Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Hoàng Phi Hạc - Sfarm

Nhiều người yêu lan hiện nay biết đến loài lan hoàng phi hạc bởi đặc tính dễ trồng, dễ ra hoa, hoa nở nhiều, thơm, màu sắc bắt mắt. Hoàng phi hạc có một vẻ đẹp mê hoặc lòng người mà càng ngắm lâu càng yêu vì sự sang trọng nhẹ nhàng và khiêm tốn, cũng như mùi hương lưu luyến đầy tinh tế. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan phi hạc qua bài viết sau nhé!

  1. 1/ Nguồn gốc, phân bố của hoàng phi hạc
  2. 2/ Đặc điểm của hoàng phi hạc
  3. 3/ Các loại hoàng phi hạc hiện nay
    1. Hoàng phi hạc vàng
    2. Hoàng phi hạc xanh
    3. Hoàng phi hạc tím
  4. 4/ Cách nhận biết lan hoàng phi hạc
  5. 5/ Chuẩn bị trồng hoàng phi hạc
    1. 5.1 Thời điểm trồng
    2. 5.2 Giá thể trồng
    3. 5.3 Giống và xử lý giống
  6. 6/ Cách trồng hoàng phi hạc
  7. 7/ Cách chăm có hoàng phi hạc
    1. 7.1 Ánh sáng
    2. 7.2 Nhiệt độ và độ ẩm
    3. 7.3 Bón phân
    4. 7.4 Phòng trừ sâu bệnh

1/ Nguồn gốc, phân bố của hoàng phi hạc

Tên khoa học của lan hoàng phi hạc là Dendrobium signatum, thuộc dòng lan hoàng thảo. Loài này hiện phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan. ở nước ta, lan phi hạc xuất hiện trong tự nhiên chủ yếu ở các cánh rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và được mang về thuần dưỡng khắp nơi trên cả nước.

2/ Đặc điểm của hoàng phi hạc

Lan hoàng phi hạc có kích thước lớn với nhiều rãnh chạy dọc thân; phần gốc nhỏ, phần giữa lớn hơn và phần trên nhỏ hơn. Hoa có nhiều loại có màu sắc khác nhau, có hoa với lưỡi vàng mịn, có hoa đường đen ở cổ và có hoa có màu đen ở hầu hết phần lưỡi. Thân có các sọc nhăn, trắng hơi mờ dọc theo thân.

Lá: loài lan này có rất nhiều lá, mọc so le ở thân, các lá có dạng hình thoi với đuôi lá nhọn. Lá thường có màu xanh đậm hoặc xanh vàng, tùy thuộc vào việc cây có nhận đủ ánh sáng mặt trời hay không. Mùa đông nhiệt độ thấp rụng hết lá gốc chỉ còn lá ngọn.

Rễ: Rễ mọc thành chùm, ngọn rễ thường có màu trắng xanh, và thân rễ có màu trắng ngà. Cây bén rễ ở gốc cây và phát triển thành cây con trên thân già. Rễ mọc quanh năm ở cả vùng có khí hậu nóng và không quá lạnh, nhưng chúng ngừng phát triển hoặc phát triển cực kỳ chậm vào mùa đông. Rễ sẽ bắt đầu phát triển, với nhiều ngọn rễ, và sẽ tiếp tục phát triển tạo ra nhiều rễ phân nhánh bám vào giá thể trồng để giữ ẩm theo thời gian.

Cần hoa và hoa: Hoa mọc thành chùm, cần hoa dài khoảng 2-5cm mọc ở mắt gốc, mỗi cần có khoảng 3 hoa. Kích thước của hoa được phụ thuộc vào kích thước của cây, cũng như lượng ánh sáng mặt trời mà chúng nhận được. Cây càng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời thì tỷ lệ ra hoa càng cao. Cần hoa thường phát triển quanh mắt thân. Hoa phát triển dày trên thân, thông thường mỗi thân cây sẽ có hoa dài khoảng 1/5 chiều dài của thân và mọc chủ yếu ở phần cuối của thân cây. Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6 cm.

3/ Các loại hoàng phi hạc hiện nay

Hoàng phi hạc vàng

Hoa có thân dài 20-60 cm, thân chắc, to và khỏe, thông thường có màu vàng rơm, có nhiều rãnh chạy dọc thân, phần gốc hơi phình ra ở giữa, ngọn nhỏ dần. Những chiếc lá mềm và hình tròn, và chúng rụng vào mùa thu. Hoa có đường kính 5-7 cm và mọc thành đôi ở các nút về phía ngọn của thân cây đã rụng lá. Các cánh hoa và lá đài bên xoắn lại, cánh môi màu trắng hình phễu. Giai đoạn nụ có màu xanh nõn chuối nhạt, lúc mới nở cánh hoa mang màu của nụ, hoa nở hoàn toàn có 4 cánh màu trắng, cánh còn lại dạng ống loe màu vàng và có 2 đốm nâu như đôi mắt hoa.

Hoàng phi hạc xanh

Loại này có thân và lá tương tự như hoàng phi hạc vàng, điểm khác biệt nằm ở màu sắc hoa. Khi hoa nở có cánh trắng, phần ống loe hay còn gọi là cánh lưỡi có màu xanh nõn chuối. Độ thơm tương đương với phi hạc vàng.

Hoàng phi hạc tím

Trong ba màu thì màu tím cho hương thơm ngào ngạt nhất. Cánh hoa khi nở hoàn toàn có màu tím nhạt với điểm nhất là phần ống loe có màu tím đậm.

4/ Cách nhận biết lan hoàng phi hạc

Hoàng phi hạc mang tên loài chim phi hạc, thuộc dòng lan hoàng thảo. Mùa ra hoa chính của lan hoàng phi hạt là từ tháng 5 – tháng 7, tuy nhiên tùy điều kiện thời tiết của mỗi địa phương, hoa có thể nở sớm hoặc muộn hơn. Hoa thơm nhẹ và độ bền từ 15 – 20 ngày.

hoàng phi hạc

Hoa lan Hoàng phi hạc

5/ Chuẩn bị trồng hoàng phi hạc

5.1 Thời điểm trồng

Thời điểm trồng hoàng phi hạc thích hợp là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lúc này thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nên cây con sẽ thích nghi tốt. Khu vực miền Nam có thể trồng sớm hơn 1 – 2 tháng khi mùa mưa vừa kết thúc.

5.2 Giá thể trồng

Hoàng phi hạc không yêu cầu cao về giá thể, chỉ cần giữ ẩm tốt là phù hợp. Bạn có thể trồng bằng các giá thể phổ biến như vỏ dừa, than củi, vỏ rêu,..Gia thể cần được xử lý kỹ để loại bỏ chất chát và mầm bệnh trước khi trồng.

5.3 Giống và xử lý giống

Bạn nên mua giống hoàng phi hạc tại các cơ sở uy tín trên thị trường. Sau khi mua về cần cắt bỏ bớt rễ, loại bỏ lá già sát gốc, dọn cho cây thông thoáng. Dùng dao sắc cẩn thận tách các cặp giả hành. Ngâm phần gốc của giả hành vào dung dịch kích thích ra rễ như vitamin B1 trong 15 phút, sau đó vớt ra để ráo là có thể trồng.

6/ Cách trồng hoàng phi hạc

Bạn có thể trồng hoàng phi hạc vào chậu hoặc ghép lên gỗ, tuy nhiên cách trồng chậu được khuyến khích hơn vì chậu giữ ẩm tốt giúp cây dễ ra rễ. Chú ý đặt ngọn cây hướng ra ánh sáng để thuận lợi cho sinh trưởng.

7/ Cách chăm có hoàng phi hạc

7.1 Ánh sáng

Ánh sáng thích hợp cho lan hoàng phi hạc từ 20 – 50%, tương đương với thời gian chiếu sáng trong ngày khoảng 3 giờ

7.2 Nhiệt độ và độ ẩm

Lan hoàng phi hạt ưa độ ẩm tương đối cao nhưng cần thoáng gió. Do đó cần tưới nước thường xuyên để đủ ẩm và đặt chậu nơi thoáng mát, nhiều gió.

7.3 Bón phân

Sau khi cây ra rễ ổn định thì bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn sinh trưởng bón các loại phân đạm như phân trùn quế, đạm cá để phát triển cành, lá. Ngoài ra trong phân trùn quế dạng viên nén Sfarm chuyên dùng cho hoa lan còn bổ sung hàm lượng axit humic, axit fulvic giúp kích ra rễ nhanh để lan hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, lớn nhanh.

Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa nên bổ sung thêm Kali bằng cách bón dịch chuối để hoa có màu đẹp, rực rỡ, tăng độ bền hoa.

7.4 Phòng trừ sâu bệnh

Nhìn chung, hoàng phi hạc là dòng lan rừng có sức sống mạnh mẽ và ít bị sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách như tưới nước quá ẩm, môi trường không thông thoáng cây sẽ bị vàng lá, thối nhũn lá do vi khuẩn. Để phòng bệnh bạn nên giữ độ ẩm trong chậu ở mức thích hợp, hạn chế tưới quá muộn sẽ dễ phát sinh nấm bệnh.

Như vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ với bạn những kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan phi hạc. Hãy bắt đầu trồng ngay thôi để có những chậu lan hoàng phi hạc khoe sắc trong vườn nhà bạn nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng lan kiếm chuẩn chuyên gia
  • Nước mưa tưới lan mẹo nhỏ chuẩn nhà vườn cho hiệu quả đáng mong đợi
  • Đã trồng lan, phải dùng trùn quế viên nén
  • Cách làm GE quế phòng sâu bệnh hiệu quả cho lan
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » Hoàng Phi Hạc Thái Lan