Kinh Nghiệm Thực Tập Giữa Khoá Tại FTU | Vuquangminh

Một mùa TTGK lại đến với các bạn sinh viên năm 3, như ngày trước mình cũng rất hoang mang về đợt thực tập này. Có một số bạn inbox hỏi thông tin về TTGK nên mình viết note tổng hợp kinh nghiệm, mong các bạn có một mùa thực tập thành công. Việc tổng hợp theo kinh nghiệm và tham khảo của bản thân còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

 

1. Giáo viên hướng dẫn

 

GVHD là do Khoa phân công, mỗi giảng viên sẽ có cách hướng dẫn khác nhau và cho điểm khác nhau nên các bạn sẽ phải hoàn thành TTGK theo các yêu cầu khác nhau.

 

2. Địa điểm thực tập

 

Nhiều bạn thắc mắc về địa điểm thực tập như: không tìm được địa điểm, địa điểm thực tập không liên quan tới chuyên ngành, nơi thực tập không cho bạn làm bất kỳ công việc j ngoài pha trà, rót nước,…

 

– Nếu bạn không tìm được địa điểm thực tập có thể tham khảo ý kiến của GVHD về giới thiệu địa điểm thực tập.

– Nếu bạn có người quen làm ở bất kỳ công ty nào có thể xin xác nhận cũng vẫn ok.

– Nơi thực tập không đúng chuyên ngành không ảnh hưởng đến kết quả trừ khi GVHD yêu cầu phải thực tập đúng chuyên ngành.

=> Theo kinh nghiệm từ các anh chị, việc các bạn đi thực tập hay không GVHD cũng rất khó kiểm tra, miễn là các bạn xin được xác nhận của đơn vị thực tập và thể hiện sự nghiêm túc trên bài thu hoạch của các bạn ^^

 

3. Bìa

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA (font 17)

——-***——

(Logo FTU) (4X4cm)

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA (font 24)

  

TÊN ĐỀ TÀI (Font 18)

 

Họ và tên sinh viên: (Font 14)

Mã sinh viên:

Lớp:

Khóa:

Giáo viên hướng dẫn:

 

Hà Nội, tháng  năm 2014 (font 14)

 

4. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 

 

Sắp xếp theo trình tự như sau:

– Bìa chính

– Bìa lót

– Mục lục (lấy đến mục 3 chữ số)

– Danh mục các chữ viết tắt

– Danh mục các bảng, các sơ đồ, các biểu đồ, các hình

– Mở đầu

– Nội dung (3 chương)

– Kết luận

– Danh mục tài liệu tham khảo

– Phụ lục (nếu có)

– Nhận xét của đơn vị thực tập.

Số trang: 20 – 25 trang tính từ mở đầu đến kết luận.

Font: Time New Roman, cỡ 13, cách 1,5 lines.

Lề: Trên: 2,5 cm, Dưới 2,4 cm, Phải 2 cm, Trái 3,5 cm

Đánh theo thứ tự: (nhiều nhất là 4 chữ số với chữ số đầu là tên chương)

Chương 1:

1.1

1.1.1

1.1.1.1

Viết tắt: không lạm dụng viết tắt, chỉ những từ nào sử dụng quá nhiều được lặp đi lặp lại trong bài và phải cho vào danh mục viết tắt, được sắp xếp theo ABC.

Đánh số trang: Đánh từ mở đầu tới hết, đánh ở trên và chính giữa báo cáo

Phân cắt giữa số: phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm, thập phân bằng dấu phẩy

VD: 1.283.322,21

Trích dẫn tài liệu tham khảo: bao gồm

– Các văn bản pháp luật: Quyết định số … ngày … tháng … năm …. của cơ quan ban hành> về việc nội dung văn bản>

Được sắp xếp theo chữ cái đầu tiên: Luật => Quyết định => Thông tư, trong mỗi chữ đầu đó, xếp tiếp theo năm ban hành.

– Tài liệu tham khảo bằng tiếng việt và tiếng anh:  Tên tác giả hoặc cơ quan, năm xuất bản, tên tài liệu (in nghiêng), Nhà xuất bản. Sắp xếp theo chữ cái đầu ABC

– Tài liệu từ internet: (nên lấy từ các nguồn tin cậy) Tên tác giả hoặc cơ quan, năm đăng, truy cập ngày … tháng … năm … từ dẫn link trang web>

Đánh số bảng biểu hình

Bảng 1.1, Hình 1.1, Sơ đồ 1.1 với số đầu là tên chương, số thứ 2 là số thứ tự của bảng biểu hình trong chương.

Tất cả bảng biểu hình đều phải có đơn vị tính và nguồn (cách trích nguồn đã ghi bên dưới)

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

 

MỞ ĐẦU (1 trang)

Tầm quan trọng vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay.

Giới thiệu ngắn gọn công ty thực tập, tên đề tài, mục đích nghiên cứu.

Kết cấu 3 chương (nêu tên có gạch đầu dòng rõ ràng)

Lời cảm ơn tới đơn vị thực tập, trường, GVHD

Mong muốn nhận được góp ý từ thầy cô và các bạn.

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP (6 – 8 trang)

1.1.Quá trình hình thành và phát triển

– Lịch sử thành lập công ty

– Thông tin về công ty

– Quá trình phát triển đến này (cột mốc, giải thưởng,…)

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

– Chức năng

– Nhiệm vụ

– Cơ cấu tổ chức

1.3. Tổng quan tình hình hoạt động đơn vị thực tập (phân tích ngắn gọn các chỉ tiêu tài chính trong 3 – 5 năm gần đây nhất)

 

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG (8  – 10 trang)

Nên tham khảo ý kiến của GVHD

Chủ yếu gồm các ý sau:

– Nội dung nghiên cứu

– Nhận xét chung

– So sánh với những nghiên cứu trước đây

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Định hướng hoạt động của đơn vị thực tập

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao/hoàn thiện

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao/hoàn thiện

Phân biệt giải pháp và kiến nghị:

– Giải pháp là cho đơn vị thực tập

– Kiến nghị là yêu cầu người khác làm cho mình (VD: Kiến nghị với Bộ Tài chính, NHNN,…)

 

KẾT LUẬN (1 trang)

– Nhấn mạnh vấn đề nghiên cứu (pharaphase lại mở đầu)

– Những việc đã giải quyết được

– Hạn chế hiện tại và bày tỏ khắc phục trong tương lai.

 

5. Xác nhận của đơn vị thực tập

 

Có thể trình bày theo cách khác nhau

XÁC NHẬN THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Kính gửi: ….

Đơn vị thực tập … xác nhận:

Sinh viên:

Lớp:      

Chuyên ngành:

Mã sinh viên:

Đã tham gia thực tập giữa khóa tại … từ ngày … tháng … năm …. đến ngày … tháng … năm … như sau:

Về tinh thần thái độ:

 

Về số liệu sử dụng trong báo cáo:

Chúng tôi xác nhận số liệu số liệu đã cung cấp cho sinh viên xxxx hoàn thành báo cáo thực tập là hoàn toàn chính xác.

Đánh giá kết quả thực tập giữa khóa: Tốt, Khá, Trung bình, Kém

 

Chữ ký và dấu của đơn vị

 

Chúc các em thực tập thành công, nếu có câu hỏi cứ hỏi luôn ở post này nhé!

Từ khóa » Phiếu Xác Nhận Thực Tập Ftu