Kinh Nghiệm Thiết Kế Sàn Không Dầm Và Cách Thức Thi Công
Có thể bạn quan tâm
Sàn không dầm là giải pháp thi công hiện đại có nhiều ưu điểm. Không ít nhà thầu đã không cảm thấy bở ngỡ vì trực tiếp thi công sàn này. Trong bài viết này, TBox Việt Nam sẽ điểm qua một số câu hỏi thắc mắc trong quá trình sử dụng và kinh nghiệm thiết kế thi công sàn không dầm để đảm bảo chất lượng nhất.
- Sàn không dầm là gì?
- Cấu tạo sàn không dầm
- Các loại sàn không dầm phổ biến
- Sàn không dầm dự ứng lực
- Sàn không dầm nấm đặc
- Sàn không dầm tạo rỗng bằng hộp hay bóng nhựa
- Sàn hộp không dầm
- Đặc điểm của sàn không dầm
- Ưu điểm sàn không dầm
- Hạn chế sàn không dầm
- Sàn không dầm dày bao nhiêu?
- Xây tường trên sàn không có dầm như thế nào?
- Đơn giá thi công sàn không dầm
- Ứng dụng sàn không dầm trong thực tế
- Thi công sàn không dầm
- Câu hỏi thường gặp
- Sàn không dầm có cần đội thi công chuyên biệt?
- Kinh nghiệm thiết kế sàn không dầm
Sàn không dầm là gì?
Sàn không dầm hay sàn hộp, sàn phẳng là loại sàn sử dụng kết cấu hộp rỗng và lưới thép để chịu lực thay thế hoàn toàn cho các thanh dầm ngang và dầm dọc nâng đỡ như các loại sàn bê tông truyền thống.
Sàn không dầm, sàn phẳng giúp giải quyết nhu cầu bỏ dầm để trần được thông thoáng thẩm mỹ hơn, đồng thời lám sàn không dầm đồng nghĩa với bỏ cột để làm vượt nhịp. Sàn không dầm như tên gọi của nó chịu lực trực tiếp thông qua các bản sàn và truyền tải trọng xuống đầu cột.
Công nghệ này được phát triển bởi các quốc gia có trình độ xây dựng rất phát triển như: Mỹ, Nga, Italia,… và dần được ứng dụng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả các công trình tại Việt Nam. Đây là phương án xây dựng hiện đại rất phù hợp với xu hướng phát triển xanh và bền vững trong ngành xây dựng hiện nay.
Sàn dầm truyền thống như chúng ta đã biết được thi công rất rộng rãi và lâu đời tại Việt Nam. Qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều công trình cao tầng quy mô lớn xuất hiện và đòi hỏi thêm nhiều tính năng giải pháp trên mặt sàn bê tông cốt thép.
Cấu tạo sàn không dầm
Phần kết cấu của sàn không có dầm bao gồm:
- Một lớp tấm thép lưới trên bề mặt sàn
- Phần hộp rỗng hoặc bóng được tái chế (vật liệu được sản xuất dùng cho thi công các công trình)
- Một lớp tấm thép lưới bên dưới bề mặt sàn
- Các móc thép cố định giữa các phần với nhau
Hệ sàn này là sàn rỗng làm việc theo 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Hiểu một cách đơn giản thì chúng có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chết tại những vị trí cố định, chính xác.
Trong khi đó, bóng và hình hộp (vật liệu rỗng) có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết của toàn bộ kết cấu sàn.
Đó là những kiến thức chuyên môn khá phức tạp. Và đó là lý do tại sao chúng tôi cho ra đời chuỗi những bài viết về tư vấn xây dựng. Với mục đích giúp cho người đọc, chủ đầu tư hiểu rõ hơn về nhà ở.
Các loại sàn không dầm phổ biến
Sau đây là các loại sàn không dầm chủ nhà nên biết để lựa chọn sao cho phù hợp:
Sàn không dầm dự ứng lực
Sàn dựa trên các nguyên lý kéo căng các sợi cáp dự ứng lực cường độ cao rồi thả tạo lực nén trước cân bằng với một phần tải trọng sàn nên có thể vượt được nhịp lớn. Về cấu tạo chúng ta hình dung nó như các cầu dây văng.
>>> Tìm hiểu về: sàn dự ứng lực
Sàn không dầm nấm đặc
Sàn không dầm nấm chịu lực như bản đài móng lật ngược truyền trực tiếp lên đầu cột. Đầu cột phải tạo các nấm có độ cứng rất lớn để truyền tải trọng
Sàn không dầm tạo rỗng bằng hộp hay bóng nhựa
Do sàn không dầm nấp đặc rất nặng nên người ta tận dụng các quả bóng hay hộp nhựa đặt vào vùng bê tông không làm việc trong sàn không dầm để làm nhẹ sàn di 30% qua đó làm giảm trọng tải và chịu được lực.
Hay nói cách khác các hôp nhựa hay bóng nhựa này sẽ chia thành các dầm con chìm trong sàn giúp sàn vượt được khẩu độ lớn hơn mà rất an toàn
>> Tìm hiểu về: sàn bóng
Sàn hộp không dầm
Sàn hộp là một công nghệ thi công sàn nhẹ sử dụng các hộp nhựa được sản xuất từ nhựa tái chế được đặt cố định trong các lớp thép sàn ngay vùng bê tông trung hòa (ít làm việc). Sau khi đổ bê tông hoàn tất, các hộp nhựa này giúp tạo nên khoảng rỗng bên trong bề mặt sàn, từ đó giúp giảm đáng kể trọng lượng của sàn.
>>Tìm hiểu về: Sàn hộp
Đặc điểm của sàn không dầm
Để hiểu rõ đặc điểm nổi bật của sàn không dầm thì cũng tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của giải pháp xây dựng này:
Ưu điểm sàn không dầm
Sàn phẳng được các kỹ sư sử dụng trong nhiều tòa nhà do những ưu điểm của nó so với hệ thống sàn dầm bê tông cổ điển khác trong các trường hợp khác nhau.
Những ưu điểm quan trọng nhất của sàn phẳng đó là:
- Linh hoạt trong cách bố trí phòng:
- Vách ngăn tường xây có thể được đặt ở bất cứ đâu.
- Cung cấp nhiều layout bố trí phòng cho chủ đầu tư.
- Trần thạch cao có thể không cần sử dụng
- Thi công thép đơn giản hơn: Vì chi tiết thép của sàn phẳng rất đơn giản nên dễ dàng thi công
- Trần phẳng chiều cao thông thoáng: Do sàn mỏng có độ dày bé hơn chiều cao dầm nên tăng chiều cao thông thủy
- Chiều cao tòa nhà có thể được giảm xuống:
- Vì không sử dụng dầm nên chiều cao sàn có thể giảm và do đó chiều cao tòa nhà sẽ giảm.
- Tải nền móng cũng sẽ giảm.
- Thời gian thi công ít hơn: Sử dụng sàn vượt nhịp lớn giúp giảm thời gian thi công
- Cách âm cách nhiệt: Sàn có độ dày lớn hơn sàn dầm truyền thống nên cách âm cách nhiệt tốt hơn
- Dễ dàng thi công hệ thống cơ điện không bị gẫy khúc vòng qua dầm
Hạn chế sàn không dầm
Ngoài các ứu điểm kể trên thì phương pháp thi công san không dầm cũng có các nhược điểm đó là:
- Chiều dài nhịp hạn chế: Do sàn nặng và độ dày mỏng nên không vượt được nhịp lớn
- Độ võng là vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc và cẩn thận
- Chiều dày sàn lớn so sánh với sàn dầm truyền thống
Sàn không dầm dày bao nhiêu?
Thông thường đối với các công trình xây dựng dân dụng đơn giản, độ dày sàn không dầm sẽ dao động từ 210mm đến 290mm. Đối với các công trình lớn hơn, sàn không dầm sẽ được thi công dày hơn nhằm đảm bảo khả năng chịu lực, độ dày cơ bản sẽ là 340mm, 390mm hoặc 450mm.
Độ dày sàn không dầm phụ thuộc vào tải trọng (công năng sử dụng) và khẩu độ công trình.
Thông thường với các sàn nấm đặc và sàn hộp rỗng nếu không có yêu cầu khác về tải trọng chiều dày được chọn trên cơ sở h= L/30. Với các sàn không dầm dự ứng lực chiều dày sàn không dầm được chọn trên h=L/40.
Tối thiểu các sàn không dầm có độ dày mỏng nhất là sàn 18cm dày hơn sàn dầm truyền thống rất nhiều.
Xây tường trên sàn không có dầm như thế nào?
Về bản chất, sàn không dầm là sàn bê tông cốt thép chịu lực theo 2 phương, với hệ dầm chìm trong sàn, đan xen vuông góc bởi các rãnh hộp. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm xây tường trên sàn không dầm tại bất kỳ vị trí nào mà không cần canh vào đúng vị trí dầm sàn như giải pháp sàn dầm bê tông truyền thống.
Sàn không dầm bản chất là hệ sàn làm việc dựa trên các bản sàn dày chiều cao lớn, trong hệ sàn luôn có thép với mật độ dày hơn sàn dầm, Vì vậy tường có thể xây trực tiếp trên sàn mà không cần dầm vì luôn có thép ở dưới để gia cường. Ngoài ra trong quá trình sử dụng sàn không dầm có thể xây bất kỳ vị trí nào trên sàn
Đơn giá thi công sàn không dầm
Sàn không dầm được chúng tôi cung cấp là loại sàn hộp rỗng tạo nhựa phù hợp với các công trình có quy mô vừa và thấp tầng. Với các công trình dạng này như trường học khách sạn biệt thự nhà phố thì sàn không dầm hộp tạo rỗng là loại sàn có chi phí tiết kiệm và dễ dàng thi công kiểm soát chất lượng nhất.
Với sàn hộp chúng tôi sẽ báo giá theo loại hộp cung cấp tùy theo tải trọng và nhịp công trình.
Vì vậy để biết chi tiết đơn giá thi công sàn không dầm cho công trình bạn đang mong muốn thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn nhé!
Ứng dụng sàn không dầm trong thực tế
Hiện nay các công trình xây dựng sàn không dầm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau.
Dưới đây TBox Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn một vài ứng dụng của sàn phẳng không dầm vào các công trình thực tế như:
- Sàn không dầm nhà phố
- Sàn không dầm nhà dân
- Xây dựng các trung tâm thương mại
- Bệnh viện, trường học,…
Thi công sàn không dầm
Về cơ bản, quá trình thiết kế và thi công sàn không dầm sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, chúng tôi sẽ gia công và lắp đặt hệ thống cốp pha sàn theo bản vẽ thiết kế để đảm bảo sự chính xác và độ bền của công trình.
- Bước 2: Sau đó, chúng tôi tiến hành lắp đặt các loại thép như dầm, dầm bo sàn xung quanh và các chi tiết chờ, lắp đặt thép sàn lớp dưới và rải thép gia cường lớp dưới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lắp đặt các con kê để đảm bảo chiều dày của lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế.
- Bước 3: Tiếp theo, chúng tôi lắp đặt coppha và liên kết chúng bằng thanh nối ở giữa 2 hộp. Sau đó, chúng tôi đặt hộp và cố định chúng theo bản vẽ thiết kế và buộc cố định thép gia cường lớp dưới đã được đặt chờ ở trên vào các rãnh hộp theo thiết kế.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành bước 3, chúng tôi sẽ tiến hành gia công và lắp đặt thép lưới lớp trên, thép chống cắt, chống chọc thủng, thép mũ cột và các loại thép gia cường khác theo thiết kế.
- Bước 5: Tiếp theo, chúng tôi sẽ đổ bê tông lớp 1 vào giữa khe 2 hộp và dùng đầm dùi để đầm vừa đủ theo đúng tiêu chuẩn để bê tông chèn kín phần đáy hộp.
- Bước 6: Sau khi lớp bê tông thứ nhất đủ se cứng để giữ được hộp nhưng vẫn còn giữ được khả năng bám dính, liên kết với lớp bê tông thứ 2 (độ sụt tầm 6-7cm), chúng tôi tiến hành đổ bê tông lớp thứ 2 hoàn thiện bề mặt sàn.
- Bước 7: Để đảm bảo chất lượng công trình, chúng tôi sẽ bảo dưỡng bê tông theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.
- Bước 8: Khi kết cấu bê tông đủ cường độ theo yêu cầu, tiến hành tháo dỡ cốp pha. Việc này cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để đảm bảo sự an toàn cho công trình và người lao động. Sau khi tháo dỡ xong, kiểm tra kết cấu bê tông, bề mặt sàn để đảm bảo không có lỗi kỹ thuật. Nếu phát hiện lỗi, cần sửa chữa và bảo trì để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.
Cuối cùng, hoàn tất quy trình thi công sàn không dầm TBox theo đúng kỹ thuật và bàn giao cho khách hàng sử dụng.
Câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp của bạn đọc về giải pháp sàn không dầm như:
Sàn không dầm có cần đội thi công chuyên biệt?
Các quá trình thi công sàn không dầm không những phức tạp mà còn tiết giảm nhiều khâu so với sàn dầm về ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông. Vì thế sàn không dầm hoàn toàn thi công đơn giản với bất kỳ nhà thầu uy tín nào dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các đơn vị tư vấn giám sát chuyển giao.
Kinh nghiệm thiết kế sàn không dầm
Trong video dưới đây sẽ thể hiện cách mô hình và tính toán sàn không dầm chi tiết.
Trên đây là thông tin về giải pháp sàn không dầm mà TBox Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn đọc sẽ hiểu hơn về công nghệ xây dựng mới này
Liên hệ với chúng tôi để được báo giá thi công sàn không dầm:
Công Ty CP Tư Vấn XD & ĐT TBOX Việt Nam
- Trụ sở chính:Số 206A – Nguyễn Trãi – TP. Hà Nội
- Hotline: 0888.053.288
- Email: tboxvn2021@gmail.com
- Author Details
Tôi là Trương Thành, CEO của Tbox Việt Nam – đơn vị xây nhà trọn gói chuyên nghiệp. Trong blog của tôi chia sẻ các kiến thức về thiết kế, thi công xây dựng nhà ở gia đình, biệt thự, văn phòng, đúc kết từ hơn 12 năm hoạt động trong xây dựng thi công, triển khai cho nhiều công trình nhà dân biệt thự lớn nhỏ . Ngoài chia sẻ trên blog, tôi cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề hướng dẫn chủ nhà nắm vững kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng nhà ở . Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. 206A Nguyễn Trãi – Hà Nội truongthanh.ksxd@gmail.com 0888053288
Từ khóa » Giải Pháp Xây Tường Trên Sàn
-
Xây Tường Trên Sàn? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng
-
Xây Tường Trên Sàn! Help - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng
-
Tường Xây Trực Tiếp Trên Sàn. - KETCAU.COM
-
#2. ETABS - Tường Xây Trực Tiếp Lên Sàn - YouTube
-
Tường Xây Trực Tiếp Trên Sàn | DIỄN ĐÀN TIN HỌC XÂY DỰNG
-
[Funland] - Cần Hỏi Về Xây Tường Trực Tiếp Lên Trần - OTOFUN
-
Dầm Bẹt, Sàn Chịu Lực - VnExpress Đời Sống
-
Tường Xây Trực Tiếp Trên Sàn - Powered By Discuz! - Xaydung360
-
Cách Xây Tường đúng Kỹ Thuật- Bạn đã Biết Chưa?
-
Cải Tạo-sửa Chữa - Công Ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Kiến Phát
-
5 Giải Pháp Thay Thế Tường Gạch Tốt Nhất - HRC
-
Chia Sẻ ưu điểm Của Sàn Không Dầm Không Phải Ai Cũng Biết ...
-
Xây Tường Trên Sàn Không Có Dầm - .vn