Kinh Nghiệm Trước Khi Chuyển Phôi để Thành Công Ngay Từ Lần đầu Tiên
Có thể bạn quan tâm
Để chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu tiên, ngoài các yếu tố khách quan như bác sĩ IVF giỏi, làm IVF ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản có trang thiết bị hiện đại…, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn cần phải chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe và tâm lý. Dưới đây là kinh nghiệm ăn uống, nghỉ ngơi, vận động của các bà mẹ hiếm muộn may mắn đón con yêu ngay từ lần đầu chuyển phôi.
Làm bố mẹ là điều tuyệt vời nhất mà cặp vợ chồng nào cũng mong muốn. Người Việt thường tâm niệm, con cái là sợi dây gắn kết bền vững cho tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp mang thai không xảy ra tự nhiên và dễ dàng, và không ít các cặp vợ chồng lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) để có thể thành công mang thai. Và làm gì để có thể thành công ngay từ lần đầu chuyển phôi là điều mà nhiều cặp vợ chồng tìm kiếm nhất.
Kinh nghiệm chuyển phôi thành công dành cho các cặp vợ chồng thực hiện IVF
1. Uống và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi này, chị em lưu ý uống thuốc, đặt thuốc theo toa bác sĩ dặn đều đặn, đúng giờ. Thuốc nội tiết ngoại sinh này được chỉ định trước khi chuyển phôi. Thường chị em sẽ được cho dùng estrogen (thường dưới dạng uống) ngay từ đầu chu kỳ kinh (thường từ ngày 2 vòng kinh) với liều từ 4 đến 8 mg/ngày. Khi nội mạc tử cung dày từ 8 mm trở lên và có hình ảnh đẹp (hình hạt cà phê), cho thêm progesterone. Có thể dùng progesterone đặt âm đạo, đường uống hoặc đường tiêm bắp.
>> Xem thêm: Cách đặt thuốc sau chuyển phôi theo hướng dẫn 6 bước từ [A-Z]
Đối với các chị em chuyển phôi trữ thì thông thường, thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi là khoảng 12-18 ngày, bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh và cũng tùy theo đáp ứng cơ thể với thuốc. Niêm mạc tử cung tối thiểu phải được 8mm và đạt các tiêu chuẩn hình dáng, vị trí… thì mới đủ điều kiện chuyển phôi. Thông thường, niêm mạc dày từ 8-14 mm là ổn nhất. Thấp hoặc cao hơn thì có thể không phải là niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi. Tuy nhiên bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định đủ điều kiện chuyển phôi dựa trên nhiều yếu tố khác nữa.
2. Ăn gì trước chuyển phôi?
Theo kinh nghiệm chuyển phôi của các mẹ hiếm muộn đón con yêu ngay từ lần đầu thực hiện thì trước khi chuyển phôi, mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nhất là những thực phẩm tốt cho niêm mạc.
- Sữa đậu nành chứa lưọng estrogen tự nhiên cao, rất tốt cho niêm mạc.
- Sầu riêng cũng được xem là thần dược cho nhóm phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng và các mẹ đa nang buồng trứng.
- Các bà mẹ hiếm muộn cũng nên ăn quả bơ, giàu chất kiềm, chất béo không bão hòa, omega 3…, đều là chất tốt cho quá trình thụ thai.
- Cá chép giúp an thai và ổn định thai kỳ, nên ăn 1 tuần 3 lần trước và sau khi chuyển phôi.
- Ăn các loại rau lá xanh đậm như: súp lơ, rau chân vịt, cải… và các loại đậu đỗ để tránh táo bón và bổ sung nhiều vitamin (A, C, K, folate), khoáng chất (sắt, canxi) và chất xơ.
- Nên ăn các món thịt bò, trứng gà, sò huyết, cua gạch…
- Tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai (đặc biệt các mẹ có cơ địa yếu hay từng có tiền sử sảy thai) như: rau răm, nhãn, đu đủ, mực…
- Thực hiện lối sống lành mạnh, kiêng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác…
Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm HTSS, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) cho biết: “Phụ nữ hút thuốc thường thu ít trứng hơn trong quá trình IVF và có thể có nguy cơ sảy thai cao hơn với những người không hút. Hút thuốc có thể làm giảm 50% cơ hội thành công của phụ nữ khi làm IVF. Bên cạnh đó, phụ nữ béo phì, thừa cân có thể giảm cơ hội mang thai và sinh con. Sử dụng rượu, thuốc giải trí, caffeine quá mức và một số loại thuốc cũng có thể gây hại trong quá trình IVF”.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng trước và sau chuyển phôi trữ?
3. Uống nhiều nước
Trước khi chuyển phôi, nên uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành. Bên cạnh đó kết hợp uống các loại nước ép không đường như: dưa hấu, cà rốt, nước cam, bưởi… để bổ sung vitamin và ngăn ngừa táo bón.
Thông thường bác sĩ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế dùng những thức uống sau: nước dừa tươi, uống nước rau má và ăn canh rau má, uống những chất quá chua gây mất máu… Ngoài ra, không uống bất cứ loại thuốc gì khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, kể cả thuốc bổ, thuốc bắc.
>> Tham khảo thêm: Trước khi chuyển phôi nên ăn gì và không nên ăn gì? 11 thực phẩm gợi ý
4. Tập thể dục, vận động
Nếu buồng tử cung không nhận được đủ lượng máu thì sẽ không thể tạo ra một lớp niêm mạc đủ dày mỗi tháng. Vận động, đặc biệt là vận động chân, hông, bụng và lưng giúp giữ cho động mạch máu nuôi buồng tử cung mở, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress.
Vì vậy, nếu phải làm công việc bàn giấy, chị em nên tranh thủ đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày trước đó để làm cho máu xuống tử cung, làm tử cung khỏe mạnh, niêm mạc có độ dày tốt nhất.
5. Giữ tinh thần và tâm lý lạc quan ổn định
Trong suốt quá trình làm IVF, nhất là thời gian trước khi chuyển phôi nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chị em nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Gia đình người thân cũng tránh những tác động khiến tâm lý căng thẳng, ức chế cho người phụ nữ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết và đến phôi thai.
6. Sinh hoạt điều độ
Với những cặp vợ chồng hiếm muộn không thể nghỉ ngơi suốt quá trình IVF thì nên cân nhắc sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, chị em tránh thức khuya. Lưu ý là trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không nên quan hệ vì quan hệ lúc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.
PGS.TS.BS Lê Hoàng cũng nhấn mạnh, thành công của một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài việc chuẩn bị cho mình tâm lý thật thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học, thì việc lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản với máy móc trang thiết bị hiện đại, phác đồ các thể hóa với từng bệnh nhân cùng đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong điều trị hỗ trợ sinh sản cũng quyết định nhiều đến tỷ lệ thành công.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh (IVFTA), với tỷ lệ thành công cao hàng đầu cả nước. IVF Tâm Anh tự hào về trung tâm hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ IVF thành công cao hàng đầu cả nước nhờ cập nhật và làm chủ nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tân tiến. Việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới như ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nuôi phôi, ứng dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) cho người có dự trữ buồng trứng thấp và rất thấp, ứng dụng EmbryoGlue® gắn kết phôi vào lòng tử cung… cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, điều dưỡng tâm lý và tận tình… IVF Tâm Anh hy vọng sẽ nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công, đem lại hạnh phúc cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA), vui lòng gọi tổng đài 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội), 0287 102 6789 (Tp. Hồ Chí Minh).
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội hoặc 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Xem thêm clip: Quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF – BS Lê Hoàng BVĐK Tâm Anh
Những lưu ý trong ngày chuyển phôi:
- Vợ chồng có mặt tại khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (IVFTA) đúng lịch hẹn và mang theo các giấy tờ cần thiết như hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Không nên: trang điểm, sử dụng nước hoa, thoa dầu gió, không đeo trang sức hoặc nhuộm tóc, sơn móng tay móng chân.
- Trước chuyển phôi 2 tiếng nên tiểu sạch để siêu âm đánh giá lại nội mạc tử cung trước khi chuyển phôi, sau đó uống lại 1 ly nước khoảng 300ml và nhịn tiểu cho đến khi chuyển phôi vì siêu âm ngả bụng nên cần có nước tiểu trong bàng quang để quan sát thấy quá trình bơm phôi vào buồng tử cung.
- Sau khi chuyển phôi: nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 – 30 phút. Khi có triệu chứng gì lạ hoặc gây khó chịu, vui lòng báo ngay cho nhân viên y tế. Sau đó có thể về nhà.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là những kinh nghiệm chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu tiên từ các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh nhân tạo IVF. Chúc bạn sớm thành công!
Từ khóa » độ Dày Niêm Mạc Tử Cung để Chuyển Phôi
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Chuyển Phôi? - Vinmec
-
Theo Dõi Niêm Mạc Bao Nhiêu Ngày Thì Chuyển Phôi? - Vinmec
-
NIÊM MẠC TỬ CUNG DÀY BAO NHIÊU THÌ CHUYỂN PHÔI DỄ ...
-
Chuẩn Bị Niêm Mạc Chuyển Phôi Trữ Như Thế Nào để đậu Thai?
-
CHUẨN BỊ NỘI MẠC TỬ CUNG ĐỂ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH
-
6 Cách Làm Dày Niêm Mạc Tử Cung Giúp Thụ Thai Nhanh Chóng
-
Những Lưu ý Trong Quá Trình Chuyển Phôi Chị Em Nào Cũng Cần Biết
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Chuyển Phôi? - Bệnh Viện Vinmec
-
Chuẩn Bị Nội Mạc Tử Cung Trong Chuyển Phôi Trữ Lạnh - Hosrem
-
CHUYỂN PHÔI TRỮ - IVFMD
-
Độ Dày Nội Mạc Tử Cung Tối ưu Trong IVF Từ Chu Kỳ Chuyển Phôi Tươi ...
-
Nên Chuyển Phôi Vào Ngày Thứ Bao Nhiêu Của Chu Kỳ IVF? - YouTube
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Có ảnh Hưởng Gì Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Chuyển Phôi được Thực Hiện Như Thế Nào? Những Lưu ý Khi Chuyển ...