Kinh Nghiệm ươm Cau Lùn

00:00 Số lượt truy cập: 3061021

Kinh nghiệm ươm cau lùn

Được đăng : 03/11/2016 Cau lùn kiểng đang được thị trường ưa chuộng nên có giá cao và ổn định. Theo các chuyên gia, trong nghề ươm cau lùn, nếu làm quy mô, bài bản, thì thu nhập rất cao vì chi phí thấp, không cần diện tích lớn.

Bà Nguyễn Thị Tâm ở tổ 1, thôn Hoà Hải, xã Hoà Phú (Hoà Vang - TP. Đà Nẵng), người có thâm niên hơn 20 năm ươm cau lùn cho biết: “Cau lùn có các lóng dày, gốc to, thân và lá xanh thẫm, có trái quanh năm, đặc biệt vào dịp lễ Tết, cau bán rất đắt. Muốn ươm, cần phải chọn buồng trái của những cây cau lùn dưới 8 năm tuổi, to khoẻ, không bị bệnh để lấy trái ươm”.

Bà Tâm chia sẻ: Khi thấy quả chín có màu đỏ, cần hái xuống, bỏ buồng trái vào bao xác rắn, xịt thuốc trừ kiến, gián... và để vào nơi thoáng mát. Khoảng 20 ngày sau, mở ra kiểm tra, nếu thấy đầu cuống cau nảy lên mộng nhỏ màu trắng bằng hạt đậu xanh, nghĩa là cau đã nảy mầm. Cũng có thể lấp các trái cau này vào đống cát ẩm, sau 20 ngày kiểm tra. Trái nào nảy mầm thì dùng bao nylon có đâm lỗ ở đáy cho thoát nước để ươm cau. Trộn đất pha cát 4 phần, phân chuồng hoai mục 1 phần, cho đất vào 2/3 bao, để quả cau đã nảy mầm vào bao, mầm hướng lên, cho đất vào lấp trên quả cau khoảng hơn 1cm. Những quả chưa nảy mầm thì 5 - 10 ngày sau kiểm tra lại, lên mầm thì để vào bao tiếp...

Chú ý, bao này xếp tập trung một chỗ, gặp mưa nhiều thì che lại, vì ngâm nước lâu cau sẽ bị vàng lá. Khi cau con phát triển được hai lá thì bắt đầu phân loại dựa theo tiêu chí sau: cau lùn 100% có gốc to, thấp đậm, lá xoè to bản; cau lai thì cao, gốc ốm, lá hẹp. Cần xếp riêng theo từng loại để dễ chăm sóc,...

Theo bà Tâm, cau lùn ít sâu bệnh, tuy nhiên, không nên ươm cây vào nơi rợp, thiếu ánh sáng sẽ tạo cơ hội cho một số nấm bệnh phát triển. Nếu bị nấm, rầy... thì dùng thuốc Bassa, Mipcin (trừ rầy) hoặc Ridomin (trừ nấm) để phun. Ngoài ra, ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị “xoắn” có thể bị ấu trùng, côn trùng... ăn, làm tổ ở bẹ non của ngọn cau. Nên dùng thuốc Padan 95 SP; Bassa 50 ND; Para 43 SC... phun xịt.

In tin Phản hồi Họ tên: Email: Địa chỉ: Điện thoại: Ý kiến của bạn:
    CÁC TIN KHÁC Sử dụng chế phẩm vi sinh hữu ích giúp giảm đáng kể lượng kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt KỸ THUẬT THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ CA CAO TRONG HỘ GIA ĐÌNH Kỹ thuật trồng cỏ lông Para Phòng và trị bệnh phồng lá đào Kỹ thuật trồng Vầu đắng Bệnh chảy gôm cam chanh Xây dựng, nâng cấp hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc bộ Giải pháp khoa học công nghệ xây dựng, nâng cấp hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Trung Bộ Giải pháp công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Duyên hải Nam Trung bộ Giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

  • Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ
  • “Thông mạch” cho các tổ chức KH&CN
  • Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
  • Giữ nguyên mức trợ giá trong Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Bảo hộ giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ
  • Miễn, giảm thuế đối với hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến
  • Chính thức công bố lộ trình tăng lương mới: Không phải chờ truy lĩnh
  • Ban hành quy định về rau an toàn
  • Điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm
  • Nuôi thủy cầm phải khai báo, đăng ký với xã

© Bản quyền của Ban Tuyên giáo, Trung ương Hội nông dân Việt NamGiấy phép thiết lập trang điện tử trên Internet số: 20059/GP-BC, cấp ngày 5/9/2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thôngPhụ trách: Nguyễn Văn Phan - Trưởng ban Tuyên giáo Tel: 043.7958596; Fax: 043.7958597, Email:khoahocchonhanonghnd@gmail.com

loading...

Từ khóa » Cách Nhân Giống Cây Cau Lùn