Kinh Nghiệm “vàng” Lái Xe ô Tô Vào Ban đêm An Toàn Nhất Bạn Cần Biết

Lái xe ô tô ban đêm được xem như thử thách không chỉ đối với tay lái mới, mà ngay cả những người đã từng cầm lái lâu năm cũng phải e ngại. Để giúp các bạn đảm bảo được an toàn của mình trong khi lái xe, hãy cùng tìm hiểu những bí quyết “vàng” lái xe ô tô vào ban đêm an toàn nhất nhé!

Mục Lục

Toggle
  • 1. Những nguy hiểm khi lái xe vào ban đêm
  • 2. Lưu ý cho tài xế giúp lái xe ô tô ban đêm an toàn

1. Những nguy hiểm khi lái xe vào ban đêm

So với lái xe ban ngày, lái xe ô tô ban đêm có thời tiết mát mẻ hơn, đường sá thông thoáng hơn. Tuy nhiên lái xe ban đêm lại tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định nếu người lái chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng lái xe ban đêm. Cụ thể:

1.1 Người/phương tiện đột ngột băng ngang đường

Đây là một trong các nguy hiểm khi lái xe ban đêm dễ gặp. Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do nguyên nhân người, thú vật, phương tiện đột ngột băng ngang, người lái không kịp xử lý. Hậu quả của vấn đề này rất nghiêm trọng, không chỉ cho người tài xế mà còn cho cả tài xế và người đi đường.

1.2 Bị chói mắt bởi đèn xe chạy ngược chiều

Một trong những nguy hiểm khi lái xe ban đêm thường gặp nhất là bị chói mắt, loá mắt do đèn xe chạy ngược chiều chiếu vào. Tuy Luật giao thông đường bộ đã quy định ô tô chạy trong khu dân cư không được phép bật đèn chiếu xa, nhưng vẫn có không ít người thiếu ý thức, bật đèn pha dù đang chạy trong khu dân cư, khu đô thị đông người. Điều này dễ gây chói mắt, loá mắt xe đối diện, làm chậm thời gian xử lý tình huống, rất nguy hiểm.

hình ảnh lái xe ô tô ban đêm
Không nên nhìn trực tiếp vào đèn xe đi ngược chiều khi lái xe ô tô vào ban đêm.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều xe còn độ đèn LED, LED bar tăng sáng tràn lan, sai phạm quy chuẩn. Những loại đèn này có ánh sáng rất mạnh, khả năng tán xạ rộng, không chiếu thành luồng sáng tập trung như các loại đèn pha thông thường. Do đó khi sử dụng rất dễ gây chói mắt, loá mắt người lái xe chạy ngược chiều.

1.3 Xe dừng bên đường không có đèn báo

Trong điều kiện trời tối thiếu sáng, nếu người lái không quan sát kỹ sẽ khó nhận diện từ xa những xe dừng đỗ bên đường không có đèn cảnh báo. Đây là một trong các nguyên nhân gây ra không ít vụ tai nạn xe ban đêm.

1.4 Đường xấu, thời tiết xấu khi lái xe ô tô ban đêm

Khi lái xe ban đêm dù được trợ sáng bởi hệ thống đèn xe hay đèn đường thì tầm nhìn của người lái cũng bị hạn chế nhất định. Do đó nếu đi qua đường xấu như đường ổ gà, đường trơn trượt, sình lầy… sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, gặp thời tiết xấu như trời mưa, sương mù… cũng khiến tầm nhìn hạn chế hơn, tăng cao các rủi ro tai nạn trên đường.

1.5 Buồn ngủ, mất tập trung

Một trong các nỗi sợ mà hầu như ai cũng gặp phải khi lái xe ban đêm đó là nỗi sợ buồn ngủ. Lái xe ban đêm trời mát, đường vắng nên người lái thường thoải mái và rất dễ buồn ngủ. Khi người lái buồn ngủ, tinh thần sẽ kém tỉnh táo, dễ bị mất tập trung rất nguy hiểm. Ngủ quên là một trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ban đêm chiếm tỷ lệ cao.

2. Lưu ý cho tài xế giúp lái xe ô tô ban đêm an toàn

2.1 Nắm rõ cung đường và lộ trình trước khi lái xe ô tô ban đêm

Trước khi khởi hành những chuyến đi đêm, điều thách thức các tài xế nhất chính là những cung đường mới và lạ lẫm. Việc tìm đường ban ngày đã không dễ, vào ban đêm tầm nhìn hạn chế thì đi đúng đường lại càng khó hơn. Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được nhà sản xuất trang bị hệ thống định vị kèm chức năng chỉ đường trên xe. Do vậy lái xe nên sử dụng chức năng này để điều hướng di chuyển, tránh đi nhầm đường.

hình ảnh lái xe ô tô ban đêm
Nắm rõ cung đường và lộ trình là một yếu tố quan trong giúp bạn điều khiển xe an toàn khi trời tối.

2.2 Bật đèn pha khi lái xe ô tô ban đêm

Xe ô tô được trang bị hệ thống đèn đa dạng tùy vào mục đích cũng như các trường hợp sử dụng khác nhau. Trong đó, đèn chiếu sáng có hai chế độ pha và cốt: 

  • Đèn pha: được đặt ở đầu xe với cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn giúp người cầm vô lăng thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Tuy nhiên loại đèn này sẽ khiến cho xe đi từ hướng đối diện bị chói và hạn chế tầm nhìn gây ra nhiều nguy hiểm, vì vậy cần sử dụng đèn pha theo quy định. Lái xe chỉ nên bật chế độ đèn pha khi lái xe trên đường cao tốc, đường trường ít phương tiện và không có xe đi ngược chiều.  
  • Đèn cốt: là đèn chiếu gần, có góc chiếu thấp giúp người điều khiển xe quan sát được tình trạng mặt đường. Khi lái xe ban đêm qua các tuyến đường nội thành, khu dân cư tài xế nên giảm tốc độ và bật chế độ đèn cốt.

2.3 Giữ vệ sinh kính chắn gió và cụm đèn trước

Kính chắn gió ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát của tài xế, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu lớp kính bị bụi bẩn, mờ sẽ khiến tầm nhìn bị bóp méo, khó quan sát tín hiệu cảnh báo và giảm khả năng xử lý tình huống. Trước khi khởi hành, lái xe cần làm sạch kính chắn gió để đảm bảo tầm nhìn tốt nhất.

Ngoài ra, lái xe cần kiểm tra cụm đèn trước và các bộ phận khác của xe như động cơ, phanh, còi, gương, lốp, tình trạng xăng… Đặc biệt cần chú ý vệ sinh hệ thống đèn, gương, kính để đảm bảo tầm nhìn tốt nhất. Hãy luôn mang theo bóng đèn, lốp dự phòng trong các chuyến đi đường dài để chủ động xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường đi vào ban đêm..,

hình ảnh lái xe ban đêm
Làm sạch kính chắn gió và cụm đèn trước giúp tài xế quát tốt hơn khi lái xe ban đêm

2.4 Giảm tốc độ, tránh nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều

Tuy đã quy định nhưng nhiều người thiếu ý thức vẫn sử dụng đèn pha một cách “tuỳ tiện”. Nếu gặp trường hợp này có thể “đá pha” nhắc nhở xe đối diện. Nên tránh nhìn vào đèn pha để giảm chói mắt. Đồng thời hãy giảm tốc độ và chú ý quan sát phía trước để có thể xử lý kịp nếu xuất hiện vật cản bất ngờ.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

Hot line 096 404 1112 Tổng đài 1900 0329

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 

Từ khóa » đi ô Tô Ban đêm