thể sẽ khó chịu khi dùng bình bú chậm. Trong trường hợp này, núm ti với tốc độ trung bình có thể sẽ phù hợp hơn. 

Có các loại núm vú nào?

Có rất nhiều loại núm vú như silicon hay cao su,… Bạn có thể phải thử một vài loại bình sữa cho bé để xem loại nào phù hợp với bé nhà mình. Nên dùng bình sữa có đầu ti có đáy lớn mềm và dẻo giúp dễ vừa cơ hàm và chuyển động hàm của bé bú sữa mẹ. Tham khảo bình sữa Medela Calma, là loại bình sữa đặc biệt của Medela.

Yếm cho bé bú giúp bé sạch sẽ khi bú. Có những loại bình nhỏ thể tích 30 – 60 ml cho những lần đầu tập cho con bú bình. 

Trong những lần đầu, tốt nhất là nhờ người khác tập cho con bú bình thay vì mẹ. Nhiều trẻ không chịu bú bình khi mẹ ở bên cạnh. Đặc biệt là khi con nhìn, nghe, và ngửi thấy mùi “quen” của ngực mẹ. 

Tuy nhiên nếu mẹ muốn tự cho trẻ tập bú bình. Mẹ hãy cho trẻ bú mẹ trực tiếp một bên ngực trước. Sau đó hãy cho con bú bình. Trẻ thường chỉ đòi bú 1 bên ngực mẹ, sau đó lại chịu bú bình với sữa bên ngực còn lại. 

Chuẩn bị mọi thứ trước khi con quá đói thường sẽ cho kết quả tốt hơn. Cho con bú bằng bất cứ cái gì mà không phải vú mẹ lần đầu sẽ khó khăn là điều bình thường. Viêc bé không chịu bú bình khi tập là điều rất bình thường.

BƯỚC 2: THỰC HÀNH

Sẽ cần một vài lần để bé có thể quen với việc bú sữa mẹ bằng bình. Cũng như khi trẻ bú mẹ, bú sữa mẹ bằng bình là một kỹ năng mới. Bạn có nhớ 3 ngày đầu sau khi sinh? Hiển nhiên bú bình khác với bú mẹ. Mẹ cũng thấy khác và con cũng thấy khác. Thay đổi cách bế con và cách cầm bình cũng có thể hiệu quả. 

Sau đây là một cách để thử. Giữ con hơi nằm ngửa, bế con xoay ra ngoài và thỉnh thoảng nhìn con. Bởi vì nhiều trẻ ko chịu bú bình khi được bế kiểu nôi truyền thống. Cho con thời gian để quen với trải nghiệm mới. Cho miệng bé quen với núm vú bình sữa và cảm nhận nó. Giữ bình sữa nằm ngang sao cho sữa điền đầy 1/2 núm vú. Xoay bình sữa gần như thẳng đứng trên môi con. Giúp con mở miệng ra và khám phá bình sữa. Và đưa đầu ti vào sâu bên trong miệng với một lượng sữa nhỏ.

Mục tiêu

Hãy nhớ rằng đây chỉ là tập cho bé bú bình, không cần phải cho con bú no. Mục tiêu là giúp con có trải nghiệm tích cực. Cho phép con chủ động khi bú giúp con tích cực, vui vẻ khi tập bú bình. Rất nhiều bình sữa chảy sữa ngay khi em bé chạm vào núm ti mà không cần phải mút. Việc này sẽ làm trẻ nhận quá nhiều sữa mà trẻ chưa kịp chuẩn bị để bú. Giữ bình song song với sàn giúp sữa trong bình chảy ra chậm hơn. Nếu bé bị ho, sặc hãy tạm ngừng, cho con thời gian để con bình tĩnh lại. Cố gắng giúp thời gian con tập ti bình với thời gian vừa đủ và luôn tích cực.

Đừng để con có cảm xúc không tốt khi tập bú bình.

Hãy xem việc trẻ không chịu bú bình khi tập là bình thường.

BƯỚC 3: NHẪN NẠI

Nhẫn lại sẽ tốt hơn nhiều so với việc ép buộc con. Nhưng việc nhận nại khi tập cho con, chuyển từ ti mẹ sang ti bình không phải đơn giản. Đừng bao giờ ép buộc con, con cần thời gian để học kỹ năng mới. Tập cho trẻ bú bình là quá trình cần kiên nhẫn và sự thực hành. Thoải mái, mẹ không vội vã và hối thúc con. Nếu con chỉ đụng miệng và chơi với đầu ti, nó ok đấy! Sự tích cực, vui vẻ là cần thiết. 

Hầu hết trẻ đều bú bình tốt nếu có đủ thời gian và cơ hội thực hành. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu mẹ căng thẳng, con sẽ cảm nhận được và khó chịu theo. Nếu điều này xảy ra, hãy ngừng 1 lúc, thở sâu và thư giãn và thử lại lần khác. Và nhớ rằng nó cần thời gian.

BƯỚC 4. KIÊN TRÌ

Nếu lần đầu chưa làm tốt, hãy thử lại. Nếu bé không chịu bú bình lần đầu, đừng lo lắng, hãy thử lại. Như mọi thứ khác, nó cần thời gian và sự thực hành trước khi thành thạo một kỹ năng. Thử lại tối thiểu 3 lần trước khi chuyển qua một núm ti mới hoặc cách khác. 

Có thể con sẽ chối đầu ti bình sữa. Con sẽ cho mọi người biết con thích bú mẹ trực tiếp hơn. Hãy thử thêm vài lần khác để con quen với việc này. Cũng như lúc tập bú mẹ, khi tập bú bình đôi khi con chỉ cần thêm thời gian.

Sự KIÊN NHẪN là chìa khóa của thành công. Luôn giữ thái độ tích cực khi tập cho trẻ bú bình. Mẹ hiểu rằng con sẽ không chịu bú bình một vài lần đầu. Nhưng cứ tự tin, biết đâu con làm được. Biết đâu hôm nay bé chịu bú bình, ai biết được. 

Tiếp tục cho con bú một loại núm ti tối thiểu 3 lần trước khi đổi sang loại khác. Luôn nhớ rằng con cảm nhận được khi mẹ lo lắng hoặc vội vã. Và đôi khi con sẽ không chịu bú nếu mẹ ở xung quanh. Mẹ có thể phải đi ra ngoài một lúc nếu con chối không chịu bú bình.

Sau đây là một số mẹo hữu dụng khi tập cho con bú bình

– Hâm nóng sữa mẹ nếu sữa đã được vắt ra lâu rồi. Hơi ấm một chút có thể con sẽ thích hơn. 

– Đôi khi có thể làm ấm núm ti để con chịu ngậm.

– Nếu con hoặc bạn mệt, hãy ngừng lại. 

– Thay đổi khung cảnh nếu trẻ nhất quyết từ chối không chịu bú bình.

– Hít thở sâu và thư giãn. Hát 1 bài hát hoặc thủ thỉ với con điều gì đó.

– Thử lại sau vài phút, ai biết được lần này bé sẽ chịu bú bình.

– Ăn mừng thành công nếu bé chịu đưa núm vú bình sữa vào miệng. Nó quá tốt cho lần đầu tiên.

Bây giờ chúng ta hãy xem lại 4 bước để vượt qua trở ngại bé không chịu bú bình nhé.

Nhớ lập kế hoạch. 

Đợi cho đến khi nguồn sữa mẹ đã ổn định. Bắt đầu tập cho con ti bình tối thiểu 2 tuần trước khi bạn có kế hoạch xa con.

Và hãy cho con nhiều thời gian để học kỹ năng mới. Thực hành sẽ giúp con làm tốt hơn. Vì vậy hãy cho con tập ti bình 1 – 2 lần / ngày. Và chỉ tập bú bình trong thời gian ngắn. Nếu bạn không thể cho con bú, hãy hút sữa ra. Bạn phải duy trì nguồn sữa mẹ khi tập cho bú bình.

Nếu kiên trì tập cho trẻ bú bình, chắc chắn sẽ được. Hãy nhớ rằng, bé sẽ học kỹ năng này từng bước một. Vì vậy hãy thoải mái. Đừng bao giờ ép con bú bình. Không bắt con quá đói để dụ dỗ ​bé tập bú bình. Hãy nhớ, con đang học từng bước để có thể bú bình. Và khích lệ con mỗi khi con cố gắng.

Kiên trì, không bỏ cuộc. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng con sẽ sớm làm tốt thôi. Hỏi các chuyên gia cho con bú nếu cần. 

Duy trì sữa mẹ và tăng cường sự gắn bó với con. Cho con bú trực tiếp mỗi khi mẹ gần con.

tre-sinh-non-bu-sua-me-milena-1Cho con bú bình nhưng luôn ưu tiên bú trực tiếp khi mẹ gần con

Tóm lại

Như vậy để con có thể sẵn sàng bú bình khi mẹ đi làm thì mẹ cần phải cho con có thời gian. Cũng giống như các kỹ năng khác trong cuộc sống, khi tập cho trẻ bú bình, trẻ cũng cần một chút thời gian để làm quen và thực hành cho nhuần nhuyễn. Lúc mới tập, việc bé không chịu bú bình là điều tất yếu. Mẹ hãy kiên trì giúp đỡ con, chỉ trong vài hôm là con sẵn sàng bú bình thôi. Mẹ yên tâm và tin tưởng vào con nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Hút Sữa Khi Mẹ Đi Làm

__________________

Milena | Nuôi con sữa mẹ nhàn tênh | Tư vấn MIỄN PHÍ 0901-233-633 (Zalo)

101/2A Hồ Văn Huê, Phường 9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM

Messenger | support@milena.vn | Youtube

Có liên quan

Từ khóa » Có Nên Tập Cho Bé Bú Bình Sớm