Kinh Nghiệm Viết Bản Kế Hoạch Học Tập Hoàn Chỉnh Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bản kế hoạch học tập du học là một trong những bước quan trọng khi làm hồ sơ xin visa du học. Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ là chìa khóa hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng đạt được visa. Tuy vậy để có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh không phải ai cũng biết. Bài viết ngay dưới đây Review du học sẽ bật mí đến bạn một số kinh nghiệm lập bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất.
Những thông tin cần về bản kế hoạch học tập du học
Bản kế hoạch học tập là gì?
Bản kế hoạch học tập - Study plan (hay còn gọi là Statement of Purpose) là một bài giải trình về toàn bộ quá trình học trong tương lai của bạn. Nó giống như một chương trình quảng cáo nơi bạn có thể “phô” ra rõ nhất những nét riêng phong cách, cá tính cộng với ưu điểm và khả năng của mình.
Qua study plan, Lãnh sự quán hiểu được bạn là ai, có nguyện vọng theo học ngành gì; những ưu điểm của bạn và lý do bạn chọn đất nước của họ.
Cấu trúc của một study plan
Để viết bản kế hoạch học tập du học xin visa hiệu quả, du học sinh cần hiểu được cấu trúc của nó. Cấu trúc của bản kế hoạch học tập cũng giống các bài văn chúng ta thường làm, gồm 3 phần chính:
- Phần mở đầu.
- Thân bài.
- Kết luận.
Chi tiết cách viết Study Plan tham khảo
Mở đầu: Giới thiệu bản thân
Phần mở đầu bao giờ cũng được đánh giá là phần gây ấn tượng nhất. Review du học khuyên bạn hãy viết phần này một cách trang trọng. Các bạn có thể sử dụng những từ ngữ thưa gửi, tự giới thiệu về bản thân cũng như lý do viết bản kế hoạch này.
Đặc biệt các thông tin cá nhân cũng không cần quá chi tiết. Bạn chỉ cần giới thiệu về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, công việc hoặc ngôi trường đang theo học hiện tại.
Thân bài
Trình bày các lý do thuyết phục Lãnh sự quán
Thân bài nghe có vẻ đơn giản nhưng làm sao để tạo sức thuyết phục thì khá khó. Bạn cần phải viết thông tin một cách đầy đủ và có trình tự. Từ đây chắc chắn rằng mình không bỏ sót thông tin nào, bạn có thể tự tạo một checklist với một vài câu hỏi Wh – questions. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
Why do you choose to study abroad in this country? – Vì sao bạn lại muốn đi du học ở nước này?
Các bạn hãy cố gắng nêu rõ những lý do tại sao lại có mong muốn du học. Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh, bạn có thể khái quát, so sánh về chương trình giáo dục ở Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
Đây là cơ hội tốt để bạn nêu cảm nhận về đất nước mình sắp tới. Điều gì khiến đất nước này trở nên đặc biệt, thu hút trong mắt bạn. Ngoài nền giáo dục ra, có thể là đất nước, con người, văn hóa nơi đây sẽ làm bạn cảm thấy ấn tượng.
Where will you study? Why do you chooses this school/ major? – Bạn sẽ học ở đâu? Vì sao bạn lại chọn ngôi trường/ ngành học này?
Với phần này bạn nên trình bày một cách chi tiết để thể hiện rằng bạn đã lên kế hoạch tìm hiểu rồi mới chọn ngôi trường này. Chẳng hạn như giới thiệu về các khu vực xung quanh trường như thành phố, chất lượng trường theo như những thông tin bạn biết... Lý do bạn chọn ngành này điều gì? Có thể là vì đam mê, có tính ứng dụng cao hoặc giúp ích cho con đường phát triển sự nghiệp về sau của bạn.
What have you achieved so far? – Đến nay bạn đã đạt được những thành tích nào?
Trong phần này, hãy trình bày các thành tích mà bạn đạt được trong thời gian học tập tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia vào những hoạt động liên quan trực tiếp đến ngành học mà bạn chọn khi du học thì đây sẽ là một điểm cộng cực lớn cho hồ sơ của bạn.
Một gợi ý cho bạn trong phần này là hãy dùng câu hỏi Wh – question sẽ có nhiều ý tưởng viết hơn.
Kế hoạch học tập tương lai
Bạn hãy lên kế hoạch học tập bao gồm chi tiết về ngành học và chương trình học bạn chọn theo học. Ngoài ra có thể bổ sung thêm những dự định của bạn sau khi hoàn thành chương trình học tập trong bản kế hoạch học tập du học.
Lưu ý: Nhân viên lãnh sự mong muốn sau khi tốt nghiệp khóa học, bạn sẽ quay lại Việt Nam nên tuyệt đối không trình bày về nguyện vọng muốn định cư. Hãy tập trung vào cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển trong tương lai ở Việt Nam.
Kết luận
Hãy thể hiện nhiệt tình và niềm mong muốn được theo học ngành này ở đất nước của họ. Bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt các nhân viên xét duyệt hồ sơ nếu tóm tắt lại về nguyện vọng cá nhân và thêm vào câu cảm ơn. Đây được biết là một cách kết thư lịch sự, trang trọng để thể hiện thái độ của bạn.
Một số vấn đề khác cần lưu ý
Sau khi đánh máy xong và in ra, hãy đọc lại study plan một lần cuối cùng nữa để chắc chắn bạn không có gì sai sót. Thêm nữa cũng cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Study plan chỉ nên kéo dài khoảng trong 700 – 800 chữ, ngắn gọn súc tích.
- Thông tin phải trình bày đầy đủ, trung thực và rõ ràng.
- Sau khi viết study plan bằng tiếng Anh, nhớ kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, chính tả cẩn thận.
Với những thông tin mà Review du học cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã nắm được cách viết bản kế hoạch học tập du học xin visa hiệu quả cũng như có mẫu study plan để tham khảo. Ngoài ra đừng quên theo dõi Review du học để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.
Từ khóa » Thư Trình Bày Kế Hoạch Học Tập
-
Hướng Dẫn Viết Bản Kế Hoạch Học Tập Du Học Đài Loan
-
Mẫu Kế Hoạch Học Tập Của Sinh Viên Chi Tiết Năm 2022
-
KINH NGHIỆM Viết Bản Kế Hoạch Học Tập Làm Hồ Sơ Xin Visa Du Học
-
"Mẹo" Trình Bày Kế Hoạch Học Tập Giúp Bạn Ghi điểm Cho Hồ Sơ Du ...
-
3 BƯỚC LẬP MẪU KẾ HOẠCH HỌC TẬP BẰNG TIẾNG ANH
-
Study Plan (kế Hoạch Học Tập) Khi Có Quan Trọng Khi Xin Visa Du Học ...
-
Lập Kế Hoạch Học Tập Cá Nhân Hiệu Quả
-
Cách Viết Kế Hoạch Học Tập Xin Học ... - Học Tiếng Trung Du Học
-
Hướng Dẫn Viết Kế Hoạch Học Tập Khi Du Học Đài Loan
-
Cách Viết Kế Hoạch Học Tập Xin Học Bổng Trung Quốc Làm Nổi ...
-
Study Plan - Một Bản Giải Trình Giúp Bạn GHI THÊM ĐIỂM Cho Hồ Sơ ...
-
Bản Kế Hoạch Học Tập Du Học Đài Loan Mẫu Và Cách Lập Chi Tiết
-
Cách Lập Bảng Kế Hoạch Học Tập Cá Nhân Hoàn Chỉnh - Seoul Academy