Kinh Nghiệm Trình Bày Bài Giới Thiệu Bản Thân Theo Mẫu

1. Bài giới thiệu bản thân mẫu ấn tượng là như thế nào? 

Giới thiệu bản thân tưởng chừng đơn giản chỉ cần cung cấp đủ thông tin về chính mình một cách rõ ràng là xong thế nhưng để cách giới thiệu không gây nhàm chán và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng lại là điều không phải ai cũng nắm được. Một bài giới thiệu bản thân mẫu ấn tượng thể hiện được chính tính cách trong con người bạn, với đầy đủ thông tin cung cấp cần thiết và bước đầu tạo sự thu hút cho người đối diện. Đây sẽ là một bước đệm quan trọng giúp bạn tìm việc làm thuận lợi và nắm bắt được vị trí mà mình mong muốn.

Thông thường sau khi ứng tuyển, nếu bản CV của bạn tốt dù sử dụng các mẫu CV xin việc đơn giản thì nhà tuyển dụng sẽ lên lịch hẹn phỏng vấn trực tiếp, đây được coi là phần quyết định việc bạn có được nhận vào vị trí công việc đó không. Do đó nhiều ứng viên thường có tâm lý lo lắng, hồi hộp, hay căng thẳng về tâm lý dẫn tới việc mất tự tin khi đối diện trong vòng phỏng vấn. 

Giới thiệu bản thân như thế nào là ấn tượng?

Khi không tự tin, mọi người sẽ khó có thể hoàn thành tốt những dự định theo kế hoạch để chinh phục nhà tuyển dụng. Bước đầu chính là việc giới thiệu bản thân. Do đó, một bài giới thiệu bản thân mẫu ấn tượng sẽ mang lại cho các bạn sự khởi đầu suôn sẻ, tạo sự thu hút chú ý và chút ấn tượng cho nhà tuyển dụng khiến họ bị kích thích, tò mò, mong muốn khám phá tài năng, con người của bản nhiều hơn. 

Việc trả lời cho câu hỏi "Hãy giới thiệu về bản thân bạn!" không hề khó, cái khó chính là việc thể hiện chúng tốt nhất với phong thái tự tin nhất để đốn gục nhà tuyển dụng chỉ trong vài giây đầu ngắn ngủi. 

2. Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn 

2.1. Nội dung nên trình bày trong buổi phỏng vấn 

Phấn giới thiệu bản thân về cơ bản là cung cấp cho người phỏng vấn những thông tin về bản thân như "đến từ đầu", "là người như thế nào", đồng thời tạo cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp với người phỏng vấn giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Thông thường người phỏng vấn không nhất thiết phải quan tâm đến toàn bộ thông tin trong bản CV của bạn, tuy nhiên về cơ bản thì ở phần giới thiệu bản thân, ứng viên nên bổ sung thêm một số thông tin về tiểu sử bản thân mà bạn đã trình bày trong CV chuyên nghiệp trước đó. 

Khi bạn bắt đầu giới thiệu bản thân cũng là lúc nhà tuyển dụng chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp theo dựa trên phần trả lời của bạn, chính vì thế việc đưa ra những câu trả lời một cách thông minh, khéo léo sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn, dễ dàng gây được ấn tượng hơn. 

Cần giới thiệu về bản thân trong buổi phỏng vấn

Những nội dung cần trình bày trong bài giới thiệu bản thân mẫu: 

- Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội được phỏng vấn, điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị và tạo cho nhà tuyển dụng một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Cho dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa. 

- Giới thiệu đầy đủ họ tên, bí danh (nếu có): điều này giúp cho nhà tuyển dụng biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV của bạn trong tay và để ngay trước mặt rồi) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên. 

- Năm sinh: mục đích nhắc lại để xác định tuổi cho tiện xưng hô

- Đã tốt nghiệp trường nào? Chuyên ngành học là gì? 

- Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có), bên cạnh đó còn lưu ý nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí mà bạn ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng và chuẩn bị trước phần này), tránh việc giới thiệu lan man, dài dòng. 

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị trí ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động tập thể mà bạn đã từng tham gia để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (chẳng hạn việc tham gia các hoạt động tình nguyện trong đội sinh viên, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh,...) Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân. 

- Sở trường là gì? Điểm mạnh điểm yếu của bạn (bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên bạn trình bày đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung vào các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Với các bạn sinh viên mới ra trường, có ít hoặc không có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạnh, điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, do đó, các bạn sinh viên nên tận dụng phần này để nhấn mạnh trong bản CV). 

- Mong muốn của bản thân là gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (chẳng hạn: với kinh nghiệm, sở trường như trên, em mong muốn được làm việc cùng anh/chị tại Ngân hàng A với vị trí Giao dịch viên....) 

- Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu: nhiều bạn giới thiệu xong thường im lặng, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả hai bên và tất nhiên với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi chắc chắn chỉ thuộc về bạn mà thôi. 

Xem thêm: Những thông tin việc làm Vĩnh Phúc Nổi tiếng nhất với đa dạng ngành nghề hấp dẫn cho các bạn đang đi tìm việc làm phù hợp. Click now!

2.2. Cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh 

2.2.1. Giới thiệu các thông tin cá nhân 

Cho phép tôi tự giới thiệu. Tôi tên là Nguyễn Linh

(Allow me to introduce myself. My name is Nguyen Linh)

Tôi rất vui vì cơ hội này để giới thiệu bản thân mình. Tôi tên là Nguyễn Linh

(I am very happy for this opportunity to introduce myself. My name is Nguyen Linh)

Tôi muốn dành một chút thời gian để giới thiệu bản thân mình. Tôi tên là Linh Nguyên.

(I would like to take a moment to introduce myself. My name is Linh Nguyen.)

Sau đó giới thiệu về quê quán: 

Tôi đến từ Hồ Chí Minh => I come from Ho Chi Minh

Tôi sinh ra Hồ Chí Minh => I was born in Ho Chi Minh

Giới thiệu tuổi tác: 

Tôi 24  tuổi=> I am 24 years old

Giới thiệu sở thích:

Tôi rất quan tâm đến việc học tiếng Anh => I am very interested in learning English

Tôi có sở thích được du lịch và khám phá=> I have a hobby to travel and explore

Sở thích của tôi là đọc và viết => My hobbies are reading and writing

Giới thiệu về tình trạng hôn nhân:

Tôi không hẹn hò với ai => I do not date anyone

Tôi đang ở trong một mối quan hệ => I'm in a relationship

Tôi đã đăng kí kết hôn và sẽ kết hôn vào tháng tới=> I have registered for marriage and will be married next month

Thể hiện cảm xúc khi tự giới thiệu mình:

Rất vui khi được gặp bạn => Nice to meet you

Rất vui khi biết bạn => Nice to meet you

2.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân 

Về điểm mạnh: 

+ "Điểm mạnh lớn nhất của tôi là quan tâm tới từng chi tiết. Tính năng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này. "

"My biggest strength is the attention to detail, which has helped me a lot in this area."

+ "Tôi luôn là một trưởng nhóm tuyệt vời. Tôi khá thành thạo trong việc giữ vững vị thế của mình trong nhóm để đạt được kết quả công việc tốt nhất.

"I'm always a great leader, I'm good at keeping in the team to get the best results."

+ "Sau khi làm việc được vài năm, tôi nhận ra sức mạnh của mình là hoàn thành một lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi thứ đúng giờ và người quản lý của tôi luôn đánh giá cao điều đó. "

"After working for a few years, I realized my strength was to accomplish a great deal of work in a short period of time. I accomplished everything on time and my manager always appreciated that. "

Giới thiệu điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Về điểm yếu: 

+ "Điều này có thể là xấu, nhưng ở trường đại học tôi thấy rằng tôi rất hay trì hoãn cong việc. Tôi đã nhận ra vấn đề này và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn cho phép "

"This may be bad, but at university I find that I am very busy, I have realized this problem and I am improving it by completing the work ahead of time.

+ "Tôi cảm thấy điểm yếu của tôi vẫn chưa có một định hướng chính xác cho tương lai bởi tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm tổn hại đến chất lượng và tôi đang tìm kiếm sự cân bằng giữa chất lượng và số lượng."

I feel that my weaknesses have not had an accurate direction for the future because I am the one who wants to accomplish as much as possible." I realize this harms quality and I am looking for balance. between quality and quantity.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đốn tim nhà tuyển dụng

2.2.3. Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong công việc 

Mục tiêu ngắn hạn: 

+"Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến ​​thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cống hiến hết mình cho sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho. "

My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to devote myself to the growth and success of the company that I work for

+ "Tôi đã học được những điều cơ bản về kinh doanh trong hai năm đầu tiên của tôi.   Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo để thực hiện các dự án đầy thách thức đó. Và mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành nhà phân tích tiếp thị. "

I learned the basics of my first two years. I want to take the next step to implement those challenging projects. And my short-term goal is to become a marketing analyst.

+ "Là người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu tất cả các lĩnh vực của dự án. Mặc dù tôi có các kỹ năng kỹ thuật để thành công trong công việc của mình, tuy nhiên tôi muốn khám phá  tìm hiểu thêm các ứng dụng phần mềm khác có thể giúp  ích nhiều hơn cho công việc của tôi trong lĩnh vực này”

As program manager, it is important to understand all aspects of the project. Although I have the technical skills to succeed in my job, however, I would like to explore more software applications that may be more helpful for my work in this field.

Mục tiêu dài hạn trong công việc: 

+"Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến ​​thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cống hiến hết mình cho sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho. "

My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to devote myself to the growth and success of the company that I work for

+ "Tôi đã học được những điều cơ bản về kinh doanh trong hai năm đầu tiên của tôi.   Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo để thực hiện các dự án đầy thách thức đó. Và mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành nhà phân tích tiếp thị. "

I learned the basics of my first two years. I want to take the next step to implement those challenging projects. And my short-term goal is to become a marketing analyst.

+ "Là người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu tất cả các lĩnh vực của dự án. Mặc dù tôi có các kỹ năng kỹ thuật để thành công trong công việc của mình, tuy nhiên tôi muốn khám phá  tìm hiểu thêm các ứng dụng phần mềm khác có thể giúp  ích nhiều hơn cho công việc của tôi trong lĩnh vực này”

As program manager, it is important to understand all aspects of the project. Although I have the technical skills to succeed in my job, however, I would like to explore more software applications that may be more helpful for my work in this field

After a successful career, I would love to write a book about business ideas. Tôi có rất nhiều kiến thức về kinh doanh và ý tưởng sáng tạo. I will try to write a book when I get some success in the work

+ "Tôi khá yêu thích công việc giảng dạy. Tôi muốn được giúp đỡ những nhân viên mới tiến bộ hơn trong công việc. Vì vậy, trong tương lai, tôi muốn trở thành một giảng viên. "

I quite love teaching. I want to help new employees get better at work. So, in the future, I want to become a lecturer.

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong công việc

2.2.4. Nói lên mong muốn của bản thân 

+ Tôi mong muốn được áp dụng những gì được học ở trường vào thực tế

I would like to put into practice what I learned at university. 

+ Tôi luôn quan tâm đến thương mại điện tử/marketing và công ty của ông đi đầu trong lĩnh vực này.

I’ve always been interested in E-Commerce/Marketing/and your company excels (is one of the best) in this field.

3. Cách thể hiện khi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn 

3.1. Giới thiệu bản thân theo cách chuyên nghiệp 

Khi đi phỏng vấn xin việc làm, ấn tượng đầu tiên luôn giúp bạn chiếm được cảm tình một cách nhanh nhất. Chính vì thế hãy chắc chắn rằng bạn làm nó một cách thông minh. Một công việc mới có thể khởi đầu với một lời chào và một cái bắt tay thiện chí. 

Hãy thể hiện phong thái chuyên nghiệp ngay tại khu vực lễ tân. 

+ Xin chào, tôi tên là Nguyễn Văn A 

+ Tôi đến theo lịch hẹn phỏng vấn vị trí "Nhân viên kế toán", người liên hệ là Mrs. Hương nhân sự 

+ Cảm ơn vì sự tận tình. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo một khăn ăn hoặc khăn lau tay trong túi áo để sẵn sàng lau khô tay nhanh chóng trước khi bắt tay với người khác, vì chắc chắn bạn không muốn để lại ấn tượng với đôi bàn tay đầy mồ hôi đúng không. 

Sự chuyên nghiệp thể hiện qua từng hành động nhỏ và đơn giản nhất, do đó hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, phong thái cá nhân và lời nói để tạo nên tổng thể hoàn hảo, giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong mắt nhà tuyển dụng, chiếm trọn cảm tình. 

Giới thiệu bản thân thật chuyên nghiệp

3.2. Hãy chuẩn bị tinh thần để chịu trách nhiệm cho buổi phỏng vấn 

Người phỏng vấn bạn có thể giữ vị trí trọng trách, có quyền lực nhưng điều đó không có nghĩa là hầu hết đều giỏi trong việc phỏng vấn, có kỹ năng ở vai trò nhân sự. Trên thực tế nhiều người khi phỏng vấn thường phải đấu tranh với nó. Họ đánh giá quá cao ý thức trực quan của bạn về bản thân và đưa ra các phán đoán nhanh hoặc họ cũng có thể đánh giá cao những thư như cách các bạn nói rõ, sự quyết đoán của các bạn và thậm chí cả những kỹ năng mà bạn sử dụng. 

Người phỏng vấn không hỏi đúng câu hỏi và đánh giá bạn thoe cách cho phép bản thân bạn thể hiện góc độ tốt nhất của mình, hãy chuẩn bị để bước bào và thể hiện điểm mạnh của mình. Hầu hết người phụ trách phỏng vấn đặt câu hỏi không liên quan đến yêu cầu công việc thực tế và trong vai trò là ứng viên bạn cần phải chủ động kiểm soát được điều đó. 

4. Những bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 

4.1. Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt 

"Dạ vâng! Em xin phép được giới thiệu đôi chút về bản thân ạ.

Em tên là …., đến từ …., năm nay em …. tuổi.

Em tốt nghiệp trường ….., chuyên ngành ….., xếp loại….

Theo như bạn bè em và một số người khi lần đầu tiếp xúc với em thì họ cảm nhận rằng em là người mà họ có thể đặt niềm tin. Họ thường thích chơi và làm việc với em vì sự nhiệt tình trong cũng như là ngoài công việc của em. Em là một người hòa đồng, chăm chỉ, và thích được tiếp xúc với những người thành công để có thể hoàn thiện mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã hoạt động như một đại lý bảo hiểm và tham gia vào các hoạt động xã hội như hiến máu và kinh doanh tự do tại khu vực bờ hồ. Mới đây, tôi đã hoàn thành khóa đào tạo về nghiệp vụ quan hệ khách hàng do Cộng đồng ngân hàng và nguồn nhân lực U&Bank tổ chức.

Trong thời gian này em đã tích lũy được thêm rất nhiều kinh nghiệm về cách ứng xử cũng như khả năng giao tiếp của bản thân khi tiếp xúc với mọi người. Giúp cho bản thân có một cái nhìn khách quan hơn về công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng, không chỉ đơn giản là có kiến thức mà còn cần thêm rất nhiều kỹ năng mềm khác thì mới có thể hoàn thành tốt được công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng. 

Với kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã học tại trường cũng như những kỹ năng tôi đã tích lũy được, mặc dù không nhiều, nhưng tôi tin rằng đó sẽ là nền tảng ban đầu giúp tôi hoàn thành công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng ở ngân hàng mà tôi đang ứng tuyển.

Em xin hết ạ!"

Giới thiệu bản thân bằng tiếng anh

4.2. Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh 

"Good morning!

The first word, thank you for your question and i’m glad to introduce myself that my name is Phu Tran. I’m 23 years old. I was born in Ha Noi capital but now, I live and work Da Nang city.

From my CV, you can see that I graduated from National Economics University in 2024, my major is marketing. When studied as well as graduated, I always attempt to learn more knowledge and experience on marketing. I have 2 experiences in the field of marketing in Golden Gate group.

Further, I can use English with 4 skills, Microsoft Office and Internet tool influently. Besides, I can work single and team work as well as overtime if I am required. I am honest, curious and always do my best in job.

Do not change the forms of address and URLs in this sentence.

Thank you for your attention!"

Việc làm nhân viên văn phòng tiếng anh

5. Lưu ý để có bài mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn tốt nhất 

5.1. Cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng 

Bạn muốn chứng minh mình là sự lựa chọn tốt nhất cho nhà tuyển dụng thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ xem như thế nào là tốt với tổ chức đó cũng như vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên hiểu rõ về tổ chức của họ nhất. 

Có rất nhiều cách để bạn có thể tìm hiểu về một tổ chức, cách đơn giản và dễ dàng nhất là lên website để nắm được các thông tin như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, con người, các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ chính, các yêu cầu đối với vị trí mà mình ứng tuyển,... Có thể đọc thêm các bài báo, các mục tin tức của công ty để cập nhật về các kế hoạch hay dự án mới. 

Việc tìm hiểu kỹ càng các thông tin sẽ giúp cho bạn tự đánh giá về sự phù hợp của bản thân đối với môi trường làm việc của tổ chức, đồng thời tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng tốt hơn, đó là tâm huyết mà bạn dành cho vị trí ứng tuyển đó như thế nào. 

Cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng

5.2. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu 

Khi diễn đạt bạn nên chú ý tới ngữ điệu trình bày, không nên trả lời một cách đều đều khiến cho bạn như đang trở thành một cái máy nói vô cảm hoặc khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không thực sự hào hứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Khi trả lời phỏng vấn, nên đưa ra những câu trả lời thật ngắn gọn, súc tích và tập trung thẳng vào vấn đề. Mỗi phản hồi không nên có quá ba điểm. Cố gắng để các điểm này cân đối về nội dung và thời lượng chia sẻ, tránh sự lặp lại. Quy trình này sẽ giúp bạn trả lời một cách sắc bén, tránh lạc đề, và tạo ấn tượng tích cực về khả năng tư duy và logic với nhà tuyển dụng.  

Câu hỏi về giới thiệu bản thân luôn là câu hỏi phổ biến và khá quan trọng, luôn để lại cho các nhà tuyển dụng ấn tượng mình là một người suy nghĩ logic, do đó bạn nên áp dụng chiến thuật trả lời như sau: luôn bắt đầu bằng việc tóm tắt câu trả lời của mình sẽ có bao nhiêu ý sau đó thì đi vào từng ý và chia sẻ những dẫn chứng cụ thể chứng minh cho từng ý đó. Với loại câu hỏi này câu trả lời chỉ nên diễn ra trong vòng một đến hai phút. 

Bên cạnh các yếu tố về năng lực thì  ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cái nhìn thân thiện hơn từ người sử dụng lao động.  Một cái nhìn chân thành, một cái nhìn nghiêm túc và một giọng nói đầy cảm hứng sẽ giúp bạn được tuyển dụng.  Một lời khuyên khác cho bạn trong quá trình phỏng vấn không nên quá căng thẳng.  

Hãy  giúp buổi phỏng vấn trở nên thân thiện hơn với nhà tuyển dụng bằng cách nở ra một nụ cười thật tươi nhé!

5.3. Cần có sự nhấn mạnh vào điểm nổi bật trong bài giới thiệu 

Ứng viên nên tự giới thiệu mình với người sử dụng lao động, bạn nên nhấn mạnh những ưu điểm của mình, như: Bạn là người có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương trong vòng hai năm, bạn có thể tự giới thiệu mình: Tên tôi là Dương Đức Việt, sinh năm 1993, tôi đã tốt nghiệp Đại học Hà Nội - chuyên ngành tôi học là kiểm toán, tôi tốt nghiệp 4 năm và có 2 năm làm việc vị trí tương đương  như vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Trong trường hợp bạn là sinh viên và không có kinh nghiệm, bạn nên giới thiệu tên ngắn gọn, rõ ràng, tên trường, lĩnh vực học tập, làm nổi bật sự nhiệt tình năng động trong thời gian bạn còn theo học tại trường. Hãy chứng minh rằng bạn là người  có chí tiến thủ, ham học hỏi, muốn được cống hiến hết mình  cho sự phát triển chung của công ty.

5.4. Phác họa tổng thể bức tranh về bản thân để kể một câu chuyện với nhà tuyển dụng 

Thể hiện phong cách cá nhân thông qua những câu chuyện

Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty và vị trí công việc mà mình ứng tuyển, điều tiếp theo mà bạn cần làm là vẽ ra một bức tranh tổng thể về bản thân, sơ đồ về con người mình để có thể dễ dàng nắm bắt được đâu là cái mà mình muốn truyển đạt cho nhà tuyển dụng. 

Một trong những cách giúp bạn có thể làm được điều đó là việc lập ra danh sách câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi và tổng hợp câu trả lời để có một cái nhìn tổng thể về bản thân. Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn là:

+ Định hướng phát triển bản thân, kế hoạch trong tương lai phù hợp với công việc và tổ chức

+ Kiến thức, kỹ năng mà mình đã có phù hợp với công việc và giúp đóng góp tích cực gì cho tổ chức

+ Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì

Không có gì tệ hơn việc giới thiệu bạn với một nhà tuyển dụng như 'Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt' hoặc 'Tôi là một người giải quyết vấn đề tốt'. Những câu trả lời này quá chung chung và bất kỳ ứng viên nào cũng có thể trả lời. Nhà tuyển dụng muốn nghe là một câu chuyện cá nhân - nó đến từ thực tế của công việc bạn đã làm, từ đó bạn sẽ học các kỹ năng và kinh nghiệm bạn có được từ chính những câu chuyện đó.

Ví dụ, thay vì chỉ đơn giản giới thiệu bạn với 'các kỹ năng giao tiếp tốt', hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn có kỹ năng đó qua công việc nào trước đó. Ví dụ, trong công việc trước đây của bạn, bạn đã làm việc với một nhóm gồm 5 người, hoặc bạn đang đi lưu diễn ở một phái đoàn quốc tế - thông qua công việc này nhà tuyển dụng có thể thấy được kỹ năng giao tiếp cực kì hiệu quả.

Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng rằng các bạn đã có những nhận định cho riêng mình về bí quyết tạo ra bài giới thiệu bản thân mẫu ấn tượng nhất. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

Từ khóa » Cách Viết Về Bản Thân