Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Giá Vé, Quy định
Có thể bạn quan tâm
Nếu Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước thì lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là trái tim của Thủ đô. Không chỉ là một công trình có giá trị văn hóa, lịch sử mà lăng Bác còn là điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách khi muốn thể hiện lòng biết ơn đối với vị cha già của dân tộc. Đến đây bạn được trực tiếp nhìn thấy Bác, được ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn của quảng trường và khá phá nhiều điểm tham quan quanh đó.
Nếu đang chuẩn bị đến du lịch Hà Nội và có ý định ghé thăm lăng Bác nhưng chưa nắm rõ thời gian, quy định,… thì hãy hãy note lại những hướng dẫn dưới đây để chuyến đi của bạn được suôn sẻ.
MỤC LỤC
- 1 Tìm hiểu về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 1.1 Vị trí đặt lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 1.2 Kiến trúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 1.3 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có bán vé tham quan không?
- 2 Kinh nghiệm thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 2.1 Lịch và giờ mở cửa lăng Bác ở Hà Nội
- 2.2 Di chuyển đến lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách nào?
- 3 Hành trình tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
- 3.1 Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 3.2 Tham quan các quần thế quanh lăng Bác Hồ
- 3.3 Tham dự lễ thượng – hạ cờ ở lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 4 Những lưu ý khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tìm hiểu về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vị trí đặt lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi là lăng Bác. Đây là nơi đặt và lưu giữ thi hài vị lãnh tụ kiệt xuất – Hồ Chí Minh. Lăng được khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 và hoàn thành năm 1975 trên vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình. Hiện tại, lăng nằm ở số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Kiến trúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác được xây dựng bằng hàng vạn mét khối đá, có tổng chiều cao 21,6 m, rộng 41,2 m. Kết cấu gồm 3 lớp: lớp dưới và đỉnh có hình dạng bậc tam cấp, còn ở giữa là phòng chứa hài cốt, hành lang và cầu thang. Bề mặt ốp bằng đá granite xám, mặt trong là đá đỏ và xám đã mài bóng. Ngoài mặt và nền, các bậc thang ốp đá hoa cương. Cửa chính ốp đá đen bóng, các tường và cột bằng đá cẩm thạch. Dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” được ghép bằng đá từ vùng Cao Bằng.
Riêng phòng Bác nằm được ốp bằng đá cẩm thạch của Hà Tây. Hai lá cờ Đảng và Tổ quốc lớn được ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc lấy từ Thanh Hóa. Hình ảnh búa liềm và ngôi sao năm cánh làm từ đá cẩm vân màu vàng sáng. Hai bộ cửa bằng gỗ do đồng bào miền Nam gửi ra và được các nghệ nhân mộc vùng Nghệ An, Nam Hà, Hà Bắc thi công. Với sự quy mô, kỳ công này lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là được xem là một công trình văn hóa – nghệ thuật lớn nhất Việt Nam.
>> Tìm hiểu thêm về Hà Nội: Giới thiệu về Hà Nội – Vùng đất nghìn năm văn hiến
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có bán vé tham quan không?
Theo quy định thì lăng Bác không thu phí vào cổng tham quan, nhân dân và du khách nước ngoài không phải trả bất cứ khoản phí nào khi vào lăng viếng Bác, kể cả các khu vực quanh lăng như: Quảng trường Ba Đình Hà Nội, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh,…
Kinh nghiệm thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lịch và giờ mở cửa lăng Bác ở Hà Nội
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội được biết, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của các cơ quan, đoàn thể từ nhiều nơi trên thế giới đến viếng thăm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ Hai và thứ Sáu. Nếu trúng vào dịp Lễ/Tết thì vẫn mở cửa bình thường. Tuy nhiên, giờ mở cửa sẽ có sự khác nhau giữa ngày thường và ngày lễ, ngày cuối tuần và cũng phụ thuộc theo mùa.
* Mùa hè (tính từ 01/4 – 31/10): lăng Bác sẽ mở cửa đón khách lúc 7h30 và đóng cửa lúc 10h30. Dịp cuối tuần và lễ sẽ cho phép khách viếng đến 11h.
* Mùa lạnh (tính từ 1/11 – 31/3 năm sau): lăng mở cửa lúc 8h và đóng lúc 11h (đối với ngày thường), ngày lễ và ngày cuối tuần đóng lúc 11h30.
Di chuyển đến lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách nào?
Để đến du lịch lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân lẫn phương tiện công cộng. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn gửi xe đường Ông Ích Khiêm (chỗ đối diện với Bộ Tư lệnh) hoặc số 19 đường Ngọc Hà gần phía cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Tham khảo : Thuê xe máy ở Hà Nội
Với những trường hợp đi xe buýt, bạn bắt xe số 09, 18, 22, 33, 45 hoặc 50. Các tuyến xe này đều dừng ở 18A Lê Hồng Phong – điểm dừng gần lăng Bác nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo xe buýt hai tầng Your Vacation Travel để thuận tiện trong việc di chuyển hơn.
Hành trình tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác Hồ là điểm hẹn, là nơi hội tụ tình cảm thiêng liêng của hàng triệu người dân trên khắp mọi miền đất nước. Về viếng lăng Bác đối với mọi người như một nhu cầu tình cảm, một nét đẹp về truyền thống – phong tục tập quán nhằm để bày tỏ lòng biết ơn cội nguồn. Tất cả già trẻ, lớn nhỏ từ vùng sâu vùng xa đến đồng bằng, không phân biệt chức vụ, tôn giáo đều ao ước một lần viếng Bác.
Vào bên trong lăng, cảm giác đầu tiên mà bạn cảm nhận được đó chính là không khí trang nghiêm, tĩnh lặng. Con tim, đôi mắt của bạn sẽ dừng lại và sẽ không khỏi xúc động, bồi hồi khi được đứng bên và ngắm nhìn Bác đang an lành trong giấc ngủ ngàn thu.
>> Tham khảo: Đến thăm Quảng trường Ba Đình Hà Nội – Nơi hồn thiêng của Thủ đô
Tham quan các quần thế quanh lăng Bác Hồ
Sau khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách hãy tham quan hết khu này theo trình tự: Nhà sàn, ao cá Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh và điểm sau cùng là chùa Một Cột.
Từ cổng vào Bảo tàng bạn đi theo hướng dẫn của Ban quản lý hoặc đi theo dòng người phía trước. Con đường từ lăng dẫn đến Nhà sàn của Bác rất đẹp, có vườn cây ăn tái trĩu quả, có hồ nước trong xanh với rất nhiều con cá đủ sắc màu và bầu không khí vô cùng mát mẻ. Bạn có thể ghé thăm ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé để biết thêm về cuộc sống thường ngày của người. Tiếp đến là khám phá Bảo tàng – nơi lưu giữ những chiến tích và sự nghiệp Bác Hồ trong những năm đấu tranh.
Cuối cùng, bạn hãy ghé thăm ngôi chùa Một Cột – công trình đã xác nhận kỷ lục là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất. Chùa còn được mệnh danh là đóa hoa sen nghìn tuổi của Thủ đô, là một trong những biểu tượng mà khi thấy người ta đều nghĩ ngay đến Hà Nội. Vậy nên, nếu bạn đã đến đây hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và thắp hương nguyện cầu ở chùa nhé!
>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn tham quan phố cổ Hà Nội nơi thời gian ngưng đọng
Tham dự lễ thượng – hạ cờ ở lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước mặt lăng Bác là cột cờ cao 29 m, nơi mà mỗi buổi tối và sáng hàng ngày đều diễn ra lễ thượng – một nghi lễ cấp quốc gia. Lễ thượng cờ bắt đầu vào 6h sáng, cứ đến khung giờ này, đoàn khởi hành hành từ phía sau lưng lăng, dẫn đầu là quân kỳ Quyết thắng, sau đó là đội tiểu binh gồm 34 người. Đoàn đi một vòng theo tiếng nhạc của ca khác “Tiến bước dưới quân kỳ” ra phía trước cột cờ. Ba chiến sĩ đội hồng kỳ sẽ tiến lên chuẩn bị các nghi thức thượng cờ, đúng lúc này cửa lăng Chủ tịch sẽ được mở. Khi có hiệu lệnh, lá cờ được tung ra và bay lên theo tiếng hát. Cờ được kéo lên tới đỉnh cột , đội tiểu binh sẽ đi thêm một vòng trước lăng và kết thúc nghi lễ.
Đến 21h cùng ngày, lễ hạ cờ diễn ra, nghi thức tương tự như lễ thượng cờ. Nghi lễ chào cờ được thực hiện rất trang trọng, linh thiêng nhằm giữ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc và thể hiện sự tôn trọng với đất nước.
Những lưu ý khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một địa điểm trang nghiêm, mang tính chất chính trị nên hãy chú ý đến trang phục. Không mang đồ quá hở hang, qua ngắn gây phản cảm, tốt nhất nên mặc gọn gàng, lịch sự để thể hiện lòng thành kính của mình.
– Khi vào lăng chú ý giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, xếp hàng đúng lối chờ đến lượt vào viếng. Hạn chế nói tiếng to, nhất là đùa giỡn và nhớ hãy bỏ mũ ra, không bỏ tay vào quần,…
– Không được quay phim hay chụp ảnh khi vào bên trong để đảm bảo an toàn cho lăng và thi hài người. Đặc biệt, tuyệt đối không được phép mang theo đồ ăn hay thức uống từ bên ngoài vào.
– Muốn không phải xếp hàng khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn có thể đến Bộ Tư lệnh xin giấy phép đặc cách, nhưng nhớ phải xin trước 2 – 3 ngày.
– Trẻ em dưới 3 tuổi không được phép vào trong lăng (cái này là theo quy định của Lăng), nên khi có trẻ nhỏ đi theo bạn nhớ sắp xếp người trông trẻ nếu muốn vào.
>> Đọc thêm về: Ẩm thực Hà Nội – Tổng hợp 5 món ăn ngon siêu lòng người
Đến thăm lăng Bác sẽ là một trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch Hà Nội của bạn. Nếu bạn ở xa và chưa có dịp tham quan thì hãy bỏ túi những kinh nghiệm này và lên kế hoạch để có thể tận mắt trông thấy thi hài của Bác nhé!
3.7 / 5 ( 6 bình chọn ) Tuyết NhiTôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!
Từ khóa » đường đi Lăng Bác
-
Kinh Nghiệm Và Hướng Dẫn Tham Quan Viếng Lăng Bác - Vntrip
-
Hướng Dẫn Tham Quan Lăng Bác Cực Chi Tiết Từ A Đến Z
-
Kinh Nghiệm đi Lăng Bác Lần đầu Thông Thạo Như Dân Thủ đô
-
Bản đồ đường đi Lăng Bác Hồ - Du Lịch Hà Nội
-
Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác ở Hà Nội - Viet Fun Travel
-
Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác Cho Khách Phương Xa
-
Kinh Nghiệm Và Hướng Dẫn Tham Quan Lăng Bác - TieudungPlus
-
Trọn Vẹn Hành Trình Du Lịch Lăng Bác Và Những điều Thú Vị
-
Lịch Và Giờ Mở Cửa Lăng Bác Năm 2022 Mới Nhất
-
Làm Sao để đến Lang Bac ở Hà Nội Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Làm Sao để đến Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Điện Biên Bằng Xe ...
-
Lịch Thăm Lăng Bác - Địa Chỉ Lăng Bác Nằm ở đâu? - Nếm TV
-
Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác 2021 Từ A Tới Z - ALONGWALKER