Kinh Nghiệm Thi B1 Goethe/OESD - Decamy

I. Modul LESEN (Kĩ năng Đọc) 1. Để làm tốt phần đọc thì Thúy nghĩ chúng ta phải có được những điều sau đây: - Vốn từ vựng tốt và Nắm chắc ngữ pháp: hai cái này là để phục vụ cho việc hiểu ý của văn bản, hai thứ này càng tốt thì càng giúp ích cho việc làm bài. - Sự tập trung cao độ, cẩn thận và tỉ mỉ: khi làm bài đọc có những thông tin họ đặt ngay ra trước mắt chúng ta nhưng đó chưa chắc đã là đáp án, tạm gọi là những "cái bẫy" nhé, nhiều khi đáp án lại nằm trong những chi tiết khác nhỏ hơn mà nếu đọc không kĩ sẽ mắc bẫy ngay hoặc không tìm thấy thông tin. Vậy nên rất cần sự cẩn thận ở đây. Nhưng việc đọc tỉ mỉ thường tốn rất nhiều thời gian nên cần sự tập trung để tiết kiệm thời gian hơn. Tỉ mỉ ở đây không phải đọc từng câu từng chữ của bài mà là đọc kĩ nắm ý ở những vùng chứa thông tin, cái này Thúy sẽ nói rõ hơn ở phần sau. - Sự nhanh nhạy và khả năng phán đoán tốt : khi làm bài đọc thường rất căng não vì đập vào mặt ta toàn chữ là chữ nên cần giữ cho đầu óc được tỉnh táo nghỉ ngơi trước đó thì lúc lâm trận não mới hoạt động hiệu quả được. Nhanh nhạy Thúy muốn nói ở đây một mặt là khả năng nắm bắt ý chính nhanh, mặt khác là khả năng bắt được ý chi tiết, từ khóa. Trước khi đọc một bài đọc hãy xem ý chính của bài là gì? mỗi đoạn trong bài ấy viết về khía cạnh nào? Để khi đọc câu hỏi xong ta sẽ biết ta cần tìm thông tin ở đâu và đọc "tỉ mỉ, cẩn thận" ở đó để kiếm đáp án.

2. Vậy chúng ta cần làm gì để có thể đạt được những kỹ năng trên? - Từ vựng và Ngữ pháp: ôn lại từ vựng B1 đã học trong cuốn Menschen, hai cuốn Wortschatz B1 mà Frau Linh cho mọi người cũng rất hay. Ngoài ra cách mà Thúy trau dồi từ vựng nhiều nhất là làm bài đọc. Có từ nào xuất hiện nhiều lần thì chắc chắn đó là một từ quan trọng nên đầu tiên Thúy sẽ đoán nghĩa của nó (vì đi thi đâu được tra từ điển) rồi sau khi làm xong bài mới tra lại nghĩa xem phán đoán của mình có đúng không. Đây cũng là một kỹ năng mọi người nên luyện, vì trường hợp gặp từ mới khi đi thi là điều đương nhiên. Khi đi thi sẽ ko bị hoảng. - Sự tập trung thì Thúy nghĩ đây là cái mọi người tự luyện được dễ thôi. Cơ mà đầu tiên là phải ăn uống ngủ nghỉ điều độ có sức khỏe tốt thì não mới tập trung được chớ, chứ lúc nào cũng muốn ngủ, muốn rong chơi thì chịu rùi. Tiếp theo là chọn không gian học tập yên tĩnh, mát mẻ, thoáng đãng và bấm giờ làm bài, tắt hết điện thoại đi. Đi thi 65 phút nhưng ở nhà bấm 60 phút thôi. Làm liên tục không nghỉ giữa chừng, vì khi đi thi cũng vậy. Lúc đầu sẽ thấy hơi oải nhưng rồi sẽ quen. Bỏ luôn kiểu vừa làm bài vừa nghe nhạc nha. Nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su sẽ khiến ta tập trung hơn mọi người có thể thử nhưng Thúy thấy tiếng tóp tép khá khó chịu và nhai nhiều thì mỏi hàm nên không áp dụng nữa. - Sự nhanh nhạy: khi làm bài đọc mắt và bút là hai thứ hoạt động ở tốc độ cao nhất. Trình tự nhìn của mắt (Teil 1, 2, 5) sẽ là: Titel (tiêu đề) bài đọc (nắm chủ đề bài đọc), lướt nhanh từ trên xuống dưới (nắm ý từng đoạn), lia sang phần câu hỏi (gạch chân từ khóa), mắt quay ngược lại bài đọc xác định đoạn có từ khóa ấy (gạch chân luôn, sau kiểm tra lại sẽ dễ) và tìm từ khóa ấy, đọc đoạn đó tìm thông tin/đáp án thế là xong! - Kiểm tra đáp án và kiểm tra bài: đây là một bước rất quan trọng nhưng hầu hết mọi người đều chỉ thực hiện được một nửa, đó là chỉ kiểm tra Lösung (đáp án) chứ không kiểm tra lại. Thúy khuyên mọi người nên kiểm tra lại xem mình sai ở đâu và tại sao sai. Qua đó mọi người sẽ học được nhiều và biết cách tránh lỗi ấy đấy, Thúy đảm bảo. "Learn from mistakes" 3. Phần 3 sẽ là Tipps làm bài cho 5 Teile (5 phần thi Đọc) . Here we go. Lưu ý đây chỉ là cách làm bài cá nhân của Thúy, nếu thấy không phù hợp mọi người có thể chọn cách ưu việt hơn. - Teil 1: (10min) đây thường là một bài blog nói về một trải nghiệm cá nhân. Thường Thúy sẽ lướt qua xem trải nghiệm đó là gì. Sau đó đọc câu hỏi trước, gạch chân từ khóa, đoán nội dung bài blog rồi quay lại tìm ý, gạch chân ý chứa đáp án. Một bài Richtig/Falsch kiểm tra khả năng nắm ý đơn thuần không có gì khó cả. - Teil 2: (20min) chia ra mỗi bài khoảng 10ph. Đầu tiên sẽ đọc Titel/Überschift (tiêu đề) của bài để nắm chủ đề. Sau đó đọc Beispiel (ví dụ), Beispiel thường sẽ tóm tắt ý của đoạn 1 nên Thúy đọc để nắm ý của đoạn 1 => có thể tiết kiệm được một chút thời gian mà vẫn hiểu cả bài. Sau đó đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa, tìm nơi có từ khóa (chỗ này lia mắt nhanh vào) rồi đọc xung quanh đó ^^. Câu hỏi "in diesem Text geht es um..." (Bài này nói về chủ đề....) thường Thúy sẽ làm cuối. Teil 2 Thúy thấy có một vài câu yêu cầu sự nhanh nhạy và tỉ mỉ của mình. Ví dụ trong câu hỏi có đáp án ghi "das Studium dauert für ein halbes Jahr" (Chương trình học kéo dài nửa năm) nhưng trên bài viết nó lại viết là "Das ist ein sechsmonatig Studium" (Đó là một chương trình học 6 tháng). Nên phải cực kỳ để ý. - Teil 3: (10min) đây là phần mà Thúy thấy khó nhằn nhất và cũng nguy hiểm nhất nữa. Để tránh bị sai thì Thúy dành cho phần này khoảng 15p, nghĩa là hơn 5p so với số thời gian người ta empfehlen (gợi ý). Thì 5p này Thúy lấy ở Teil 4 vì phần Ja/Nein Thúy thấy khá dễ nên chỉ làm trong khoảng 7 - 10p. Phần 3 này đầu tiên Thúy đọc đề bài. Sau đó đọc các trường hợp ở dưới, và gạch chân những thông tin. Chú ý là phần này cần cả sự tỉ mỉ và nhanh nhạy. Mọi người chú ý những từ như "nur", "am liebsten" (thích cái A nhất không có nghĩa là không phù hợp với cái B, thích đọc sách văn học không có nghĩa là không thích đọc thơ, tránh ngộ nhận), "muss", "kann (nicht)"..... Chú ý về cả mặt thời gian nữa. Sau khi gạch chân thông tin xong hãy nhìn lại một lần và ghi nhớ để khi đọc Anzeige (mẩu tin) có tốc độ phản ứng nhanh hơn. Khi đọc Anzeige cũng nên gạch chân các từ mà "na ná" những từ mình đã gạch chân ở trên, còn xét xem có phù hợp không. Nếu có 2 cái cùng khá là phù hợp thì viết cả hai cái đấy vào rồi xét sau, xem con khác. Thường trong một bài chỉ có từ 1 - 2 câu phải xem xét như vậy thôi. Mình cứ làm chắc các câu kia rồi quay lại. Khi làm bài này cần hết sức bình tĩnh và cẩn thận. -Teil 4: Ja/Nein (15min) đây là Teil Thúy thấy dễ nhất. Nhưng nếu hiểu sai đề thì coi như không. Thế nên bài này Thúy đọc và chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng vấn đề được nêu ra trong bài. Để chắc hơn thì Thúy đọc cả Beispiel. Bài này chỉ yêu cầu nắm đại ý thôi, nhưng Thúy vẫn nhắc là mọi người nên cẩn thận đọc kỹ. Vì nhiều khi nó viết như Nein nhưng thực ra lại là Ja. Cần một cái đầu lạnh anh em ạ - Teil 5: Hausordnung. Phần này mình đọc câu hỏi rồi xác định xem nó thuộc mục nào thì cứ vào đấy mà đọc thôi. Cái khó của phần này không phải chỗ xác định thông tin mà là hay bị hiểu nhầm các options (lựa chọn) trong câu trả lời. Nên đọc và hiểu cho kĩ nhé.

Chốt: nói chung là "Practice makes perfect" làm nhiều là mọi người sẽ tự rút ra đc kinh nghiệm và Tipps của riêng mình. Thúy chỉ nói lại là trước khi đi thi mọi người ôn tập nghiêm chỉnh, nghỉ ngơi đầy đủ hợp lí. Uống nước và đi vệ sinh trước luôn nhé để vào phòng thi với tâm thế thoải mái tự tin nhất ^^ chúc mọi người thi tốt. Love ya.

II. Modul SPRECHEN (Kĩ năng Nói) Trước khi đi thi nên uống nhiều nước, giữ giọng và đừng quên đi vệ sinh trước khi vào phòng thi :)) 1. TEIL1: - Trước khi đi thi: học những mẫu câu để vorschlagen, zustimmen und ablehnen. Ngoài những câu quen thuộc nên học thuộc 3 - 5 câu dài hơn, lạ hơn mỗi loại để có thể sử dụng linh hoạt khi đi thi. Luyện nói trước và chuẩn bị một vài lí do để ablehnen, một vài lí do để begründen cho Vorschlag của mình (tùy trường hợp) => nói chủ động, lưu loát hơn và "chém" được nhiều hơn. - Khi nhận đề: viết ý của mình ra và ghi chú cả lí do vì sao mình có Vorschlag đó. Càng notizen đc nhiều thì càng giúp ích cho việc nói. Notizen ở đây là viết vắn tắt ý, chứ không phải việc viết cả câu ra. Có những từ vựng B1 mình muốn nói mà không sợ quên thì cũng nên notizen vào. - Trước cửa phòng thi: có thể trao đổi nhanh vs Partner phân công xem ai sẽ là người bắt đầu, ablehnen chỗ nào.... - Khi nói: nói to, rõ ràng, chủ động phong thái tự tin, ngồi thẳng và giao tiếp tốt (cười, Blickkontakt,...) với Partner/-in, cái này sẽ tạo thiện cảm của giám khảo ^^. Căn thời gian hợp lí, không nói quá dài cho một ý và không được thiếu bất cứ một ý nào (tính vào điểm Erfüllung). Tập trung nghe Partner nói để tránh hiểu sai ý của Partner. Nên "diễn" một chút, đó là giọng nói có độ trầm bổng, thể hiện được biểu cảm khuôn mặt thì càng tốt: ví dụ như ngạc nhiên, vui vẻ, háo hức... 2. TEIL 2: - Trước khi đi thi: chuẩn bị và học thuộc trước ở nhà phần Einleitung (dẫn nhập) vào bài và một số mẫu câu dẫn vào persönliche Erfahrung, Situation im Heimatland, Vor und Nach, Meinung, Schluss und Dank. Đến khi đi thi chỉ việc nói, sẽ tiết kiệm thời gian để còn nói những cái mình không thể chuẩn bị trước. Ví dụ trước lúc đi thi Thúy đã chuẩn bị như thế này: - Einleitung: Guten Tag! Mein Name ist Thuy und heute möchte ich das Thema "..." präsentieren. Zum Inhalt meiner Präsentation: zuerst werde ich von meine persönlichen Erfahrung und von der Situation in meinem Heimatland erzählen. Anschließend komme ich zu den Vor und Nachteile des Themas, bevor ich meine persönliche Meinung äußere. Zum Schluss könnten Sie natürlich Fragen stellen. - Erfahrung: +Als Kind.... +Als ich Kind war... +Früher.... +Vor 2 Jahren..... +Ich habe Folgendes erlebt..... - Situation: +Bei uns in Vietnam.... +In meinem Heimatland... +.... - Und jetzt komme ich zu den Vorteile des Themas: Ein Vorteil von ... ist dass...., ein anderes Vorteil ist,...... - (Thema)... hat nicht nur Vorteile sondern auch Nachteile. Nun werde ich die Nachteile erläutern. Ein Nachteil....,.... *trước mỗi Vorteil und Nachteil mình nên có dấu hiệu cho ngta biết là mình đang chuyển ý. Nvay bài nói sẽ sáng ý hơn. Giám khảo sẽ catch up được ý của mình. - Meinung: Meiner Meinung nach...., ich bin der Ansicht dass...., persönlich meine ich..... - Schluss und Dank: Nun bin ich mit meiner Präsentation am Ende. Ich möchte mich bei Ihnen für Ihrer Aufmerksamkeit bedanken. Haben Sie noch Frage? - Khi nhận đề: có 2 đề nên mọi người chọn đề nào mình dễ nói nhất. Notizen vô đó ý, cái này mọi người thực hành nhiều rồi nên Thúy không nói nữa. Khi nói chúng ta thường nói theo bản năng, nghĩ gì là nói đó luôn, khéo khi cả bài toàn nói câu đơn vs ich möchte vs lại und und und không thôi í :)). Thế nên để cải thiện điều này mn nên notizen Wortschatz und Struktur B1 vào đó. Thay vì nói und hãy có ý thức nói sowohl ... als auch, weil thì nói thành wegen Genitiv đi. - Khi nói: vẫn là phong thái tự tin, nói to rõ ràng, Blickkontakt vs Giám thị, có body language (ngôn ngữ cơ thể) nữa ^^ kiểu tay di chuyển các kiểu như một nhà thuyết gia thực thụ =)). Nghe rõ câu hỏi và trả lời một cách thông minh, sáng tạo. Mọi người cũng cần chú ý vô bài của Partner để nghĩ câu hỏi bạn đó. Nên học ở nhà trc vài câu để kommentieren bài nói của bạn kia.

* Vào phòng nhớ chào và đóng cửa, trước khi ra về nhớ cảm ơn nhaaa angel

Từ khóa » De Thi B1 Tiếng đức Hanu