Kinh Nghiệm Và Kỹ Thuật Cho Cá Ngựa Vằn Sinh Sản

Cá Ngựa vằn là loài cá nhỏ nhắn thuộc họ cá Chép Cyprinidae. Chúng bơi rất nhanh và thích lượn ở tầng mặt, đặc tính bơi nhanh và cơ thể có những sọc ngang nên được gọi là “cá ngựa vằn”. Khảo sát của Nguyễn Hoàng Kiến Giang (1994) cung cấp thông tin một số đặc điểm sinh học và sinh sản cá ngựa vằn…Giúp người chơi chuyên nghiệp hoặc các trại cá có thêm kiến thức cho cá ngựa vằn sinh sản.

Cá ngựa vằn thích hợp thả bể thủy sinh
Cá ngựa vằn thích hợp thả bể thủy sinh

Cá Ngựa vằn hầu như đẻ quanh năm nhưng tập trung nhất vào các tháng mùa mưa (tháng 6 – 10) và thấp nhất vào tháng 12 – 1. Cá có chu kì sinh sản ngắn, đẻ nhiều lần trong năm, nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ là 27 – 280C.

Tuổi thành thục sinh dục của cá ngựa vằn là 4 tháng tuổi, thời gian tái thành thục từ 9 – 15 ngày. Tuy nhiên, lần tái thành thục thứ 3 trở đi cần dưỡng một thời gian để nuôi vỗ lại, sẽ làm tăng hiệu quả những lần đẻ kế tiếp.

Cá đẻ trứng dính. Trứng dính vào giá thể, rễ bèo, rong… Sau khi cá đẻ xong, phải vớt cá bố mẹ ra để tránh chúng ăn trứng.

Trứng cá được ấp trong thau nhựa, mực nước 25 – 30 cm, sục khí liên tục hoặc định kì thay nước mỗi ngày. Trứng ấp sau 44 – 48 giờ thì nở, ở nhiệt độ 27 – 280C.

Sau 3 ngày tuổi cá tiêu hết noãn hoàng. 4 – 8 ngày tuổi thức ăn ưa thích là Rotifera, có thể thay thế lòng đỏ trứng gà vẫn cho tỉ lệ sống cao (90 – 94%) nhưng dễ làm đục nước, khó chăm sóc. 8 – 15 ngày tuổi, ngoài Rotifera cỡ lớn cá còn ăn Moina cỡ nhỏ, kết hợp cả 2 sẽ cho kết quả cao nhất với tỉ lệ sống (86 – 90%). 15 – 30 ngày tuổi cho ăn Moina, trùn chỉ.

Tài liệu tham khảo chính:

Nguyễn Hoàng Kiến Giang, 1994, Khảo sát một số đặc điểm sinh học và sinh sản của cá Ngựa vằn (Brachydanio rerio), Luận văn tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản đại học Nông Lâm Tp.HCM niên khoá 1989 – 1994, 44 trang.

Nếu bạn đang tìm mua cá cảnh, hãy tham khảo: Danh sách các loại cá cảnh đang có tại cửa hàng Cá cảnh Thái Hoà

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Con