Kinh Nguyệt Ra ít Do đâu? - Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng
Có thể bạn quan tâm
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 30 ngày)
- Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần 1 tháng
- Số ngày hành kinh chỉ 1 - 2 ngày
- Lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, không đầy băng vệ sinh
- Kinh nguyệt cũng có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ít, ra rải rác
- Máu kinh có màu sắc bất thường
- Chị em cũng xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi,...
2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
2.1 Do mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu mang thai chị em dễ nhận biết nhất là mất kinh nguyệt. Tuy nhiên có một số trường hợp phụ nữ vẫn tiếp tục ra kinh nguyệt nhưng với lượng rất ít. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng trứng được thu tinh bên ngoài tử cung do bạn gặp một số viêm nhiễm tại cổ tử cung, đặt vòng tránh thai hoặc có sẹo ở tử cung.
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng sản phụ. Do đó nếu nghi ngờ, chị em nên trực tiếp đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
2.2 Do căng thẳng
Bạn đang bị stress, lo lắng, trầm cảm hay sốc tâm lý,... rất có thể bạn sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít. Ngoài căng thẳng về mặt tâm lý, việc tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Trường hợp này bạn nên thả lỏng, cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn, kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại.
2.3 Do sự thay đổi cân nặng đột ngột
Sự thay đổi cân nặng có thể kéo dài hoặc làm ngắn kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể tăng cao có thể khiến hormone mất cân bằng. Khi bạn thực hiện chế độ kiêng khem bằng cách hạn chế lượng calo làm cho cơ thể bạn bị căng thẳng và tạo sự mất cân bằng hormone.
2.4 Do biện pháp tránh thai
Nhiều phụ nữ chọn phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết. Những phương pháp này có thể khiến kinh nguyệt chị em ra ít, thậm chí kinh nguyệt có màu tối hoặc mất kinh.
Nếu cảm thấy các phương pháp tránh thai trên không phù hợp với mình, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những cách tránh thai không chứa hormone.
2.5 Do bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới tim, huyết áp, cơ bắp,... Một trong những triệu chứng của bệnh là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Do đó khi bạn thấy kinh nguyệt ít kèm theo mệt mỏi, lo lắng, đi tiểu nhiều,... nên đi khám ngay.
2.6 Do buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ hormone nam giới Androgen, gây gián đoạn chu kỳ rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, ra ít và mất kinh.
Nếu thấy nổi mụn, da nhờn, tăng cân và mọc nhiều lông trên cơ thể, bạn nên đi khám ngay.
2.7 Do mãn kinh
Kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh kéo dài có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh. Bạn cần để ý tới tuổi và không nên lo lắng quá khi gặp tình trạng này.
2.8 Do cổ tử cung có sẹo
Các chị em đã từng nong và nạo tử cung có thể để lại sẹo nghiêm trọng khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng, trong đó có kinh nguyệt ra ít.
2.9 Do hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn khiến kinh nguyệt ra ít. Hẹp cổ tử cung có thể do nồng độ estrogen thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi cổ tử cung bị hẹp, máu kinh bị giữ lại trong tử cung chỉ có thể chảy ra từ từ khiến kinh nguyệt ra ít.
2.10 Do mất nhiều máu trong và sau khi sinh
Trường hợp này rất hiếm xảy ra. Mất máu nhiều khiến cơ thể thiếu oxy gây ảnh hưởng tới tuyến yên và hội chứng Sheehan - hội chứng làm giảm tất cả các loại hormone, bao gồm cả những hormone điều hòa kinh nguyệt.
3. Để phòng tránh và điều trị kịp thời, các chị em nên
- Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân, tình trạng từ đó có hướng chữa trị hiệu quả
- Tránh thức khuya, dậy sớm, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Ăn uống khoa học, tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột
- Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học
- Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Nhóm AdminTừ khóa » Tới Tháng Là
-
MỚI NHẤT: 10 Sự Thật ít Ai Biết Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt được Tính Như Thế Nào? | Vinmec
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường Dài Bao Nhiêu Ngày? | Vinmec
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nắm Rõ
-
Nữ Giới Khi “tới Tháng” Kiêng Làm Những Gì để Khỏe Khoắn Và Thoải Mái
-
Kinh Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Gái Tới Tháng Là Sao? Các Chàng Trai Cần Biết Gì Về Ngày đèn đỏ?
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
15 Biểu Hiệu, Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Chậm Kinh ở Nữ Giới Có đáng Lo Không?
-
Giải Mã Nguyên Nhân Con Gái Dễ Cáu Gắt Trong Ngày đèn đỏ - Ferrovit
-
Kinh Nguyệt Chỉ Kéo Dài 1 - 2 Ngày Có Bình Thường Không?