Kinh Nguyệt Không đều Tính Ngày Rụng Trứng Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Kinh nguyệt không đều luôn là vấn đề khiến nhiều chị em “mất ăn mất ngủ” vì nó không chỉ gây nên những vấn đề về sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất xoay quanh chủ đề này là “Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?”. Hôm nay chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Khái niệm chu kỳ kinh nguyệt không đều
- 2. Nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều
- 2.1. Nguyên nhân bên ngoài
- 2.2 Nguyên nhân bệnh lý
- 3. Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?
- 3.1 Chu kỳ 26 – 30 ngày
- 3.2 Chu kỳ 32 ngày
- 3.3 Chu kỳ 35 – 40 ngày
- 4. Một số cách tính ngày rụng trứng khác
- 4.1 Que thử rụng trứng
- 4.2 Siêu âm canh trứng
- 4.3 Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dấu hiệu cơ thể
- – Thay đổi nhiệt độ cơ thể
- – Dịch nhầy của âm đạo
- – Xuất hiện đốm máu:
- – Tăng ham muốn tình dục
- – Bầu ngực căng, nhũ hoa cứng hơn
- – Đau bụng dưới và vùng chậu
- – Cổ tử cung mở rộng
1. Khái niệm chu kỳ kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em, diễn ra từ giai đoạn dậy thì khoảng 13 – 16 tuổi đến giai đoạn mãn kinh 50 – 55 tuổi. Một chu kỳ bình thường kéo dài từ từ 21 – 35 ngày tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Số ngày hành kinh là số ngày âm đạo ra máu, từ 3 – 8 ngày với khoảng 50 – 80ml.
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng không tuân theo chu kỳ như trên kèm theo hiện tượng máu kinh nguyệt sẽ có màu bất thường. Chị em trong độ tuổi sinh sản có bệnh lý này kéo dài sẽ dễ dẫn tới vô sinh hiếm muộn.
2. Nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều
Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân gây nên hiện tượng này: Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bệnh lý
2.1. Nguyên nhân bên ngoài
– Tuổi dậy thì: Khi mới bước vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng lúc này chưa hoàn thiện và nội tiết tố vẫn chưa ổn định khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
– Stress: Khi bị stress sẽ làm tăng tiết cortisol và tác động đến sự chuyển hóa đường insulin, gây nên tăng đường huyết. Hiện tượng này sẽ làm gián đoạn việc rụng trứng và kinh nguyệt rối loạn.
– Chất kích thích: Việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… sẽ khiến khiến cho sức khỏe bị sa sút nghiêm trọng, tâm trạng cũng theo đó bị ảnh hưởng và kéo theo chu kỳ kinh nguyệt không đều.
– Chế độ ăn uống nghèo nàn: Khi không đủ chất dinh dưỡng nạp vào sẽ làm quá trình sản xuất hormone estrogen bị ảnh hưởng và kinh nguyệt sẽ không đều đặn hàng tháng.
– Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Hệ nội tiết bao gồm estrogen và progesterone, đây chính là 2 yếu tố điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Khi hệ nội tiết mất cân bằng, lập tức chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng.
– Sự thay đổi cân nặng: Khi các chị em phụ nữ thừa cân hay sút cân thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hormone trong cơ thể, đến chu kỳ kinh nguyệt.
– Phụ nữ cho con bú: Trong sữa mẹ có chất hormone prolactin với vai trò sản xuất sữa. Đây là là chất làm chậm quá trình rụng trứng, khiến mẹ bầu thường mất kinh khoảng 6 tháng sau sinh. Có trường hợp sẽ mất kinh đến cho đến khi ngừng cho con bú.
– Chế độ sinh hoạt không điều độ: Tập thể dục quá sức, hay thức khuya, tâm lý bất ổn,…. đây cũng là những tác nhân không chỉ khiến cho kinh nguyệt không đều mà sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Bất cứ bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng đều khiến cho nội tiết nữ thay đổi và gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Những bệnh lý nổi bật gây nên hiện tượng này là:
– Lạc nội mạc tử cung
– U xơ tử cung
– Ung thư cổ tử cung
– Viêm cổ tử cung
– Hội chứng u nang buồng trứng
3. Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt chuẩn sẽ gồm 28 ngày, đây là cơ sở dữ liệu để chị em có kinh nguyệt không đều có thể tính ngày rụng trứng. Vậy kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào là câu hỏi nhiều chị em quan tâm.
Trước tiên, chị em cần biết một chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất sẽ là 28 ngày, ngày thứ 11 – 16 sẽ dễ thụ thai nhất, còn ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14.
Với những chị em phụ nữ có ngày rụng trứng không đều, chúng ta có thể chia ra làm 3 nhóm: nhóm chu kỳ 26 – 30 ngày, nhóm chu kỳ 32 ngày và nhóm chu kỳ 35 – 40 ngày.
3.1 Chu kỳ 26 – 30 ngày
Với khoảng chu kỳ, phải chia thành hai mốc thời gian để tính ra khoảng dễ rụng trứng.
– Chu kỳ 26 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 9 – 14. Vào ngày 12 trứng sẽ rụng.
– Chu kỳ 30 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 13 – 18. Vào ngày 16 trứng sẽ rụng.
Kết hợp 2 chu kỳ này, chúng ta sẽ có ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày 12 – 16 và thời điểm dễ thụ thai nhất là trong giới hạn 9 – 18 ngày của chu kỳ.
3.2 Chu kỳ 32 ngày
Với mốc ngày cố định thì chị em sẽ dễ tính ngày rụng trứng hơn, dựa vào mốc của chu kỳ chuẩn 28 ngày. Chu kỳ cứ dài thêm 1 ngày thì ngày thụ thai cũng sẽ thêm 1 ngày. Ngược lại nếu ngắn hơn 1 ngày so với chu kỳ 28 ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ trừ đi 1.
Ví dụ với chu kỳ 32 ngày, lệch hơn so với chu kỳ chuẩn 4 ngày vậy nên thời điểm dễ thụ thai sẽ là từ ngày 15 (11 + 4) đến 20 (16 + 4) và trứng sẽ rụng vào ngày thứ 18 (14 + 4).
3.3 Chu kỳ 35 – 40 ngày
Giống với khoảng thời gian 26 – 32 ngày, chị em có thể tính được ngày rụng trứng và thời điểm dễ thụ thai với chu kỳ 35 – 40 ngày như sau:
– Chu kỳ 35 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 18 – 23. Vào ngày 21 trứng sẽ rụng.
– Chu kỳ 40 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 23 – 30. Vào ngày 26 trứng sẽ rụng.
Kết hợp 2 chu kỳ này, chúng ta sẽ có ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày 21 – 26 và thời điểm dễ thụ thai nhất là trong giới hạn 18 – 30 ngày của chu kỳ.
4. Một số cách tính ngày rụng trứng khác
4.1 Que thử rụng trứng
Giữa chu kỳ kinh nguyệt thì nang trứng sẽ phát triển, theo đó LH – một loại hormone được sản xuất bởi tế bào tuyến sinh dục ở tuyến yên trước cũng sẽ tăng theo. Hormone này sẽ kích thích trứng chín và từ đó phóng trứng khỏi buồng trứng. Đó chính là thời điểm trứng rụng.
Khi bạn sử dụng thấy hormone LH trong nước tiểu có nồng độ cao biểu hiện qua việc que thử hiện 2 vạch thì chứng tỏ trứng sắp rụng. Chị em được khuyên nên dùng que thử này trước khoảng 2 ngày nghi ngờ rụng trứng.
4.2 Siêu âm canh trứng
Đây là phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng (nang noãn) và dự đoán ngày rụng trứng bằng đầu dò âm đạo.
Việc siêu âm này sẽ được tiến hành từ ngày thứ 10 (tính theo chu kỳ chuẩn 28 ngày) với tần suất 2 ngày 1 lần. Khi trứng đạt khoảng 15mm thì siêu âm với tần suất mỗi ngày một lần cho đến khi trứng đạt 20 – 28mm.
4.3 Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dấu hiệu cơ thể
Ngoài ra, có một cách tính ngày rụng trứng được nhiều chị em sử dụng đó là thông qua dấu hiệu cơ thể.
– Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Ở trạng thái bình thường, nhiệt độ ổn định của cơ thể là khoảng 36.5 độ C nhưng khi rụng trứng, nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 37 độ C không do các tác nhân khách quan như bệnh lý, tình trạng sức khỏe. Bạn cần xác định biểu đồ cơ thể trong vài tháng bằng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Trứng sẽ rụng trong vòng 2 – 3 ngày trước khi nhiệt độ cơ thể chạm đỉnh.
– Dịch nhầy của âm đạo
Dịch nhầy này sẽ xuất hiện trong suốt chu kỳ kinh nguyệt tuy nhiên vào ngày rụng trứng thì dịch nhầy này sẽ dai cũng như trong hơn giống dạng lòng trắng trứng, bạn có thể dùng ngón tay kéo dài dịch để kiểm tra.
– Xuất hiện đốm máu:
Vào ngày rụng trứng, đốm máu sẽ có dạng màu nâu hoặc máu tươi dính trên quần lót do nang trứng bao quanh và bảo vệ tế bào trứng vỡ ra chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
– Tăng ham muốn tình dục
Ngày trứng rụng sẽ khiến cho hormone estrogen tăng cao, điều này khiến cho ham muốn tình dục tăng cao hơn bình thường. Trạng thái này sẽ kéo dài khoảng 6 ngày, khi estrogen đạt đỉnh cũng là thời điểm ham muốn tăng cao nhất.
– Bầu ngực căng, nhũ hoa cứng hơn
Lúc này bầu ngực sẽ to, căng cứng và nhũ hoa nhạy cảm, cứng hơn do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi.
Việc này không ảnh hưởng nhiều gì đến sức khỏe của chị em phụ nữ vì vậy để giảm cảm giác khó chịu, chị em cần mặc đồ rộng, massage ngực hoặc chườm túi nóng – lạnh.
– Đau bụng dưới và vùng chậu
Khi bạn có cảm giác vùng bụng dưới hay vùng chậu đau, căng nhẹ thì đó là dấu hiệu của việc trứng sắp rụng. Cảm giác này sẽ diễn ra trong khoảng vài phút đến vài giờ, với cùng một số cảm giác như chướng bụng, buồn nôn, chuột rút….
– Cổ tử cung mở rộng
Đặc điểm này khá khó để nhận biết, do vậy để để kiểm tra được dấu hiệu này bạn cần đặt 1 chân lên cao (bồn cầu) rồi dùng ngón tay đưa vào phần âm đạo. Nếu đó là khoảng thời gian trứng rụng, cổ tử cung sẽ mềm hơn, giống như da phần chóp mũi.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thông tin cho câu hỏi kinh nguyệt không đều thì tính ngày rụng trứng thế nào, để từ đó có thể có phương pháp thụ thai hay tránh thai hiệu quả.
Từ khóa » Chu Kỳ Kinh 40 50 Ngày
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-45 Ngày Có Bình Thường Không? | Vinmec
-
Thua Bac Si, Chu Ki Kinh Nguyet Cua Em Thuong Tu 45 Den 50 Ngay ...
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Kéo Dài Từ 40 – 50 Ngày Có Nguy Hiểm Không?
-
Vòng Kinh 50 Ngày Thì Ngày Nào Rụng Trứng? - Sức Khỏe đời Sống 24h
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Cho Vòng Kinh 40-50 Ngày. - Tình Yêu
-
Chu Kỳ Kinh 45 Ngày Có Dễ Vô Sinh - VnExpress Sức Khỏe
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Cho Chu Kì Kinh Nguyệt 35-40 Ngày
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt 50 Ngày Có Bình Thường Không?
-
MỚI NHẤT: 10 Sự Thật ít Ai Biết Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Kinh Nguyệt ở Phụ Nữ - Diana
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Theo Từng độ Tuổi Thay đổi Như Thế Nào?
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt 40-50 Ngày Có Sao Không? - Khang Nữ Đan
-
Thống Kê Cách Tính Ngày Rụng Trứng Khi Kinh Nguyệt Không đều